You are on page 1of 12

NGUYÊN LÝ VẬT LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

1. Phương pháp điện trở kháng


a. Nguyên lý đếm dựa theo sự thay đổi trở kháng điện:
Trong buồng đếm có đặt hai bản điện cực dương và âm giữa hai bên của
khe đếm và buồng đếm. Đặt một nguồn điện áp không đổi vào hai cực điện
(một ở buồng trộn và ở buồng đếm). Giữa 2 điện cực có một khe đo nho nhỏ,
để đếm tế bào máu đi qua. Do dung dịch máu là dung dịch dẫn điện nên có một
tổng trở nhất định giữa 2 điện cực và có một dòng điện đi qua điện cực này đến
điện cực kia. Khi có một tế bào máu chạy vào khe đo, nó sẽ làm thay đổi tổng
trở giữa hai điện cực và dòng điện đi qua sẽ làm hai điện cực thay đổi, sau đó
làm xuất hiện một xung điện. Cứ mỗi một xung điện xuất hiện sẽ tương ứng
với một tế bào, nên số lượng tế bào sẽ tỷ lệ với số lượng xung điện và kích
thước tế bào cũng tỉ lệ với biên độ của xung.
Mẫu máu được pha loãng trong dung dịch pha loãng sau đó được đưa vào
buồng đếm. Trong buồng đếm có đặt một khe đếm có lỗ đủ nhỏ đủ cho tế bào
máu đi qua. Các tế bào máu được tạo thành dòng và đưa vào khe đếm. Trong
buồng đếm còn đặt một bộ phận tạo áp suất, mỗi khi có áp suất thay đổi thì tế
bào máy sẽ đi qua khe đếm ngay lập tức.

Hình 1. Nguyên lý điện trở kháng.


Hình 2. Sơ đồ nguyên lý điện trở kháng.
b. Công nghệ DynaHelix Flow:
DynaHelix Flow giúp xếp các tế bào WBC, RBC and PLT thành một hàng
bằng cách sử dụng một dòng sheath bên ngoài dòng chảy tế bào, làm tăng sự
tập trung thủy động học khi các tế bào qua khe đếm.

Hình 3. Công nghệ DynaHelix Flow.


Đồng thời, DynaHelix Flow ngăn chặn hoàn toàn việc các tế bào máu quay
trở lại khe đếm do dòng sheath di chuyển theo hình xoắn ốc giúp cho máy đếm
chính xác hơn.
Hình 4. Công nghệ DynaHelix Flow.
Ngoài ra, công nghệ này còn hỗ trợ giảm thiểu tình trạng nhiễu xung trong
khi sử dụng phương pháp đo điện trở kháng để đếm tế bào.

Hình 5. Tín hiệu xung bị nhiễu.

Hình 6. Tín hiệu xung khi có công nghệ DynaHelix Flow.


2. Phương pháp tán xạ Laser
a. Nguyên lý đếm tế bào bằng tán xạ laser: Mẫu máu được pha loãng và
thêm dung dịch ly giải hồng cầu. Lần lượt từng tế bào có nhân trong mẫu đi
qua flowcell, các tế bào sẽ được chiếu xạ bằng tia laser. Dựa trên sự tán xạ ánh
sáng (được phát hiện bởi các cảm biến quang) khi cho chùm tia sáng chiếu qua
tế bào máu, người ta phân biệt được 5 loại thành phần bạch cầu.

Hình 7. Nguyên lý đếm tế bào bằng tán xạ laser.


Thông tin WBC được phân tích bởi 3 góc tán xạ:
• FSS – Forward Small angle Scattered light (góc tán xạ nhỏ ở phía trước) –
thu nhận tính hiệu về kích thước.
• FLS – Forward Large angle Scattered light ( góc tán xạ lớn ở phía trước)
– thu nhận tín hiệu về độ phức tạp nhân (nhân chia múi nhiều, nhân nhỏ,…).
• SDS – Side angle Scattered light (góc tán xạ bên) – thu nhận tín hiệu về
các hạt trong bào tương của tế bào đó.

Hình 8. Ba góc tán xạ laser.


Các loại tế bào bạch cầu có cấu trúc tế bào khác nhau nên khi chiếu xạ bằng
laser sẽ có các mức độ góc tán xạ ánh sáng khác nhau. Dựa vào các góc tán xạ
để phân tích đó là loại bạch cầu gì.
Hình 9. Ba góc tán xạ laser nhìn từ trên xuống.
Các tế bào có kích thước lớn nhỏ khác nhau sẽ cho ra tán xạ khác nhau. Từ
đó sẽ chuyển tín hiệu thành biểu đồ Scattergram thể hiện sự phức tạp của nhân.

Hình 10. Biểu đồ Scattergram.


Hình 11. Hình ảnh tế bào trong không gian 3 chiều,

Hình 12. Bạch cầu Lymphocyte.

Hình 13. Bạch cầu Neutrophil.

