You are on page 1of 8

CƠ LƯU CHẤT ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

TÀI LIỆU ÔN TẬP CƠ LƯU CHẤT

Tài liệu được tổng hợp và biên soạn bởi CEAC – CLB Học thuật Xây dựng Bách Khoa
có sử dụng các bài tập trên BKeL, giáo trình, bài giảng và bài giải tham khảo
của quý Giảng viên ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM.
Cảm ơn CLB Chúng ta cùng tiến đã đồng hành cùng CEAC hoàn thành bộ tài liệu này.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô đã chia sẻ và hướng dẫn tận tình cho chúng em.

Fanpage: https://www.facebook.com/hocthuatxaydung
Trang 1
Diễn đàn: https://www.facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

CHƯƠNG 3: ĐỘNG LỰC HỌC LƯU CHẤT

DẠNG 1: Tính chất dòng chảy trong lưu chất

1.1 Xác định loại chuyển động

Loại 1: Xác động chuyển định ổn định hay không ổn định

Theo ảnh hưởng của lực quán tính, ta chia thành 2 dạng:
- Chuyển động ổn định là chuyển động không phụ thuộc vào thời gian nhưng có thể thay
đổi theo không gian: u = u(x,y,z); a = a(x,y,z); (phương trình vận tốc và gia tốc không có
biến t).
- Chuyển động không ổn định là chuyển động mà thông số dòng chảy thay đổi theo thời
gian u = u(x,y,z,t); a = a(x,y,z,t); (phương trình vận tốc và gia tốc có biến t).

Cách phân biệt chuyển động được miêu tả theo phương pháp Lagrange hay phương
pháp Euler:
- Trong phương pháp Lagrange các yếu tố chuyển động chỉ phụ thuộc vào thời gian. Có
thể có biến t mà không có các biến không gian là x, y, z.
- Trong phương pháp Euler các yếu tố dòng chảy được mô tả tại từng điểm trong không
gian, do đó các thông số phụ thuộc cả không gian và thời gian. Có thể có cả biến thời
gian t và các biến không gian là x, y, z.

Ví dụ 1: Xác định loại chuyển động thông qua phương trình mô tả vận tốc sau:

u x = x 3 + 2z 2 ; u y = y3 - 2yz; u z = 3 ( x 2 + y 2 ) z + z 2

Lời giải tham khảo


Tính ổn định : Các thành phần của thông số vận tốc không có biến (t) xuất hiện nghĩa
là không phụ thuộc vào thời gian  Chuyển động ổn định.
Lưu chất được mô tả bởi các hàm vận tốc liên tục theo không gian và thời gian
Phương pháp mô tả Euler.

Fanpage: https://www.facebook.com/hocthuatxaydung
Trang 2
Diễn đàn: https://www.facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Loại 2: Chuyển động tầng hay chuyển động rối

Dựa vào số Reynolds (Re) ta phân loại Với:


như sau: - Re,tới hạn là giá trị số Reynolds tới hạn.
+ Chuyển động tầng: Re  Re,tới hạn - Re là giá trị số Reynolds của lưu chất.
+ Chuyển động rối: Re  Re,tới hạn

Ta xác định số Reynolds Re bằng công thức sau:

Trong đó các thông số là:


- Khối lượng riêng của lưu chất  (kg/m3).
- Chiều dài đặc trưng của dòng chảy l (m).
ρlV Vl
Re = = - Vận tốc dòng chảy V (m/s).
μ ν
- Hệ số nhớt động lực học  (Pa.s).
- Hệ số nhớt động học  (m2/s).

