You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Bài 4: Động học chất lỏng


Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu đặc điểm cũng như quy luật chuyển động
của chất lỏng. Khi nghiên cứu các quy luật chuyển động của chất lỏng cần phân biệt hai khái
niệm khác nhau là điểm không gian và phần tử chất lỏng (hạt lỏng). Điểm không gian đó là
mô hình hình học không có kích thước, vị trí của nó được xác định bằng các toạ độ x, y và z.
Phần tử chất lỏng là mô hình vật lý biểu thị một khối lượng chất lỏng vô cùng nhỏ và chiếm
một thể tích vô cùng nhỏ.
Vận tốc chuyển động u của phần tử chất lỏng cũng như áp suất p trong đó tại mỗi
thời điểm sẽ được xác định bằng vị trí của nó trong dòng chảy tức là bằng các toạ độ x, y, z
và t. Vận tốc chuyển động của phần tử chất lỏng ký hiệu là u, còn các thành phần của nó
theo các trục toạ độ là ux, uy và uz.Vì rằng các đại lượng u, p và các thành phần của chúng là
hàm toạ độ và thời gian, cho nên ta cần tìm các hàm liên tục sau:
u x = f1 ( x, y, z , t )
u = f (x, y, z , t )
 y 2
 (4.1)
u z = f 3 ( x, y, z , t )
 p = f ( x, y , z , t )
 4

4.1. Các khái niệm cơ bản


4.1.1. Chuyển động ổn định và không ổn định
Nếu vận tốc của phần tử chất lỏng đi qua một
điểm xác định A của không gian (Hình4.1) ở các thời
điểm khác nhau mà khác nhau thì chuyển động này gọi
là chuyển động không ổn định (không dừng). Trong đó,
vận tốc, áp suất tại điểm đã cho thay đổi theo thời gian
và nếu dịch chuyển từ điểm này sang điểm khác thì
chúng cũng thay đổi. Suy ra:
u = f1 (x, y, z, t )
 (4.2)
 p = f 2 ( x, y , z , t )
(Hình 4.2) là một thí dụ về chuyển động không dừng.
Hình 4.1

Hình 4.2. Chuyển động Hình 4.3. Chuyển động


không ổn định ổn định
Trường hợp ngược lại, nếu vận tốc và áp suất chỉ thay đổi theo toạ độ mà không đổi
theo thời gian thì chuyển động gọi là ổn định (dừng).
u = f 3 (x, y, z )
 (4.3)
 p = f 4 ( x, y , z )
(Hình 3.3) là thí dụ về chuyển động ổn định.
Trong chuyển động ổn định thì:
u x u y u z u p
=0; =0; =0; = 0.
t t t t
4.1.2. Các phương pháp nghiên cứu chuyển động của chất lỏng
4.1.2.1. Phương pháp Lagrăng
Theo phương pháp này ta nghiên cứu chuyển động của từng phần tử chất lỏng riêng
biệt. Giả sử tại thời điểm ban đầu t0 vị trí của một phần tử chất lỏng xác định bằng toạ độ
(x0, y0, z0) tại thời điểm t các toạ độ đó là (x, y, z). Các toạ độ của phần tử chất lỏng đối với
mỗi thời điểm phụ thuộc vào các toạ độ ban đầu và thời gian (nhìn chung là toạ độ cong).
Như vậy, hình ảnh động của chuyển động sẽ được biết nếu các toạ độ x, y và z là hàm số của
toạ độ ban đầu và thời gian.
 x = f1 (x0 , y 0 , z 0 , t )

 y = f 2 (x0 , y 0 , z 0 , t ) (4.4)
 z = f (x , y , z , t )
 3 0 0 0

Biến x, y và z gọi là biến Lagrăng.


Do gặp nhiều khó khăn trong biểu diễn toán học, phương pháp Lagrăng không được
sử dụng rộng rãi trong thuỷ lực.
4.1.2.2. Phương pháp Ơle
Theo Ơle, chuyển động của chất lỏng đặc trưng bởi việc xây dựng trường vận tốc tức
là xây dựng hình ảnh động của chất lỏng tại các điểm khác nhau của không gian ở mỗi thời
điểm đã cho. Trong đó, vận tốc tại tất cả các điểm và áp suất trong chất lỏng được xác định
dưới dạng hàm số:
u x = f1 ( x, y, z , t )
u = f (x, y, z , t )
 y 2
 (4.5)
u z = f 3 ( x, y, z , t )
 p = f ( x, y , z , t )
 4

