You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT




KỊCH BẢN VÕ NHẠC


Tên sản phẩm DÙNG VÕ ĐỂ TỰ VỆ

MÔN: VOVINAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thuận


Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Lớp: PC1705_VOV134

ĐÀ NẴNG 2022

Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT


KỊCH BẢN VÕ NHẠC


MÔN: VOVINAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thuận


Nhóm thực hiện: NHÓM 1 – PC1705
1. HUỲNH NGỌC BẢO KHÁNH – 9. LÊ TRẦN THANH MAI –
DE17163 (NHÓM TRƯỞNG) DE170071
2. NGUYỄN VĂN THÁI – DA170031 10. NGUYỄN THANH HOÀNG –
(NHÓM PHÓ) DE170126
3. HUỲNH CAO KỲ DUYÊN – 11. TRẦN VĂN QUÝ DŨNG –
DA170003 DE170150
4. NGUYỄN THỊ THU TRINH – 12. HỒ THỊ XUÂN MAI – DE170154
DA170004
13. NGUYỄN GIA BẢO NGỌC –
5. A ĐÔ EN – DA170017 DE170196
6. NGUYỄN VŨ NGỌC KHUÊ – 14. NGUYỄN PHƯƠNG DUNG –
DA170034 DE170219
7. TRẦN DANH – DE160314 15. NGUYỄN HỒ ĐĂNG – DE170357
8. ĐẶNG ĐẠI LỘC – DE170036 16. ĐẶNG PHƯỚC HÂN – DE170359

Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Đà Nẵng, ngày….tháng ….năm 2021


Giảng viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT


Trang 3
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾT LUẬN: (đánh dấu X vào ô cho)


□ Duyệt thông qua
□ Không thông qua

Ý kiến đề nghị
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Đà Nẵng ngày ... tháng ... năm 2022


Hội đồng xét duyệt

Trang 4
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn Tổ Vovinam của trường đại học FPT đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng em học tập, các thầy cô đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng
em những kiến thức quý báu trong năm vừa qua.
Nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thuận đã tận
tình hướng dẫn chỉ bảo nhóm trong quá trình thực hiện đề tài, tạo cho nhóm những tiền
đề, những kiến thức để tiếp cận vấn đề, phân tích giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà nhóm em
hoàn thành bài luận của mình được tốt hơn.
Chúng con xin chân thành cảm ơn ông bà, cha mẹ đã luôn động viên ủng hộ vật
chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua. Và nhóm chúng em xin cảm ơn sự quan tâm
giúp đỡ và ủng hộ của các anh chị, bạn bè trong quá trình thực hiện tiểu luận.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự thông
cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô. Những kiến thức mà em được học hỏi là
hành trang ban đầu cho quá trình làm việc của chúng em sau này. Nhóm chúng em xin gửi
tới mọi người lời chúc thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Đà Nẵng, ngày 5 tháng 8 năm 2022.

Trang 5
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 8
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 8
1.2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
8
1.2.1 Ý nghĩa khoa học 8
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn 8
1.3 MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 9
1.3.1 Mục đích chung 9
1.3.2 Mục tiêu cụ thể 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
2.1 VÕ THUẬT – VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO 10
2.1.1 Tìm hiểu về võ thuật 10
2.1.2 Sơ lược về nguồn gốc Vovinam – Việt Võ Đạo 11
2.1.3 Các kỹ thuật căn bản: 12
2.1.4: Các phản đòn căn bản 17
2.1.5: Chiến lược: 18
2.1.6. Quyền pháp: 20
2.1.7. Đòn chân tấn công: 20
2.2 ÂM NHẠC: 20
2.2.1: Theo nhịp của nền nhạc 20
2.2.2: Kết hợp các kỹ thuật Vovinam với nhau 20
2.2.3: Tổ chức đội hình 21
2.2.4 Sân khấu 21
2.2.5 Âm thanh 21
2.3 KỊCH: 22
2.3.1 Xây dựng kịch bản 22
2.3.2 Biểu cảm 22
2.3.3: Thể hiện ý nghĩa / nội dung võ nhạc 22
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
3.1 PHÂN CÔNG CÁC NHÓM NHỎ HOẠT ĐỘNG 23
Trang 6
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
3.2 Ý TƯỞNG XÂY DỰNG TIỂU PHẨM VÕ NHẠC 23
3.2.1 Đề tài 23
3.2.2 Ý nghĩa đề tài 23
3.3 NỘI DUNG CHI TIẾT: 23
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 34
4.1 KẾT LUẬN CHUNG 34
4.1.1 Kết luận về nghiên cứu đề tài 34
4.1.2 Kết luận chung về tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
việc nghiên cứu đề tài và đối chiếu với mục đích nghiên cứu 34
4.2 ĐỀ NGHỊ 34
4.2.1 Đề nghị với Tổ VOVINAM 34
4.2.2 Đề nghị với Đại Học FPT 34