Dòng chảy trong ống tròn có đường kính D có số Reynolds là:


Lưu ý:
VD
Re = ; R e,th = 2300
ν

Loại 3 : Chuyển động nén được hay không nén được


- Chuyển động của lưu chất nén được: Khi lưu chất có khối lượng riêng  thay đổi theo
áp suất và nhiệt độ, hoặc đối với chất khí khi số March M lớn hơn 0.3.
- Chuyển động lưu chất không nén được: Khi lưu chất có khối lượng riêng gần như bằng
hằng số (chất lỏng),  = const ,div(u) = 0 hoặc khi số March (của chất khí) nhỏ hơn 0.3.

u Trong đó:
Số March: M =
a + u là vận tốc phần tử lưu chất
+ a là vận tốc âm thanh

Fanpage: https://www.facebook.com/hocthuatxaydung
Trang 3
Diễn đàn: https://www.facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Ví dụ 2: Hãy phân tích tính chuyển động của lưu chất có vecto vận tốc sau:

V = 3t i + xzj + ty 2 k

Lời giải tham khảo


u  ( 3t )  ( xz )  ( ty ) =0
2
u u
div ( u ) = x + y + z = + +
x y z x y z
 Đây là chuyển động lưu chất không nén được

Loại 4 : Chuyển động quay hay chuyển động không quay


Chuyển động quay : Là chuyển động có vận tốc quay   0
Chuyển động không quay : Là chuyển động có vận tốc quay  = 0

Công thức xác định vận tốc quay của của 1 điểm:

u z u y
x = −
y z
( 1
2
)
 = x i + y j + z k = rot ( u ) u
Với: y = x − z
u
z x
u u
z = y − x
x y
Lưu ý:

Xét chuyển động có x = y = z = 0 → chuyển động không quay.


Ngược lại là chuyển động quay (nếu tồn tại 1 thành phần vận tốc quay khác 0).

Tiếp tục ví dụ 2: áp dụng công thức (1)

1  u u   u u   u u  
( 1
2
)
 = x i + y j + z k = rot ( u ) =  z − y  +  x − z  +  y − x  
2  y z   z x   x y  

1    ( ty ) −  ( xz )  +   ( 3t ) −  ( ty )  +  ( xz ) −  ( 3t )   = 1 ( 2ty − x ) + 0 + z 
2 2

=   
2   y z   z x   x y   2 
    

Do   0  Đây là chuyển động quay

Fanpage: https://www.facebook.com/hocthuatxaydung
Trang 4
Diễn đàn: https://www.facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

1.2 Tìm phương trình đường dòng


Phương trình vi phân của đường dòng có dạng dx dy dz
= =
ux u y uz

Ví dụ 3: Tìm phương trình đường dòng của lưu chất với vận tốc được cho như sau:
u x = 3xy + 5y 2 ; u y = −1.5y 2 + 5x

Lời giải tham khảo


dx dy
Áp dụng công thức phương trình đường dòng: = (1)
ux uy

 ( −1.5y2 + 5x 2 ) dx = ( 3xy + 5y2 ) dy


dx dy
(1)  =
3xy + 5y 2
−1.5y + 5x
2 2

Lấy tích phân 2 vế:  ( −1.5y + 5x 2 )dx =  ( 3xy + 5y 2 ) dy


2

5 3 3 2 5 3
 −1.5y2 x + x = xy + y +C  −5x 3 + 9y 2 x +5y3 = C
3 2 3
1.3 Tìm gia tốc
 du x u x u x u x u x
a x = dt = x u x + y u y + z u z + t

 du u u u u
- Phương pháp Euler : a y = y = y u u + y u y + y u z + y
 dt x y z t
 du z u z u u u
a z = = ux + z uy + z uz + z
 dt x y z t

u u u u
Với gia tốc: a = ux + uy + u + và a= a 2x + a 2y + a z2
x y z t
Gia toc cuc bo
Gia toc doi luu

du u
- Phương pháp Lagrange: a= =
dt t

Fanpage: https://www.facebook.com/hocthuatxaydung
Trang 5
Diễn đàn: https://www.facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Ví dụ 4: Một lưu chất chuyển dộng có thành phần vận tốc:


ux (cm/s) = 2.5x+ y; uy (cm/s) = 3x - 2.5y. Tìm gia tốc tại điểm M (2cm;3cm).

