You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT


🙢🙡

KỊCH BẢN VÕ NHẠC


Tên sản phẩm: Bạo lực học đường

MÔN: VOVINAM

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thuận


Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Lớp: PC1734

ĐÀ NẴNG 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
🙢🙡

KỊCH BẢN KỊCH BẢN VÕ NHẠC


MÔN: VOVINAM

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thuận


Nhóm thực hiện: NHÓM 1 – PC1734
1. Trần Thị Khánh Thư - 9. Nguyễn Hoàng Phúc -

DE170414 (Nhóm Trưởng) DE170706

2. Lê Ngọc Hiếu - DE170062 10. Nguyễn Văn Tú - DE170069

(Nhóm phó) 11. Trần Thanh Bình - DE170627

3. Võ Thành Long – DE170682 12. Lê Ngọc Hiếu - DE170062

4. Nguyễn Đình Tuấn – DE170076 13. Đào Lê Huy - DE170038

5. Hồ Phước Vĩnh Hưng – 14. Đặng Văn Hải - DE170070

DE170589 15. Phan Hoàng Nhật - DE170078

6. Phùng Huy Cường - DE170060 16. Nguyễn Thị Lệ Giang –

7. Thân Trọng An - DE170029 DS170005

8. Dương Công Mạnh - DE170499

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Đà Nẵng, ngày….tháng ….năm 2022


Giảng viên hướng dẫn
|| Nhóm 1 – PC1734_134

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾT LUẬN: (đánh đấu X vào ô chọn)

□ Duyệt thông qua

□ Không thông qua

Ý kiến đề nghị:

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Đà Nẵng, ngày….tháng ….năm 2022


Hội đồng xét duyệt

2
|| Nhóm 1 – PC1734_134

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học FPT Đà Nẵng vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật
chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc
tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Nguyễn Thị Thuận đã giảng dạy tận tình,
chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

3
|| Nhóm 1 – PC1734_134

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài 5
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài 5
1.2.1 Ý nghĩa khoa học
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
1.3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.4 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan chung 6
2.1.1 Tìm hiểu về võ thuật
2.1.2 Tìm hiểu về võ nhạc
2.1.3 Khái niệm
2.2 Yếu tố võ thuật 7
2.2.1 Kỹ thuật căn bản
2.2.2 Các chiến lược
2.2.3 Phản đòn
2.2.4 Các kỹ thuật té ngã
2.2.5 Bài quyền đồng đội
2.3 Âm nhạc 12
2.4 Kịch bản 12
2.5 Đạo cụ, nhạc nền, trang phục 12
2.6 Diễn xuất 12
2.7 Vì sao cần đưa võ thuật vào trường học? 12
2.8 Vì sao võ thuật chưa được phát triển mạnh trong nhà trường? 13
2.9 Tại sao lại sử dụng võ nhạc để giúp VOVINAM đi vào học đường? 14
2.10 Sử dụng võ nhạc làm phương pháp như thế nào để đạt hiệu quả? 14
CHƯƠNG III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận chung 27
4.1.1 Kết luận về nghiên cứu đề tài

4
|| Nhóm 1 – PC1734_134

4.1.2 Kết luận chung về tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực
tiễn của việc nghiên cứu đề tài và đối chiếu với mục đích nghiên cứu
4.2 Đề nghị 27
4.2.1 Đề nghị với Tổ VOVINAM
4.2.2 Đề nghị với Đại Học FPT

5
|| Nhóm 1 – PC1734_134

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài


Võ nhạc là một phương pháp hay, mang lại sự tươi mới và sôi nổi để quảng bá
võ thuật gần gũi hơn với giới trẻ.
Góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh – thiếu niên, sinh
viên, học sinh.
Liên quan đến nội dung thực hành của nhóm.

1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài

1.2.1 Ý nghĩa khoa học


Võ nhạc bên cạnh phát triển thể chất, tinh thần, giải trí; vừa giúp bảo tồn di sản
văn hóa phi vật thể của một quốc gia (Võ Việt Nam - Việt Võ Đạo)
Với tư cách là một nghệ thuật vận động sản sinh ra trong đấu tranh giữa con
người với các yếu tố bên trong (bảo vệ sức khỏe) và bên ngoài (tự vệ), võ nhạc - một
trong những hình thể của võ thuật, hướng tới mục tiêu rèn luyện sức khỏe, giáo dục,
hướng thiện. Kết hợp Vovinam cùng nhạc mang tính dân tộc vào học đường sẽ giúp
học sinh có thêm tinh thần yêu nước và hiểu lịch sử, truyền thống dân tộc hơn.

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn


Dùng võ nhạc để phát triển võ là một hướng tốt, vừa rèn được kỹ năng lại gần
gũi với sở thích của giới trẻ chứ không khô cứng như các lò luyện võ xưa nay. Điều
nhiều người hâm mộ thấy hài lòng là các động tác võ tuy hiện đại nhưng vẫn không
làm mất đi cái hồn của võ.

1.3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


Dựa trên ý nghĩa khoa học và thực tiễn đã được nêu, bài tiểu luận nghiên cứu
về việc sử dụng hình thức võ nhạc, đưa VOVINAM vào môi trường học đường một
cách hiệu quả.

1.3.2 Khách thể nghiên cứu


Toàn bộ học sinh, sinh viên của các trường học trên toàn quốc.

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu


Sinh viên hiện đang học tập tại các trường trực thuộc địa bàn Đà Nẵng.

6
|| Nhóm 1 – PC1734_134

1.3.4 Phương pháp nghiên cứu


Tìm hiểu chi tiết về võ nhạc (khái niệm, lên ý tưởng đề tài, xây dựng kịch bản
và bối cảnh, phân vai và công việc cụ thể cho từng cá nhân,...)
Sử dụng các câu hỏi được đặt ra để làm rõ vấn đề của đề tài.

7
|| Nhóm 1 – PC1734_134

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan chung

2.1.1 Tìm hiểu về võ thuật


Đầu tiên chúng ta phải nhìn nhận võ thuật là
một môn thể thao truyền thống. Nhưng khác biệt ở
các môn thể thao đó chính là võ thuật không chỉ rèn
luyện những người học một cơ thể khỏe mạnh, dẻo
dai mà còn giúp chúng ta có một tinh thần vững
vàng, và quan trọng hơn hết tôi luyện chúng ta một
trái tim yêu nước, hướng về hòa bình của dân tộc và
nhân loại.
H Hình 1: Võ Thuật
Võ thuật không giống những môn thể thao
khác, mà võ thuật chỉ yêu cầu bạn có chí hướng học tập và nghiêm túc học tập thì bạn
có thể học tập. Vì vậy võ là một môn thể thao mà bạn có thể học bất cứ đâu, bất cứ nơi
nào.
Vì vậy võ thuật là một môn thể thao mà chúng ta nên cho những đối tượng học
sinh học tập và tìm hiểu học sinh chính là tương lai của đất nước, là cốt lõi để xây
dựng một đất nước hùng cường.

2.1.2 Tìm hiểu về võ nhạc

Hình 2: Võ nhạc

2.1.3 Khái niệm


Võ nhạc bao gồm âm nhạc, vũ đạo và võ. Ngoài chuyên môn tốt, các võ sinh
khi tập luyện cần có sự thẩm thấu âm nhạc và khả năng vũ đạo đồng nhất để di chuyển
đội hình đẹp mắt trên nền nhạc. Tuy nhiên, khó khăn mà các địa phương còn tồn tại là
chưa có được những người chuyên biên đạo để bài biểu diễn hợp lý hơn.

