You are on page 1of 22

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

VẬN DỤNG GIỚI HẠN DÃY SỐ


TRONG GIẢI PHƯƠNG TRÌNH HÀM

NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ TIẾN DU


TỔ: TOÁN

Quảng Trị, tháng 09/2020


MỤC LỤC

Trang
Mục lục………………………………………………………………………… 1
Các kí hiệu và cụm chữ cái viết tắt của chuyên đề………………………… . 2
Phần I. Mở đầu…………………………………………………………….. .... 3
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………. .. 3
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….. .. 3
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………….... 3
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu…………………………………………
.............................................................................................................................. 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu………………………………………… ...................... 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………… .............. 4
1.7. Cấu trúc của chuyên đề……………………………………………………...
.............................................................................................................................. 4
Phần II. Nội dung……………………………………………………………... 5
2.1. Các kiến thức cơ sở………………………………………………………... 5
2.1.1. Dãy số…………………………..… .......................................................... 5
2.1.2. Hàm số liên tục………………………………………………………... ... 6
2.1.3. Ánh xạ………………………………………………………... ................. 7
2.1.4. Tính trù mật………………………………………………………... ........ 8
2.2. Vận dụng giới hạn dãy số trong giải phương trình hàm…………………… 9
Phần III. Kết luận……………………………………………………… ........ 20
Tài liệu tham khảo…………………………………………………... ............ 21

1
CÁC KÍ HIỆU VÀ CỤM CHỮ CÁI VIẾT TẮT CỦA CHUYÊN ĐỀ

Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt


HSG Học sinh giỏi
HSG QG Học sinh giỏi quốc gia
IMO International Mathematical Kì thi Olimpic toán quốc
Olympiad tế
VMO VietNam Mathematical Olimpic toán học
Olympiad
THTT Tạp chí Toán học và Tuổi
trẻ
IMO International Mathematical Tuyển tập các bài toán
Olympiad Olympic toán quốc tế

2
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Phương trình hàm là một trong những lĩnh vực hay và khó của toán sơ
cấp.Trong các kì thi Olympic Toán học Quốc gia, Khu vực và Quốc tế thường
xuyên xuất hiện các bài toán phương trình hàm. Các bài toán này thường là khó
và để giải quyết nó chúng ta phải sử dụng kết hợp rất nhiều kiến thức toán học.
Trong việc dạy học về phương trình hàm thì trước tiên ta phải dạy học sinh nắm
vững các tính chất cơ bản về hàm số, một số phương trình hàm cơ bản, các phương
pháp giải và có sự vận dụng thích hợp. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của giáo viên
khi dạy phần này là làm sao để học sinh hứng thú học và có khả năng vận dụng
các phương pháp vào giải các bài toán về phương trình hàm, do đó vấn đề đặt ra
là cần trang bị cho các em những kiến thức gì? Cần bắt đầu từ những bài toán
nào? Cần những dấu hiệu của các bài toán như thế nào thì dùng phương pháp
tương ứng? Với mong muốn học sinh có thể tiếp cận được các cuộc thi khu vực
và Toán quốc tế, tôi xin mạn phép trình bày sâu về một mảng nhỏ là vận dụng
giới hạn dãy số trong giải phương trình hàm.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài “Vận dụng giới hạn dãy số trong giải phương trình hàm” được chọn
để giới thiệu với các thầy cô giáo và các em học sinh những kinh nghiệm của
chúng tôi khi giảng dạy chủ đề phương trình hàm trong chương trình THPT
chuyên, và đồng thời thông qua đề tài này chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan
trọng của các phương pháp này trong các bài toán giải phương trình hàm xuất hiện
trong các kì thi Quốc tế, khu vực và Olympic quốc gia của một số nước những
năm gần đây. Các bài toán phương trình hàm trong các kì thi học sinh giỏi olympic
thường là những bài tập khó, các bài tập chúng tôi đưa ra đều là các đề thi Olympic
Quốc gia, Quốc tế và khu vực. Thông qua đó, tôi mong muốn đề tài này góp một
phần nhỏ để việc dạy phần phương trình hàm một cách hiệu quả nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đáp ứng yêu cầu về việc học tập và nghiên cứu cho học sinh trong năm
học 2020 – 2021, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng HSG môn toán tại
các kỳ thi: HSG vòng tỉnh, HSG đồng bằng duyên hải bắc bộ, HSG QG lớp 12.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh các lớp chuyên Toán 10, 11, 12;
đội tuyển thi chọn HSG lớp 12 vòng tỉnh, đội tuyển HSG tham dự kỳ thi chọn

