You are on page 1of 7

I.

TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY
1. Giai đoạn 1976 –1985: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp

Sau đại thắng mùa xuân vào 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, dân tộc việt nam ta bước vào một giai đoạn lịch sử mới "giai đoạn cả nước độc
lập, thống nhất và làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" (Nghị quyết
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam). Trên tinh thần
đó, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc cải cách kinh tế. Tuy nhiên, rất
nhanh ngay sau đó, nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng: “Hoàn cảnh quốc
tế lúc bấy giờ không thuận lợi. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung khiến kinh tế Liên Xô
bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng. Trong quan hệ quốc tế, Mỹ và nhiều quốc gia châu
Âu thực hiện cấm vận kinh tế với Việt Nam. Còn ở trong nước, chiến lược phát triển
kinh tế dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Nền kinh tế chỉ
dựa vào hai thành phần quốc doanh và tập thể, kinh tế tư nhân không được phát triển,
thị trường không được công nhận… đã làm thui chột động lực tăng trưởng của nền
kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...” GS. Nguyễn Mại
(nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI), nguyên thành
viên Tổ công tác chống lạm phát) cho hay.

Đỉnh điểm cho giai đoạn khủng hoảng này của nước ta là vào những năm từ 1983-
1985, lạm phát bị đẩy lên mức 700-800%. Việc rơi vào lạm phát phi mã đã phá vỡ
hoàn toàn mọi sự cân đối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: sản xuất đình đốn, kinh
doanh kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, chi phí vật chất cao, thu nhập quốc gia
tăng không đáng kể, đời sống của người dân giảm sút, tình trạng đói ăn, thiếu lương
thực xảy ra triền miên. Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn
1977-1985 chỉ tăng 4,65%, một con số quá nhỏ bé so với lạm phát. Kinh tế tăng
trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung), đồng thời do bị tác
động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình
quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ tăng 39,53%/năm. Thời kì này, nước ta
nhập khẩu thì nhiều, mà xuất khẩu thì ít, cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm
trọng với con số lên đến 844 triệu USD (năm 1985). Như vậy, nền kinh tế nước ta
hoàn toàn bị dồn vào thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”, tình hình kinh tế - xã hội khó khăn
không thể kể hết.

2. Giai đoạn 1986 – 2000: Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế
2.1. Giai đoạn 1986-1990

Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, trong giai đoạn này, Nhà nước
ta đã có nhiều biện pháp đổi mới về cơ chế chính sách quản lý kinh tế như: đề ra ba
chương trình kinh tế lớn (chương trình lương thực-thực phẩm, chương trình sản xuất
hàng tiêu dùng và chương trình sản xuất hàng xuất khẩu), nghị quyết 10 của Bộ chính
trị (5/4/1988) về đổi mới trong nông nghiệp, quyết định 217/HĐBT trao quyền tự chủ
trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp quốc doanh, luật đầu tư nước ngoài ra
đời(12/1987), thả nổi giá cả đối với tất cả các loại hàng hoá và vật tư, xoá bao cấp qua
giá,... Tuy đã thu về được nhiều thành tựu đáng kể nhưng nền kinh tế nước ta vẫn
đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế với tỉ lệ lạm phát vẫn còn rất cao: 487,2%
(năm 1986) và còn 67,1% (năm 1990). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thời kì này là
3,9%, thâm hụt ngân sách ở mức 8% so với GDP, kim nghạch xuất khẩu chỉ đạt ở
mức thấp và chỉ bằng 54% kim nghạch nhập khẩu.

Trong giai đoạn 1986-1990, tình trạng trì trệ lưu thông xảy ra thường xuyên, hàng
hoá sản xuất ra không bán được, hàng hoá tồn đọng, nhiều cơ sở phải thu hẹp hoặc
ngừng sản xuất, tài chính doanh nghiệp rối ren, tình trạng ngăn sông cấm chợ vẫn còn
diễn ra. Cho đến cuối giai đoạn này, tình hình kinh tế –xã hội đã có nhiều cải thiện,
phân phối lưu thông đã có những bước tiến quan trọng, hoạt động kinh tế đối ngoại có
nhiều khởi sắc, tốc độ xuất khẩu bắt đầu tăng nhanh hơn, các thành phần kinh tế ngoài
quốc gia bắt đầu phát triển.