Trong đó ux, uy, uz là các thành phần vận tốc còn toạ độ không gian x, y, z và t là biến Ơle.
Rõ ràng tại điểm không gian có các phần tử của môi trường chảy qua. Điểm yếu của
phương pháp Ơle là ở chỗ khi xét trường vận tốc thì chuyển động của những phần tử chất
lỏng riêng biệt không được nghiên cứu.
4.1.3. Quỹ đạo chuyển động của các phần tử chất lỏng, đường dòng
Vết của chuyển động của phần tử chất lỏng riêng biệt trong không gian được gọi là
quỹ đạo chuyển động của phần tử chất lỏng đó xem (Hình 4.4).
Nếu trong trường vận tốc qua một điểm của dòng chảy ta vẽ được đường cong sao
cho tại mỗi điểm của đường cong véc tơ vận tốc của các phần tử chất lỏng tiếp tuyến với
đường cong thì đường cong này đặc trưng cho phương chuyển động của đường dòng tại một
loạt các phần tử chất lỏng nối tiếp nhau trong thời điểm đã cho và được gọi là đường dòng
(Hình 3.4). Như vậy đường dòng là những đường tưởng tượng, chỉ ra hướng của chuyển
động tại mỗi điểm dọc theo đường dòng tại thời điểm đã cho.

Hình 4.4. Đường dòng và quỹ đạo


a) Véc tơ vận tốc tiếp tuyến với đường dòng; b) Đường dòng và quỹ đạo

Trong chuyển động ổn định đường dòng và quỹ đạo chuyển động của các phần tử
chất lỏng trùng nhau còn trong chuyển động không ổn định thì đường dòng không trùng với
quỹ đạo, vì phương và trị số của vận tốc của các phần tử chất lỏng riêng biệt thay đổi theo
thời gian. Các phần tử chất lỏng ở thời điểm nào đó nằm ở một đường dòng này nhưng sang
tới thời điểm tiếp theo chúng có thể nằm ở những đường dòng khác nhau.
Tập hợp các đường dòng cho ta một khái niệm rõ hơn về chuyển động chất lỏng so
với trường vận tốc. Phương pháp Ơle giúp ta có thể thành lập được phương trình đường
dòng tại các điểm riêng biệt của không gian.
Phương trình đường dòng trong chuyển động ổn định ở không gian ba chiều Oxyz có
dạng sau:
dx dy dz
= = (4.6)
ux u y uz
hay: ux dy = u y dx u y dz = uz dy ux dz = uz dx
còn trong dòng chảy phẳng thì:
dx dy
=
ux u y
hay: ux dy − u y dx = 0
Qua một điểm của dòng chảy ta chỉ có thể vẽ được một đường dòng và chỉ một mà
thôi, vì nếu ngược lại thì cùng một phần tử chất lỏng lại có vận tốc khác nhau, hướng theo
các đường dòng khác nhau. Các điểm mà ở đó có sự chia nhánh hoặc giao nhau của các
đường dòng gọi là các điểm đặc biệt. Tại các điểm đặc biệt vận tốc hoặc bằng không hoặc
bằng vô cùng. Các điểm đặc biệt được gọi là các điểm tới hạn.
Các phương trình này sẽ được sử dụng trong tích phân dọc theo đường dòng và các
ứng dụng khác.
4.1.4. Ống dòng, dòng nguyên tố, dòng chảy chất lỏng
Qua tất cả các điểm của một đường cong
khép kín vô cùng nhỏ ta vẽ các đường dòng thì tập
hợp các đường dòng này tạo thành một ống dòng
(Hình 4.5). Chất lỏng không xuyên qua được ống
dòng. Như vậy, chất lỏng chảy trong ống dòng cũng
như chảy trong ống bình hường duy chỉ có diện tích
mặt cắt ngang của ống dòng là vô cùng nhỏ.
Người ta gọi khối lượng chất lỏng bên trong
ống dòng là dòng nguyên tố chất lỏng. Trong
chuyển động không ổn định dạng ống dòng thay đổi
liên tục và tất nhiên dòng nguyên tố cũng thay đổi.
Còn trong chuyển động ổn định, ống dòng và dòng Hình 4.5
nguyên tố không thay đổi. Tập hợp vô số các dòng
nguyên tố tạo thành dòng chảy chất lỏng.
4.1.5. Mặt cắt ướt
Diện tích mặt cắt ngang vuông góc với đường dòng của dòng nguyên tố được gọi là
diện tích mặt cắt ướt của dòng nguyên tố (Hình 4.5). Vì cho là vô cùng nhỏ cho nên có thể
coi tất cả các phần tử chất lỏng trong mặt cắt này có cùng một vận tốc u như nhau.
Nếu qua một điểm nào đó của dòng chảy, ta vẽ một mặt N (Hình 4.6) vuông góc với
đường dòng thì ta nhận mặt cắt n-n, mặt cắt này gọi là mặt cắt ướt của dòng chảy. Mặt cắt
ướt của dòng chảy có thể là mặt cong mặt (n-n), có thể là mặt phẳng mặt (A-A). Diện tích
mặt cắt ướt của dòng chảy ký hiệu là  . (Hình 4.6 a,b,c).

a) b) c)

Hình 4.6. Mặt cắt ướt

4.1.6. Chu vi ướt


Chu vi ướt là chiều dài của phần tiếp xúc
giữa chất lỏng và thành rắn của mặt cắt ướt, chu
vi ướt ký hiệu là  hay P.
Theo hình 4.7a:
 = AB + BC + CD.
Còn AD là chiều rộng đường mặt nước.