Hình 14. Bạch cầu Eosinophil.


Hình 15. Bạch cầu Monocyte.

Hình 16. Bạch cầu Basophil.


Ba tham số cho các ô (FSS, FLS và SDS) được vẽ trong ma trận ba chiều.
Điều này dẫn đến việc tách cụm tốt hơn so với các phương pháp hai chiều
thông thường.
Hình 17. Ba tham số cho các ô FSS, FLS và SDS được vẽ trong ma trận ba
chiều.
b. Các loại biểu đồ tán xạ trên các máy có bộ đo laser
• S-C (MAIN): size-complexity distribution.

Hình 18. S-C (MAIN) khi chuyển từ không gian 3 chiều sang không gian 2
chiều.
• S-G (NE/EO): size-granularity distribution.

Hình 19. S-G (NE/EO) khi chuyển từ không gian 3 chiều sang không gian 2
chiều.
• S-G (LY/MO/BA): size-granularity distribution.

Hình 20. S-G (LY/MO/BA) khi chuyển từ không gian 3 chiều sang không gian 2
chiều.
c. Công nghệ DynaScatter Laser
Công nghệ quang học DynaScatter Laser của Celltac G phân tích và phân
biệt các WBCs ở trạng thái gần như nguyên bản. Ánh sáng tán xạ 3 góc cải tiến
cho phép phát hiện WBCs tuyệt vời bằng cách sử dụng ánh sáng tán xạ chính
xác. Thông tin WBC được phân tích bởi 3 góc tán xạ: góc nhỏ phía trước (FSS)
thể hiện kích thước của WBC, thông tin về cấu trúc tế bào và độ phức tạp của
nhân được thể hiện bởi góc lớn phía trước (FLS), và thông tin về các hạt trong
bào tương được thể hiện bởi góc bên cạnh (SDS). Thông tin đồ họa 3D được
tính toán phần mềm độc quyền của Nihon Kohden.
Một thiết bị dò tia laser tại 3 góc riêng biệt phát hiện tia sáng rải rác phát ra
từ các tế bào bạch cầu ứng dụng công nghệ laser tiên tiến. Từ một góc nhỏ phía
trước máy thu được các thông tin về kích cỡ của bạch cầu, từ góc lớn hướng về
trước máy thu được thông tin về cấu trúc của của tế bào và hỗn hợp các hạt
nhiễm sắc thể, và từ một góc bên cạnh, máy sẽ thu được các thông tin về hình
dạng và cấu trúc các hạt. Các thông tin trên đồ thị 3 chiều được tính toán bằng
một thuật toán đặc biệt của Nihon Kohden và phân loại số lượng 5 thông số
bạch cầu được hiển thị trên màn hình.
Phân loại rõ ràng mật độ 5 thành phần bạch cầu khác nhau, hoá chất phân
loại bạch cầu cấp bản quyền được thiết kế đặc biệt cho việc sử dụng máy phân
tích laser quang học của Nihon Kohden. Hóa chất này làm tan huyết một cách
chọn lựa trong tế bào hồng cầu trong khi vẫn giữ nguyên lượng bạch cầu.
Lượng nhân, hạt và tế bào tố vẫn giữ nguyên. Máy Nihon Kohden có thể thu
được các thông tin về hạt và nhân bach cầu được xếp thành lớp và đếm các
thông số bạch cầu một cách chính xác.
Lượng máu cô đặc của mẫu pha loãng được giữ bằng máy áp kế ,vì vậy
việc đo bạch cầu ổn định và chính xác. Trong máy Celltac G, lượng mẫu được
lấy không bị ảnh hưởng bởi các sự cố bất thường xảy ra trong các thiết bị sử
dụng phương thức điều khiển thời gian như tế bào máu bị nghẽn do ống bị bẩn
hoặc sự thay đổi của độ nhớt. Khoang trộn đôi được cấp bản quyền của Nihon
Kohden, kim hút mẫu đôi và tay lau ống mẫu làm giảm tối thiểu nguy cơ mẫu
bị nhiễm khuẩn và đem lại độ chính xác cao.

Hình 21. Phân tích WBC trạng thái tự nhiên.


3. Phương pháp đo độ hấp thụ quang (so màu)
Nguyên lý đo độ hấp thụ quang (so màu): Máu được hút và pha loãng trong
buồng đo WBC, sau đó được ly giải bởi hóa chất ly giải hồng cầu để giải phóng
hemoglobin. Đèn LED chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 540nm xuyên qua
mẫu đã ly giải. Một phần ánh sáng truyền qua sẽ được hấp thụ bởi mẫu, phần
còn lại được truyền đến cảm biến (HBG Amp). Cảm biến chuyển đổi tín hiệu
ánh sáng thành tín hiệu điện mà máy có thể diễn giải kết quả. Độ hấp thụ ánh
sáng của mẫu sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ hemoglobin có trong mẫu.

Hình 22. Nguyên lý đo độ hấp thụ quang (so màu).

You might also like