You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.

HCM

Báo cáo tiểu luận


2.1 Tổng quan về ảnh CT
2.1.1 Nguyên lý ghi hình CT
Ghi hình cắt lớp điện toán (computed tomography, CT) là phương pháp ghi hình dựa
vào sự suy giảm khác nhau của cường độ chùm tia X khi truyền qua các môi trường vật
chất khác nhau trên cùng một lát cắt của đối tượng. Hình 2.1 mô tả nguyên lý ghi hình
CT. Chùm tia X với cường độ phát ra từ nguồn sẽ đi xuyên qua đối tượng và được ghi
nhận bởi một dãy detector đặt đối diện. Do tương tác với vật chất, cường độ chùm tia X
ghi nhận được ở detector bị suy giảm theo công thức (1.1).

(1.1)
Trong đó, I là cường độ tia X ghi nhận được tại detector, μ là hệ số suy giảm tuyến
tính của lớp vật chất có độ dày d mà chùm tia đi qua.

Hình 2. 1 Nguyên lý ghi hình CT.


Dựa vào IO và I, ta tìm được μ. Trong ghi hình CT, người ta thường đổi hệ số suy
giảm μ tuyến tính thành số Hounsfield (HU), hay còn gọi là số CT, theo công thức (1.2).
Trong đó, và lần lượt là hệ số suy giảm tuyến tính của nước và không khí.

(1.2)

Hình 2. 2 a) Hình chiếu theo các góc khác nhau; b) sinogram.


Tiến hành quay nguồn và dãy detector xung quanh đối tượng, ta thu được các hình
chiếu theo nhiều góc khác nhau như Hình 2.2. Các hình chiếu này hợp thành biểu đồ
sinogram. Từ sinogram, ta sử dụng một giải thuật dựng ảnh để tái tạo lại ảnh cắt lớp của
đối tượng.
2.1.2. Nguyên lý dựng ảnh CT
Trên thực tế, người ta đã đưa ra nhiều phương pháp dựng ảnh CT khác nhau. Mỗi
phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Với mục đích trình bày nguyên lý cơ bản,
phần này sẽ sử dụng phương pháp chiếu ngược để dựng ảnh từ sinogram.
Hình 2.3 minh họa quá trình chiếu ngược. Theo đó, các hình chiếu được chiếu ngược
lại theo phương mà nó được ghi nhận. Độ xám của mỗi pixel tăng dần tại giao điểm của
các đường chiếu ngược. Kết quả là các điểm khác biệt trên đối tượng được biểu diễn bằng
sự tương phản về độ xám trên ảnh CT thu được. Khi số lượng detector và số góc chiếu
càng nhiều thì ảnh ghi được càng chi tiết.

