You are on page 1of 3

Đọc Công Thức Thiếu Máu

◉ Tập trung vào 7 chỉ số:


1. RBC (M/ul)
2. HGB (g/dl) → chỉ số TỐT nhất để → Chẩn Đoán Thiếu Máu
3. HCT (%)

4. MCV (fL)
5. MCH (pg)
6. MCHC (g/dl) Chẩn Đoán Nguyên Nhân
7. RDW (%)

 Ta thấy đơn vị của RBC hay HGB là chỉ số Thể Tích, đây chỉ là đơn vị thay thế.
Chính xác nhất phải là chỉ số khối hồng cầu tức là đo tổng lượng hồng cầu trong cơ thể → điều
này gần là không khả thi dù hiện nay đã có máy đo được, chính độ phức tạp này nên không ứng
dụng nhiều trên lâm sàng.
 Thí dụ một phụ nữ mang thai, thể tích dịch trong cơ thể họ tăng làm các XN hồng
cầu, Hb giảm xuống dù họ không bị mất máu. Ở những người bị chấn thương họ mất máu rất
nhiều nhưng khi làm công thức máu tại thời điểm nhập viện thì lượng hồng cầu họ lại bình
thường vì lúc đó máu chưa bị pha loãng.

→ Các XN trên chỉ mang tính tương đối và HGB là chỉ sốt Tốt nhất để CĐ thiếu máu. Chỉ số
HGB bình thường là:
• Nam: 13.5g/dl
• Nữ: 12.5g/dl (nữ có chỉ số thấp hơn vì hàng tháng mất máu qua kinh nguyệt)

◉ Tên các chỉ số:


1. RBC: Red Blood Cell (số lượng hồng cầu)
2. HGB: Hemoglobin (Nồng độ Hb trong máu)
3. HCT: Hematocrit – dung tích hồng cầu (phần trăm tế bào máu mà chủ yếu là HC
chiếm)
4. MCV: Mean Corpuscular Volume (Thể tích trung bình hồng cầu)
5. MCH: Mean Corpuscular Hemoglobin (lượng Hb trung bình trong hồng cầu)
6. MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration (Nồng độ Hb trung bình
trong hồng cầu)
7. RDW: case LS 1

𝐻𝑏
 MCH =
𝑅𝐵𝐶

𝑀𝐶𝐻
 MCHC =
𝑀𝐶𝑉
◉ HGB < giá trị bình thường → thiếu máu. Kết hợp với:
 MCV giảm → Thiếu máu hồng cầu nhỏ
 MCV trong giá trị bình thường → Thiếu máu hồng cầu bình thường
 MCV tăng → thiếu máu hồng cầu to

 MCH giảm → thiếu máu nhược sắc


 MCH trong giá trị bình thường → thiếu máu bình sắc
 MCH tăng → thiếu máu ưu sắc

 “Sắc” ở đây là màu sắc. Hồng Cầu còn được gọi là Huyết Sắc tố, nếu
lượng Hb trong hồng cầu giảm → Hồng cầu nhìn dưới cưới kính hiển vi sẽ nhạt màu hơn và
ngược lại.
 Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều tranh cãi về màu sắc của hồng cầu là do MCH hay
MCHC quyết định. Nếu chúng ta suy luận có lẽ thì MCHC có lẽ hợp lý hơn vì nồng độ Hb tăng
thì màu sắc hồng cầu sẽ đậm hơn trong khi giảm khối lượng thì màu nhạt hơn có vẻ ko hợp lý.
Nhưng đại đa số các tài liệu đều dùng MCH là yếu tố quyết định sắc hồng cầu nên ta cứ tạm
chấp nhận điều này.
MCV và MCH luôn biến
đổi song song nên thường
BN nào HC to → ưu sắc,
HC nhỏ → nhược sắc.

Trong khi đó MCHC thì


không như vậy nên chưa
rõ ý nghĩa LS của nó là
gì. Nếu không phải là một
BS Huyết Học ta không
cần quá lưu tâm đến giá
trị này.

Một số Textbook nước ngoài dành cho sinh viên người ta không còn chú ý đến nhóm ưu sắc,
bình sắc hay nhược sắc nữa mà chỉ quan tâm nhiều đến trị số MCV → chúng ta sẽ tập trung vào
nhóm Hồng cầu to, nhỏ và bình thường.