Hình 4.7. Chu vi ướt


Theo hình 4.7b:
 =d
Tức là chất lỏng chảy đầy mặt cắt.
4.1.7. Bán kính thủy lực
Bán kính thuỷ lực là tỷ số giữa diện tích mặt cắt ướt  và chu vi ướt  , và được ký
hiệu bằng R.

R= (4.7)

4.1.8. Lưu lượng và lưu tốc trung bình
Thể tích chất lỏng chảy qua diện tích mặt cắt ướt d của dòng nguyên tố trong một
đơn vị thời gian gọi là lưu lượng thể tích nguyên tố, hoặc đơn giản gọi là lưu lượng nguyên
tố:
dQ = ud (4.8)
Đơn vị của lưu lượng thể tích (thường gọi là lưu lượng) là l/s hoặc m3/s v.v... Đôi khi
còn dùng lưu lượng trọng lượng nguyên tố, ký hiệu dG, đơn vị là N/s, KG/s, T/h ...
Lưu lượng của dòng chảy là tổng số các lưu lượng nguyên tố ở mặt cắt ướt của toàn
dòng:
Q =  dQ =  ud (4.9)
 

Lưu tốc trung bình của dòng chảy tại một mặt cắt là tỷ số lưu lượng Q đối với diện
tích  của mặt cắt ướt đó, ký hiệu bằng v, đơn vị đo bằng m/s, cm/s:
Q
v= (4.10)

Theo định nghĩa này ta có thể thay thế dòng chảy
thực tế có sự phân bố các véc tơ vận tốc điểm u không
đều trên mặt cắt ướt bằng dòng chảy tưởng tượng có các
véc tơ vận tốc song song và bằng nhau trên mặt cắt ướt và
bằng v sao cho lưu lượng đi qua hai dòng chảy đó đều
bằng nhau. Như vậy, khái niệm lưu tốc trung bình liên
quan chặt chẽ đến điều kiện mặt cắt phải là mặt phẳng.
Trong trường hợp dòng chảy phẳng, sự thay thế nói trên
có nghĩa là có thể thay thế đường cong phân bố lưu tốc
điểm u bằng đường thẳng phân bố lưu tốc trung bình v Hình 4.8. Lưu tốc trung bình
sao cho diện tích biểu đồ phân bố lưu tốc thực  =  ud

bằng diện tích hình chữ nhật  = v (Hình 4.8).


Từ (4.9) và (4.10) có thể viết:
 ud Q
v= = (4.11)
 
4.1.9. Dòng chảy có áp, không áp, tia dòng
Dòng chảy theo đặc trưng của chuyển động
có thể chia làm ba nhóm: Dòng chảy có áp, không
áp và dòng tia. Mặt cắt ướt của dòng chảy có áp giới
hạn từ tất cả các phía bằng thành rắn (Hình 4.9a)
còn của dòng chảy không áp có một bộ phận là khí
trời (Hình 4.9b). Mặt cắt ướt của tia dòng giới hạn Hình 4.9
bởi tất cả các phía bằng chất lỏng hoặc khí (tức là tất
cả các phía là mặt tự do).
4.1.10. Dòng chảy đều và không đều
Dòng chảy ổn định được gọi là dòng chảy đều nếu mặt cắt ướt, lưu tốc trung bình là
không đổi dọc theo chiều dài dòng chảy. Thí dụ dòng chảy trong kênh có mặt cắt ngang
không đổi và độ sâu dòng chảy không đổi dọc theo chiều dài dòng chảy.
4.1.11. Đường xoáy, ống xoáy, phương trình vi phân của đường xoáy
Phần tử chất lỏng khi chuyển động có thể đồng thời quay xung quanh một trục quay
tức thời nào đó, ví dụ phần tử m xoay quanh trục 1-2 (Hình 4.10a).
Giả sử một phần tử m có tâm ở điểm I đang quay xung quanh trục 1-2 trên trục đó đặt
véc tơ quay 1 ; cũng trên trục đó lấy điểm 2 cách tâm I một đoạn vô cùng ngắn, ngay lúc
đó phần tử chất lỏng m’ có tâm 2 cũng quay xung quanh trục 2-3 nào đó, trên trục này đặt
véc tơ quay 2 v.v. Cứ làm như vậy ta có đường gãy khúc 1-2-3-4-5... mang những véc tơ
quay 1 , 2 , 3 v.v... Nếu những đoạn vô cùng nhỏ 1-2, 2-3, 3-4... tiến tới không thì đường
gấp khúc trên tiến tới thành một đường cong, gọi là đường xoáy (Hình 4.10b).
Đường xoáy là một đường cong đi qua các phần tử chất lỏng có véc tơ vận tốc quay
là tiếp tuyến của đường ấy. Cũng như đối với đường dòng, đường xoáy thay đổi theo thời
gian, chỉ trong chuyển động ổn định đường xoáy không phụ thuộc thời gian.
Phương trình vi phân của đường xoáy ở không gian 03 chiều có dạng:
dx dy dz
= = (4.12)
x y z
Trong đó:  x ,  y ,  z là các thành phần của véc tơ quay  .

