You are on page 1of 1

*Yêu cầu khi NGHE một bài hát?

- Lời bài hát có ý nghĩa/ chiều sâu, có thể nghe rõ và hiểu lời hát
- Giai điệu hợp “gu” nhạc của bản thân
- “Vibe” bài hát + phong cách tác giả mang lại
*Có sự phân biệt giữa nhạc sang và nhạc sến/ nhạc chợ và nhạc kén
người nghe?
Nhạc sang và nhạc sến
- Có. Cũng giống như văn bản trước khi đọc chúng ta cần định hình
được phong cách của văn bản để có thể lựa chọn tâm thế đọc phù hợp
thì ở nhạc cũng vậy, từng thể loại sẽ có một “phong cách” khác nhau, vì
vậy để phân biệt giữa chúng thì ta sẽ dựa vào các “phong cách” đó. Cụ
thể ở đây là nhạc sang - một thể loại nhạc mà câu từ của nó mang ẩn
dụ nhiều, lời nhạc bay bổng, có thể nói là nhiều tầng ý nghĩa, điều này
dẫn đến việc người nghe có thể sẽ chỉ hiểu được nghĩa hiện trên mặt
chữ hoặc thậm chí là sẽ chả hiểu gì vì câu chữ phức tạp. Trái ngược
hoàn toàn nhạc sến - một dòng nhạc với câu từ dễ hiểu, giản dị, được
cho là tân nhạc “ăn theo” dòng nhạc dân ca miền nam. Song, bên cạnh
đó, nhạc sến thường bộc lộ tình cảm sâu sắc, điều này có thể sẽ không
phù hợp với nhiều người trẻ tuổi hiện nay bởi cái tính chất “ủy mị” của
nó.
Nhạc chợ và nhạc kén người
- Về bản chất thì cũng giống như đã trình bày ở trên, khi mà nhạc chợ
đòi hỏi câu từ phải phù hợp với đại chúng, có thể nói là dễ hiểu. Song,
ở 2 loại nhạc này, còn có sự phân biệt giữa đối tượng mà chúng nhắm
đến, khi mà nhạc chợ do đối tượng nhắm đến là đại chúng, mọi người
đều có thể nghe được nên nó sẽ không có đặt nặng vấn đề nào ngoài
việc phù hợp với nhu cầu thị yếu. Còn ở nhạc kén người nghe, để dễ
hình dung, nhóm sẽ đưa ví dụ dòng nhạc cổ điển.Dòng nhạc này
thường được mọi người gọi là “nhạc dành cho giới thượng lưu” bởi tính
chất của nó (nhạc thính phòng, dàn nhạc và các bản nhạc giao hưởng),
nhạc cổ điển chỉ thích hợp đối với những người biết thưởng thức âm
nhạc, có khả năng cảm âm, điều này không phải ai cũng có, chính vì
vậy, vô hình trung đã tạo ra sự khác biệt giữa nó với các bài nhạc
hướng đại chúng.

You might also like