You are on page 1of 13

MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI Z

BIẾN ĐỔI FOURIER, BIẾN ĐỔI LAPLACE

Để tìm mối quan hệ giữa biến đổi z và biến đổi Fourier, ta xuất phát từ định nghĩa.

Trong tọa độ cực, ta có thể biểu diễn z như sau:

Ta có:

Như vậy phép biến đổi z là phép biến đổi Fourier của tích tín hiệu này với một tín hiệu hàm số
mũ r-n.

Nếu X(z) hội tụ tại |z| = 1, thì:

Phép biến đổi Fourier chính là biến đổi z được đánh giá trên vòng tròn đơn vị, |z| = 1 hay r = 1.
Với điều kiện là miền hội tụ của biến đổi z phải chứa vòng tròn đơn vị. Nói cách khác trên
đường tròn đơn vị, phép biến đổi z và phép biến đổi Fourier là đồng nhất.

Trong một số trường hợp, phép biến đổi Fourier không hội tụ nhưng phép biến đổi z lại hội tụ.
Đó là do tín hiệu đã được nhân với hàm r-n trong khi tính toán biến đổi z.

Các điểm cực của hệ ổn định đều nằm trong đường tròn đơn vị. Trong thực tế còn tồn tại các hệ
không thực hiện được như mạch lọc thông thấp lý tưởng, mạch vi phân lý tưởng. Các mạch này
có biến đổi z chỉ hội tụ trên đúng đường tròn đơn vị. Với các hệ này, phép biến đổi Fourier thì
tồn tại nhưng biến đổi z lại không tồn tại. Đó là vì phép biến đổi Fourier tương ứng không phải
là hàm liên tục, do vậy nó không phải là hàm giải tích. Miền hội tụ của biến đổi z khi đó giảm
xuống còn bằng không.

Ví dụ 1:

Cho tín hiệu:

Tìm X(z), X(ejω).

Giải:

X(z) hội tụ trên vòng tròn đơn vị nên X(ejω) tồn tại, ta có:

Ví dụ 2:
Cho tín hiệu: x(n) = u(n)

Tìm X(z), X(ejω).

Giải:

Trường hợp này vòng tròn đơn vị |z| = 1 không nằm trong miền hội tụ của X(z). Do đó X(ejω)
không tồn tại.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần chuyển các thiết kế và tính toán đã được thực hiện trong
hệ xử lý tương tự sang hệ xử lý số. Vì vậy ta cần quan tâm tới mối quan hệ giữa biến đổi z và
biến đổi Laplace.
Ta biết rằng biến đổi Fourier của x(t) là:

Hoặc:
X(ω) hay X(f) chỉ tồn tại khi tích phân trên hội tụ, nghĩa là có một giá trị hữu hạn.

Nếu không phải như vậy, thì ta có thể làm cho nó hội tụ bằng cách nhân x(t) với . δ0 là một
đại lượng thực, dương, gọi là hoành độ hội tụ.

Như vậy là ta đã thay bằng p, với: .


Nếu x(t) đồng nhất bằng không khi t < 0 thì ta có biến đổi Laplace:

Trường hợp tổng quát biến đổi Laplace của tín hiệu tương tự x(t):

Phép biến đổi Laplace dùng để khảo sát các quá trình quá độ , đó là những quá trình bằng không
khi t < 0 (thời điểm 0 là thời điểm có sự kích thích tạo ra quá trình quá độ).
Một công dụng khác của biến đổi Laplace là khi cho hoành độ hội tụ tiến tới giới hạn, ta nhận
được biến đổi Fourier của những hàm mà ta không thể trực tiếp tìm biến đổi Fourier theo định
nghĩa được.
Cần nhắc lại rằng, biến đổi Laplace của đáp ứng xung chính là hàm truyền đạt của hệ vật lý.
Phương trình tích chập:
y(t) = x(t) ⁎ h(t)
qua biến đổi Laplace có dạng:
Y(p) = X(p).H(p)
Nói chung, trong trường hợp của chế độ ổn lập, ta có thể thay p trong biến đổi Laplace bằng jω
hay j2πf.
Trường hợp tổng quát biến đổi Laplace của tín hiệu tương tự x(t):