Trang 7
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU


1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Võ thuật được sinh ra như một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người,
nhằm mục đích bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh khỏi những nguy
hiểm, hoặc cũng đơn thuần là một cách để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe bản thân.
Vovinam Việt Võ Đạo cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Các kỹ thuật mạnh mẽ và dứt khoát của bộ môn Vovinam nay đã và đang được cải
biên, và có thể được biểu diễn trên nền nhạc sôi động có thể giúp Vovinam được tiếp cận
với khán giả dễ dàng hơn. Đồng thời võ nhạc góp phần làm tăng khả năng sáng tạo của
chính bản thân người đang luyện tập bộ môn Vovinam.
Võ nhạc có thể khiến cho mọi người thay đổi cái nhìn về võ thuật – là một bộ môn
cứng nhắc, khô khan. Tuy nhiên, giờ đây mọi người có thể nghĩ rằng võ thuật cũng có thể
kết hợp với âm nhạc để tạo ra một màn trình diễn lôi cuốn và bắt mắt.
Ta không thể chối cãi rằng võ nhạc đang thực sự góp phần thu hút giới trẻ tham gia
luyện tập bộ môn Vovinam Việt Võ Đạo nhiều hơn và giúp bảo vệ giá trị văn hóa của
nước nhà. Âm nhạc và võ thuật đều có chung mục đích giáo dục và hướng thiện. Thế nên,
kết hợp Vovinam cùng nhạc mang tính dân tộc vào học đường sẽ giúp học sinh có thêm
tinh thần yêu nước, hứng thú tìm hiểu và bảo tồn lịch sử, truyền thống dân tộc hơn.
1.2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1.2.1 Ý nghĩa khoa học
Góp phần phát huy tinh thần võ Việt, thực hiện người Việt học võ Việt, giúp bảo
tồn di sản văn hóa phi vật thể của một quốc gia.
Võ nhạc là một trong những hình thái của võ thuật, hướng đến mục tiêu rèn luyện
sức khỏe, giáo dục, hướng thiện.
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Hiểu được tầm quan trọng của các kỹ thuật Vovinam trong võ nhạc và áp dụng
được các kỹ thuật ấy vào trong thực tiễn.
Sức mạnh không phải được sử dụng để đi ức hiếp, khống chế, bạo lực với người
yếu hơn mà được dùng để tự vệ và bảo vệ lẽ phải.

Trang 8
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
Võ nhạc là một cách thức tốt để vừa có thể rèn giũa kỹ năng trong võ thuật, vừa
thúc đẩy sức sáng tạo theo sở thích của giới trẻ chứ không cứng nhắc như cách thức
truyền thống.
Võ nhạc làm cho khán giả cảm thấy các động tác võ hiện đại sinh động, được cải
biên đơn giản nhưng vẫn giữ được bản chất của võ thuật.
1.3 MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.3.1 Mục đích chung
Khuyến khích sinh viên sáng tạo, đổi mới phương pháp học tập nhằm kích thích sự
ham học hỏi, hiểu biết của sinh viên.
Nâng cao sức khỏe, giúp tiêu hao năng lượng tốt nhất. Đồng thời, tăng cường tính
dẻo dai và sức chịu đựng.
Rèn luyện nhân cách của sinh viên: khả năng tự tin trước đám đông, có khả năng
xử lý tốt các tình huống, tính kỷ luật hay đoàn kết trong sinh hoạt tập thể.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Tính thực dụng trong môn võ Vovinam.
Tính linh động khi vận dụng các kỹ thuật Vovinam trên nền nhạc.
Sự kết hợp hài hòa giữa võ và nhạc.