8
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Bài biểu diễn sẽ là bài quyền kèm theo các vũ đạo trên nền nhạc. Thời gian từ
3-5 phút, đòi hỏi sự kết hợp của các kỹ thuật võ .
Gồm 3 yếu tố:
- Võ
- Nhạc
- Kịch

2.2 Yếu tố võ thuật


Những chi tiết cần liên quan:
- Đối với những kỹ thuật căn bản, chiến lược và phản đòn thì cần cấu trúc nhanh liên
quan đến tần số động tác. Khi hợp nhất giữa tín hiệu và kỹ thuật thì cần chú ý tới tốc
độ của động tác
- Đối với những kỹ thuật đòn chân tấn công thì chú ý tới lực đối khác
- Những động tác té ngã cần phải tích cực khắc phục trọng lượng
- Quyền pháp đồng đều liên tục, tình huống cũng như vậy
- Những kĩ thuật xoạc, đá thượng đẳng, quang quật cần mềm dẻo hơn
- Khi phối hợp cần đề cao tính logic, tránh rời rạc
- Khi thực hiện những thế tấn, bộ pháp, xoay chuyển cần phải phát huy tính thăng
bằng

2.2.1 Kỹ thuật căn bản

Tư thế thủ: Tư thế thủ là tư thế chuẩn bị, cơ bản, có lợi nhất cho việc phòng thủ
và tấn công. Đứng ở thế thủ cơ bản chuẩn xác sẽ giúp người môn sinh Vovinam – Việt
Võ Đạo có thể kịp thời phòng thủ hay sẵn sàng tấn công đối phương.

Thực hiện tư thế thủ: Đứng ở tư thế nghiên, chân trái bước lên trước một bước,
hơi rộng hơn vai, mũi chân trái quay vào trong, đầu gối trái chùng xuống, chân phải
thẳng, mũi chân hướng về trước. Tay trái nắm đấm, gập khủy tay lại thành góc khoảng
90 độ, nắm đấm trái để cao ngang tầm mũi. Tay phải nắm đấm, gập khuỷu tay lại đặt
trước ngực, nắm đấm phải để cao ngang cầm. Tư thế đứng: vai trái nhô ra trước, ngực
hơi nghiêng, mắt nhìn thẳng, răng cắn chặt, đầu hơi thấp một chút.
Các thế tấn căn bản: Nhằm giữ vững trọng tâm và thăng bằng cho con người
trong mọi tư thế, mọi trường hợp và để thể hiện những động tác tại chỗ một cách linh
hoạt, vững chắc, chính xác và hữu hiệu. Vovinam – Việt Võ Đạo có 5 thế tấn căn bản

9
|| Nhóm 1 – PC1734_134

trong tập luyện tấn công và phòng thủ như Trung bình tấn, đinh tấn, trảo mã tấn, độc
cước tấn, hồi tấn.
- Lập tấn: Bước 2 chân rộng bằng vai, 2 tay nắm đấm đặt ở tầm đai, lưng thẳng,
mắt nhìn thẳng về phía trước.
- Trung bình tấn: Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải bước
ngang sang phải 1 bước rộng bằng vai, cùng lúc 2 tay nắm đấm để ngửa kéo sắt vào 2
bên hông, 2 chân chùng thấp, thân hơi nghiêng về trước, ngực nở.
- Đinh tấn: Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải bước tới trước 1
bước dài, chùng xuống, cạnh bàn chân phải hướng tới trước, chân trái thẳng, hai tay
nắm đấm để ngửa kéo sát ở 2 hông, trọng tâm dồn vào chân phải.
- Tam giác tấn: Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải bước tới
trước 1 bước dài chếch 45 độ, chùng xuống, cạnh bàn chân phải hướng tới trước, chân
trái thẳng, hai tay nắm đấm để ngửa kéo sát ở 2 hông, trọng tâm dồn vào chân phải.
- Trảo mã tấn: Chân trái đứng làm trụ, chân phải kéo về trước chân trái cách 20
- 25 cm, mủi bàn chân cắm xuống đất, 2 chân hơi chùn, 2 tay nắm đấm để ngửa ở
hông, trọng tâm dồn vào chân trái, người hơi nghiêng về bên trái.
Gạt cạnh tay (Đỡ): Kỹ thuật đỡ gạt trong Vovinam – Việt Võ Đạo được thực
hiện bằng bàn tay khép chặt, được linh động sử dụng tùy theo dạng hình tấn công, sức
mạnh, sự lanh lẹ của đối phương, bằng cách duy trì sự thăng bằng và tư thế của mình.
Trong khi đỡ gạt, chúng ta cố gắng chuyển sức mạnh tấn công của đối phương thành
lợi thế của mình. Cách hình thành bàn tay để gạt, chém: 4 ngón dài sát nhau, ngón cái
khép chặt. Sau đây là những kỹ thuật đỡ gạt cơ bản của Vovinam – Việt Võ Đạo:
- Gạt cạnh tay số 1: Lòng bàn tay hướng phía trước, cạnh bàn tay hướng ra
ngoài, hơi khép nách. Gạt cạnh tay theo hướng vẽ nửa vòng tròn, từ trong ra ngoài,
xuất phát từ bên hông đi ngang che vùng mặt, cổ (chống hướng tấn công từ phía
trước).
- Gạt cạnh tay số 2: Lòng bàn tay hướng ra sau, cạnh bàn tay hướng vào trong,
hơi khép nách. Gạt nửa vòng tròn từ ngoài vào trong, từ trên xuống, đi ngang vùng
mặt che đỡ khu vực mặt bụng (chống hướng tấn công từ phía trước).
- Gạt cạnh tay số 3: Lòng bàn tay hướng phía trước cạnh bàn tay hướng lên
trên. Gạt đỡ từ dưới gạt lên trên, che đỡ đỉnh đầu (chống hướng tấn công từ phía
trước).
- Gạt cạnh tay số 4: Lòng bàn tay hướng ra sau, cạnh bàn tay hướng xuống.
Gạt đỡ từ trên gạt xuống hơi chếch ra trước (đỡ chặn hướng tấn công từ dưới lên.

