You are on page 1of 52

Chương 5

TRẠM MẶT ĐẤT


VÀ VỆ TINH
Nội dung chương 5
➢ Cấu hình và chức năng của trạm mặt đất
➢ Công nghệ anten
➢ Công nghệ máy phát
➢ Công nghệ máy thu
➢ Chuyển đổi nâng tần và hạ tần
➢ Hệ thống bám đuổi vệ tinh
➢ Tổng quan vệ tinh
➢ Vệ tinh VINASAT
Cấu hình và chức năng
của trạm mặt đất
Các công nghệ trạm mặt đất
+ Công nghệ anten: yêu cầu có hệ số khuếch đại, hiệu suất và
biểu đồ bức xạ cao, búp sóng phụ nhỏ, đặc tính phân cực tốt và
đặc tính nhiễu thấp.
+ Công nghệ máy phát công suất cao: yêu cầu có hệ số khuếch
đại công suất cao, băng tần máy phát đủ rộng và có khả năng
chống nhiễu xuyên điều chế.
+ Công nghệ máy thu nhiễu thấp: yêu cầu đặc tính nhiễu thấp
và hệ số khuếch đại lớn.
+ Công nghệ điều khiển tiếng dội: yêu cầu hạn chế được tiếng
dội, có hiệu quả truyền dẫn cao và có khả năng điều khiển lỗi.
Công nghệ anten

+ Anten có phễu đặt tại tiêu điểm (đối xứng)


➢ Đây là loại anten có cấu trúc đơn giản nhất và giá thành thấp
nhất.
➢ Nó được dùng chủ yếu ở các trạm thu và các trạm nhỏ với
dung lượng thấp.
➢ Loại anten này có nhược điểm là hiệu suất thấp, phễu thu
sóng che một phần mặt phản xạ, búp sóng phụ lớn, cáp đấu
nối từ phễu đến máy phát hoặc thu thường dài.
➢ Do đó, nó không được sử dụng ở các trạm mặt đất thông
thường.
Các loại anten phổ biến
Các loại anten phổ biến

+ Anten cassegrain :
➢ Ngoài gương phản xạ chính, anten này có thêm một gương
phản xạ phụ. So với anten đối xứng nó có độ lợi cao hơn và
đặc tính búp sóng phụ cũng được cải thiện chút ít.
➢ Cải tiến quan trọng nhất ở anten Cassegrain là khoảng cách
giữa phễu và máy phát có thể được rút ngắn cho phép khai
thác dễ dàng hơn nhưng yêu cầu đường kính mặt phản xạ phụ
phải đủ nhỏ để tránh che lấp sóng phát xạ.
➢ Loại anten này thường được sử dụng cho các trạm bình
thường, có quy mô trung bình.
Các loại anten phổ biến
+ Anten lệch (Offset-Feed Antenna) :
❖ Anten lệch có bộ phận dẫn sóng, gương phản xạ phụ đặt ở vị
trí lệch so với trục của gương phản xạ chính để chúng không
chặn đường đi của sóng.
❖ Do đó, búp phụ được cải thiện rất lớn so với anten
Cassegrain, dẫn đến độ lợi lớn hơn.
❖ Ngoài anten parabol lệch với gương phản xạ còn có hai loại
anten khác thuộc loại này: loại “Gregorian lệch” có gương
phản xạ phụ dạng elip, và loại Cassegrain lệch có mặt phản
xạ phụ dạng hyperbol.
❖ Các anten này có hiệu quả đặc biệt khi cần giảm can nhiễu từ
các hệ thống vi ba trên mặt đất hoặc các vệ tinh khác ở vị trí
kế cận trên quỹ đạo.
Các sóng mang được khuếch đại
bằng một bộ khuếch đại (HPA) chung.