Hình 1. Đòn chân tấn công đặc trưng của Vovinam

Trang 9
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 VÕ THUẬT – VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO
2.1.1 Tìm hiểu về võ thuật
Võ thuật là hệ thống các kỹ năng
chiến đấu được thực hành vì một số lý do
như tự vệ; ứng dụng quân sự và thực
thi pháp luật; cạnh tranh; phát triển thể
chất, tinh thần; giải trí; và bảo tồn di sản
văn hóa phi vật thể của một quốc gia.
Với tư cách là một nghệ thuật vận động,
võ thuật hướng đến mục tiêu đem lại cho
con người sự chiến thắng trong các cuộc
chiến, rèn luyện sức khỏe, và phục vụ
một số nhu cầu cần thiết tuỳ thuộc vào
từng bộ môn. Trải theo thời gian, võ
thuật hiện đại không còn nhấn mạnh vai
trò chiến đấu và chiến thắng bằng mọi
giá như trước, mà đã chú trọng hơn nhiều
đến các mục tiêu khác như để rèn luyện
Hình 2. Vovinam trong học đường sức khỏe, thực thi quyền tự vệ chính
đáng khi hữu dụng. Một số môn phái được đưa ra thi đấu như những môn thể thao biểu
diễn hoặc đối kháng với những điều luật khắt khe nghiêm cấm sử dụng các đòn đánh
hiểm, độc.
Tuy có thể đồng nhất "Võ" và "Võ thuật", nhưng thực ra hai khái niệm ít nhiều vẫn
có ranh giới. "Võ", nói chung, chỉ lối đánh nhau bằng tay không hay binh khí, và đôi khi,
nhằm chỉ một bộ môn đối lập với "văn"; còn "võ thuật" lại thiên về nghệ thuật vận động
hơn. Theo đó võ thuật đề cao phương pháp, cách thức, sự khéo léo, kĩ thuật, nghĩa là sự
phát huy toàn diện sức mạnh của con người để chiến thắng mọi địch thủ mà không chỉ là
những đối thủ trực diện trên sàn đấu.
Võ thuật đang dần được đưa vào chương trình giáo dục bắt buộc ở Việt Nam, bởi
võ thuật không đơn thuần là một môn thể thao hay giải pháp bảo vệ bản thân, nó còn
mang đến nhiều bài học ý nghĩa, là nguồn cảm hứng để những người luyện tập bộ môn
này điều chỉnh thái độ sống hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Là môn thể thao, nhưng võ khác với các môn thể thao đang tập luyện tại trường.
Các môn thể thao trong chương trình giáo dục thể chất hiện nay như chạy, nhảy, ném tạ,
Trang 10
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
nhảy cao, nhảy xa… được lặp đi lặp lại hết cấp học nọ đến cấp học kia, lại không mang ý
nghĩa thực tiễn, không thể được áp dụng vào đời sống. Trong khi đó, võ thuật trang bị cho
người học những kỹ năng và bài học cần thiết trong cuộc sống.
2.1.2 Sơ lược về nguồn gốc Vovinam – Việt Võ Đạo
Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ thuật – võ đạo được Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập
vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng
thời ông đề ra chủ thuyết “Cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân
bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
Về nội dung, Vovinam có hai phần: võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật) và võ đạo
Việt Nam (Việt Võ Ðạo).
Trong cái tên Vovinam Việt Võ Đạo thì Vovinam là gốc rễ, cội nguồn, còn Việt võ
Ðạo là hoa trái của Vovinam sau quá trình mấy chục năm phát triển. Có thể gọi Vovinam
hay Việt Võ Ðạo cũng Ðược. Cách gọi đầy đủ và đúng nhất là Vovinam Việt Võ Ðạo.

Hình 3. Vovinam Việt Võ Đạo tại trường Đại học FPT


Vovinam là từ quốc tế hóa của từ võ thuật – võ đạo Việt Nam. Bên cạnh việc tập
luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện ngoại công, khí công và coi trọng việc
trau dồi nhân tính. Vovinam có các đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng còn gọi là “Đòn chân tấn
công”, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn
nhất với nhiều môn sinh có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có Ba Lan, Bỉ,
Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ,
Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc, Ấn Độ, Iran, Tây Ban Nha…
Vovinam Việt Võ Đạo được sáng lập bởi Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc (1912 –
1960). Dựa trên nền tảng võ và vật cổ truyền của dân tộc, Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc
đã hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam vào năm 1938.

Trang 11
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
2.1.3 Các kỹ thuật căn bản:
- Bộ chém:
+ Chém số 1: Tay khép chặt để bên vai đối
diện (tay phải, vai trái), úp lòng bàn tay, cạnh tay
hướng trước. Chém mạnh cạnh tay từ trong ra ngoài
theo đường chéo từ trên.

Hình 4. Chém số 1
+ Chém số 2: Tay khép chặt để bên vai cùng
bên. Chém mạnh cạnh tay từ ngoài vào trong theo
hướng chéo vào mục tiêu, lòng bàn tay hướng lên
trên, tay còn lại đặt ở hông.

+
Chém số 3: Hình 5. Chém số 2
Tay khép chặt để trước ngực, cạnh tay hướng
trước. Chém cạnh tay đẩy thằng từ ngực ra trước
vào cằm hoặc cổ đối phương.

Hình 6. Chém số 3

+ Chém số 4: Tay khép chặt, đặt


ngửa ở hông. Chém cạnh tay đẩy ngửa
thẳng vào cổ hoặc lườn.

Trang 12

Hình 7. Chém số 4
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

- Bộ đấm:
+ Đấm thẳng: Đứng ở tư thế thủ – Đấm thẳng
theo hướng chéo từ hông đến cằm, vặn tréo úp nắm
đấm khi đến mục tiêu.

Hình 8. Đấm thẳng


+ Đấm múc: Đứng ở tư thế thủ – Đấm thốc từ
dưới lên vào bụng đến cằm, lưng bàn tay hướng
trước.

Hình 9. Đấm múc

+ Đấm móc: Đấm ở tư thế thủ – Đấm vòng từ


ngoài vào trong đến cằm tạo thành góc 90 độ, lưng
bàn tay hướng lên trên.

Trang 13
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

+ Đấm lao: Đứng ở tư thế thủ – vương người


tới trước, đấm lưng nắm đấm vào mục tiêu, cánh tay
thẳng.

Hình 11. Đấm lao

+ Đấm bật ngược: Đứng ở tư thế thủ – Đấm


bật ngược lưng nắm đấm vào mục tiêu, từ trong đánh
ra.

Hình 12. Đấm bật ngược


+ Đấm phạt ngang: Đứng ở tư thế
thủ – Đấm bật cạnh tay (như chém cạnh
tay số 1) theo hướng từ vai đối diện đánh
ra trước.