10
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Chém cạnh tay: Một trong những động tác dùng để tấn công trong Vovinam –
Việt Võ Đạo là sử dụng các lối chém cạnh bàn tay (bàn tay khép chặt lên gân được sử
dụng phối hợp với cùi chỏ và xoay cổ tay để tấn công, dồn hết sức khi chạm mục
tiêu):
- Chém cạnh tay số 1: Tay khép chặt để bên vai đối diện (tay phải, vai trái), úp
lòng bàn tay, cạnh tay hướng trước. Chém mạnh cạnh tay từ trong ra ngoài theo đường
chéo từ trên.
- Chém cạnh tay số 2:Tay khép chặt để bên vai cùng bên. Chém mạnh cạnh tay
từ ngoài vào trong theo hướng chéo vào mục tiêu, lòng bàn tay hướng lên trên, tay còn
lại đặt ở hông.
- Chém cạnh tay số 3: Tay khép chặt để trước ngực, cạnh tay hướng trước.
Chém cạnh tay đẩy thẳng từ ngực ra trước vào cầm hoặc cổ đối phương.
- Chém cạnh tay số 4: Tay khép chặt, đặt ngửa ở hông. Chém cạnh tay đẩy
ngửa thẳng vào cổ hoặc lườn.
Đánh chỏ:
- Đánh chỏ số 1: Chỏ đặt ngang ngực – Đánh chỏ theo đường chéo từ trên
xuống, từ ngoài vào trong ngực, mặt, cổ.
- Đánh chỏ số 2: Chỏ đặt ngang ngực – Đánh chỏ vòng theo hướng từ trước ra
sau từ trên cắm xuống, mục tiêu ngay phía sau lưng mình (chỏ lái).
- Đánh chỏ số 3: Chỗ đặt trước ngực – Đánh chỏ thốc từ dưới lên vào ngực,
cằm.
- Đánh chỏ số 4: Đặt chỏ trước ngực – Đánh cắm chỏ theo hướng từ trên
xuống, người hơi chùng.
- Đánh chỏ số 5: Chỏ đặt trước ngực – Đánh chỏ theo hướng chéo ngang từ
ngoài vào trong.
- Đánh chỏ số 6: Chỏ đặt trước ngực – Đánh chỏ theo hướng ngang từ trong
thốc ra ngoài.
- Đánh chỏ số 7: Chỏ đặt trước ngực – Đánh chỏ ngang từ ngoài vào trong
ngực.
- Đánh chỏ số 8: Chỏ đặt trước ngực – Đánh thốc chỏ từ trước ra sau vào bụng,
nắm đấm dừng lại ở hông.
Đánh gối:

11
|| Nhóm 1 – PC1734_134

- Đánh gối số 1: Chân trái đứng trụ, chân phải co đầu gối đánh thẳng theo
hướng từ dưới lên.
- Đánh gối số 2: Chân trái đứng trụ, chân phải co lên và đánh gối theo hướng
chéo từ ngoài vào trong.
- Đánh gối số 3: Chân trái đứng trụ, chân phải co lên và đánh gối xéo từ trong
ra ngoài.
- Đánh gối số 4: Chân trái tung lên cao, chân phải lên theo rồi đánh gối cắm
xuống gáy hoặc lưng đối thủ.
Các lối đấm: Trên lý thuyết, tất cả các lối đấm, đá, đạp của Vovinam tương tự
các võ phái khác về cách nắm tay, nguyên lý thực hiện, mục tiêu…Tay nắm chặt, dồn
sức ra khi chạm mục tiêu, nắm đấm và cánh tay thẳng, không cong lên hay cụp xuống,
tay còn lại để ở hông:
- Đấm thẳng: Đứng ở tư thế thủ – Đấm thẳng theo hướng chéo từ hông đến
cằm, vặn tréo úp nắm đấm khi đến mục tiêu.
- Đấm móc: Đấm ở tư thế thủ – Đấm vòng từ ngoài vào trong đến cằm tạo
thành góc 90 độ, lưng bàn tay hướng lên trên.
- Đấm lao: Đứng ở tư thế thủ – vương người tới trước, đấm lưng nắm đấm vào
mục tiêu, cánh tay thẳng.
- Đấm múc: Đứng ở tư thế thủ – Đấm thốc từ dưới lên vào bụng đến cằm, lưng
bàn tay hướng trước.
- Đấm bật tạt: Đứng ở tư thế thủ – Đấm bật ngược lưng nắm đấm vào mục tiêu,
từ trong đánh ra.
- Đấm phạt ngang: Đứng ở tư thế thủ – Đấm bật cạnh tay (như chém cạnh tay
số 1) theo hướng từ vai đối diện đánh ra trước.
- Đá thẳng: Đứng ở tư thế thủ - Rút cao đầu gối - Xoay chân trụ khoảng 15 độ,
dùng lực khớp gối để bật cẳng chân vào hạ bộ, ngực hay mặt của đối phương.
- Đá cạnh: Đứng ở tư thế thủ - Rút cao đầu gối - Đá bật cẳng chân ra trước,
chếch về hướng đá bằng cạnh ngoài của bàn chân, mũi chân hướng vào mặt, chán thủy
hoặc thái dương của kẻ địch.
- Đá tạt: Đứng ở tư thế thủ - Rút cao đầu gối - Xoay hông và đá bật cảng chân
từ ngoài vào bằng mu bàn chân hoặc ức bàn chân, tiến công vào cổ, hông hoặc thái
dương của đối thủ.

12
|| Nhóm 1 – PC1734_134

- Đạp ngang: Đứng ở tư thế thủ - Rút cao đầu gối - Vặn hông và bật cẳng chân
thẳng về phía mục tiêu bằng cạnh bàn chân hoặc gót để tấn công vào cỗ, ngực, bụng
của địch thủ.
- Kỹ thuật tấn: Đinh tấn, Trung bình tấn, Trảo mã tấn, Độc cước tấn, Hồi tấn.

Minh họa các thế thủ


- Kỹ thuật tay: Chỏ (8 đòn chỏ), Chém (4 đòn chém), Gạt (4 loại gạt), Đấm (đấm
thẳng, đấm móc, đấm lao, đấm múc, đấm thấp, đấm bật ngược, phạt ngang)

13
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 3:Minh họa các đòn chỏ

Hình 4: Minh họa các đòn đấm


- Kỹ thuật chân: Đá (đá thẳng, đá tạt, đá đạp, đá cạnh, đá lái), Đạp hậu, Đánh gối.

14
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 5:Minh họa các đòn đá, đạp hậu


2.2.2 Các đòn chân tấn công:
- Đòn chân tấn công số 1: Theo quy tắc từ dưới lên trên, Đòn Chân Tấn Công
số 1 tấn công vào 2 điểm: cổ chân và khớp gối .
- Đòn chân tấn công số 2: Dùng chân trái bọc phía sau chân phải đối phương,
cùng lúc dùng gối phải đánh mạnh vào chân phải đối phương (ngang tầm gối), đánh
ngã.
- Đòn chân tấn công số 3: Bước dài chân phải tới trước một bước – Hạ thấp
người xuống - 2 tay chống xuống đất về hướng bên trái - Chân trái bọc cả 2 chân đối
phương - Chân phải đá mạnh vào cả 2 gối đối phương, 2 bài chân đan lại, vật ngã.
- Đòn chân tấn công số 4: Chống 2 tay xuống đất về bên trái đồng thời 2 chân
vào giữa 2 chân đối phương (chân phải trên, chân trái dưới) - Lật mạnh người sang
phải, tay phải nâng người - 2 chân tách ra, móc vào 2 cổ chân đối phương - Vừa đẩy,
vừa kéo 2 chân đối phương về trước, cùng lúc đấm thấp tay trái vào hạ bộ đối phương.
- Đòn chân tấn công số 5: Chân trái bước dài lên rồi hạ thấp xuống, tay phải
chống xuống đất hướng phải - Chân phải tung lên móc chặt vào phía trong đùi trái của
đối phương, cùng lúc chân trái phi cao đạp mạnh vào ngực.
- Đòn chân tấn công số 6: Bước chân phải lên một bước - Tung cao chân trái
bọc phía sau của đối phương - Chân phải phi cao ngang tầm ngực - Rồi vặn người ngã
ra sau. Hai tay tiếp đất, 2 bàn chân đan lại. Tay phải chém lối số 2 vào cổ.

