You are on page 1of 24

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT FPOLYTECHNIC

BỘ MÔN: ĐIỆN – CƠ KHÍ

ASSIGNMENT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN
VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ

MÔN: MẠCH ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG

Đề tài: Mạch khuếch đại âm thanh dùng


Transistor,mạch loa kết nối không dây

GVHD: Nguyễn Mạnh Tuân


Lớp AC18102
Sinh viên thực hiện :nhóm 4: Bùi Trọng Tiến
Hoàng Thế Dũng
Bùi Thế Anh
Trần Quốc Khánh
HÀ NỘI – 2022

1
Lời nói đầu

Trong thực tế cuộc sống, âm thanh có vai trò rất quan trọng. Bộ khuếch
đại âm thanh giúp cải thiện âm phát ra từ nguồn phát, giúp bạn nghe rõ
hơn. Bạn có thể sử dụng bộ khuếch đại âm thanh để lọc, tăng cường và
khuếch đại âm thanh xung quanh cũng như trên thiết bị của mình. Bộ
khuếch đại âm thanh giúp bạn nghe rõ các âm thanh quan trọng như nội
dung trò chuyện mà không làm tăng quá mức các tạp âm gây mất tập
trung, bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh để cải thiện âm thanh và giảm
tiếng ồn, qua đó giảm thiểu tạp âm. Ở đây em sử dụng transistor làm
mạch khuếch đại.

2
MỤC LỤC

Lời nói đầu..................................................................................2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................4

1.1. Khái quát về mạch khuếch đại...........................................................................4


1.2. Tính năng của sản phẩm.....................................................................................6
1.3. Tìm hiểu về transistor........................................................................................7
1.4. Nguyên lý hoạt động....................................................................................... 8
1.5. Lý do chọn đề tài...............................................................................................9
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ.....................................................................10

2.1. Sơ đồ khối của sản phẩm................................................................. 10


2.2. Sơ đồ nguyên lý của sản phẩm........................................................ 10
2.3. Tìm hiểu sơ bộ các phần tử trên mạch.............................................11
2.4. Sơ đồ mạch in và đi dây...................................................................15

CHƯƠNG 3: THI CÔNG....................................................................16

3.1. Danh mục vật tư linh kiện................................................................16

(Làm bảng danh mục)

3.2. Hình ảnh thi công thực tế.................................................................17

KẾT LUẬN............................................................................................

3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1.Khái quát về mạch khuếch đại


-Khái niệm

Khuếch đại âm thanh hay tăng âm còn được gọi là ampli điện, là một loại khuếch
đại điện tử thực hiện khuếch đại tín hiệu âm thanh điện tử năng lượng thấp, để thu
được tín hiệu có công suất lớn hơn, đủ để vận hành thiết bị hoặc linh kiện khác,
đặc biệt là thiết bị tái tạo âm thanh từ năng lượng điện đó.

Bộ mạch khuếch đại âm thanh tổng hợp thuật ngữ cũng được đặt tên là bộ cộng,
được sử dụng để thêm hai điện áp tín hiệu. Mạch của bộ cộng điện áp rất đơn giản
để xây dựng và nó cho phép thêm nhiều tín hiệu lại với nhau. Những loại bộ
khuếch đại này được sử dụng trong một loạt các mạch điện tử. Chẳng hạn, trên một
bộ khuếch đại chính xác, bạn phải thêm một điện áp nhỏ để chấm dứt lỗi bù của bộ
khuếch đại hoạt động.

- Phân loại:

Tăng âm hay Ampli điện được dùng để chỉ khuếch đại có những công suất ra khá
cao từ chục mW đến kW sau đó đưa tín hiệu ra tai nghe, loa,... nhằm tái tạo lại âm
thanh. Một số khuếch đại thì chỉ được giới hạn tần thấp lớn hơn 20Hz, điều đó còn
phụ thuộc vào âm thanh tái tạo của loa.