Trang 14 Hình 13. Đấm phạt ngang


Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

- Bộ gạt:
+ Gạt số 1: Lòng bàn tay hướng phía trước, cạnh bàn tay hướng ra ngoài, hơi khép
nách. Gạt cạnh tay theo hướng vẽ nửa vòng tròn, từ trong ra ngoài, xuất phát từ bên hông
đi ngang che vùng mặt, cổ (chống hướng tấn công từ phía trước).
+ Gạt số 2: Lòng bàn tay hướng ra sau, cạnh bàn tay hướng vào trong, hơi khép
nách. Gạt nửa vòng tròn từ ngoài vào trong, từ trên xuống, đi ngang vùng mặt che đỡ khu
vực mặt, bụng ( chống hướng tấn công từ phía trước).
+ Gạt số 3: Lòng bàn tay hướng phía trước cạnh bàn tay hướng lên trên. Gạt đỡ từ
dưới lên trên, che đỡ đỉnh đầu ( chống hướng tấn công từ phía trước).
+ Gạt số 4: Lòng bàn tay hướng ra sau, cạnh bàn tay hướng xuống. Gạt đỡ từ trên
gạt xuống hơi chếch ra trước (đỡ chặn hướng tấn công từ dưới lên).

Hình 14. Bộ gạt

- Bộ chỏ:
+ Chỏ số 1: Chỏ đặt ngang ngực – Đánh chỏ theo đường chéo từ trên xuống, từ
ngoài vào trong ngực, mặt, cổ.
+ Chỏ số 2: Chỏ đặt ngang ngực – Đánh chỏ vòng theo hướng từ trước ra sau từ
trên cắm xuống, mục tiêu ngay phía sau lưng mình (chỏ lái).
+ Chỏ số 3: Chỗ đặt trước ngực – Đánh chỏ thốc từ dưới lên vào ngực, cằm.

Trang 15
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
+ Chỏ số 4: Đặt chỏ trước ngực – Đánh cắm chỏ theo hướng từ trên xuống, người
hơi chùng.

Hình 15. Bộ chỏ


- Bộ đá:
+ Đá thẳng: Đứng ở tư thế thủ – Co cao đầu gối chân sau lên phía ngực, ống quyển
co vào đùi, cong ngón chân lại, đá bật mạnh từ dưới lên, đưa đùi lên cao, sau đó co ống
quyển lại và đặt chân về vị trí cũ. Động tác thực hiện phải nhanh, chân trụ hơi cong, thân
hình phải giữ thẳng để duy trì sự thăng bằng.
+ Đá cạnh: Đứng ở tư thế thủ – Co cao đầu gối (Gối hướng về hướng đá), đá bật
lưng bàn chân theo hướng vòng cung cùng bên chân đá, từ trong ra ngoài.
+ Đá tạt: Đứng ở tư thế thủ – Co cao chân đá lên bên hông sao cho ống quyển song
song với mặt đất nghiêng người sang bên, đá theo hướng vòng cung từ ngoài vào trong
khi hơi lắc hông và xoay chân trụ qua bên trái, bật đầu gối chân đá ra, thân giữ vững
thăng bằng, co chân lại như trước và đặt trở về vị trí cũ.
+ Đá đạp ngang: Đứng ở tư thế thủ – Co cao đầu gối, bàn chân vào gần đầu gối
chân trụ, cạnh bàn chân hướng trước, dồn hết sức của hông cùng thân trên, bật đầu gối
bung bàn chân đá ngang thẳng ra gần song song với mặt đất, giữ thân trên ngâng lên, chỉ
hơi nghiêng về sau một chút, sau khi đá co chân lại ngay và chuyển nhanh chân về vị trí
ban đầu. Khi đá cần dồn sức mạnh hông để tăng thêm sức mạnh cơ thể cho bàn chân đá.
Khi đá, các ngón chân bàn chân trụ hơi xoay ra một chút.

Trang 16
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

Hình 16. Bộ đá

2.1.4: Các phản đòn căn bản


- Phản đòn đấm thẳng phải số 1: Bước chân trái né
người về bên trái đứng đinh tấn trái, gạt tay phải
lối 1 chận tay đấm của đối phương xuống ngay cổ
tay. Chém tay trái lối 1 vào mặt. Thấp người xuống
đấm thấp phải vào bụng.
- Phản đòn đấm móc phải số 1: Thấp đầu xuống né
đấm móc.Tay phải gạt ngang. Chân trái bước lên
gài sau chân trái đối phương, đồng thời tay trái lòn
khóa tay phải đối phương lại. Kéo cho đối phương
té, đồng thời đấm múc vào mặt.
Hình 17. Phản đòn đấm thẳng tay phải
- Phản đòn đấm lao phải số 1: Vừa cuối thấp đầu
xuống, vừa bước chân phải lên đứng trung bình tấn sát phía sau người của đối phương.
Dùng chỏ phải đánh vào cổ, đồng thởi tay trái chém vào ngực hất cho đối phương văng
ra.
- Phản đòn đấm múc phải số 1: Bước chân trái né sang trái đứng đinh tấn trái, tay phải gạt
số 2 từ dưới lên ngay cổ tay. Tay phải đánh bật vào mặt, đồng thời đạp ngang chân phải
vào hông.
2.1.5: Chiến lược:
Vovinam Việt Võ đạo có tổng cộng 30 chiến lược. Tuy nhiên theo chương trình căn bản,
sinh viên chỉ học 10 chiến lược đầu tiên.

