You are on page 1of 3

Applied Electronics Chapter 2 – Sensors and Applications Lecturer: Hieu Nguyen

BÀI TẬP CHƯƠNG 2 – 2 (Light Sensor and Mechanical Sensor)

1. Cho photodiode SD-076-14-21-011 (xem datasheet).


a) Tìm quan hệ IP = f(ΦE), với ΦE = 10μW - 1mW trong vùng ánh sáng λ=700nm.
b) Thiết kế mạch đo quang thông ΦV (tại 700nm) tương ứng với tầm năng lượng bức
xạ ở trên. (Sử dụng đường cong CIE ban ngày để tính). Mạch đo cho điện áp ngõ ra tỉ
lệ tuyến tính với quang thông. Cho biết biểu thức điện áp ngõ ra.

2. Thiết kế mạch đo cường độ ánh sáng (E: lux) sử dụng IC SD-100-42-22-231 (xem data
sheet) trong vùng ánh sáng λ=600nm, tầm đo E = 10 lux - 100 lux. Viết biểu thức điện
áp ngõ ra.

3. Cho phototransistor BPV11 (xem datasheet).


a) Tìm quan hệ IP = f(Ev), với Ev = 0 – 1000lux trong vùng ánh sáng λ=600nm.
b) Thiết kế mạch đo độ rọi sáng trong vùng từ 0 – 1000 lux cho ngõ ra tương ứng từ 0V
– 10V. Cho biết độ phân giải và độ nhạy.

4. Cho phototransistor PT333-3C (xem datasheet) và mạch như hình vẽ.

a) Tìm quan hệ IP = f(ΦE), với ΦE = 0 – 1W trong vùng ánh sáng λ=840nm.


b) Thiết kế mạch đo ΦE sáng trong vùng từ 0 – 1W cho ngõ ra tương ứng từ 0V – 10V.
Cho biết độ phân giải và độ nhạy.
c) Tính các sai số do OPAMP không lý tưởng (Vio, Iio, Iib) ảnh hưởng đến kết quả
thiết kế?

5. Cho quang trở PDV-9008 (xem datasheet).


a) Viết lại biểu thức quan hệ: R=f(E); (R: KΩ, E:lux), độ rọi được tính tại bước sóng
trung tâm.
b) Sử dụng phương pháp tuyến tính hóa điện trở song song để tuyến tính hóa đặc tuyến
trong vùng từ E = 10 - 80 lux.
c) Thiết kế mạch đo độ rọi sáng trong vùng từ 10 – 80 lux cho ngõ ra tương ứng từ 0V
– 3,3V. Cho biết độ phân giải và độ nhạy.
Applied Electronics Chapter 2 – Sensors and Applications Lecturer: Hieu Nguyen

6. Cho một cảm biến load cell có các thông số sau :


• Nguồn cung cấp max: 12V DC
• Tổng trở nhìn từ ngõ ra: 350Ω
• Tầm đo max: 100Kg
• Độ nhạy toàn tầm (F.S) ngõ ra : 2mV/V
a) Chọn mạch khuếch đại thích hợp để ngõ ra có độ nhạy 10μV/1g. Cho biết điện áp ngõ
ra ở 100Kg.
b) Lựa chọn ADC để có độ phân giải 1/50000.

7. Tại cuối hệ thống băng chuyền trong một nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta lắp một
hệ thống phân loại sản phẩm có đạt yêu cầu về khối lượng hay không sử dụng phương
pháp đo khối lượng.
Nếu khối lượng cả chai + nước:
• ≥ 4kg: đạt yêu cầu
• < 4kg: không đạt yêu cầu
Sử dụng loadcell có tầm đo max 5kg (mã YZC-133):
a) Thiết kế mạch đo cho độ nhạy 1μV/1g.
b) Kết nối ngõ ra của mạch ở câu a với đèn báo hiệu, để khi khối lượng chai nước không
đạt yêu cầu, một đèn LED sẽ báo sáng.

8. Một encoder có độ phân giải là 200 ppr (pulses per rev). Ngõ ra encoder gồm các dây
A , A , B , B , Z , Z và các dây nguồn. Encoder được gắn vào một động cơ DC.
a) Thiết kế mạch đọc x2 độ phân giải.
b) Dùng encoder để xác định vị trí của động cơ. Tìm sai số của phép xác định vị trí. Xét 2
trường hợp: đọc x1 và x2.
c) Encoder được đọc bởi timer 16bit để tìm tốc độ góc. Giả sử thời gian lấy mẫu là 100ms.
Tìm tốc độ tối đa mà động cơ cần có để không xảy ra sai sót khi đọc. Xét 2 trường hợp:
đọc x1 và x2.

9. Một hệ thống băng chuyền được mô hình hóa đơn giản như hình vẽ. Động cơ DC được
gắn với một encoder có độ phân giải 250 ppr. Ngõ ra encoder gồm các dây A , A , B ,
B , Z , Z và các dây nguồn. Cho đường kính của 2 con lăn lái băng tải là 20cm. Tốc
độ của vật đi trên băng tải là 10cm/s.
Applied Electronics Chapter 2 – Sensors and Applications Lecturer: Hieu Nguyen

a) Tìm tốc độ góc của động cơ.


b) Giả sử encoder được đọc bởi 1 timer 16 bit, tìm thời gian lấy mẫu tối đa được phép để
không xảy ra sai số? Xét các trường hợp: x1 và x2 độ phân giải.

You might also like