Khuếch đại điện áp trong dải tần âm thanh tạo ra tín hiệu ngõ ra tới mạch số
hóa tín hiệu ADC, mạch có tác dụng để phân tích âm thanh để điều khiển các dàn
đen hay vòi phun nước nhằm tạo hiệu ứng ánh sáng và tia nước.

Tiền khuếch đại được đặt ở nguồn tín hiệu như microphone, cảm biến âm thanh
nhằm tăng tín hiệu nhằm truyền đến thiết bị tiếp nhận.

4
- Mạch khuếch đại âm thanh:

Mạch khuếch đại âm thanh gồm 3 mạch khuếch đại chính đó là mạch khuếch đại
về điện áp, mạch khuếch đại về dòng điện, mạch khuếch đại về công suất. Trong
mạch khuếch đại công suất có cả mạch khuếch đại điện áp và mạch khuếch đại về
dòng điện. Vì vậy, có thể hiểu mạch khuếch đại âm thanh là mạch khuếch đại công
suất.
Mạch khuếch đại công suất sở hữu rất nhiều loại, trong đó mạch khuếch đại âm
thanh là một trong những mạch được sử dụng phổ biến hiện nay.
Ở trong đề tài này chúng em sử dụng mạch khuếch đại âm thanh dùng 2 con
transistor là D718 và B688.

Hình 1.1.Mạch khuếch đại âm thanh

5
1.2. Tính năng của sản phẩm

Công dụng của bộ khuếch đại với dàn âm thanh chính là hệ thống để truyền tín
hiệu âm thanh từ những đầu vào như USB, điện thoại, đầu DVD hay một số thiết
bị lưu trữ âm thanh khá lớn. Chính bộ khuếch đại sẽ chuyển tín hiệu vào
trong amply.
Trước đây, bộ khuếch đại thường được khách hàng sử dụng tách rời tùy mục đích.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thiết bị điện tử thì bộ khuếch
đại đã được sản xuất tích hợp vào trong những thiết bị. Chính vì sự tích hợp đã tiết
kiệm chi phí cho khách hàng sử dụng.

Hình 1.2.Ứng dụng mạch khuếch đại âm thanh

6
1.3. Tìm hiểu về transistor

-Transistor còn được gọi là tranzito, là một loại linh kiện bán dẫn chủ động. Chúng
thường được sử dụng như một phần khuếch đại hay khóa điện tử. Với khả năng
đáp ứng nhanh lẹ và chính xác, nên transistor được ứng dụng nhiều trong ứng dụng
số như: điều chỉnh điện áp, mạch khuếch đại, tạo dao động hay điều khiển tín hiệu.

-Có 2 loại transistor đó là NPN và PNP

Transistor NPN
Đây là Transistor được cấu tạo từ nối ghép một bán dẫn dương ở giữa hai bán dẫn
điện âm. Transistor này được sử dụng trong việc khuếch đại, dùng để điện dẫn
trong ngành công nghiệp điện tử hoặc dùng làm cổng số cho điện tử số.
Để loại transistor NPN này hoạt động cần phải sử dụng thêm điện thế để kích hoạt.
Transistor PNP
Đây chính là loại transistor lưỡng cực, được kết hợp từ hai chất bán điện dẫn.
Loại transistor này gồm có: lớp bán dẫn pha tạp loại N (với vai trò cực gốc) và hai
lớp bán dẫn loại P
Transistor PNP sẽ được kích hoạt khi cực phát được nối đất và cực góp được nối
với nguồn năng lượng.