15
|| Nhóm 1 – PC1734_134

- Đòn chân tấn công số 7: Chạy đà chân phải lên một bước rồi chân trái tiếp tục
lướt lên theo (chân trái lấy đà) - Tung người lên cao, đạp cùng lúc cả 2 chân vào mặt
và ngực đối thủ (chân phải vào mặt, chân trái vào ngực, người xoay sang hướng trái.)
- Đòn chân tấn công số 8: Chân phải lướt lên một bước, rồi chân trái tiếp tục
lướt lên (chân trái lấy đà) - Tung người lên cao, đạp cùng lúc cả hai chân vào ngực đối
phương .
- Đòn chân tấn côn số 9: Chân phải lướt lên một bước, rồi chân trái tiếp tục
lướt lên theo (chân trái lấy đà) - Tung người lên cao, đạp cùng lúc cả hai chân vào
ngực đối phương .
- Đòn chân tấn công số 10: Lướt chân trái lên 1 bước, đồng thời lấy đà chân trái
- Hai chân tung lên, khép lại, đánh ngang vào vùng gáy đối phương - Chân phải phía
trên, chân trái phía dưới.
- Đòn chân tấn công số 11: Lướt chân trái 1 bước , lấy đà chân trái - Chân phải
đá vòng qua vùng lưng đối phương, chân phải khóa cổ sau đối phương. - Chân trái đá
lên, đan 2 chân lại - 2 đùi kẹp và siết chặt cổ đối phương - 2 tay chống vuông góc với
mặt đất - Vặn xoắn người từ trái sang phải để đối phương lộn nhào về phía trước.
- Đòn chân tấn công số 12: Lướt chân trái một bước về phía đối phương - Lấy
đà chân trái, đánh chân phải lên ngang tầm gáy của đối phương. Đồng thời, chân trái
đá nhanh lên vùng cổ trước - Hai chân đan chéo lại - Vặn người theo hướng vai trái -
Hai tay chống xuống , xoắn mạnh, quật ngã đối phương - Tay trái nâng người lên -
Tay phải đánh mạnh vào vùng bụng hoặc vùng ngực đối phương.
- Đòn chân tấn công số 13: Lướt chân trái về phía đối phương - Chân trái lấy đà
ở vị trí bên cạnh chân trái đối phương - Chân phải đánh lên ngang tầm gáy, đồng thời
chân trái rút ngang vùng cổ đối phương - Hai chân đan chéo, khóa cổ đối phương -
Hai tay chống vuông góc với mặt đất, vặn xoắn người theo hướng vai phải, quật ngã
đối phương về phía trước - Dùng tay đánh mạnh vào vùng mặt hoặc vùng bụng đối
phương .
- Đòn chân tấn công số 14: Lướt chân phải đến gần đối phương - Tay trái bắt
vai trái, tay phải bắt vùng thắt lưng - Đồng thời lấy đà chân phải - Hai tay trợ lực nâng
người lên - Chân trái đá vòng qua đầu đối phương, giật chân trái lại giữ lấy vùng cổ
sau đối phương - Chân phải rút lên vị trí cổ trước đối phương - Hai chân đan chéo,
khóa chặt cổ đối phương - Tay trái chém lối 1 vào gáy để đối phương ngã về phía
trước - Vặn xoắn người theo hướng tay trái để quật ngã đối phương xuống đất - Dùng
tay chém bồi vào vùng bụng hoặc mặt đối phương .

16
|| Nhóm 1 – PC1734_134

- Đòn chân tấn công số 15: Chạy đà từ xa – Lấy đà chân trái - Chân phải đá
tung lên - Hai chân đan chéo khóa cổ đối phương lại - Ngã người uốn cong, 2 tay
chạm vuông góc với mặt đất - Hai chân kẹp chặt, quật ngã đối phương..
- Đòn chân tấn công số 16: Lướt chân phải về phía đối phương - Lấy đà chân
phải, chân trái đánh lên ngang tầm cổ trước đối phương - Chân phải rút nhanh lên
ngang tầm cổ sau đối phương, đan chéo khóa chặt cổ đối phương - Hạ người, chống
hai tay vuông góc với mặt đất, vặn người , quật đối phương ngã ngửa ra phía sau - Hai
chân kẹp chặt, dùng tay đánh vào vùng mặt hoặc bụng đối phương .
- Đòn chân tấn công số 17: Đối phương đấm thẳng tay phải - Võ sinh lách
người sang trái theo tư thế tam giác tấn trái, tay phải vòng từ trên xuống tóm và giữ
chặt tay phải của đối phương - Lướt 1 bước chân về phía đối phương - Lấy đà chân
phải, đá vòng chân trái qua đầu đối phương - Chân trái co lại giữ chặt cổ đối phương.
Lúc này, cổ đối phương áp vào vùng đùi võ sinh - Chân phải đối phương sau khi lấy
đà, rút nhanh lên vùng cổ sau, đan chéo với chân trái tạo thành thế gọng kìm khóa chặt
cổ đối phương - Tay trái chém lối số 1 vào đỉnh đầu hoặc vùng trán để đối phương ngã
ngữa ra sau lưng – Tay tiếp tục đánh vào vùng mặt hoặc vùng bụng đối phương khi
tiếp đất.
- Đòn chân tấn công số 18: Đối phương đấm thẳng tay phải - Võ sinh lách
người sang trái theo tư thế tam giác tấn trái, tay phải vòng từ trên xuống tóm và giữ
chặt tay phải của đối phương - Lướt 1 bước về phía đối phương - Lấy đà chân phải, đá
vòng chân trái qua đầu đối phương - Chân trái hơi co lại giữ cổ đối phương - Chân
phải rút nhanh đan chéo với chân trái tạo thành thế gọng kìm khóa chặt cổ đối
phương - Vặn xoắn người theo chiều kim đồng hồ quật ngã đối phương về trước -
Tay phải nâng người lên, hai chân siết chặt cổ, tay trái vung lên chém lối số 1 vào
vùng mặt đối phương .
- Đòn chân tấn công số 19: Chạy đà đến gần đối phương - Lấy đà chân trái lên
cao ngang tầm cổ đối phương - Chân phải đá chéo phía vùng cổ phải, chân trái tiếp
cận vùng cổ trái đối phương - Hai chân đan chéo khóa chặt cổ đối phương - Hai tay
chạm đất, hạ người, lăn vai sang trái vặn xoắn đối phương - Tay phải nâng người và
dùng tay trái chém số 1 vào mặt đối phương.
- Đòn chân tấn công số 20: Chạy đà đến gần đối phương - Lấy đà chân trái,
chân phải tung lên ngang tầm cổ đối phương - Chân trái rút lên, đan chéo hai chân,
khóa chặt cổ đối phương - Xoắn người sang trái, hai tay hạ vuông góc mặt đất - Hạ
vai, lăn ngang theo hướng vai phải để quật ngã đối phương - Hai chân khóa chặt, tay
phải nâng người, tay trái vung lên chém vào vùng bụng đối phương.

17
|| Nhóm 1 – PC1734_134

- Đòn chân tấn công số 21: Võ sinh chạy bị đối phương đuổi theo - Lấy đà
tung hai chân lên khóa chặt cổ đối phương - Hạ người, chống hai tay song song mặt
đất, vặn người sang trái quật ngã đối phương.