Bộ nâng Bộ Kđại Bộ điều Kênh 1


tần trung tần chế

Bộ phối
ghép Bộ nâng Bộ Kđại Bộ điều Kênh 2
tần trung tần chế

HPA

Bộ nâng Bộ Kđại Bộ điều Kênh n


tần trung tần chế

Hình 5.2 Các sóng mang được khuếch đại bằng một bộ HPA chung
Mỗi sóng mang được KĐ
bằng một bộ khuếch đại (HPA) riêng.

Kênh 1
HPA Bộ nâng Bộ Kđại Bộ điều
tần trung tần chế

Bộ
phối Bộ Kđại Kênh 2
ghép HPA Bộ nâng trung tần Bộ điều
tần chế

Kênh n
Bộ điều
HPA Bộ nâng Bộ Kđại
chế
tần trung tần

Hình 5.3 Mỗi sóng mang được khuếch đại bằng một bộ HPA riêng
So sánh các bộ khuếch đại
công suất mức cao (HPA)
Tham số Loại Klystron Loại TWT Loại FET
Công suất ra Lớn Lớn Nhỏ
Kích thước Lớn Trung bình Nhỏ
Băng tần Vài chục MHz Vài trăm Vài trăm MHz
MHz
Trọng lượng Lớn Trung bình Nhỏ

Phương pháp Bằng không khí khi công Giống Bằng không khí
làm lạnh suất đến vài Kw. Bằng nước Klystron tự nhiên
khi công suất khoảng 10Kw.
Điện áp cung Trung bình Cao Thấp
cấp
Đèn sóng chạy (TWT)
Nguyên lý hoạt động

➢ Tín hiệu vô tuyến cần khuếch đại được đưa vào dây xoắn
tại đầu gần catốt nhất và tạo ra tín hiệu sóng chạy dọc dây
xoắn.
➢ Trường điện của sóng sẽ có thành phần dọc dây xoắn.
➢ Trong một số vùng trường này sẽ giảm tốc các điện tử
trong chùm tia và trong một số vùng khác nó sẽ tăng tốc
các điện tử trong chùm tia.
➢ Vì thế điện tử sẽ co cụm dọc theo tia.
Nguyên lý hoạt động
➢ Tốc độ trung bình của chùm tia được xác định bởi điện áp
một chiều trên bộ góp và có giá trị hơi lớn hơn tốc độ pha
của sóng dọc dây xoắn.
➢ Trong điều kiện này, sẽ xảy ra sự chuyển đổi năng lượng:
động năng trong chùm tia được biến thành năng lượng của
sóng.
➢ Thực tế, sóng sẽ truyền dọc theo dây xoắn gần với tốc độ
ánh sáng, nhưng thành phần dọc trục của nó sẽ tương tác
với chùm tia điện tử.
➢ Thành phần này thấp hơn tốc độ ánh sáng một lượng nên
dây xoắn được gọi là cấu trúc tạo sóng chậm.
Đèn Klystron
Đèn Klystron
➢ Khi đèn hoạt động, sợi nung đốt nóng catốt làm chùm
điện tử phát xạ nhiệt.
➢ Sau đó chùm điện tử được anốt gia tốc và được hút về
phía điện áp cao của bộ góp.
➢ Trong khi di chuyển chùm điện tử đi ngang qua hốc
cộng hưởng thứ nhất.
➢ Tại đây tín hiệu vi ba đưa vào sẽ điều chế chùm điện tử
làm mật độ điện tử thay đổi theo tín hiệu vi ba và được di
chuyển về phía bộ góp.
Đèn Klystron

➢ Sau đó chùm điện tử đi ngang qua hốc cộng hưởng thứ 2


gần bộ góp.
➢ Tại đây, năng lượng của chùm tia điện tử đã được điều
chế biến thành năng lượng của tín hiệu vi ba ở ngõ ra
của hốc cộng hưởng.
➢ Nghĩa là, năng lượng của chùm điện tử đã trao cho sóng
vi ba làm tín hiệu vi ba được khuếch đại mạnh và đưa
đến ngõ ra.
Đặc tuyến của HPA
sử dụng phương pháp bù
Cấu hình dự phòng
cho bộ khuếch công suất cao
CÔNG NGHỆ MÁY THU TẠP ÂM THẤP