Hình 4.10. Đường xoáy


4.2. Chuyển động có thế, chuyển động xoáy, thế vận tốc, hàm dòng
4.2.1. Chuyển động của phần tử chất lỏng rất nhỏ
Sự chuyển động của một phần tử chất rắn có thể
được phân tích thành chuyển động tịnh tiến và chuyển
động quay mà mỗi một chuyển động riêng biệt được chỉ
ra ở hình 4.11 đối với hình vuông. Phần tử chất lỏng khi
chuyển động còn được bổ sung thêm là có thể biến dạng.
Vì vậy, chuyển động của phần tử chất lỏng có thể
phân tích thành ba dạng: chuyển động tịnh tiến, chuyển
động quay và chuyển động biến hình, đó là định luật Hình 4.11
Hem-Hôn.
Tương tự như vật rắn, một phần tử chất lỏng chuyển động phức tạp được xem như
gồm các chuyển động đơn giản chồng lên nhau tại một thời điểm. Để rút ra biểu thức toán
của chuyển động, ta xét phần tử chất lỏng hình hộp vô cùng nhỏ có cạnh dx, dy, dz ở toạ độ
Đề các vuông góc (Hình 4.12). Trước hết ta xét chuyển động của mặt nào đó, thí dụ mặt
ABCD.
- Chuyển động tịnh tiến:
Nếu mặt ABCD dời đến vị trí mới A1B1C1D1 mà không làm thay đổi độ dài các cạnh
và góc thì chuyển động này là chuyển động tính tiến (Hình 4.12).

Hình 4.12 Hình 4.13

Tốc độ ux là sự di chuyển của mặt (hay phần tử) dọc theo trục Ox trong một đơn vị
thời gian.
- Biến dạng dài của phần tử:
Nếu trong một đơn vị thời gian, cạnh AB di chuyển
một trị số u x , song cạnh CD trong lúc vẫn song song với AB
u x u x
lại di chuyển một lượng ux + dx thì dx là độ biến
x x
dạng dài của mặt (hay phần tử) theo trục Ox đến vị trí mới
A1B1C1D1 như hình 4.14.