2.2.3 Các chiến lược


Trong hệ thống kỹ thuật của môn phái Vovinam Việt Võ đạo cũng có những
bài bản riêng và hướng dẫn cho võ sinh tập luyện từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ
những đòn thế căn bản có các thế đánh từng động tác một và được ghép lại thành một
chuỗi động tác liên hoàn, như các lối đấm, các lối đá, các lối chém... được ghép lại
thành các bài quyền, các bài song luyện ... và cũng chính từ những đòn căn bản đó các
đòn chiến lược được ra đời và được biên tập thành một hệ thống đòn thế chiến lược,
một trong những hệ thống kỹ thuật quan trọng của môn phái.
Bao gồm có 30 đòn chiến lược được gọi từ đòn chiến lược số 1 đến đòn chiến
lược số 30. Ðược chia ra theo chương trình huấn luyện của từng cấp đai, được sắp xếp
từ dễ tới khó, từ đơn giản tới phức tạp, từ 2 - 3 động tác trong một đòn thế chiến lược
lên đến 8 động tác trong một đòn thế chiến lược, về kỹ thuật được cấu tạo rất đa dạng,
có động tác hư, có động tác thực (hư chiêu, hữu chiêu), tấn pháp được sử dụng linh
hoạt để có thể di chuyển, phối hợp các thế đánh trong đòn chiến lược được linh hoạt.

2.2.4 Phản đòn


- Phản đòn được chia thành nhiều mức tùy
theo trình độ
- Ví dụ phản đòn cơ bản trình độ 1 - các thế
phản đòn tay:
+ Phản đấm thẳng phải:
Tiến chân trái sang trái thành tam giác tấn, tay phải
gạt lối 1 gạt đấm của địch thủ qua bên- chém trái số
1 vào sống mũi hoặc thái dương- đấm thấp phải vào Hsườn
+ Phản đấm thẳng trái:
Xoay 90 độ, chân trái bỏ sau chân phải thành hồi tấn- tay trái gạt lối 1 gạt nắm đấm
qua bên- chém phải lối 1 vào cổ cùng lúc đá quét phải cho địch ngã ngửa
+ Phản đấm móc phải:
Tiến dài chân trái, tay trái gạt lối 1- sau đó vòng khóa trong tay địch cùng lúc chân trái
gài bên ngoài chân trái của địch đấm múc phải vào bụng - quật ngã địch thủ
+ Phản đấm móc trái:

18
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Tiến dài chân trái cài sau chân trái của địch, tay phải gạt lối 1- tay trái chém lối 2 vào
cổ cùng lúc dùng chân trái triệt cho địch ngã ngửa
+Phản đấm lao phải:
Đòn đầu tránh cùng lúc bước chân phải tới gài sau chân trái của địch- đứng trung bình
tấn - đánh thốc chỏ phải số 2 vào gáy cùng lúc chém trái vớt theo chém vào sườn địch
thủ
+ Phản đấm lao trái:
Tiến dài chân phải sang phải thành tam giác tấn hụp dầu tránh- chuyển trọng tâm sang
trái dùng 2 tay chém song song cho địch ngã sấp ( tay trái chém gáy, tay phải chém
vào huyệt mệnh môn sau lưng)
+Phản đấm múc phải:
Bước chân trái sang trái, ngã người tránh- đạp chân phải vào sườn địch thủ
+Phản đấm múc trái:
Ngã ngửa tránh, tay trái đỡ ngang tay phải đấm múc theo vào chỏ địch- tiến cài chân
phải dùng tay trái chém vào chấn thủy cùng lúc thốc chỏ số 6 vào cằm địch thủ

2.2.5 Các kỹ thuật té ngã


Các kỹ thuật té ngã của môn Võ Vovinam mà một số môn võ khác như Karate,
Aikido,... cũng có kỹ thuật tương tự. Việc tập thường xuyên sẽ giúp cho các người tập
tự tin hơn trong những tình huống té ngã không mong muốn. Để đảm bảo an toàn
trong lúc tập luyện, người tập nên dùng thảm tập võ để hạn chế những chấn thương
không đáng có. Trong võ nhạc, các tình huống té ngã giúp bài kịch trở nên kịch tính,
sôi động hơn.
Các tư thế té ngã chia làm nhiều loại: ngã lăn vai trước, lăn vai sau, lăn ngang,
té sấp, …

Hình 28: Té ngã

19
|| Nhóm 1 – PC1734_134

2.2.6 Bài quyền đồng đội


Bài quyền là sự tổng hợp của một chuỗi động tác tay chân, thân thể... để tạo
thành các lối đánh, thế thủ, bộ tấn, hướng chuyển... một cách liên hoàn chặt chẽ. Các
trình độ cao hơn, người ta còn mô phỏng những động tác của các loài vật, để sáng tạo
nên những bài quyền mang tính chất đặc trưng của từng loại thú.
Những đòn thế của VOVINAM đều mang tính đối kháng cao. Khi ghép quyền,
VOVINAM thái dụng các đường nét căn bản của các nền võ họ khác, để tạo nên
những động tác chuyển tiếp vừa thẩm mỹ, hài hoà song không làm mất đi tính thực
dụng của đòn thế, từng bước nâng cao và tôn tạo giá trị của quyền pháp trong võ học
thành một thứ nghệ thuật: Quyền Thuật (Nghệ thuật múa quyền).
Sự tương quan mật thiết giữa các đòn thế lẻ quyền, giúp cho người môn sinh có
phương pháp tập luyện các đòn thế lẻ nhuần nhuyễn đến mức điêu luyện, dưới hình
thức đơn luyện sinh động và phong phú hơn.

2.3 Âm nhạc
Khi kết hợp võ thuật khô khan với âm nhạc, đó là sự thăng hoa của tài năng và
sức sáng tạo, khi kết hợp những kỹ thuật võ thuật điêu luyện của Vovinam với âm
nhạc hiện đại. Vovinam Dance - đó là nhu cầu của giới trẻ có niềm đam mê võ thuật,
yêu thích vũ đạo và âm nhạc. Vovinam Drama là hình thức cao hơn của Vovinam
Dance. Các tiết mục biểu diễn kỹ thuật cao của Vovinam được lồng ghép với âm
nhạc, cùng với những tiết tấu được lên kịch bản với những nội dung và đưa ra các
thông điệp cụ thể, mang đậm tính nghệ thuật và nhân văn.

2.4 Kịch bản


Khi xây dựng kịch bản cho một tiểu phẩm võ nhạc Vovinam, thì chủ đề tác
phẩm phải phù hợp, thực tiễn để có thể giúp cho người xem dễ hình dung. Nội dung
mang lại thông điệp xã hội, truyền cảm hứng. Các tình huống trong kịch bản mang
tính logic chặt chẽ, phù hợp và tương thích với những kỹ thuật lồng ghép. Các phân
cảnh biến đổi linh hoạt, giúp cho kịch bản thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn người xem.

2.5 Đạo cụ, nhạc nền, trang phục


Những đạo cụ khi đưa vào phải phù hợp với kịch bản. Đồng thời phải an toàn,
để tránh gây tai nạn, thương tích khi va chạm cho bản thân cũng như những người
đồng đội.
Nhạc nền làm tăng không khí sinh động cho các phân cảnh trong kịch bản.
Trang phục khi biểu diễn là trang phục Vovinam, phải đúng quy tắc trang phục
(thắt đai đúng, quần áo không bị lệch tà,...).