Trang 17
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
- Chiến lược 1:
+ Bước chân trái lên đinh tấn trái, đồng thời chém tay trái lối 1
+ Thấp người xuống vẫn đinh tấn trái, đấm thấp tay phải
+ Bước chân phải lên, đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 1 từ trên xéo xuống
- Chiến lược 2:
+ Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái
+ Ðá chém tay phải, chân phải
- Chiến lược 3
+ Bước chân phải lên đinh tấn phải, đồng thời đấm móc tay phải
+ Bước chồm tới trước đấm bật ngang tay phải
+ Ðá chém tay trái, chân trái
- Chiến lược 4:
+ Bước xéo chân phải qua chân trái, đạp ngang chân trái (thấp)
+ Hạ chân trái xuống, bước chân phải qua chân trái, đạp ngang chân trái một lần
nữa (cao)
+ Xoay người đạp ngang chân phải
- Chiến lược số 5:
+ Ðá cạnh chân phải vào mặt
+ Ðặt chân phải xuống đinh tấn phải, đấm thẳng tay phải
+ Ðấm bật ngược tay phải
- Chiến lược số 6:
+ Bước dài chân trái lên đinh tấn trái, tay trái chém lối 2
+ Bước chân phải lên đinh tấn phải, tay phải chém lối 2
+ Bước chân trái lên đứng trung bình tấn ngang, đấm thấp tay trái
+ Xoay người đạp ngang chân phải

Trang 18
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
Hình 18. Chiến lược số 6

- Chiến lược số 7:
+ Ðinh tấn trái: 2 tay chém song song về hướng trái (tay trái úp chém vào màng
tang, tay phải ngửa chém vào cổ)
+ Bước chân phải lên đứng trung bình tấn, tay phải đánh chỏ số 7 vào ngực hoặc
cổ, tay trái chém vào ngực hất văng ra
- Chiến lược số 8:
+ Ðá quét chân phải
+ Ðạp ngang chân phải
+ Ðá tạt chân trái
- Chiến lược số 9:
+ Ðá tạt chân trái
+ Ðá tạt chân phải
+ Xoay ra sau đạp hậu chân trái
- Chiến lược số 10:
+ Ðứng đinh tấn trái đấm thẳng tay trái
+ Bước chân phải lên trảo mã trái (chân phải trước) đấm lao phải
+ Bước chân trái lên trảo mã phải (chân trái trước) đấm múc trái
+ Bước chân phải lên trảo mã trái (chân phải trước) đấm móc phải
+ Bước dài chân phải lên đinh tấn phải, đấm bật ngang phải
+ Bước chân trái ra sau đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 2