Hình 4.14
- Chuyển động quay:
u x
Do tốc độ ở điểm A và B khác nhau, tốc độ tại A khác tốc độ tại B một lượng .dz
z
dọc theo trục Ox, do đó cạnh AB quay quanh A một góc 1 , vì góc khá bé nên
ux dz ux u
1  tg 1 = = . Tốc độ tại điểm D khác A một lượng dọc theo Oz là z dx , do đó
z dz z x
u
cạnh AD quay quanh A một góc  2 = x . Vậy biến dạng góc toàn phần của mặt ABCD đối
z
 u u 
với trục Oy là  x + z  , là kết quả quay cạnh AB và AD quanh A. Vì biến dạng là nhỏ
 z x 
1  u u 
nên có thể cho rằng mỗi cạnh chỉ nhận một nửa của tổng, tức là  y =  x + z  , là biến
2  z x 
dạng đơn thuần về góc, đường chéo AC không thay đổi đối với trước và sau khi biến dạng.
1  u u  1  u u 
Tương tự có  z =  x + y  và  x =  z + y  . Phần tử chất lỏng bị biến dạng, nên
2  y x  2  y z 
khi quay AB, AD và đường chéo AC không còn giữ
nguyên vị trí (Hình 4.15), tạo nên tốc độ góc y
quay quanh trục Oy. Quy định quay ngược chiều
kim đồng hồ là dương và thuận chiều kim đồng hồ
là âm, gọi tốc độ quay đơn thuần là  thì:
Tốc độ quay của B quanh Oy đối với điểm A là:
ux
 y dz = dz (a)
z
và tốc độ quay của D quanh Oy đối với điểm A là:
uz
− y dx = dx (b)
x
Tốc độ quay đơn thuần của ABCD quanh Hình 4.15
trục Oy đối với điểm A sẽ là hiệu của AB và AD
bằng cách đem (a)-(b); sau khi đơn giản cho dx và dz ta có:
1  u u 
y =  x − z 
2  z x 
Lập luận tương tự đối với hai mặt còn lại của hình hộp sẽ được tốc độ góc quay
đơn thuần quanh điểm A đối với trục x và trục z.
1  u u 
 x =  z − y 
2  y z 
1  u u 
 z =  y − x 
2  x y 
Tốc độ góc quay của cả phần tử chất lỏng là:
 =  x2 +  y2 +  z2
Tiếp tục xác định biểu thức tốc độ tại đỉnh G của hình hộp (Hình 4.13) nếu biết tốc
độ tại A là ux, uy, uz. Đỉnh G có toạ độ là G(x + dx, y + dy, z + dz) và tốc độ thành phần tại G
dọc theo các trục là:
u x u u
uGx = u x + dx + x dy + x dz (c)
x y z
u y u y u y
uGy = u y + dx + dy + dz (d)
x y z
u u u
uGz = u z + z dx + z dy + z dz (e)
x y z
Kể đến biến dạng đơn thuần về góc  y và quay đơn thuần thông qua tốc độ góc quay
 y thì (c) được viết là:
u x 1  u u y  1  u u  1  u y u x  1  u u 
uGx = u x + dx +  x + dy +  x + z dz −  − dy +  x − z dz
x 2  y x  2  z x  2  x y  2  z x 
(f)
u x 1  u x u y  1  u x u y 
Trong đó: =  + +  − 
y 2  y x  2  y x 
u x 1  u x u z  1  u x u z 
Và: =  + +  − 
z 2  z x  2  z x 
Biểu thức (f) ở dạng viết gọn thông qua  y và  y :
u
uGx = u x + x dx + ( z dy +  y dz ) + ( y dz −  z dy ) (g)
x
Tương tự có biểu thức rút gọn thông qua biến dạng góc và quay đơn thuần đối với hai
trục còn lại là:
u y
uGy = u y + dy + ( x dz +  z dx ) + ( z dx −  x dz ) (h)
y
u
uGz = u z + z dz + ( x dy +  y dx ) + ( x dy −  y dx ) (i)
z
Các phương trình (g) và (i) thể hiện định luật Côsi-Hem hôn đối với chuyển động của
phần tử hình hộp vô cùng nhỏ có các cạnh song song với hệ trục toạ độ Đề-các vuông góc
(Oxyz), bao gồm chuyển động tịnh tiến, biến dạng dài, biến dạng góc và chuyển động quay
quanh trục tức thời song song với trục toạ độ quanh điểm A.
4.2.2. Chuyển động xoáy, chuyển động thế, thế vận tốc, hàm dòng
4.2.2.1. Trường hợp chung
Dòng chảy mà các phần tử chất lỏng không có chuyển động quay đơn thuần gọi là
chuyển động không xoáy, ngược lại dòng chảy mà các phần tử chất lỏng có chuyển động
quay đơn thuần là chuyển động xoáy.
Từ định nghĩa trên, đối với chuyển động không xoáy ta có:
 =0
hay: x = 0 ;  y = 0 ; z = 0
hay: Rotu = 0 (4.13)
Rot là một toán tử, biến một véc tơ thành một véc tơ khác. Để dễ nhớ ta có thể viết:
i j k
     u z u y   u x u z   u y u x 
Rot u =   = − i +  −  j + − k (4.14)
 x y z   y z   z x   x y 
 u x uy u z 
Theo định nghĩa ta có:
1
 = rotu
2
và:  = x i +  y j + z k
Trong đó: i, j, k là các véc tơ đơn vị.
rotu = 0 có nghĩa là:
u z u y u x u z u y u x
= ; = ; = . (4.15)
y z z x x y
Biểu thức (4.15) là điều kiện cần và đủ để tồn tại một hàm (x, y, z, t) sao cho:

 
u x = x

 
u y = (4.16)
 y
 
u z =
 z
hay: u = grad =  (4.16a)
Gradient (Grad) là một toán tử biến một đại lượng vô hướng thành 1 véc tơ theo dạng:
  
grad = i+ j+ k (4.16b)
x y z
Lấy vi phân biểu thức (3.16) ta có:
 u x  2 u z
 = =
 z xz x
 u y  2 u x
 = = (4.16c)
 x yx y
 u  2 u y
 z = =
 y zy z

Hàm (x, y, z, t) được gọi là thế vận tốc. Một chuyển động mà tồn tại hàm (x, y, z, t)
sao cho (4.16) được thoả mãn thì chuyển động đó gọi là chuyển động thế (tức là tồn tại thế
vận tốc). Như vậy chuyển động thế cũng có ý nghĩa là chuyển động không xoáy. Đương
nhiên, chuyển động xoáy hay chuyển động không thế thì: Rot u  0 .
Phương trình (4.16) dẫn đến:
  