• Cấu hình dự phòng cho bộ khuếch đại tạp âm thấp:


Cấu hình phổ biến nhất vẫn là cấu hình 1:1. Hai bộ khuếch
đại tạp âm thấp được nối song song bởi hai bộ chuyển
mạch dùng ống dẫn sóng.
LNA1

Từ bộ tiếp
Sóng anten Tải kết hợp Đến bộ hạ tần

LNA2
Bộ khuếch đại nhiễu thấp LNA
Hệ số nhiễu
Hệ số nhiễu của thiết bị
có N bộ khuếch đại mắc nối tiếp
Các loại khuếch đại nhiễu thấp (LNA)

1. KHUẾCH ĐẠI THÔNG SỐ

❖ Bộ khuếch đại tín hiệu điện, trong đó, công suất của tín
hiệu được gia tăng nhờ năng lượng của nguồn ngoài làm
thay đổi các thông số điện kháng của hệ thống (điện dung
hoặc điện cảm) theo chu kì.

❖ Đặc điểm của BKĐTS là có mức tạp âm nội bộ rất nhỏ,


do đó được dùng trong các thiết bị để thu tín hiệu yếu.
Các loại khuếch đại nhiễu thấp (LNA)

1. KHUẾCH ĐẠI THÔNG SỐ

• Ví dụ như khi ta đặt một tín hiệu điện áp kích thích lên
trên một Diode biến dung, các thông số mạch điện của
nó sẽ biến đổi cụ thể là I sẽ giảm, điều này tạo nên điện
trở âm. Nhờ đó, nó khuếch đại mạnh tín hiệu vào, ngoài
ra do điện trở nội lúc này giảm mắc nối tiếp với điện
dung nên có đặc tính tạp âm thấp.
Các loại khuếch đại nhiễu thấp (LNA)

2. GaAs-FET
❖ GaAs-FET là transistor hiệu ứng trường dùng loại bán
dẫn hỗn hợp giữa Gali và Arsenic, hoạt động ở tần số cao
có các đặc tính băng tần rộng, độ khuếch đại và độ tin cậy
cao.
❖ Do đó chúng được sử dụng rộng rãi cho các bộ khuếch
đại nhiễu thấp.
Các loại khuếch đại nhiễu thấp (LNA)

2. GaAs-FET

Bộ khuếch đại GaAs-FET có một số ưu điểm so với


khuếch đại thông số như sau :
– Không có mạch tạo tín hiệu kích.
– Băng tần rộng, độ tin cậy cao.
– Dễ điều chỉnh, phù hợp với sản xuất hàng loạt.
– Thuận lợi về bảo trì bảo dưỡng.
Các loại khuếch đại nhiễu thấp (LNA)
3. HEMT (High Electron Mobility Transistor )

➢ HEMT là loại transistor có độ linh động điện tử cao, hoạt


động dựa trên hiệu ứng điện tử hai chiều với độ linh động điện
tử cao và phù hợp với khuếch đại nhiễu thấp, tín hiệu tần số
cao.
➢ HEMT có cấu trúc tiếp giáp dị thể (Heterojunction) tạo nên
bởi hợp chất AlGaAs và GaAs, tương ứng với 2 vùng cấm có
năng lượng khác nhau.
Các loại khuếch đại nhiễu thấp (LNA)
3. HEMT (High Electron Mobility Transistor )