◉ Các giá trị bình thường:


1. RBC: Nam (4 - 5.8) / Nữ (3.9 - 5.4) M/ul
2. HGB: Nam (13.5 - 16) / Nữ (12.5. – 14.5) g/dl
3. HCT: Nam 42 / Nữ 38 %

4. MCV: (80 - 100) fl


5. MCH: (28 - 32) pg
6. MCHC: (32-36) g/dL
7. RDW: case LS 1.
Thiếu Máu HC Nhỏ

 Bất cứ nguyên nhân gì làm giảm nguyên liệu tổng hợp Hb thì đều gây ra thiếu máu
HC nhỏ.
 Hb = Heme + Globin. Heme = Fe + Protoporphyrin.

1. Nếu giảm Fe → dẫn đến mất Heme → giảm Hb. Vậy nguyên nhân đầu tiên là Thiếu Sắt.
2. Thiếu Máu trong Bệnh Lý Mạn Tính (không nhất thiết phải có VK): BN có Fe,
nhưng Fe đó không dùng được trong việc tổng hợp nhân Heme.
 Trong Viêm Mạn Tính, Fe kẹt trong Đại Thực Bào nên không đi ra được. Đây là
một cơ chế để bảo vệ cơ thể do Sắt là một nguyên liệu để VK sử dụng → ức chế hoạt
động VK nhưng lại làm giảm Hb và gây thiếu máu hông cầu nhỏ.
 Trong các bệnh mạn tính tiết ra một chất là HEPCIDIN, đây là chất ức chế không
cho Fe từ nguồn dữ trự đến các nguyên bào tạo máu.
CLS: Fe huyết tương gỉảm, Dự trữ Fe (Ferritin) tăng.
Bệnh lý mạn thường gặp: Lao, Ung Thư, Thấp.
3. Giảm tổng hợp Protoporphyrin được gọi là Thiếu Máu Nguyên Bào Sắt
(Sideroblastic Anemia). Nguyên nhân:
a. Do bẩm sinh
b. Ngộ độc chì,
c. Thiếu Vit B6 (gặp trong BN bị Lao do sử dụng ISONIAZIDE)
d. Nghiện rượu (do Protoporphyrin gắn với Fe tại ty thể mà rượu là chất tàn phá ty
thể)
Việc gọi là thiếu máu nguyên bào sắt là do Fe tập trung vào ty thể để tăng cơ hội gắn
với Protoporphyrin do nó không biết được Protoporphyrin bị ức chế tổng hợp → Khi
nhuộm sẽ thấy một vòng tròn quanh nhân đặc trưng trong tế bào. (đại khái vậy)
4. Bệnh Thalassemia một bệnh lý di truyền giảm tổng hợp chuỗi Globin: alpha, beta v..v
→ Ở trên là 4 nguyên nhân chính gây Thiếu máu HC nhỏ, được xếp theo phổ biến giảm dần.
◉ Thiếu máu do thiếu Fe là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Vậy nên BN có thiếu máu HC
nhỏ, phải nghĩ ngay tới thiếu Sắt.
 Fe được tiêu thụ dưới 2 loại:
1. Fe dạng Heme → từ thịt → hấp thu dễ nhất
2. Fe dạng không Heme → từ rau → hấp thu khó hơn,
 Fe được hấp thu tại tá tràng → giảm trong các bệnh lý tại đây, ví dụ: CELIAC.
 Trừ khi tăng nhu cầu trong phụ nữ có thai, trẻ đang lớn thì chế độ ăn không phải là
một nguyên nhân gây thiếu Fe. Vì sau khi HC chết thì tất cả Sắt đều được tái hấp thu trở lại.

◉ Các XN liên quan đến Fe:


1. Fe huyết thanh
2. Transferin (chất vận chuyển) → Fe sau hấp thụ được chất này vận chuyển đến các
ĐTB tại gan, tủy xương. Vì là một gốc tự do nếu ko có chất gắn thì sẽ phá hủy cơ
quan mang nó.
3. Ferritin (dự trữ: tủy xương, đại thực bào)
◉ Các nguyên nhân thường gặp gây ra thiếu do thiếu Sắt → mất máu rỉ ra bên ngoài.
TÓM LẠI:

You might also like