Nếu x(t) được lấy mẫu với chu kỳ Ts (theo định lý lấy mẫu)
Phép biến đổi Laplace của tín hiệu lấy mẫu là

Nếu ta so sánh biểu thức này với biến đổi z của tín hiệu x(n) = x(nTs), ta thấy biến đổi Laplace
của một tín hiệu lấy mẫu là biến đổi z của tín hiệu rời rạc tương ứng và được tính toán với:

Ta có thể tìm ánh xạ từ mặt phẳng p lên mặt phẳng z:

Suy ra:

Thông thường p được biểu diễn dưới dạng:

Đồng nhất thức phần thực và ảo, ta thu được:

Ta nhận thấy rằng:


arg[z] = 2πfTs
Nghĩa là arg[z] là hàm tuần hoàn theo f với chu kỳ 1/Ts. Điều này chứng tỏ có vô hạn điểm trên
mặt phẳng p đều được ánh xạ vào cùng một điểm trên mặt phẳng z.
Công thức trên còn chỉ ra rằng trục ảo của mặt phẳng p biểu diễn theo f sẽ bị cắt ra thành từng
khúc có bề rộng 1/Ts. Ảnh của các khúc này trong mặt phẳng z là vòng tròn đơn vị. Có thể thấy
rõ điều này khi cho δ0 → 0, ta nhận được |z| = 1.

Ta nhận thấy rằng các dải ngang nhận được bằng các nhát cắt này sẽ lần lượt ánh xạ vào mặt
phẳng z. Phần bên trái của mỗi dải trên mặt phẳng p ánh xạ vào bên trong của vòng tròn đơn vị.
Điều này cũng có thể thấy qua biểu thức:

Phần bên trái của mặt phẳng p tương ứng với δ0 < 0, tương ứng với nó phải là |z| < 1. Tương tự
như vậy, phần bên phải của mỗi dải sẽ ánh xạ ra bên ngoài vòng tròn đơn vị.
Phép biến đổi Fourier của tín hiệu tương tự (tích phân Fourier) chính là phép biến đổi Laplace
tính trên trục ảo của mặt phẳng p. Phép biến đổi Fourier của tín hiệu rời rạc chính là phép biến
đổi z trên vòng tròn đơn vị. Ngoài ra ta cũng còn thấy rằng phép biến đổi Fourier của tín hiệu
lấy mẫu là xếp chồng tuần hoàn của phép biến đổi Fourier của tín hiệu tương tự. Điều này cũng
hoàn toàn được thể hiện qua mối quan hệ giữa mặt phẳng p và mặt phẳng z, giữa hai phép biến
đổi Laplace và biến đổi z nêu trên: Đó là sự tương ứng một cách tuần hoàn các phần bên trái dải
ngang vào cùng một miền z (bên trong vòng tròn đơn vị).
Hệ thống tương tự Hệ thống số

por: các không của Ha(p) zor: các không của H(z)
pck: các cực của Ha(p) zck: các cực của H(z)

Hệ thống ổn định nếu tất cả các điểm cực Hệ thống ổn định nếu tất cả các điểm cực
của Ha(p) nằm ở bên trái mặt phẳng p của H(z) nằm ở bên trong vòng tròn đơn vị

Các phương pháp chuyển đổi từ hệ thống tương tự sang hệ thống số


Phương pháp bất biến xung
Hàm truyền đạt Ha(p) có thể được biểu diễn dưới dạng khai triển thành các phân thức hữu tỷ
đơn giản:
Trong đó: pck là các cực đơn của Ha(p)

Hàm truyền đạt H(z) của mạch rời rạc được xác định như sau:

Biểu thức trên chính là nội dung của phương pháp chuyển đổi bất biến xung.
Nhận xét:

Theo công thức này, ta thấy nếu thì H(z) → ∞, nói cách khác chính là điểm
cức của H(z). Như vậy các điểm cực của Ha(p) được biến đổi trực tiếp thành các
điểm cực của H(z).
Biểu thức của zck có thể được viết lại như sau:

Nếu:

Trong trường hợp này, các điểm cực của Ha(p) sẽ ánh xạ vào trong vòng tròn đơn vị của mặt
phẳng z. Nghĩa là điều kiện ổn định của hệ được đảm bảo.
Ví dụ:
Chuyển đổi mạch tương tự sau sang mạch số dùng phương pháp bất biến xung

Giải:
Hàm truyền đạt Ha(p) của mạch tương tự:

Ha(p) - có một cực đơn tại: .


Vậy:

Trong đó:

Vậy hàm truyền đạt H(z) của mạch số:

Ta dễ dàng suy ra được:

Sơ đồ thực hiện hệ thống:


Phương pháp biến đổi song tuyến
Phương pháp này được tóm lược như sau: Nếu biết hàm truyền đạt Ha(p) của mạch tương tự thì
hàm truyền đạt H(z) của mạch rời rạc được xác định như sau:

Sự chuyển đổi này cho ta nhận xét sau:

Khi δk → 0, ta có:

+ Biểu thức trên chính là phương trình của đường tròn (0, 0, 1)

jωa Im[z]

δ0 Re[z]
0 1

Sự tương ứng giữa hai miền ổn định


trong mặt phẳng p và mặt phẳng z

+ Các giá trị của p nằm trên trục ảo sẽ tương ứng với các giá trị của z nằm trên vòng tròn đơn
vị, do đó nếu phần thực của p là âm (δk < 0) thì nửa trái của mặt phẳng p sẽ được ánh xạ vào
trong vòng tròn đơn vị trong mặt phẳng z.
+ Phép biến đổi song tuyến thỏa mãn điều kiện chuyển một hệ thống tương tự ổn định, sang một
hệ rời rạc ổn định.
Ví dụ:
Chuyển mạch tương tự sau sang mạch số dùng phương pháp biến đổi song tuyến

Giải:
Hàm truyền đạt Ha(p) của mạch tương tự:

Hàm truyền đạt H(z) của mạch số:

Từ biểu thức trên ta thu được các thông số như sau:

Sơ đồ thực hiện hệ thống:


Phương pháp thay thế tương đương vi phân
Theo phương pháp này, hàm truyền đạt H(z) của hệ rời rạc có thể nhận được từ hàm truyền đạt
Ha(p) của hệ thống tương tự bằng cách thay thế trực tiếp như sau:

Phương pháp thay thế cho ta nhận xét sau:

Khi δk → 0, ta có:

+ Biểu thức trên chính là phương trình của đường tròn .


+ Các giá trị của p nằm trên trục ảo sẽ tương ứng với các giá trị của z nằm trên vòng tròn có bán

kính bằng , có tâm nằm ở điểm thực trong mặt phẳng z. Nếu phần thực của p là âm (δk < 0)

thì nửa trái của mặt phẳng p sẽ được ánh xạ vào trong vòng tròn có bán kính bằng , có tâm

nằm ở điểm thực , trong mặt phẳng z.


+ Phương pháp thay thế tương đương đương vi phân thỏa mãn điều kiện, chuyển một hệ thống
tương tự ổn định sang một hệ rời rạc ổn định.
Ví dụ:
Chuyển mạch tương tự sau sang mạch số dùng phương pháp thay thế tương đương vi phân

Giải:
Hàm truyền đạt Ha(p) của mạch tương tự:

Hàm truyền đạt H(z) của mạch số:

Từ biểu thức trên ta thu được các thông số như sau:


Sơ đồ thực hiện hệ thống:

BÀI TẬP

You might also like