Trang 19
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
2.1.6. Quyền pháp:
Vovinam ở trình độ cơ bản bao gồm 3 bài quyền:
- Khởi môn quyền
- Nhập môn quyền
- Thập tự quyền
2.1.7. Đòn chân tấn công:
Vovinam Việt Võ Đạo gồm tổng cộng 21 đòn chân tấn công, được chia ra làm 3
cấp độ từ dễ đến khó như sau:
- Mức độ dễ: Đòn chân tấn công từ số 1 đến số 4
- Mức độ trung bình: Đòn chân tấn công từ số 5 đến số 10
- Mức độ khó: Đòn chân tấn công từ số 11 đến số 21
Ở mức độ dễ, đòn chân tấn công được dùng để tấn công vào các vị trí ở chân.
Ở mức độ trung bình, đòn chân tấn công được dùng để tấn công vào các vị trí ở
phần ngực, bụng, lưng…
Ở mức độ khó, đòn chân tấn công được dùng để tấn công vào vùng cổ. Để tấn công
được vị trí cổ, người tập võ Vovinam Việt Võ Đạo phải có nền tảng thể lực tốt, độ nhạy
bén, khả năng bật nhảy cũng như nắm bắt cơ hội tốt nhất có thể. Bởi nếu sử dụng những
đòn chân này không hiệu quả sẽ gây nguy hiểm khôn lường cho người ra đòn.
2.2 ÂM NHẠC:
2.2.1: Theo nhịp của nền nhạc
Nhịp điệu là yếu tố có tầm quan trọng đối với bất kỳ thể loại nhạc nào. Lựa chọn
những động tác kỹ thuật vovinam phù hợp với âm điệu và nhịp phách của nhạc.
Việc cảm âm tốt sẽ mang lại hiệu ứng cao hơn giúp cho võ sinh thể hiện được
những kỹ thuật dứt khoát, rõ ràng và mạnh mẽ.
2.2.2: Kết hợp các kỹ thuật Vovinam với nhau
Vận dụng những kỹ thuật đã học ở võ 1 và võ 2 vào phần trình diễn của mình. Sự
kết hợp phải phù hợp, sáng tạo theo kịch bản và trên nền nhạc. Trình diễn hài hòa, đồng
đều tạo cảm giác hấp dẫn người xem. Một đòn thế tung ra tối thiểu 3 động tác. Lối ra đòn
này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng,
nhanh lẹ của người Việt Nam.
Tuân theo nguyên lý “ Cương - Nhu phối triển ”. Những đòn thế nhu nhuyễn, các
đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết giao giữa
Trang 20
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
cương – nhu, giống như sự giao hòa giữa âm – dương trong thiên nhiên và xã hội. Nguyên
lý này thể hiện ở chỗ lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công
(cương).
2.2.3: Tổ chức đội hình
Di chuyển đội hình linh hoạt theo các
nhiều dạng khác nhau đảm bảo phần trình
diễn ấn tượng. Ban đầu có thể sắp xếp so le
để thực hiện các động tác nghiêm lễ để bắt
đầu phần trình diễn của võ sinh.
Di chuyển đội hình phù hợp thể hiện
được nội dung mình muốn truyền tải, có thể
tổ chức trình diễn tứ đấu, tự vệ nữ, đối
kháng theo cặp,… để thể hiện sự kịch tính. Hình 19. Đội hình kết thúc bài
Những đoạn cao trào có thể tạo điểm nhấn bằng hình thức sắp xếp đội hình tháp kết hợp
với đá vỡ tấm gỗ hoặc vật gì đó.
2.2.4 Sân khấu
Những đạo cụ khi đưa vào phải phù hợp với kịch bản. Đồng thời phải an toàn, để
tránh gây tai nạn, thương tích khi va chạm cho bản thân cũng như những người đồng đội
Nhạc nền làm tăng không khí sinh động cho các phân cảnh trong kịch bản.
Trang phục khi biểu diễn là trang phục Vovinam, phải đúng quy tắc trang phục
(thắt đai đúng, quần áo không bị lệch tà,...)
2.2.5 Âm thanh
Tùy vào nội dung mà lựa chọn nền nhạc. Có thể là nhạc dân tộc, nhạc kpop, vpop,
hay EDM,… Ưu tiên lựa chọn nhạc hào hứng, hào hùng, năng động. Sự kết hợp giữa
nhiều nền nhạc cũng mang lại sự “mê hoặc” vừa giữ màu sắc truyền thống lại có âm nhạc
hiện đại.
2.3 KỊCH:
2.3.1 Xây dựng kịch bản
Điều cốt lõi đầu tiên khi xây dựng kịch bản cho một tiểu phẩm võ nhạc Vovinam là
phải có một chủ đề phù hợp, đồng thời liên quan đến tình hình thực tế. Mục đích của việc
lựa chọn chủ đề phù hợp là để giúp cho khán giả dễ hình dung. Chủ đề được chọn thường
mang lại thông điệp xã hội và mang tính truyền cảm hứng cao nhằm mang lại giá trị tích
cực đối với cộng đồng.
Trang 21
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134
Dựa trên chủ đề lựa chọn, ta cần xây dựng các tình huống trong kịch bản sao cho
chúng mang tính logic chặt chẽ, phù hợp và tương thích với những kỹ thuật lồng ghép.
Các phân cảnh biến đổi linh hoạt, giúp cho kịch bản thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn người
xem.
2.3.2 Biểu cảm
Nhập vai, sử dụng toàn bộ năng lượng cùng những thế võ nhuần nhuyễn, điêu
luyện mang đến sự độc đáo.
Thể hiện sự đoàn kết, gắn bó - truyền thống bất khuất của ông cha ta để nêu cao
tinh thần “ anh em bốn bể một nhà ”.
Xuyên suốt phần trình diễn, thần thái cũng là một phần quan trọng góp phần nên sự
thành công. Sự nhiệt huyết, năng động, máu lửa hết mình với phần diễn của mình, tạo
cảm giác hăng hái cho người xem.
2.3.3: Thể hiện ý nghĩa / nội dung võ nhạc
Từ chủ đề đã chọn, ta cần truyền tải thông điệp đằng sau câu chuyện một
cách rõ ràng, không màu mè, dễ hiểu. Những thông điệp thường có thể kể đến như:
phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,... Vừa phát huy
tinh thần võ việt vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiện tượng xảy ra nêu cao
giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong cuộc sống.