20
|| Nhóm 1 – PC1734_134

2.6 Diễn xuất


Môn sinh khi tham gia biểu diễn tiểu phẩm võ nhạc phải thể hiện biểu cảm,
phong thái. Cố gắng dùng hành động để bày tỏ, truyền đạt được ý nghĩa của tiểu
phẩm.

2.7 Vì sao cần đưa võ thuật vào trường học?

Võ là môn thể thao mà nơi luyện tập không chỉ là một võ đường mà còn là một
đạo đường. Luyện tập võ thuật còn là việc duy trì truyền thống tôn sư trọng đạo, lễ
nghi, nề nếp, kỷ cương… là điều ở các sân tập thể thao, hay ngay cả các trường học
hiện nay hầu như vắng bóng. Sau cùng, võ không dừng lại ở chức năng rèn luyện sức
khoẻ mà luôn vươn tới mục đích cao hơn là “võ đạo” – giúp người tập hoàn thiện
phẩm chất, đạo đức, phong cách sống.

2.8 Vì sao võ thuật chưa được phát triển mạnh trong nhà trường?

Một số nước trên thế giới như


Hàn Quốc, Nhật Bản từ lâu đã đưa võ
thuật vào trường học và thực tế chứng
minh là họ rất có lý. Ở ta vấn đề này
còn hết sức mới mẻ và thực ra chưa
hoàn toàn được xã hội đồng tình. Một
trong những nguyên do là vẫn còn tồn
tại những định kiến vô lối về võ thuật.
Theo quan niệm của một số
H
người, “Võ là đánh nhau. Học võ chỉ để gây rối, đánh nhau”. Thực tế hoàn toàn ngược
lại. Chính những người không biết võ, không có sức mạnh, không có niềm tin về
mình, yếu đuối, sợ sệt, tự ti mặc cảm… mới thích gây hấn, đánh nhau, như là bản
năng sinh tồn để chứng tỏ sự mạnh mẽ của mình. Trong lúc, với những người thường
xuyên luyện võ, có sức mạnh, tự tin, tự tại, thì họ sẽ chẳng cần dùng đến bạo lực. Một
bằng chứng dễ thấy là trong các vụ việc gây gổ đánh nhau, các vụ bạo lực học đường
rất hiếm khi phát hiện có võ sinh nào tham gia.
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm. Hàng ngày,
trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện nhiều đoạn video clip học sinh
hành xử với nhau theo kiểu xã hội đen. Hơn bao giờ hết, tình trạng bạo lực học đường
đã lên đến mức đỉnh điểm, nếu xã hội không gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh thì hậu
quả sẽ tàn phá đi cả một thế hệ là tương lai của xã hội.
Nói đến việc đào tạo học sinh từ nhân cách đến chuyên môn, vai trò của nhà
trường là rất lớn, việc định hình nhân cách sống cho các em vốn ít được chú tâm. Nhà

21
|| Nhóm 1 – PC1734_134

trường cũng như các bậc phụ huynh chỉ lo đào tạo các em về mặt chuyên môn mà bỏ
quên một nửa quan trọng có tính chất quyết định: đó là đạo đức. Chúng ta hãy tự hình
dung một chương trình học tập của học sinh có bao nhiêu tiết học về đạo đức? Bao
nhiêu tiết học về giáo dục thể chất? Bao nhiêu tiết học về kỹ năng sống?… Con số đó
chỉ bằng 1/10 so với các tiết học chuyên môn, chiếc cặp xách trên lưng của con em
chúng ta đang ngày càng bị đè nặng.
Võ thuật sẽ giúp nhà trường rèn luyện đạo đức và thể chất cho học sinh.
Bởi vậy, việc cần làm ngay là phải chấn chỉnh lại cơ cấu tiết học. Trong đó, có
một hướng đi mới và rất hiệu quả là đưa võ thuật mà cụ thể là Vovinam- Việt Võ Đạo
vào trường học dưới hình thức là một môn thể dục vì lợi ích mà môn võ thuật đưa lại
thì rất nhiều.
Thứ nhất, mang võ thuật vào trường học là một cách tự quảng bá võ thuật nước
nhà tới lớp lớp người dân Việt Nam, để võ thuật Việt Nam thực sự trở thành quốc võ
của dân tộc. Bởi, dù võ thuật Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên thế giới mà chính
người dân Việt Nam không am hiểu võ thuật nước nhà thì chưa thể gọi là giữ gìn và
quảng bá bản sắc của dân tộc được! Đồng thời, qua chương trình võ thuật trong nhà
trường, chúng ta có thể phát hiện và bồi dưỡng được rất nhiều những nhân tài võ thuật
để cống hiến cho thể thao nước nhà khi mà võ thuật Việt Nam đã có Liên đoàn cấp thế
giới, cấp châu lục.
Giảng dạy võ thuật trong nhà trường là phương pháp “nhân đôi” vừa rèn luyện
sức khỏe và rèn luyện đạo đức cho học sinh, hâm nóng tinh thần yêu nước thương nòi
của con em Việt Nam. Có thể khẳng định, dạy võ thuật bằng dạy hai môn đạo đức và
thể dục trong nhà trường. Bởi những người học võ sẽ hiểu được rằng võ là võ đạo,
mới tới võ thuật. Nghĩa là dạy cho võ sinh cách làm người sống biết yêu nước thương
nòi, sống có ý chí và có nghị lực…

2.9 Tại sao lại sử dụng võ nhạc để giúp VOVINAM đi vào học đường?
Mọi người thường có xu hướng dễ chịu, thoải mái, được thư giãn khi hòa mình
với dòng nhạc
Âm nhạc có thể thay lời nói truyền đạt ý nghĩa đến con người. Khi kết hợp võ
thuật với nền nhạc hào hùng dân tộc, người tập cũng như người xem có thể cảm nhận
được chí khí anh hùng, yêu dân tộc đất nước, tinh thần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Khi
kết hợp với nhẹ nhàng, nó sẽ đem lại cảm giác dễ chịu. Khi áp dụng võ nhạc Vovinam
vào các bài tập thể dục giữa giờ, nó giúp các em có thể giải lao, vận động nhẹ, thư
giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng, ngồi miệt mài sách vở.

22
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Việc kết hợp võ thuật trên nền nhạc có thể giảm độ khô cứng, nhàm chán, tăng
độ linh hoạt của người học.