Hình 2. 3 Ghi nhận và dựng ảnh bằng phương pháp chiếu ngược [3].
a) Ghi hình với các góc khác nhau; b) Chiếu ngược.
2.2 Một số phương pháp phân đoạn ảnh CT
Ảnh CT sau khi chụp có thể sử dụng ngay cho mục đích chẩn đoán. Tuy nhiên, để
làm nổi bật các thông tin quan tâm nhằm hỗ trợ bác sĩ, người ta thường áp dụng thêm các
phương pháp xử lý ảnh. Một trong những phương pháp đó là phân đoạn.
Phân đoạn ảnh là kỹ thuật xử lý nhằm phân chia bức ảnh thành những nhóm chi tiết
thỏa mãn một số tiêu chí nào đó. Trong xử lý ảnh y khoa, phân đoạn ảnh thường được sử
dụng để tìm đường biên của các cơ quan chức năng hoặc xác định một vùng quan tâm
trên ảnh. Thông thường, các phương pháp phân đoạn ảnh y khoa đều dựa vào sự tương
quan giữa độ xám với cơ quan chức năng, chẳng hạn phổi có số CT khoảng -500 HU,
xương là 40 - 60 HU, thận là 30 HU, mô mỡ là (-50)-100 HU… [4]. Dưới đây giới thiệu
một số phương pháp phân đoạn ảnh thông dụng.
2.2.1. Định ngưỡng
Trong phương pháp định ngưỡng, một nhóm pixel được gọi là thuộc một cơ quan khi
độ xám của các pixel đó nằm trong một giới hạn xác định được gọi là ngưỡng. Ngưỡng
này có tương quan với đặc tính của cơ quan chức năng.
Định ngưỡng là phương pháp phân đoạn đơn giản, thường được sử dụng để phân
đoạn thô nhằm loại bỏ các chi tiết không cần thiết trước khi đưa vào xử lý. Ngoài ra, định
ngưỡng thường được áp dụng trên nhũ ảnh X-quang để phát hiện khối u.
Tuy nhiên, phương pháp định ngưỡng không hiệu quả đối với ảnh phức tạp, có nhiều
cơ quan do sự chồng chập lên nhau giữa ngưỡng của các cơ quan. Bên cạnh đó, việc xác
định ngưỡng phù hợp trở nên khó khăn đối với những ảnh đã qua xử lý vì giá trị độ xám
ở mỗi pixel không còn là số CT. Ngoài ra, do chỉ dựa vào độ xám của pixel mà không
quan tâm đến đặc điểm không gian của các cơ quan nên phương pháp định ngưỡng dễ bị
tác động bởi nhiễu, làm giảm hiệu quả phân đoạn.
2.2.2. Loang vùng
Loang vùng là phương pháp trích ra từ bức ảnh một vùng quan tâm với các pixel liên
kết không gian với nhau, thỏa mãn một số điều kiện định trước về độ xám và đường biên.
Trước tiên, một pixel thuộc vùng quan tâm được chỉ ra, gọi là pixel khởi tạo. Trong 8
pixel lân cận của pixel khởi tạo, người ta đi tìm những pixel có độ xám thuộc một khoảng
định trước, có tương quan với vùng quan tâm. Ứng với mỗi pixel vừa tìm được, lại tìm
trong 8 pixel lân cận với nó những pixel có độ xám thỏa mãn điều kiện trên. Quá trình
này lặp đi lặp lại cho đến khi không còn pixel mới nào được tìm thấy. Kết quả là từ một
pixel khởi tạo, vùng quan tâm được loang rộng ra đến biên của nó.
Loang vùng là phương pháp đơn giản, hiệu quả với những vùng quan tâm có độ
tương phản cao so với phần còn lại của bức ảnh. Thông thường, loang vùng được sử dụng
kết hợp với các phương pháp khác trong phân đoạn.
Nhược điểm của phương pháp này là cần sự can thiệp thủ công để xác định điểm
khởi tạo thuộc vùng quan tâm, bao nhiêu vùng thì phải chọn bấy nhiêu điểm. Ngoài ra,
loang vùng bao hàm việc định trước một khoảng độ xám, tương tự như phương pháp định
ngưỡng, nên cũng chịu những hạn chế tương tự. Những hạn chế này khiến cho các vùng
liên tục bị đứt đoạn hoặc làm dính liền các vùng riêng lẻ nằm gần nhau.
2.2.3. Đường biên động
Đường biên động là phương pháp phân đoạn dựa trên đường biên vật lý của vùng
quan tâm. Một đường khép kín hay còn gọi là biên khởi tạo, có dạng hình học tương tự
đường biên của vùng quan tâm, được đặt vào gần vùng này. Tại mỗi điểm trên biên khởi
tạo, ta tìm kiếm trong vùng lân cận của nó một điểm tương ứng trên biên đúng, chẳng hạn
như dựa vào sự biến thiên của gradient độ xám, điểm cực đại tương ứng với biên. Sau đó,
ta thay điểm trên biên khởi tạo bằng điểm vừa tìm được. Kết quả là đường biên khởi tạo
được điều chỉnh thành đường biên đúng.
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong phân đoạn ảnh MRI tim, X-quang
xương, siêu âm. Ưu điểm của đường biên động là xác định được đường biên đúng trực
tiếp từ bức ảnh. Đường biên này thường trơn, ít chịu tác động của nhiễu và xảo ảnh biên.
Ngoài ra, đây còn là phương pháp hữu hiệu trong việc theo vết chuyển động trong ảnh
siêu âm [5].
Nhược điểm của phương pháp này là phải khởi tạo đường biên một cách thủ công với
hình dạng thích hợp với vùng quan tâm. Ngoài ra, đường biên động cũng không hiệu quả
đối với vùng quan tâm có đường biên lõm [5].
2.2.4. Atlas hướng dẫn
Trong phương pháp này, một bộ ảnh chuẩn của cơ quan cần phân đoạn được thu
thập. Sau đó, người ta tiến hành xác định đường biên của cơ quan cần quan tâm trên bộ
ảnh này. Khi đó, bộ ảnh cùng các thông tin về đường biên tìm được hợp thành một bộ
atlas chuẩn. Ta sử dụng một phép biến đổi để đăng ký tương ứng các khung ảnh trong
atlas với hình ảnh cần phân đoạn. Phép biến đổi này là tuyến tính hoặc phi tuyến. Tuy
nhiên, do tính chất phức tạp của các cấu trúc giải phẫu, người ta thường kết hợp cả hai
phép biến đổi này. Kết quả là từ những khung ảnh đã được phân đoạn trong bộ atlas,
thông qua đăng ký và hiệu chỉnh trên ảnh cần phân đoạn, ta tìm được đường biên vùng
quan tâm.
Đây là phương pháp phân đoạn ảnh chính xác, hiệu quả cao đối với các cơ quan tĩnh
[5]. Do đó atlas hướng dẫn thường được áp dụng cho ảnh MRI não để phân đoạn não
khỏi hộp sọ.
Tuy nhiên, atlas hướng dẫn vẫn không hiệu quả đối với các cấu trúc có độ phức tạp
cao và hay biến đổi (như phổi, tim, ruột, ...), ngay cả khi sử dụng các phép biến đổi phi
tuyến. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu để xây dựng bộ atlas chuẩn mất rất nhiều thời
gian, công sức và chi phí.
2.2.5. Phân đoạn sử dụng giải thuật EM
Trong phương pháp này, bức ảnh được xem như một tập hợp các pixel với đặc trưng
cần quan tâm là độ xám. Khi đó, việc phân đoạn ảnh trở thành việc phân chia các pixel
thành các nhóm độ xám. Giả sử rằng các nhóm độ xám này tuân theo một dạng phân bố
xác suất nhất định, thường là phân bố chuẩn. Giải thuật EM được sử dụng để tìm ra các
tham số đặc trưng của phân bố ứng với mỗi nhóm độ xám. Bằng cách sử dụng các tham
số đặc trưng vừa tìm ra, người ta tính được xác suất để từng pixel thuộc về mỗi nhóm độ
xám. Việc phân nhóm được thực hiện sao cho xác suất để pixel thuộc về nhóm độ xám
tương ứng là lớn nhất.

You might also like