2.2. Tình hình lạm phát nước ta giai đoạn 1991 – 1995
Bước sang giai đoạn 1991-1995, tình hình kinh tế –xã hội nước ta có nhiều chuyển
biến tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, liên tục và toàn diện, nền kinh tế đã bắt
đầu vượt qua khủng hoảng để đi vào thế ổn định.

Tỉ lệ lạm phát đã được cải thiện đáng kể, giảm từ 67,1% (năm 1990) xuống còn
12,7% (năm 1995). Mặc dù tỉ lệ lạm phát ở nước ta vẫn ở mức hai con số nhưng
chúng ta hoàn toàn có thể thấy được, so với những năm trước, con số này là rất nhỏ,
nỗ lực của Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã được đền đáp xứng đáng. Tăng trưởng
kinh tế nước ta thời kì này khá cao, bình quân tăng 8,2%/năm. Tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu trong 5 năm này cũng tăng lên đáng kể, vượt mức chỉ tiêu với xuất khẩu
đạt trên 17 tỉ USD (kế hoạch là 12-15 tỉ USD) và nhập khẩu đạt trên 21 tỉ USD. Với
tình hình kinh tế xuất hiện nhiều khởi sắc như vậy, đời sống nhân dân ta đã được cái
thiện đáng kể, vì vậy mà dân ta càng có nhiều niềm tin vào Đảng và Nhà nước hơn.

2.3. Tình hình lạm phát nước ta giai đoạn 1996 – 2000

Giai đoạn này được Đảng và Nhà nước ta xác định là một giai đoạn rất quan trọng
đối với sự phát triển nền kinh tế của nước nhà, bước vào thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Năm 1996, kế thừa những thành quả đã đạt được
trong giai đoạn trước, tình hình kinh tế- xã hội ngày càng có nhiều chuyển biến tích
cực, lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, vào những năm cuối của gia đoạn 1996-
2000, tỉ lệ lạm phát giảm xuống mức quá thấp, chỉ ở mức 0,1% vào năm 1999 và -
0,6% vào năm 2000. Đi kèm theo nó là sản xuất hàng hóa bị trì trệ, các hoạt động
kinh doanh có nhiều dấu hiệu đình đốn. Bên cạnh đó, vào thời điểm này chúng ta vừa
phải đối mặt với những thảm họa thiên nhiên, vừa bị chèn ép từ những căng thẳng từ
quốc tế, những vấn đề về sản xuất hàng hóa cũng dần xuất hiện, khiến cho tăng
trưởng kinh tế ngày càng bị giảm xuống (từ 9,34% năm 1996 giảm còn 4,77% năm
1999).

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn,
hạn chế sự giảm sút, duy trì và ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2000,
tăng trưởng kinh tế đã dần được ổn định với con số đạt 6,79%. Từ 1996-2000, tăng
trưởng kinh tế bình quân là 6,9%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm
khoảng 28%, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 24%. Thị trường
xuất nhập khẩu ngày càng được đẩy mạnh và mở rộng, mức sống nhân dân cũng được
nâng lên từng ngày,

3. Giai đoạn 2001 đến nay: Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng

Trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là
Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 nhằm xây dựng nước Việt Nam “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế
trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có
lợi, không can thiệp công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển”