Trang 22
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


3.1 PHÂN CÔNG CÁC NHÓM NHỎ HOẠT ĐỘNG
Các thành viên trong nhóm chia thành nhiều nhóm nhỏ hoạt động

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

- Huỳnh Ngọc Bảo Khánh - Nguyễn Văn Thái (Nhóm - Huỳnh Cao Kỳ Duyên
(Nhóm trưởng) phó) - Nguyễn Vũ Ngọc Khuê
- Nguyễn Thị Thu Trinh - A Đô En - Lê Trần Thanh Mai
- Trần Danh - Đặng Đại Lộc - Hồ Thị Xuân Mai
- Nguyễn Thanh Hoàng - Trần Văn Quý Dũng - Nguyễn Hồ Đăng
- Nguyễn Gia Bảo Ngọc - Nguyễn Phương Dung
- Đặng Phước Hân

- Chọn đề tài - Sáng tạo các chiến lược - Sáng tạo bài quyền đồng đội
- Xây dựng kịch bản - Chọn nhạc phù hợp - Chọn nhạc phù hợp
- Chuẩn bị đạo cụ

3.2 Ý TƯỞNG XÂY DỰNG TIỂU PHẨM VÕ NHẠC


3.2.1 Đề tài
Sinh viên học võ Vovinam, dùng Vovinam để tự vệ khi bị tấn công.
3.2.2 Ý nghĩa đề tài
Võ thuật không phải để thượng đài, bắt nạt kẻ yếu.
Võ thuật chỉ được dùng để tự vệ, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những kẻ yếu thế.
3.3 NỘI DUNG CHI TIẾT:

Áp dụng các chương trình đã học ở Võ 1 và Võ 2, xây dựng nội dung võ nhạc.

Trang 23
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

STT Nội dung Kỹ thuật, hình ảnh, nhạc TL


(giây
)

1 Tên nhóm: Free fire Âm nhạc: Nhạc nền võ thuật


Chủ để: Dùng võ để tự
vệ

2 Bối cảnh 1: - Sử dụng kĩ thuật: trung bình tấn, đấm thẳng 50s
- Trong lớp học tay phải, đấm thẳng tay trái, đấm thẳng trái
Vovinam, các sinh viên phải.
đang tập luyện đồng
loạt, có một sinh viên cá
biệt tập sai kỹ thuật.
- Phân vai:
+ 11 sinh viên: Ngọc
Khuê, Xuân Mai, Bảo
Hình 20. Lớp học võ Vovinam
Ngọc, Thu Trinh,
Phương Dung, Kỳ
Duyên, Bảo Khánh,
Thanh Mai, Đô En, Văn
Thái, Thanh Hoàng. - Trung bình tấn

+ 1 sinh viên cá biệt:


Đại Lộc.
Hình 21. Trung bình tấn
+ 1 thầy giáo chỉnh lại
động tác cho sinh viên - Đấm thẳng tay phải - Đấm thẳng tay trái
cá biệt: Hồ Đăng

Trang 24
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

Hình 22. Đấm thẳng tay phải, trái

- Đấm thẳng liên hoàn hai tay

3 Bối cảnh 2: - Sử dụng kỹ thuật: 40s


Sinh viên cá biệt ôn tập 1. Phản đòn đấm thẳng tay phải
thêm, các sinh viên lớp 2. Phản đòn đấm móc hai tay
khác gây gổ với sinh 3. Phản đòn đấm lao tay phải
viên cá biệt 4. Phản đòn đá tạt chân phải
5. Phản đòn đấm múc tay phải
Tứ đấu 1 đánh 3: Lộc, 6. Đòn chân tấn công số 12
Dũng, Danh. Hân
Lộc - Danh:
- Phản đòn đấm thẳng tay phải:
+ Gạt số 1 tay phải:

Hình 23. Gạt số 1 tay phải

+ Chém số 1 tay trái: + Đấm thấp tay phải

Trang 25
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

Hình 24. (trái) Chém số 1 tay trái, (phải) Đấm thấp


tay phải

- Phản đòn đấm móc hai tay:


+ Gạt số 1 hai tay + Đá đạp ngang

Hình 25. (trái) Gạt số 1 hai tay, (phải) Đá đạp


ngang

- Đá tạt ngang:

Hình 26. Đá tạt ngang

Lộc - Hân:
- Phản đòn đá tạt chân phải:
+ Tay trái co bắt chân từ ngoài vào, tay phải
co chặn vào đùi bẻ thẳng chân đối phương
Trang 26
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

Hình 27. Bắt chân đối thủ

+ Chém số 1 tay phải

Hình 28. Chém số 1 tay phải

- Phản đòn đấm lao tay phải:


+ Hạ trọng tâm + Chỏ số 6 kết hợp
chém số 4

Hình 29. (trái) Hạ thấp trọng tâm, (phải) Chỏ số 6


kết hợp chém số 4

Trang 27
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

- Phản đòn đấm thẳng tay phải:

Hình 30. Phản đòn đấm thẳng tay phải

Lộc - Dũng:
- Phản đòn đấm múc tay phải:
+ Gạt số 2 tay phải

Hình 31. Gạt số 2 tay phải

+ Đá đạp ngang chân phải kết hợp đấm thẳng


tay phải

Hình 32. Đá đạp ngang chân phải kết hợp đấm


thẳng tay phải

- Phản đòn đấm thấp tay phải:


Trang 28
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

+ Gạt số 2 tay phải + Đá tạt chân phải

Hình 33. (trái) Gạt số 2 tay phải, (phải) Đá tạt chân


phải

- Đòn chân tấn công số 12

Hình 34. Đòn chân tấn công số 12

4 Bối cảnh 3: - Sử dụng các kỹ thuật: 60s


Cả lớp xếp thành hai 1. Phản đòn đấm thấp tay phải
hàng, các cặp lần lượt 2. Phản đòn đấm lao tay trái
thực hiện kĩ thuật phản 3. Phản đòn đấm thẳng tay phải
đòn: 4. Phản đòn đấm thẳng tay trái
5. Phản đòn đấm móc hai tay
6. Phản đòn đá tạt chân phải