u x dx + u y dy + u z dz = dx + dy + dz = d (4.17)
x y z
Mặt có  = const hay d = 0 gọi là mặt đẳng thế vận tốc.
4.2.2.2. Dòng chảy phẳng
Đối với dòng chảy phẳng trục tung thường được ký hiệu là y, trục hoành là x, do vậy
tốc độ góc quay quanh trục z là:
1  u y u x 
 = 
−  (4.18)
2  x y 
 u u 
Biểu thức trong dấu ngoặc  =  y − x  được gọi là véc tơ xoáy, do vậy  = 2 ,
 x y 
còn  là tốc độ góc của phần tử chất lỏng quay quanh khối tâm của nó trong mặt phẳng
xOy. Trong chuyển động xoáy luôn tồn tại véc tơ xoáy, còn trong chuyển động không xoáy
(chuyển động tịnh tiến hay chuyển động biến dạng góc đơn thuần) thì véc tơ xoáy bằng
không, tức là:
 u y u x 
 −  = 2 = 0
  x y 
u y u x
hay: = (4.18c)
x y
Việc phân biệt dòng xoáy và dòng không xoáy là rất quan trọng, chẳng hạn phương
trình Becnuli rút ra cho đường dòng sẽ được áp dụng cho tất cả các đường dòng của dòng
chảy không xoáy, lưới thuỷ động chỉ sử dụng đối với dòng không xoáy.
Nếu chuyển động của chất lỏng là chuyển động phẳng thì hàm thế vận tốc  ( x, y) sẽ
có:
 
d = u x dx + u y dy = dx + dy (4.18d)
x y
Khi  = cont thì:
 
dx + dy = d = 0 (4.18e)
x y
Đó là phương trình đẳng thế vận
tốc trong chuyển động phẳng. Trong
chuyển động phẳng (Hình 4.16), phương
trình đường dòng có dạng:
dx dy
=
ux u y
Hay:
u y dx − u x dy = 0
Ta đưa vào một hàm số  ( x, y)
thỏa mãn điều kiện:
 
= ux ; = −u y (4.19)
y x
Hình 4.16.
thì phương trình đường dòng của chuyển động phẳng được viết thành:
 
d = dx + dy = 0 (4.20)
x y
Tức là (x,y) = const dọc theo đường dòng.
Hàm số  ( x, y) thỏa mãn điều kiện (4.19) gọi
là hàm dòng. Hàm dòng giữ giá trị không đổi dọc
theo mỗi đường dòng. Những đường dòng khác nhau
có trị số hàm dòng khác nhau.
Hiệu số những trị số hàm dòng của hai đường
dòng cho trước bằng lưu lượng chất lỏng giữa hai
đường dòng đó (Hình 4.16 và 4.17), tức là:
dQ = u x dy − u y dx
Hay:
  Hình 4.17
dQ = dy + dx = d
y x
Do đó lưu lượng chảy qua mặt cắt S giữa hai đường dòng là:
2
Q =  d =  2 − 1
1

hay: Q =  2 − 1
Trong chuyển động phẳng và có thế, ta có sự liên hệ giữa hàm thế vận tốc và hàm
dòng:
  
 x = y

 (4.21)
  = − 
 y x
Do đó dẫn tới:
   
+ =0 (4.22)
x x y y
Biểu thức này chỉ ra rằng họ đường đẳng thế vận tốc  = cont và họ đường dòng
 = cont trực giao với nhau và tạo nên lưới thuỷ động (Hình 4.17).
Các biểu thức của (4.21) thoả mãn phương trình Laplace, có nghĩa là:
  2  2
 2 + 2 =0
 x y
 2 (4.23)
  +   = 0
2

 x 2 y 2
Sử dụng toán tử Laplace  thì (4.23) được viết lại:
 =  = 0 (4.23a)
  2
  2
Trong đó:   = 2 + 2 
 x y 
Đối với dòng chảy cong (Hình 3.18), để tiện áp
dụng ta sử dụng toạ độ cực:
 = f ( r , )
vi phân cho:
 
d = dr + d
r 

Hình 4.18
4.2.3. Lưu số và xoáy
Xét phần tử chất lỏng ABCD có cạnh dx, dy song
song với trục tọa độ xOy (Hình 4.19) trong chuyển
động xoáy. Vì không biết tâm của cả chuyển động
xoáy, do vậy để thuận tiện ta đưa ra quan hệ giữa
xoáy với tổng các tích giữa tốc độ với chu vi phần tử
(chu vi hình ABCD). Tổng này là tích phân đường nên
được gọi là lưu số và ký hiệu là  , vậy:
 =  u s dS (4.24)

Đối với phần tử ABCD, bắt đầu từ cạnh AD


Hình 4.19
u y u x u y u  u y u x 
ABCD = u x dx + (u y + dx)dy − (u x + dy)dx − u y dy = dxdy − x dydx =  − dxdy
x y x y  x y 

u y ux
Vì − =  z trong dòng chảy phẳng ở toạ độ xOy, còn dxdy = d là diện tích
x y
của phần tử, nên:
 u y u x 
ABCD =  − dxdy =  z d (4.24a)
 x y 
Rõ ràng lưu số dọc theo một đường cong
kín bằng tổng các véc tơ xoáy của diện tích nằm
trong đường cong kín, đây cũng chính là định lý
Stoc. Đối với đường cong C bất kỳ (Hình 4.20)
định lý Stoc có dạng:
C =  u cos dS =  d (4.24b)
A