3.1. Giai đoạn 2001-2010

Bước vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mười năm 2001-2010, vào
những năm đầu, nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997. Những tưởng khó khăn đã qua, cho
đến những năm cuối thực hiện Chiến lược, nền kinh tế nước ta lại tiếp tục chịu sự tác
động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra
từ năm 2008 đến nay. Tỉ lệ lạm phát cũng vì vậy mà lên xuống thất thường, với 3 lần
lạm phát đạt mức hai con số.
Mặc dù vậy, trong mười năm 2001- 2010, hàng năm nền kinh tế nước ta đều đạt
tốc độ tăng trưởng tương đối khá, tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 7,26%. Giai
đoạn này, hội nhập quốc tế đã mang lại cho ta nhiều lợi ích to lớn, tạo điều kiện quan
trọng để hạn chế những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa vượt mục tiêu chiến lược với mức
tăng bình quân 17,42%/năm (chỉ tiêu 15%/năm) và cao gấp 2,4 lần nhịp độ tăng GDP.
Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá thế giới đã tăng từ 0,24% trong năm 2001 lên 0,46% trong năm 2010. Nhập
siêu tuy tăng cao trong các năm 2006–2008, nhưng sau đó đã được kiềm chế, tỷ lệ giá
trị nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 29,1% trong năm 2008 xuống còn
22,5% trong năm 2009 và 15% trong năm 2010. Cơ cấu nhập siêu trong thời kì này
mang tính tích cực cao, tạo nền tảng cho phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất
khẩu giúp giảm bớt giá trị nhập siêu trong thời gian tới.

3.2. Giai đoạn 2011-2020

Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống mức khoảng 4%/năm
giai đoạn 2016-2020. Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6% năm 2011 xuống khoảng 2,3%
năm 2020. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn tín dụng cho nền
kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các ngành ưu tiên.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010
lên gần 544 tỷ USD năm 2020. Xuất khẩu tăng nhanh, từ 72,2 tỷ USD năm 2010 lên
gần 282 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân khoảng 14%/năm, tạo động lực quan trọng
cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân thương mại được cải thiện và có thặng dư vào những
năm cuối kỳ Chiến lược. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư; dự trữ ngoại hối tăng,
từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên 28 tỷ USD năm 2015 và đạt gần 100 tỷ USD năm 2020.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, kinh tế – xã hội của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 trong hai năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, nhờ có
các biện pháp đối phó chủ động từ Trung ương tới địa phương, tác động y tế của dịch
bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác. Kinh tế vĩ mô và tài khóa giữ
được ổn định, với mức tăng trưởng GDP đạt 2,91% vào năm 2020. Mặc dù đây là một
con số rất nhỏ, tuy nhiên, với tỉ lệ này, Việt Nam trở thành một trong những nước có
tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực
tới mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội thì đây có thể coi như là một thành công lớn đối với
nền kinh tế nước ta.

3.3. Giai đoạn từ 2021 đến nay

Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến
thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là một trong những quốc
gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ đạt mức
1,84%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Đại dịch Covid-19 diễn ra và kéo dài gây ra
nhiều lo ngại rằng tỉ lệ lạm phát sẽ tăng cao và một lần nữa không kiểm soát được.
Nhưng, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ,
ngành, chính quyền địa phương, sự nỗ lực chủ động vượt khó của cộng đồng doanh
nghiệp,

các tổ chức xúc tiến thương mại đã giúp duy trì sản xuất và xuất khẩu, với tổng kim
ngạch kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2kim.

Sang đầu năm 2022, bối cảnh thế giới thay đổi, chiến tranh xung đột Nga-Ukraina
làm giá xăng dầu nhiên liệu ở Việt Nam tăng lên không kiểm soát. Cho đến thời điểm
hiện tại, giá xăng đã vượt mức 30.000vnd/l, một con số cao chưa từng thấy ở nước ta.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, giá xăng được dự đoán có thể sẽ tăng lên đến
40.000vnd/l nếu diễn biến chiến tranh Nga-Ukraina vẫn còn tiếp diễn về lâu dài. Chỉ
trong 2 tháng qua, bình quân giá xăng dầu trong nước đã tăng 45,3% so với cùng kì
năm 2021. Cũng vì vậy mà so với dự đoán đầu năm 2022, Ngân hàng HSBC đã tăng
nhẹ mức dự báo lạm phát của nước ta từ 2,7% lên 3%. Mặc dù HSBC đã khẳng định
rủi ro không đáng kể nhưng tình hình thế giới hiện nay vẫn đang rất rối ren, gây nên
nỗi hoang mang và quan ngại to lớn đối với sự phát triển của nên kinh tế nước ta.

You might also like