- Thanh Hoàng - Văn - Phản đòn đấm thấp tay phải:


Thái: + Gạt số 2 tay phải + Đá tạt chân phải

Trang 29
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

Hình 35. (trái) Gạt số 2 tay phải, (phải) Đá tạt chân


phải
- Hồ Đăng và Đô En:
- Phản đòn đấm móc tay phải

Hình 36. Phản đòn đấm móc tay phải

- Bảo Ngọc và Ngọc


Khuê: - Phản đòn đấm thẳng tay phải:
+ Gạt số 1 tay phải:

Hình 37. Gạt số 1 tay phải

+ Chém số 1 tay trái: + Đấm thấp tay phải

Trang 30
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

Hình 38. (trái) Chém số 1 tay trái, (phải) Đấm thấp


tay phải
- Thu Trinh và Xuân
Mai:
- Phản đòn đấm lao tay phải:
+ Hạ trọng tâm + Chỏ số 6 kết hợp
chém số 4

Hình 39. (trái) Hạ trọng tâm), (phải) Chỏ số 6 kết


hợp chém số 4
- Phương Dung và Kỳ
Duyên: - Phản đòn đấm móc hai tay:
+ Gạt số 1 hai tay + Đá đạp ngang

Hình 40. (trái) Gạt số 1 hai tay, (phải) Đá đạp


ngang
- Bảo Khánh và Thanh
Mai:

Trang 31
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

- Phản đòn đá tạt chân phải:


+ Tay trái co bắt chân từ ngoài vào, tay phải
co chặn vào đùi bẻ thẳng chân đối phương

Hình 41. Bắt chân đối phương

+ Chém số 1 tay phải

Hình 42. Chém số 1 tay phải

5 Bối cảnh 4: Âm nhạc: Immortal 30s


Quyền đồng đội (https://www.youtube.com/watch?
v=l9PxOanFjxQ)
Đội hình: tháp tam giác

Trang 32
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

Hình 43. Đội hình tháp tam giác

Kỹ thuật:
- 3 đòn đầu tiên chiến lược số 10
- Chiến lược số 1
- Đòn chém chiến lược số 7
- Chiến lược số 5
- Chỏ số 2 tay trái
- Đá tạt chân trái
- Đá tạt chân phải

Trang 33
Nhóm 1 – Lớp PC1705_VOV134

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ


4.1 KẾT LUẬN CHUNG
4.1.1 Kết luận về nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên những cơ sở lí thuyết đã tìm tòi từ các tài liệu
tham khảo, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, nhóm chúng em đã áp dụng sáng tạo ra một
tiểu phẩm võ nhạc mang lại những bài học mang tính nhân văn, đồng thời truyền cảm
hứng cho thế hệ thanh niên ra sức rèn luyện thân thể để giúp ích cho bản thân và cộng
đồng.
4.1.2 Kết luận chung về tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
việc nghiên cứu đề tài và đối chiếu với mục đích nghiên cứu
Võ nhạc là cách để mang võ thuật đến gần hơn với giới trẻ hướng đến sự tươi mới và sôi
nổi. Tùy kỹ thuật và từng môn võ mà ta có thể tạo nên bài biểu diễn võ nhạc phù hợp
nhất. Dùng võ nhạc để phát triển võ là một hướng tốt, được rèn giũa kỹ năng và đồng thời
phù hợp với sở thích của giới trẻ. Do vậy, võ nhạc làm thay đổi những quan niệm về võ
thuật, tuy hiện đại nhưng linh hồn võ thuật vẫn được giữ nguyên để phù hợp hơn với thời
đại.
4.2 ĐỀ NGHỊ
4.2.1 Đề nghị với Tổ VOVINAM
Qua hai kỳ học Vovinam 1 và 2, chúng em nhận thấy rằng những điều được học trên
giảng đường vẫn còn mang tính học thuật thay vì tính thực tiễn đáng có. Do đó chúng em
mong muốn được tiếp cận nhiều hơn đến các kỹ thuật mang tính tự vệ, để tăng khả năng
phản xạ, và mong muốn những điều đã học trở nên có ý nghĩa thực tiễn.
4.2.2 Đề nghị với Đại Học FPT
Chúng em mong muốn nhà trường có thể điều chỉnh được thời gian và không gian học
môn Vovinam phù hợp hơn. Hiện tại, thời tiết đã vào hè rất oi bức, đặc biệt vào khung giờ
buổi trưa (từ 10 giờ đến 14 giờ). Ngoài ra, khi trời có mưa lớn, võ đường bị mưa tạt và
dột nhiều chỗ do đã bị xuống cấp phần nào. Thế nên, nhóm chúng em mong nhà trường
xem xét để bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng của võ đường nhằm mang lại chất lượng tốt
nhất cho sinh viên.

Trang 34

You might also like