Hiển nhiên đối với dòng chảy không xoáy


thì lưu số bằng không vì vec tơ xoáy bằng không.
Hình 4.20
4.3. Phương trình liên tục
4.3.1. Phương trình vi phân liên tục của chuyển động chất lỏng không
nén được
Để dẫn giải điều kiện
liên tục, ta xét chuyển động của
chất lỏng đi qua một hình hộp
chữ nhật vô cùng bé có các cạnh
dx, dy và dz (Hình 4.21). Trọng
tâm của hình hộp chữ nhật là
M(x, y, z). Tại thời điểm t, vận
tốc tại M là u = (uxu yuz ) . Vì giả
thiết chất lỏng không nén được
nên  = const. Ta xác định khối
lượng chất lỏng đi vào và ra
khỏi hình hộp trong thời đoạn
dt.
Vận tốc tại mặt A1ABB1
sẽ là: Hình 4.21
u x dx
ux −
x 2
Tại mặt D1DCC1 là:
u x dx
ux +
x 2
Trong thời gian dt, khối lượng chất lỏng chảy vào qua mặt A1ABB1 là:
 u x dx 
ux − dydzdt
 x 2 
và khối lượng chất lỏng chảy ra khỏi mặt D1DCC1 là:
 u x dx 
ux + dydzdt
 x 2 
Như vậy trong thời gian dt, khối lượng chất lỏng chảy ra, vào hình hộp theo phương
Ox chênh nhau là:
 u x dx   u dx  u
 ux − dydzdt −   u x + x dydzdt = −  x dxdydzdt
 x 2   x 2  x
Tương tự theo phương Oy và Oz lần lượt bằng:
u y
− dxdydzdt
y
u
−  z dxdydzdt
z
Rõ ràng trong thời gian dt, khối lượng chất lỏng chảy qua hình hộp thể tích dxdydz
có một sự biến đổi dM bằng tổng số các độ chênh khối lượng theo các phương và bằng:
 u u y u z 
dM = − dxdydzdt  x + + 
 x y z 
Chất lỏng không nén được chảy liên tục do vậy sự thay đổi khối lượng chất lỏng
trong hình hộp phải bằng không, tức là:
dM = 0
Vì dxdydz  0 và dt  0 nên ta được:
 u x u y u z 
 + +  = 0 (4.25)
 x y z 
hay:
divu = 0 (4.25a)
Div là một toán tử biến 1 véc tơ thành một đại lượng vô hướng.
Phương trình (4.25) hoặc (4.25a) là phương trình vi phân liên tục của chất lỏng không
nén được, phương trình liên tục là biểu thức thể hiện định luật bảo toàn khối lượng.
u z ux ux
Đối với dòng chảy phẳng thì = 0 , do vậy chỉ còn + =0 (4.25b)
z x y
Phương trình (4.25) có thể mở rộng cho trường hợp chất lỏng chịu nén   const
bằng cách lập tích của khối lượng và tốc độ, sau đó lấy vi phân của tích này, do vậy ta có:
(u x ) (u y ) (u z )
+ + =0 (4.25c)
x y z

Nếu khối lượng thay đổi theo thời gian, đó là chuyển động không ổn định   0 
 t 

thì phương trình (4.25c) còn thêm thành phần khi đó ta có:
t
  (u x ) (u y ) (u z )
+ + + =0 (4.25d)
t  x y z 
hay ở dạng véc tơ:

t
( )
+ div V = 0 (4.25e)
Phương trình (4.25d) là phương trình tổng quát nhất dùng cho cả dòng không ổn

định, dòng ổn định, dòng nén được và dòng không nén được. Khi dòng ổn định thì  = 0 
 t 