➢ AlGaAs được pha tạp loại n còn GaAs thì không pha tạp, vì
thế các điện tử trong AlGaAs hình thành lớp điện tử tích lũy
gần bề mặt tiếp giáp.
➢ Do đó, khi đặt một điện trường song song với lớp tích lũy
điện tử này thì các điện tử di chuyển với độ linh động rất cao
vì chúng không chịu bất kì một sự tán xạ nào
Bộ chuyển đổi nâng tần và hạ tần
1. Bộ chuyển đổi nâng tần
Bộ chuyển đổi nâng tần và hạ tần
2. Bộ chuyển đổi hạ tần
HỆ THỐNG BÁM ĐUỔI VỆ TINH

➢ Các vệ tinh địa tĩnh trong thực tế không đứng yên. Các vệ
tinh luôn bị lôi kéo theo các hướng khác nhau gây ra sự trôi
dạt vệ tinh trên quỹ đạo của nó.
➢ Do đó, các trạm mặt đất cần có hệ thống điều khiển bám
đuổi vệ tinh sao cho tín hiệu thu được luôn đạt được giá trị
tốt nhất..
➢ Định hướng cho anten: Hai thông số quan trọng để xác định
đúng toạ độ vệ tinh là góc ngẩng, góc phương vị
Góc ngẩng (Elevation e)
➢ Góc ngẩng là góc tạo bởi đường thẳng nối vệ tinh với điểm
thu và tiếp tuyến với mặt đất tại điểm thu đó.
Góc ngẩng tại xích đạo là góc lớn nhất và bằng 900, càng lùi
về hai cực góc ngẩng càng nhỏ.
Góc phương vị
Góc phương vị Az là góc dẫn đường cho anten quay tìm vệ tinh
trên quỹ đạo địa tĩnh theo hướng từ Đông sang Tây.

Trạm nằm ở bán cầu Giá trị Le Quan hệ giữa A và Az

Bắc ( Northern ) >0 Az = 1800 – A

Bắc ( Northern ) <0 Az = 1800 + A

Nam (Southern ) >0 Az = A

Nam (Southern ) <0 Az = 3600 – A

sin Le Le: là hiệu kinh độ đông của vệ


A = arcsin tinh với trạm mặt đất
sin  0 β0: là góc ở tâm
Các phương pháp bám đuổi vệ tinh

1.Bám đuổi vệ tinh bằng xung đơn


2. Bám đuổi theo từng nấc
3. Bám đuổi theo chương trình
4. Bám đuổi theo nhân công
Các phương pháp bám đuổi vệ tinh
1.Bám đuổi vệ tinh bằng xung đơn

Các mode TE10 và Ưu điểm là độ chính


xác cao, tuy nhiên do
TE20 được sử dụng
thiết bị phải làm việc
trong phương pháp
liên tục nên chóng
bám đuổi theo xung hao mòn và dẫn tới
đơn mau hỏng.
Các phương pháp bám đuổi vệ tinh
2. Bám đuổi vệ tinh theo từng nấc:
Các phương pháp bám đuổi vệ tinh

3. Bám đuổi theo chương trình:

➢ Hệ thống này dựa trên số liệu lịch thiên học dự đoán các vị
trí vệ tinh được Intelsat cung cấp. Số liệu này được đưa vào
phần mềm máy tính biến đổi dữ liệu thành các giá trị thực cho
trạm vệ tinh mặt đất đó để điều khiển bám vệ tinh đã cho
trước các số liệu thiên văn.

➢ Loại điều khiển bám theo chương trình không cần hệ thống
điều khiển bám đuổi và các thiết bị liên quan, giảm được giá
thành trạm mặt đất, được ứng dụng phổ biến cho các trạm mặt
đất nhỏ.
Các phương pháp bám đuổi vệ tinh