Hình 1.3.Transitor

7
1.4. Nguyên lí hoạt động
Những giọng nói, giọng hát và những sóng âm khác trong âm thanh sẽ được
chuyển qua micro, những màng ngăn của micro sẽ được chuyển thành tín hiệu
điện. Tín hiệu điện dao động sẽ đại diện cho độ loãng và áp suất của những âm
thanh gốc. Sau đó, nhờ vào chức năng hoạt động của đĩa CD và đầu ghi sẽ mã hóa
tín hiệu.
Bộ phát tín hiệu sẽ ghi lại những giải mã tín hiệu và chuyển đến loa. Sự thay đổi áp
suất sẽ làm loa tái tạo lại như ban đầu đã thực hiện.Nguyên lý hoạt động của mạch
khuếch đại âm thanh có thể hiểu đơn giản là sự tổng hợp của một bộ trộn âm thanh
đa kênh cho những kênh âm thanh khác nhau. Âm thanh sẽ không bị nhiễu âm bởi
mỗi tín hiệu sẽ được đưa đến một điện trở, đầu còn lại sẽ được kết nối với cực
“GND”
Hai tín hiệu chủ yếu được tạo ra trong quá trình khuếch đại âm thanh chính là tín
hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra. Hai tín hiệu này có chức năng và hoạt động hoàn
toàn khác nhau.
Tín hiệu đầu ra được xử lý nhờ vào các bộ phận của mạch khuếch đại. Khi tín hiệu
đầu ra thay đổi dẫn đến điện trở thay đổi để tạo ra mức giao động của điện áp mới
so với tín hiệu âm thanh gốc.Tuy nhiên, tải để truyền ra âm thanh mới rất lớn nên
cần sử dụng hỗ trợ của bộ tiền khuếch đại để đảm bảo được quá trình hoạt động.

8
1.5.Lý do chọn đề tài

 sát với lý thuyết môn học


 Chi phí thi công không cao
 Phù hợp với năng lực sinh viên
 Tính ứng dụng sản phẩm cao

Hình 1.3.Loa kéo kết nối mic không dây

9
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ

2.1.Sơ đồ khối của sản phẩm

Hình 2.1.Sơ đồ khối

2.2.Sơ đồ nguyên lí mạch khuếch đại âm thanh transistor

Hình 2.2.Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại âm thanh transistor

10
2.3.Tìm hiểu sơ bộ các phần tử

Diode cầu là một linh kiện điện tử chỉ cho dòng điện đi qua nó theo một chiều nhất
định, dòng điện không thể đi qua chiều ngược lại. Diode Cầu Vuông có cấu tạo
gồm 4 diode chứa bên trong, gồm 4 chân, là Diode chỉnh lưu dòng điện cao ( 25A-
35A-50A). Do tính chất dẫn điện một chiều nên diode thường được sử dụng trong
các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch
gim áp phân cực cho transistor hoạt động.

Hình 2.3.Diode cầu

7805,7812 là 2 ic ổn định điện áp +5v và +12v để cấp nguồn cho mạch bluetooh và
mạch khuếch đại.

Hình 2.4.Ic7805,Ic7812

Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động, là một hệ hai vật dẫn và ngăn cách
nhau bởi một lớp cách điện. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề
mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.

11
Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng lượng điện
trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế xoay chiều,
sự tích luỹ điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ điện
trong mạch điện xoay chiều.
Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù cách hoạt
động của chúng thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng
lượng điện. Ắc qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo
ra electron ở cực này và chuyển electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản
hơn, nó không thể tạo ra electron - nó chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp
và xả rất nhanh. Đây là một ưu thế của nó so với
ắc qui.

Hình 2.5. Tụ điện

Điện trở hay Resistor là một linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối,
thường được dùng để hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, điều chỉnh
mức độ tín hiệu, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như
transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng
khác. Điện trở công suất có thể tiêu tán một lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt
năng có trong các bộ điều khiển động cơ, trong các hệ thống phân phối điện. Các
điện trở thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi bởi nhiệt độ và điện áp hoạt
động. Biến trở là loại điện trở có thể thay đổi được trở kháng như các núm vặn
điều chỉnh âm lượng. Các loại cảm biến có điện trở biến thiên như: cảm biến nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm, lực tác động và các phản ứng hóa học.
12
Điện trở là loại linh kiện phổ biến trong mạng lưới điện, các mạch điện tử, Điện trở
thực tế có thể được cấu tạo từ nhiều thành phần riêng rẽ và có nhiều hình dạng
khác nhau, ngoài ra điện trở còn có thể tích hợp trong các vi mạch IC.