2.10 Sử dụng võ nhạc làm phương pháp như thế nào để đạt hiệu quả?
Trường học là nơi đào tạo những nguồn tài nguyên và chính các kỳ thi cử mới
có trách nhiệm phân loại các nguồn tài nguyên này để cung ứng cho xã hội.
Nếu võ học được đưa vào chương trình giáo dục như một môn giáo dục thể
chất bắt buộc và có tầm quan trọng như các môn học khác, thì học đường không chỉ là
nơi đào tạo trí năng, mà còn là nơi các thế hệ tương lai rèn luyện cả về thân lẫn tâm
cùng với mục đích phát huy tinh thần thượng võ, đồng thời tạo điều kiện các nguồn tài
nguyên đất nước có dịp trau dồi tâm thân để xây dựng quốc gia hùng mạnh. Nhờ vậy
nhân lực của đất nước sẽ có nhiều khả năng tự phòng, tự quản và tự bảo vệ trước mọi
biến cố. Sẽ có đức tự tin hơn, và có nhiều khả năng võ bị cao hơn khi thi hành nghĩa
vụ quân sự.
Tuy nhiên, việc làm này đang bị cản trở và còn gặp nhiều khó khăn khi mở
rộng quy mô. Nguyên nhân là do việc áp dụng võ như là một môn học là điều còn khá
mới mẻ, cần một thời gian dài để thấm thuần, và bên cạnh đó là một số những sự hiểu
biết còn hạn chế về tầm quan trọng của việc học võ
Nếu võ học được đưa vào chương trình giáo dục như một môn giáo dục thể
chất bắt buộc và có tầm quan trọng như các môn học khác, thì học đường không chỉ là
nơi đào tạo trí năng, mà còn là nơi các thế hệ tương lai rèn luyện cả về thân lẫn tâm
cùng với mục đích phát huy tinh thần thượng võ, đồng thời tạo điều kiện các nguồn tài
nguyên đất nước có dịp trau dồi tâm thân để xây dựng quốc gia hùng mạnh. Nhờ vậy
nhân lực của đất nước sẽ có nhiều khả năng tự phòng, tự quản và tự bảo vệ trước mọi
biến cố. Sẽ có đức tự tin hơn, và có nhiều khả năng võ bị cao hơn khi thi hành nghĩa
vụ quân sự.
Tuy nhiên, việc làm này đang bị cản trở và còn gặp nhiều khó khăn khi mở
rộng quy mô. Nguyên nhân là do việc áp dụng võ như là một môn học là điều còn khá
mới mẻ, cần một thời gian dài để thấm thuần, và bên cạnh đó là một số những sự hiểu
biết còn hạn chế về tầm quan trọng của việc học võ.

23
|| Nhóm 1 – PC1734_134

CHƯƠNG III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung Kỹ thuật, hình ảnh, nhạc TL


(giây)
1 1/ Tên nhóm nhạc: No
Hope Link nhạc: https://youtu.be/H7Cs66yfkY8
2/ Tên đề tài: Bạo lực học
đường
3/ Bố cục: Có 4 bối cảnh

2 Bố cảnh 1: Thư đi học về - Phản đòn đấm móc tay trái:


thì bị hai đàn anh bắt nạn. + Thư tay phải gạt số 1 chặn tay An
- Gồm thành viên: + Thư tát trái đánh vào mặt An đồng thời chân trái gạt 20s
+ Trần Thị Khánh Thư chân trái An.
+ Phùng Huy Cường
+ Thân Trọng An
- Nội dung tự vệ nữ

Hình 1. Phản đòn đấm móc tay trái

- Phản đòn nắm vai phải: Thư giữ chặt tay phải
Cường đang để lên vai phải mình, vòng người ra sau,
tay trái chặt vào tay phải Cường.

- Phản đòn đấm móc phải:

+ Cường đấm móc phải, Thư hạ thấp trọng tâm né.

+ Cường đấm bạt tạt, Thư đỡ bằng gạt số 1 tay phải


đồng thời bẻ tay và đá tạt chân phải.

24
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 2.Phản đòn đấm móc phải

- An khóa sau vòng gáy Thư: Thư lấy An là điểm tựa


đạp hai chân vào bụng Cường.

Hình 3.Đạp hai chân vào bụng

- Thư gỡ khóa sau vòng gáy: Thư đựt 2 tay xuống để


tay An bung ra, trỏ số 2 tay phải.
- Phản đòn móc 2 tay: 2 tay dùng gạt số 1 gạt tay của
đối phương rồi dùng chân phải đạp vào ngực đối
phương.

Hình 4.Phản đòn móc 2 tay

3 - Bối cảnh 2: Long thấy


bạn bị bắt nạn chạy lại - Tránh đòn đá và gạt chân: hạ thấp người và nhảy
đánh đuổi An, Cường. An 30s
gọi Tuấn, Hạnh, Hưng là
đồng bọn tới

25
|| Nhóm 1 – PC1734_134

- Gồm thành viên:


+ Võ Thành Long
+ Nguyễn Đình Tuấn
+ Hoàng Đức Hạnh
+ Hồ Phước Vĩnh Hưng
- Nội dung tứ đấu nam
Hình 5. Tránh đòn đá và gạt chân

- Phản đòn đấm móc tay trái:


+ Tay phải gạt số 1 chặn tay đối phương.
+ Tay trái đánh vào mặt đối phương đồng thời chân
trái gạt chân.

Hình 6. Phản đòn đấm móc tay trái

- Phản đòn đấm thẳng phải số 1:


+ Bước chân trái né người về bên trái đứng đinh tấn
trái, gạt tay phải lối 1 chận tay đấm của đối phương
xuống ngay cổ tay.
+ Chém tay trái lối 1 vào mặt.
+ Thấp người xuống đấm thấp phải vào bụng.

1Hình 7. Phản đòn đấm thẳng phải số 1

26
|| Nhóm 1 – PC1734_134

- Phản đòn đấm lao phải số 1:


+Vừa bước chân phải lên đứng trung bình tấn sát
phía sau người của đối phương.
+ Dùng chỏ phải đánh vào cổ, đồng thởi tay trái chém
vào ngực hất cho đối phương văng ra.

Hình 8. Phản đòn đấm lao phải số 1

- Phản đòn đấm thấp phải số 1:


+ Tay phải gạt lối 2 từ dưới dở cao lên, đồng thời đá
tạt chân phải vào mặt cho đối phương té lộn đi.

Hình 9. Phản đòn đấm thấp phải số 1

- Phản đòn múc 2 tay:


+ 2 tay dùng gạt số 1 gạt tay của đối phương rồi dùng
chân phải đạp vào ngực đối phương

Hình 10. Phản đòn múc 2 tay

- Phản đòn đá tạt chân phải:


+ Bước chân phải sát vào người đối phương, đứng
đinh tấn phải. Tay trái co bắt chân từ ngoài vào, tay
phải co chận vào đùi bẻ thẳng chân đối phương
+ Tay phải chém vào mặt, đồng thời dùng tay trái hất
chân lên cho lộn đi

27
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 11. Phản đòn đá tạt chân phải

- Đá 3 đòn liên hoàn: đá tạt, đá đạp ngang 2 bên

Hình 12. Đá 3 đòn liên hoàn: đá tạt, đá đạp ngang 2


bên

- Xoạc chân né đòn bay đá:

Hình 13. Xoạc chân né đòn bay đá

- Đòn chân số 20: Long lướt 1 bước hoặc chạy đà đến


gần đối phương. Lấy đà chân trái, chân phải tung lên
ngang tầm cổ đối phương. Lúc này, chân trái rút lên,
đan chéo hai chân, khóa chặt cổ đối phương.