4. Bám đuổi vệ tinh bằng nhân công:


➢ Các anten của các trạm mặt đất nhỏ hơn có thể chỉ cần điều
chỉnh hàng tuần, hàng tháng vì búp sóng của anten rộng, điều
chỉnh này có thể được thực hiện bằng cách làm cho các chuyển
mạch phù hợp với môtơ góc ngẩng và góc phương vị.
➢ Các hệ thống bám đuổi tự động thường có khả năng điều
khiển bằng tay để cho phép bảo trì, bảo dưỡng anten. Điều khiển
bằng nhân công cũng là phương pháp được sử dụng khi hỏng
thiết bị.
Thông số kỹ thuật vệ tinh
VINASAT-1
1/ Các thông tin chung:
-Quả vệ tinh Viễn thông VINASAT-1 trên quĩ đạo địa tĩnh 132oE
(cách trái đất 35768Km).
-Nhà cung cấp vệ tinh, dịch vụ phóng và thiết bị trạm điều khiển:
Lockheed Martin Corporation (Mỹ).
-Thời gian dự kiến phóng vệ tinh: 28/3/2008.
-Thời gian dự kiến bàn giao vệ tinh trên quĩ đạo: 27/4/2008.
-Địa điểm phóng: Bãi phóng Kourou, quốc gia Trung Mỹ
French-Guiana.
-Nhà tư vấn và giám sát xây dựng, lắp đặt vệ tinh VINASAT-
1:Telesat (Canada).
-Trạm điều khiển vệ tinh: Trạm chính đặt tại Quế Dương- Hoài
Đức- Hà Tây và trạm dự phòng đặt tại Bình Dương.
2/ Một số thông số kỹ thuật cơ bản:
-Vị trí quỹ đạo: quĩ đạo địa tĩnh 132oE (cách trái đất 35768Km)
-Tuổi thọ vệ tinh VINASAT-1 theo thiết kế: tối thiểu 15 năm
-Độ ổn định vị trí kinh độ và vĩ độ: +/-0,05 độ
-Hoạt động ổn định trong suốt thời gian sống của vệ tinh
a/ Băng tần C mở rộng (C-Extended):
-Số bộ phát đáp: 08 bộ (36 MHz/bộ)
-Đường lên (Uplink):
oTần số phát Tx: 6.425-6.725 MHz
oPhân cực: Vertical, Horizontal
-Đường xuống (Downlink):
-Tần số thu Rx: 3.400-3.700 MHz
-Phân cực: Horizontal, Vertical
-Mật độ dung lượng bão hòa (SFD): -85 dBW/m2
-Vùng phủ sóng bao gồm: Việt Nam, Đông Nam Á,
Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Bảng EIRP và G/T
b/ Băng tần Ku:
-Số bộ phát đáp: 12 bộ (36 MHz/bộ)
-Đường lên (Uplink):
Tần số phát Tx: 13.750-14.500 MHz
Phân cực: Vertical
-Đường xuống (Downlink):
Tần số thu Rx: 10.950-11.700 MHz
Phân cực: Horizontal
-Mật độ dung lượng bão hòa (SFD): -90 dBW/m2
-Vùng phủ sóng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia,
Thái Lan và một phần Mianma.
Kinh doanh dịch vụ trên vệ tinh VINASAT-1
a/ Dịch vụ cho thuê băng tần vệ tinh:
Cung cấp đến khách hàng trọn bộ phát đáp trên băng tần vệ
tinh hoặc thuê lẻ dung lượng sử dụng cho các mục đích kinh
doanh hoặc phục vụ công ích.
Đối tượng là các khách hàng đang sở hữu và khai thác trạm
mặt đất.
Hình thức phục vụ: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ dài hạn
b/ Dịch vụ trọn gói:
Là các dịch vụ do Trung tâm Vinasat cung cấp
bao gồm cả phân đoạn không gian và phân đoạn mặt đất.
-Kênh thuê riêng cho các doanh nghiệp
-Phát hình lưu động
-Đào tạo từ xa
-Truyền hình DTH
-Truyền hình hội nghị
-Kênh thuê riêng cho thông tin di động
-Truyền dữ liệu cho các ngân hàng
-Đường truyền cho nhà cung cấp dịch vụ Internet
-Điện thoại vùng sâu vùng xa...
Kết thúc chương 5

You might also like