ta có phương trình (4.25c), còn dòng ổn định và không nén được ( = 0 và  =cont ) ta có
t
phương trình (4.25) đã được chứng minh. Phương trình (4.25b) được viết ở toạ độ trụ:
ur ur 1 u
+ + =0 (4.25f)
r r r 
4.3.2. Phương trình liên tục đối với dòng nguyên tố và dòng chảy ổn định
4.3.2.1. Phương trình liên tục đối với dòng nguyên tố
Xét đoạn dòng nguyên tố giới hạn
bởi 2 mặt cắt aa và bb (Hình 4.22) có tốc
độ tại aa là u1, tốc độ tại bb là u2. Sau thời
gian dt các mặt cắt di chuyển được dl1 và
dl2 là a1a1 và b1b1 làm cho đoạn dòng có
vị trí mới là a1a1 và b1b1. Vì khối lượng
đoạn dòng nguyên tố không đổi, khối
lượng của đoạn a1a1 và bb không đổi, nên
Hình 4.22. Dòng nguyên tố
khối lượng của đoạn dòng giữa aa và a1a1
phải bằng khối lượng của đoạn dòng giữa bb và b1b1:
1dl1d1 =  2 dl2 d2
Trong đó d1, d2 lần lượt là diện tích mặt cắt ướt dòng nguyên tố ở mặt cắt aa và bb
còn dl = udt hay dl1 = u1dt và dl2 = u2dt2. Thay giá trị của dl vào phương trình, sau khi giản
ước ta có:
1u1d1 =  2u2 d2 (4.26)
Đây là phương trình liên tục đối với dòng nguyên tố chất lỏng nén được. Đối với chất
lỏng không nén được thì: 1 = 2 = const nên (4.26) chỉ là:
u1d1 = u2d2 (4.26a)
Vì tích phân ud được định nghĩa là lưu lượng của dòng nguyên tố và bằng dQ, nên (4.26a)
được viết là:
dQ1 = dQ2 (4.26b)
4.3.2.2. Phương trình liên tục đối với dòng chảy ổn định
Nếu giữa 2 mặt cắt 1-1 và 2-2 của đoạn dòng
chảy không có dòng nhánh (Hình 4.23) thì phương trình
liên tục đối với đoạn dòng chảy rút ra từ định luật bảo
toàn khối lượng là:
M =  dM =  ud (4.27)
Gọi  là khối lượng riêng trung bình ở các vị trí
khác nhau của mặt cắt thì:
M =   u.d = Q = .v. Hình 4.23. Dòng ổn định

Phương trình liên tục đối với đoạn dòng trường hợp chung có dạng:
 1u1d1 =   2u2 d2
1 2

hay: 1v1 1 =  2 v22 (4.27a)


khi chất lỏng không nén được  = const thì (4.27a) chỉ là:
v11 = v22 = Q (4.27b)
hay:
v1  2
= (4.27c)
v2 1
Phương trình (4.27b) chỉ lưu lượng thể tích của chất lỏng không nén được là hằng số
dọc theo đoạn dòng chảy mà giữa chúng không có dòng nhánh, ở nơi nào diện tích tăng thì
tại đó tốc độ trung bình mặt cắt giảm và ngược lại.
4.3.3. Phương trình liên tục đối với dòng không ổn định
Đối với chuyển động không ổn định trong lòng
dẫn hở, phương trình liên tục nhận được bằng cách: Ta
cắt đoạn dòng chảy bằng hai mặt cắt (1-1) và (2-2)
cách nhau một khoảng ds đủ nhỏ (Hình 3.24). Trong
thời đoạn dt, lượng chất lỏng chảy vào mặt cắt (1-1) là
Qdt, lượng chất lỏng ra khỏi mặt cắt (2-2) là:
 Q 
Q + ds dt
 s 
Như vậy trong thời gian dt có một sự biến đổi
chất lỏng trong đoạn dòng ds bằng:
 Q  Q Hình 4.24. Dòng chảy không ổn
Qdt −  Q + ds dt = − dsdt
 s  s định
Do chất lỏng không nén được, cho nên sự biến
đổi khối chất lỏng đó cân bằng sự biến đổi thể tích đoạn dòng cũng trong khoảng thời gian

dt bằng dt và làm cho thể tích đoạn dòng ds thay đổi một lượng:
t

dt.ds
t
từ đó rút ra:
 Q
+ =0 (4.28)
t s
Đó là phương trình vi phân liên tục đối với dòng không ổn định trong lòng dẫn hở
không có dòng nhánh.
Vì: Q =  .v
 z
và: =B
t t
z (v)
ta có: B + =0 (4.29)
t s

Trong đó: + z - Toạ độ mặt tự do tương ứng với mặt chuẩn 0-0
+ B - Chiều rộng lòng dẫn.
Đối với lòng dẫn chữ nhật thì  = Bh, nên phương trình (4.28) có dạng:
h q
+ =0 (4.29a)
t s
h (hv)
hoặc: + =0 (4.29b)
t s
Q
Trong đó: q= là lưu lượng đơn vị, có đơn vị m3 / m.s
B
Trong thuỷ lực thường xét dòng chảy 1 chiều, khi đó phương trình liên tục (4.25) sẽ
là:
u x
=0 (4.30)
x
Nhân (3.30) với  dx và tích phân ta nhận được lưu lượng Q:
u x
Q =  dx = v (4.31)
x
Đó là phương trình bảo toàn khối lượng. Phương trình này chứng tỏ trong chuyển
động ổn định, mặc dầu lưu tốc trung bình thay đổi, diện tích mặt cắt ướt thay đổi, lưu lượng
luôn giữ giá trị không đổi. Từ (4.31) có thể suy ra quan hệ phụ thuộc đối với mặt cắt 1 và 2
dọc theo dòng chảy ổn định đã được chứng minh:
Q1 = Q 2
v1  2
hay: =
v2 1
Tức là lưu tốc trung bình luôn tỷ lệ nghịch với diện tích mặt cắt ướt tương ứng.

You might also like