You are on page 1of 7

YÊU CẦU:

- phần chuẩn bị ND bài học: các phần đưa vào PPT cần highlight hoặc đổi màu chữ
để các bạn làm PPT có thể đưa thông tin vào bản trình chiếu dễ dàng hơn.
- những phần làm cùng nhau như phần trò chơi, các bạn có thể liên hệ với nhau để
thống nhất ( phần làm PPT trò chơi và phần lên ý tưởng trò chơi )
- khâu tiến hành trò chơi và hậu cần chuẩn bị có thể bàn bạc để hỗ trợ lẫn nhau

PHẦN GHI CHÚ BÀI LÀM

I. Hoàn cảnh lịch sử thế giới từ sau 1954-1960.

Thuận lợi:

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học – kỹ
thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô.

- Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở Châu Á, Châu Phi và khu vực
Mỹ Latinh.

- Phong trào hoà bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản.

Khó khăn:

- Đế quốc Mỹ có tiềm lực về kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu bá chủ thế giới
với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng.

- Thế giới đi vào thời kì chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa 2 phe tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

- Xuất hiện sự bất đồng, chia rẽ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên
Xô và Trung Quốc.

II. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam

1. (miền Bắc)
● Miền Bắc sau 1954:
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, trở thành căn cứ địa hậu phương vững chắc
cho cả nước.
- Kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu.
● Đảng lãnh đạo khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội CN ở miền Bắc (1954-1960):
Đảng chỉ đạo lấy khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp làm trọng
tâm, khôi phục sản xuất nông nghiệp được kết hợp với cải cách ruộng đất và
vận động đổi công, giúp nhau sản xuất và đạt được những thành tựu nhất
định:
- Năm 1957, cơ bản nông nghiệp miền Bắc đạt được năng suất và sản
lượng của năm 1939.
- Nạn đói được đẩy lùi, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề cơ bản về
kinh tế, chính trị, an ninh, xã hộihội
- Giảm tô, giảm tức được đẩy mạnh và cơ bản hoàn thành.
- Tháng 7/1956, cải cách ruộng đất cơ bản được hoàn thành ở đồng bằng,
trung du và miền núi.
- Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ở miền Bắc được xóa bỏ hoàn
toàn
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta mắc một số sai
lầm kéo dài trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Hội nghị lần thứ 10 (BCH
Trung ương Đảng khóa II (tháng 9/1956) đã nghiêm khắc kiểm điểm
những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Công tác
sửa sai trong năm 1956 đã được tiến hành một cách khẩn trương, kiên
quyết, thận trọng và có kế hoạch chặt chẽ nên từng bước khắc phục
được những sai lầm đã xảy ra.
→ Kết quả của 3 năm phát triển kinh tế- văn hóa và cải tạo XHCN (1958-1960) đã tạo
nên bước chuyển Cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền
Bắc được củng cố, từng bước đi lên CNXH và trở thành hậu phương ổn định, vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.

2. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau 1954-1960 (miền Nam)


- Sau Hiệp định Gioneve 1954, đất nước Việt Nam bị chia làm hai miền.
+ Ở miền Nam, tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi Miền Nam khi chưa thực hiện cuộc
hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.
+ Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt
lâu dài nước VN, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân
sự Mĩ.
+ Tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh... và một số nước
Đông Nam Á lập ra khối “Liên minh quân sự Đông - Nam Á” (SEATO) và ngang
nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này.
+ Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, ra sức phá
hoại Hiệp định Gionevo, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong
thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định.
=> Đến hạn hai năm, tháng 7-1956, Diệm tuyên bố “Sẽ không có hiệp thương tổng
tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phương diện nào chúng ta
cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó”. Bằng một loạt hành động trái với hiệp
định, như bầy trò “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại rồi suy tôn Ngô Đình Diệm
làm Tổng thống (tháng 10-1955), tổ chức bầu cử riêng rẽ, lập quốc hội lập hiến (tháng
5 -1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là “Việt Nam cộng hoà” (tháng 10-1956).

Trong thời kì này, còn một sự kiện nổi bật đó là diễn ra Đại hội lần thứ III của Đảng
(9/1960) diễn ra tại thủ đô Hà Nội (lời dẫn)

III. Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960)

1. Nội dung Đại hội:

- Lời dẫn: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội; mỗi kỳ
đại hội Đảng là một mốc son lịch sử khẳng định những thắng lợi, thành tựu và
bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Thành phần tham dự:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 47 uỷ viên chính thức. Bộ Chính trị gồm 11 uỷ
viên chính thức và hai uỷ viên dự khuyết. Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch
Đảng. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hoàn cảnh:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền
Nam còn tạm thời nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ - ngụy. Căn cứ đặc điểm tình
hình đất nước, Đại hội đề ra đường lối chung cho cách mạng Việt Nam: Đẩy
mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đồng thời đẩy mạnh cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

- Nhiệm vụ:

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội chỉ rõ: Hai
nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau,
mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh
nước nhà tạm bị chia cắt làm hai. Song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một
mục tiêu chung là thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc.
- Những quyết định trong Đại hội:
- Đại hội thông qua Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)
với những nhiệm vụ cơ bản đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc: Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng, phát triển toàn diện nông nghiệp; hoàn thành công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp; nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân; cải thiện đời
sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động; củng cố quốc phòng,
tăng cường trật tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc…
- Tổng kết 30 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đại hội nêu lên những
bài học kinh nghiệm lớn và khẳng định: Sự lãnh đạo của Đảng là điều
kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi của nhân dân ta. Muốn cho Đảng
làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn mới, vấn đề mấu chốt vẫn là không
ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tức là “phải nâng cao sức
chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, cụ thể là phải tăng cường tính
chất giai cấp và tính tiên phong của Đảng, phải củng cố sự đoàn kết,
thống nhất trong toàn Đảng, phải cải tiến công tác lãnh đạo của Đảng,
phải nâng cao không ngừng trình độ hiểu biết và năng lực công tác của
cán bộ, đảng viên, phải làm cho chi bộ trở thành hạt nhân lãnh đạo của
Đảng ở cơ sở”.
- Đại hội thông qua Nghị quyết về ngày thành lập Đảng; Điều lệ Đảng
(sửa đổi); Lời kêu gọi của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của
Đảng Lao động Việt Nam.
- Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa mới gồm 78 đồng chí,
trong đó có 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ
Chí Minh được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Đảng; đồng chí Lê Duẩn được
bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

=> Đại hội lần thứ III của Đảng thành công tốt đẹp là cơ sở cho "toàn Đảng và toàn
dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây
dựng. Chúng ta tiến lên".

2. Ý nghĩa của Đại hội:

Được xem như là "nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta
xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất
nước nhà".

Thắng lợi của đại hội còn được nhận xét là đưa "miền Bắc nước ta tiến những bước
dài chưa từng thấy (…) đất nước xã hội con người đều đổi mới".

Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn mới, đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng
khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước
là giải phóng miền Nam, hoà bình, thống nhất Tổ quốc.

3. Ưu điểm đại hội III của Đảng

· Đại hội lần thứ III của đảng đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đường lối tiến hành đồng thời và kết
hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền
Nam, hòa bình thống nhất tổ quốc

Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù
hợp với hai miền Bắc, Nam vừa phù hợp với Việt Nam và tình hình thế giới nên đã
phát huy và kết hợp được sức mạnh của cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách
mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc

=> Không những tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng
đế quốc Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Mà khi đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế, đường lối chung mà Đảng đề ra trong
Đại hội còn thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong giải quyết
những vấn đề không có trong tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam vừa phù
hợp với lợi ích nhân loại và xu thế thời đại.

4. Hạn chế hội nghị III của Đảng:

Đại hội đã vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm, chủ yếu là do: Tư tưởng chủ quan,

nóng vội, giáo điều, thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến

mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao,

không tính đến khả năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước.

Trong khi thực hiện những nhiệm vụ của Đại hội thì ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mĩ mở

Chiến dịch Mũi Tên Xuyên bắn phá miền Bắc sau khi dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ,

từ đây miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng, phát triển và không thể tiếp tục thực

hiện những nhiệm vụ của Đại hội.

TỔNG KẾT:

- Khái quát tình hình Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960: Khôi phục kinh tế, cải

tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn

lực lượng sang thế tiến công.

- Vai trò và mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc có vai trò quyết

định nhất đối với cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực
tiếp trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, giải

phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc.

- Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau,

tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền

tuyến.

- Vai trò của Đảng: thiết kế con đường đúng đắn, với giải pháp tối ưu để giải

phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước trước một kẻ thù mới

là đế quốc Mỹ. Đó là cùng một lúc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền nhằm

mục tiêu chung và bao trùm là chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo

vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc. Bên cạnh đó, Đảng có đường lối quốc tế

đúng đắn, luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản cao cả; luôn coi cách mạng

Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, liên minh chiến đấu chặt chẽ

với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia anh em, gắn chặt với ba dòng thác

cách mạng; luôn coi cuộc chiến đấu chống Mỹ vừa là nhiệm vụ dân tộc thiêng

liêng, vừa là nghĩa vụ quốc tế cao cả; mọi hoạt động chống Mỹ, cứu nước đều

nhằm phục vụ lợi ích cả cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới nên đã

tranh thủ được sự giúp đỡ rộng lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế

giới.

- Vai trò của nhân dân: Sức mạnh của nhân dân thể hiện ở sự đoàn kết, thống

nhất rất cao; thống nhất nhận thức, thống nhất ý chí, thống nhất hành động;

đoàn kết toàn dân, đoàn kết Bắc – Nam; trên dưới một lòng, triệu người như

một quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đoàn kết, thống nhất vốn là một

truyền thống tốt đẹp của Đảng ta, nhân dân ta; trong những lúc khó khăn, cả

nước càng đoàn kết, thống nhất để vượt qua thử thách lớn nhất. Nhờ đoàn kết,
thống nhất, dân tộc ta mới vượt qua được hiểm họa ngoại xâm và đánh thắng

đế quốc Mỹ xâm lược.

You might also like