You are on page 1of 2

BÀI 8: BỘ KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ THIẾT BỊ ĐẦU RA

I. Bộ khuếch đại và bộ khuếch đại thuật toán


 Thế nào là bộ khuếch đại?
- Bộ khuếch đại được thiết kế để làm tăng cường độ tín hiệu điện lên nhiều lần.
- Một bộ khuếch đại lí tưởng là bộ khuếch đại có hệ số khuếch đại lớn nhưng vẫn đảm bảo
cho tín hiệu đầu ra không bị méo.
- Các bộ khuếch đại thường được cấu tạo từ các linh kiện điện tử như transistor, điện trở, tụ
điện,… những linh kiện này có thể được tích hợp trên một bản mạch với nhiều chân ra (gọi
là IC).
 Thế nào là bộ khuếch đại thuật toán? Bộ khuếch đại thuật toán có ưu điểm gì? Ví dụ
ứng dụng bộ khuếch đại thuật toán trong cuộc sống mà em biết.
- Bộ khuếch đại thuật toán là bộ khuếch đại có hệ số khuếch đại tùy chỉnh, thực hiện được
nhiều chế độ khuếch đại với hệ số khuếch đại lớn.
- Nhờ có tính đa dạng và linh hoạt, bộ khuếch đại thuật toán được xem như là bộ khuếch
đại có nhiều ứng dụng nhất.
- Bộ khuếch đại thuật toán thường được sử dụng để khuếch đại tín hiệu nhỏ từ các cảm
biến trước khi đưa tới tầng khuếch đại tiếp theo.
 Ví dụ:
- Đây là thành phần cơ bản trong các máy tính tương tự, trong đó mạch khuếch đại thuật
toán sẽ thực hiện các thuật toán như cộng, trừ, tích phân và vi phân,...
- Một số bộ khuếch đại như: Bộ tăng âm (amplifier) làm tăng cường độ tín hiệu từ micro ở
lối vào thành tín hiệu ở loa mạnh hơn rất nhiều lần, mạch tự chiếu sáng lấy tín hiệu rất nhỏ
từ cảm biến ánh sáng, qua bộ khuếch đại tín hiệu được tăng cường để điều khiển relay đóng,
ngắt mạch điện,...

Khuếch đại thuật toán tích hợp (loại đơn và đôi) được đóng gói trong vỏ chất dẻo 2 hàng
chân (dual in-line package) ("DIPs") có 8 chân ra.
Bởi Omegatron – Taken by User: Omegatron using a Canon Powershot SD110, CC
BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=640144
? Em có biết:
- Hệ số khuếch đại điện áp của bộ khuếch đại thuật toán là đại lượng đặc trưng cho khả
năng khuếch đại điện áp đầu vào và được đo bằng tỉ số giữa điện áp đầu ra và điện áp đầu
vào.
U
K= r
- Biểu thức: U v , trong đó U là điện áp đầu ra, U là điện áp đầu vào.
r v

 Một IC thuật toán đơn giản nhất phải có một chân vào âm (gọi là chân vào đảo – kí hiệu
dấu “trừ”), một chân vào dương (gọi là chân vào không đảo – kí hiệu dấu “cộng”), một chân
ra và hai chân nối với nguồn điện. Hầu hết các mạch khuếch đại thuật toán hoạt động với
nguồn điện áp một chiều.
 Trong một số mạch điện, để tránh hình vẽ trở nên phức tạp, người ta chỉ vẽ 2 chân vào và
1 chân ra. Hai chân nguồn được ngầm hiểu là đã được nối với nguồn điện (Hình 8.2b).

Kí hiệu bộ khuếch đại thuật toán


Bởi Omegatron – Tác phẩm được tạo bởi người tải lên, CC BY-SA 3.0,
https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=983276

You might also like