Điện trở được phân loại dựa trên khả năng chống chịu, trở kháng....tất cả đều được
các nhà sản xuất ký hiệu trên nó

Hình 2.6.Điện trở

Chiết áp (Biến trở) là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý
muốn. Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động
của mạch điện.
Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn
điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sáng
hoặc bức xạ điện từ,...
Cấu tạo của biến trở gồm 2 thành phần chính là con chạy và cuộn dây được làm
bằng hợp kim có điện trở suất lớn.
Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ
thuật viên.

13
14
Hình 2.7.Biến trở

15
Transistor D718-B688 Transistor công suất D718 là transistor phân cực ngược
NPN, được thiết kế để có thể sử dụng trong các mạch khuếch đại và dùng như các
khóa chuyển mạch. Transistor công suất D718 được đóng gói theo chuẩn TO-
247(3P), thứ tự chân từ trái qua phải là B C E. Transistor công suất 2SD718 là
transistor công suất có hệ số khuếch đại trong khoảng từ 55 đến 160, công suất lên
đến 80W. Transistor công suất D718 được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện
tổng quát, mạch khuếch đại âm thanh, mạch khuếch đại công suất tuyến tính.
Thông số kỹ thuật: Điện áp cực đại: UCEO = 120V UCBO = 120V UEBO = 5V
Dòng cực đại: IC = 8A Hệ số khuếch đại: 55 ~ 160 Nhiệt độ làm việc: -65oC ~
150oC Transistor công suất B688 là transistor phân cực thuận , được thiết kế để có
thể sử dụng trong các mạch khuếch đại và dùng như các khóa chuyển mạch.
Transistor công suất B688 được đóng gói theo chuẩn TO-247(3P), thứ tự chân từ
trái qua phải là B C E. Transistor công suất B688 là transistor công suất có hệ số
khuếch đại trong khoảng từ 55 đến 160, công suất lên đến 80W. Transistor công
suất B688 được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện tổng quát, mạch khuếch đại
âm thanh, mạch khuếch đại công suất tuyến tính. Thông số kỹ thuật: Điện áp cực
đại: UCEO = -120V UCBO = -120V UEBO = -5V Dòng cực đại: IC = -8A Hệ số
khuếch đại: 55 ~ 160
Nhiệt độ làm việc: -65oC ~ 150oC

16
Hình 2.8. Transitor B688 và D718

2.4. Sơ đồ đi dây mạch khuếch đại âm thanh transistor

17
Hình 2.10.Sơ đồ đi dây

18
CHƯƠNG III: THI CÔNG

Tên linh kiện Số lượng Giá tiền

D718 1 8.000đ

B688 1 12.000đ

Hearder 3 3.000đ

Tụ điện 1000uF 25v 1 1.000đ

Điện trở 100kΩ 1 1.000đ

Biến trở (Chiết áp) 100kΩ 1 3.000đ

Diode cầu 1 16.000đ

Lm7805 1 8.000đ

Lm7812 1 8.000đ

Máy biến áp 1A 1 80.000đ

Phích cắm 1 5.000đ

Dây điện 3m 5.000đ

Bảng đồng 1 10.000đ

Mic không dây 2 400.000đ

Loa 2 200.000đ

3.1.Lập bảng vật tư linh kiện

19
3.2.Hình ảnh thi công thực tế

Hình 3.2.1 : Đóng thùng loa

20
Hình 3.2.2: Lắp mạch loa

21
Hình 3.2.3 : Lắp loa

22
Hình 3.2.4 : Sản phẩm hoàn thiện

23
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
4.1: Đã làm được gì?
- Học hỏi được nhiều kinh nghiệm về mạch điện tử .
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử
- Ứng dụng mạch điện tử vào trong thực tế
- Trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc nhóm hiệu quả

4.2: Hạn chế


- Làm mạch còn chưa được đẹp
- Triển khai làm sản phẩm còn chậm trễ
- Hoàn thiện sản phẩm ở mức khá
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô

24

You might also like