28
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 14. Đòn chân số 20

4 - Bố cảnh 1: Đối kháng Cặp 1: Mỗi


và phân cảnh chính quyết cặp
- Phúc đấm thẳng vào mặt Mạnh, Mạnh dùng tay trái
mang nội dung tuyên 15s
gạt phản đòn
truyền của cả bài võ nhạc.
Các bạn nam sẽ tấn công
cùng lúc, đứng gần vào
nhau dồn tất cả nắm đấm
lại tiến tới hai bạn nhưng
thành viên khác tượng
trương cho lẽ phải đánh
bật ra ngoài. Sau khi
đánh bại những kẻ bắt
nạn các bạn lại đưa tay Hình 15. Tay trái gạt phản đòn
kéo các bạn ấy dậy với ý
nghia tha thứ những việc - Kế đến mạnh phản đòn đấm thẳng vào Phúc
các bạn ấy làm.
- Gồm thành viên:
+ Dương Công Mạnh
+ Nguyễn Hoàng Phúc
+ Nguyễn Văn Tú
+ Trần Thanh Bình
+ Lê Ngọc Hiếu
+ Đào Lê Huy
+ Đặng Văn Hải
+ Phan Hoàng Nhật Hình 16. Đấm thẳng
+ Hà Trọng Tấn
+ Võ Thành Long Cặp 2:
- Nội dung đối kháng - Bình đấm thẳng
theo cặp
- Tú phản đòn đấm thẳng
+ Tay phải gạt số 2 phản đòn đấm thẳng phải

29
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 17. Tay phải gạt số 2

+ Chân phải đá vào thượng đẳng của Bình

Hình 18. Chân phải đá vào thượng đẳng

+ Trờ về tư thế cung tiễn tấn

Cặp 3:
- Phản đòn móc 2 tay: 2 tay dùng gạt số 1 gạt tay của
đối phương rồi dùng chân phải đạp vào ngực đối
phương

Hình 19. Phản đòn móc 2 tay

Cặp 4:
- Phản đòn đá tạt chân phải:

30
|| Nhóm 1 – PC1734_134

+ Bước chân phải sát vào người đối phương, đứng


đinh tấn phải. Tay trái co bắt chân từ ngoài vào, tay
phải co chận vào đùi bẻ thẳng chân đối phương
+ Tay phải chém vào mặt, đồng thời dùng tay trái hất
chân lên cho lộn đi

Hình 20. Phản đòn đá tạt chân phải

Cặp 5:
- Đòn Chân Tấn Công số 7:
Võ sinh thi triển bằng cách chạy đà chân phải lên
một bước rồi chân trái tiếp tục lướt lên theo (chân trái
lấy đà).
Tung người lên cao, đạp cùng lúc cả 2 chân vào mặt
và ngực đối phương (chân phải vào mặt, chân trái vào
ngực, người xoay sang hướng trái. Người còn lại ngã
lăn vai trái ra phía sau.

Hình 21. Đòn Chân Tấn Công số 7

5 Bố cảnh 4: Tha thứ và - Chân trái bước tam giác tấn 50s
đoàn kết. Tất cả thành
viên trong đội tiến vào
sân khấu, sắp xếp theo
thứ tự bàn trước và đánh
bài quyền sáng tạo.
- Gồm thành viên: tất cả
thành viên trong nhóm

31
|| Nhóm 1 – PC1734_134

- Nội dung : quyền sáng Hình 22. Gạt số 1 tay trái tay
tạo - Gạt số 1 tay trái tay
- Đấm thẳng phải

Hình 23. Đấm thẳng phải


- Chân phải bước tam giác tấn
- Gạt số 1 tay phải
- Đấm thẳng tay trái
- Chém số 1 tay phải về phía trước, đinh tấn chân trái

Hình 24. Chém số 1 tay phải


- Bước lên, chém số 1 tay trái về phía trước, đinh tấn
chân trái.
- Lùi xuống, tự nhiên tấn
- Đinh tấn lùi chân trái, đánh liên tiếp chém số 3.

32
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 25.Chém số 3.
- Từ đinh tấn, chân phải bước sang đinh tấn ngang tay
trái gạt số 3, tay phải gạt số 4.

Hình 26.Tay trái gạt số 3, tay phải gạt số 4.


- Nghiêng người về phía bên trái, đá thẳng chân phải.

Hình 27.đá thẳng chân phải


- Quay lại trung bình tấn, tay phải gạt số 4, tay trái gạt
số 3.
- Nghiêng người về phía bên phải, đá thẳng chân trái.
- Quay sang trái, đinh tấn, tay trái đánh chém số 3, tay
phải thủ hông

33
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 28.Chém số 3
- Tiến lên phía trước, chân thủ đinh tấn phải, tay phải
chém số 3.
.- Từ tư thế chém số 3, xoay người ra sau song chém.

Hình 29.Song chém.


- Tay phải thủ ở mặt, tay trái thủ ở hạ bộ. Đánh chiến
lược số 5.

Hình 30.Đánh chiến lược số 5.


- Thu chân trái bước lên
- Xoay người sang trái, về tư thế trung bình tấn.
- Tay trái gạt 1.
- Thu tay trái, đấm móc tay phải.

34
|| Nhóm 1 – PC1734_134

Hình 31.Đấm móc tay phải


- Tay phải gạt số 1
- Thu tay phải về, tay trái đấm móc.
- Kéo hai tay ra sau gáy, dồn lực, song đấm về phía
trước.

Hình 32.Song đấm về phía trước.


- Thu quyền.
- Đặt tay lên hông, lui về sau.
Kết: Hãy cùng chúng tôi Tạo tháp.
chung tay để tạo nên một
tương lai nơi không còn
bạo lực học đường.

Hình 33: Tạo Tháp

35
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận chung

4.1.1 Kết luận về nghiên cứu đề tài


Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên những cơ sở lí thuyết đã tìm tòi từ
các tài liệu tham khảo, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, nhóm chúng em đã áp dụng
sáng tạo ra một tiểu phẩm võ nhạc mang lại những bài học mang tính nhân văn, đồng
thời truyền cảm hứng cho thế hệ thanh niên ra sức rèn luyện thân thể để giúp ích cho
bản thân và cộng đồng.

4.1.2 Kết luận chung về tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của việc nghiên cứu đề tài và đối chiếu với mục đích nghiên cứu
Võ nhạc là cách hay để quảng bá võ thuật gần gũi hơn với giới trẻ khi mang sự
tươi mới và sôi nổi. Tùy kỹ thuật và từng môn võ mà ban huấn luyện có thể xây dựng
bài biểu diễn võ nhạc phù hợp nhất. Dùng võ nhạc để phát triển võ là một hướng tốt,
vừa rèn được kỹ năng lại gần gũi với sở thích của giới trẻ chứ không khô cứng như
các lò luyện võ xưa nay. Điều nhiều người hâm mộ thấy hài lòng là các động tác võ
tuy hiện đại nhưng vẫn không làm mất đi cái hồn của võ. Do vậy, võ nhạc làm thay
đổi những quan niệm về võ thuật.

4.2 Đề nghị

4.2.1 Đề nghị với Tổ VOVINAM


Qua hai kỳ học Vovinam 1 và 2. Chúng em nhận thấy rằng những điều được học
trên giảng đường chưa áp dụng được trong đời sống. Do đó chúng em mong muốn
được thực hành nhiều hơn, để tăng khả năng nhanh nhạy, và những cái đã học trở nên
có ý nghĩa.

4.2.2 Đề nghị với Đại Học FPT


Chúng em mong muốn nhà trường có thể điều chỉnh được thời gian học môn
Vovinam phù hợp hơn. Hiện tại những sinh viên tụi em đã có thời gian học từ 7-12h.
Tuy nhiên, chúng em chỉ được nghỉ 30 phút để tiếp tục học môn VOV. Kính mong
nhà trường xem xét.

36
37

You might also like