Lời giải tham khảo

du x u x u
Ta có: a x = = ux + x uy
dt x y

 ( 2.5x + y )  ( 2.5x + y )
 ax = ( 2.5x + y ) + ( 3x − 2.5y ) = 2.5 ( 2.5x + y ) + ( 3x − 2.5y )
x y
 a x = 6.25x + 2.5y + 3x − 2.5y  a x = 9.25x (1)

du y u y u y
ay = = ux + uy
dt x y
 ( 3x − 2.5y )  ( 3x − 2.5y )
 ay = ( 2.5x + y ) + ( 3x − 2.5y ) = 3 ( 2.5x + y ) − 2.5 ( 3x − 2.5y )
x y
 a y = 7.5x + 3y − 7.5x + 6.25y  a y = 9.25y ( 2 )

Thay điểm M (2cm;3cm) vào (1) và (2) ta tìm được gia tốc của lưu chất tại điểm M:

a= a 2x + a 2y = ( 9.25  2 ) + ( 9.25  3)  33.35 ( cm/s 2 )


2 2

Fanpage: https://www.facebook.com/hocthuatxaydung
Trang 6
Diễn đàn: https://www.facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Dạng 2: TÌM LƯU LƯỢNG VẬN TỐC TRUNG BÌNH

Kiến thức nhắc lại:


 u u u 
Đối với lưu chất không nén được,  = const: Δu=0;haydiv ( u ) =  x + y + z  =0
 x y z 
Công thức tính lưu lượng qua 1 mặt cắt ướt: Q = V×A

Phương trình liên tục lưu chất không


nén được,chuyển động ổn định qua hai
Q1 =Q2  V1×A1 = V2 ×A 2
mặt cắt ướt:

Tổng quát: Q vào =  Qra

Ví dụ 1: Cho chất lỏng A chuyển động trong khe hẹp có vận tốc phân bố tuyến tính từ
thành khe hẹp tới tâm khe hẹp (như hình vẽ Chiều cao H của khe hẹp là h = 0.6 (m). Tại
tâm khe hẹp Umax = 1.4 m/s. Xác định vận tốc trung bình của chất lỏng.

0.6 m Umax= 1.4 m/s

Lời giải tham khảo

Lưu lượng Q của dòng chảy bằng chính thể tích biểu đồ phân bố vận tốc trong ống nên:

Q =  udA = Vtb  A

1
  u max  h  b = Vtb  h  b
2
u 1.4
 Vtb = max = = 0.7 ( m / s )
2 2

Vậy vận tốc trung bình của chất lỏng trong khe hẹp là 0.7 (m/s)

Fanpage: https://www.facebook.com/hocthuatxaydung
Trang 7
Diễn đàn: https://www.facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Bài 2.2: Chuyển động giữa 2 tường chắn cách nhau B = 3m; vận tốc umax = 5m/s.
Trắc đồ vận tốc tuân theo quy luật parabol u = −2.22x 2 + 6.67x .

Xác định lưu lượng qua một đơn vị chiều dày (vuông góc với trang giấy)

Giải

Cách 1: Lưu lượng trong ống chính bằng thể tích biểu đồ phân bố thể tích vận tốc
nên ta sử dụng công thức tính thể tích biểu đồ hình parabol có dạng

2 2
Q =  B  u Max  b =  3  5 1 = 10 m2 /s
3 3

Cách 2: Viết biểu thức tính tích phân cho chuyển động từ 0 đến B để tính diện tích
biểu đồ hình parabol, từ đó suy ra được lưu lượng trong ống
B 3
Q =  v  dA = h   v  dB = 1  −2.22x 2 + 6.67x = 10.035 m 2 / s
0 0

Nhận xét: Cách 2 có kết quả lệch so với cách 1 vì bản chất tích phân là tính dựa trên
vi phân cho 1 đơn vị diện tích nên độ chính xác cao hơn so với khi sử dụng công thức như
cách 1, tuy nhiên các bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách đều được.

Fanpage: https://www.facebook.com/hocthuatxaydung
Trang 8
Diễn đàn: https://www.facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep

You might also like