3
HSG QG lớp 12 môn Toán học của các trường THPT Chuyên. Ngoài ra còn có
thể là tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về
phương trình hàm.
5. Phạm vi nghiên cứu.
- Về kiến thức: nghiên cứu dựa trên các nội dung kiến thức toán của phương
trình hàm trong giới hạn thi học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Về đối tượng: đề tài nghiên cứu dựa trên khả năng nhận thức cũng như năng
lực tư duy của học sinh các lớp chuyên toán 10, 11 và chủ yếu là học sinh nòng
cốt trong đội tuyển học sinh giỏi tỉnh dự thi quốc gia.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu chuyên về phương
trình hàm đặc biệt là các tài liệu liên quan đến số dãy số và các tạp chí trong và
ngoài nước; tài liệu từ Internet...
- Phương pháp trao đổi, tọa đàm (với giáo viên, học sinh các lớp chuyên
toán).
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7. Cấu trúc của chuyên đề.
Chuyên đề ngoài các phần danh mục viết tắt, mục lục, tài liệu tham khảo thì
chuyên đề bao gồm 3 phần chính như sau:
Phần I. Mở Đầu.
Phần II. Nội dung.
Phần III. Kết luận.

PHẦN II. NỘI DUNG

4
2.1. CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ
2.1.1. Dãy số.
2.1.1.1. Định nghĩa. Mỗi hàm số u xác định trên tập các số nguyên dương
*
được gọi là một dãy số vô hạn ( gọi tắt là dãy số). Kí hiệu :
u: *

n u ( n ) = un .

Mỗi hàm số u xác định trên tập M = 1, 2,3,..., m với m  *


được gọi là một
dãy số hữu hạn.
2.1.1.2. Dãy số tăng, dãy số giảm.
Dãy số (un ) được gọi là một dãy số tăng nếu ta có un+1  un với mọi n  *
.
Dãy số (un ) được gọi là một dãy số giảm nếu ta có un+1  un với mọi n  *
.
Dãy số (un ) được gọi là một dãy số tăng ngặt nếu ta có un+1  un với mọi
n *
.
Dãy số (un ) được gọi là một dãy số giảm ngặt nếu ta có un+1  un với mọi
n *
.
2.1.1.3. Dãy bị chặn.
Dãy số (un ) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại một số M sao cho
un  M , n  *
.
Dãy số (un ) được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại một số m sao cho
un  m, n  *
.
Dãy số (un ) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới,
tức là tồn tại các số m , M sao cho
m  un  M , n  *
.
2.1.1.4. Định lí Weierstrass.
Mọi dãy đơn điệu tăng và bị chặn trên đều hội tụ. Mọi dãy đơn điệu giảm và
bị chặn dưới đều hội tụ.
Hệ quả. Nếu dãy số (un ) đơn điệu tăng và không bị chặn trên thì lim un = + .
Nếu dãy số (un ) đơn điệu giảm và không bị chặn dưới thì lim un = − .
2.1.1.5. Nguyên lý kẹp: Nếu ba dãy số (un ) , (vn ) , (w n ) thỏa mãn điều kiện
w n  un  vn với  n>n 0 và lim vn = lim w n = a thì lim un = a .

5
2.1.1.6. Điểm bất động của hàm số: Cho hàm số f : D → D ( D  ). Nếu tồn tại
x*  D thỏa mãn f ( x* ) = x* thì x* được gọi là điểm bất động của hàm số.

2.1.1.7. Định lí.


a) Nếu dãy ( un ) là dãy tăng và bị chặn trên thì dãy ( un ) có giới hạn hữu
hạn.
b) Nếu dãy ( un ) là dãy giảm và bị chặn dưới thì dãy ( un ) có giới hạn hữu
hạn.
c) Nếu vn  un  wn n và lim vn = lim wn = a thì lim un = a .
n→+ n →+ n →+

d) Cho dãy ( un ) . Nếu dãy ( u2n ) và dãy ( u2 n +1 ) cùng có 1 một giới hạn là L
thì dãy (un) cũng có giới hạn là L.
2.1.1.8. Định lí LAGRANGE. Nếu f ( x ) liên tục trên đoạn  a; b và có đạo
hàm trên khoảng ( a; b ) thì tồn tại hằng số c ( a; b ) sao cho
f (b) − f (a )
f '(c) = .
b−a
Hệ quả: Giả sử hàm số f ( x ) có đạo hàm trên miền D, thoả mản điều kiện
f '( x)  c  1 ( với c là hằng số) và phương trình f ( x ) = x có nghiệm duy nhất là

u = a  D
  D. Khi đó dãy un được xác định bởi  1 thì dãy un có giới hạn là 
un +1 = f (un )
2.1.2. Hàm số liên tục.
2.1.2.1. Định nghĩa: Cho hàm số y = f ( x ) xác định trên khoảng ( a, b ) , x0  ( a, b ) .
Hàm số f ( x ) được gọi là liên tục tại x0 nếu xlim f ( x) = f ( x0 ) .
→x 0

Trường hợp lim f ( x) = f ( x0 ) thì ta nói hàm số liên tục bên trái tại điểm x0 ,
x → x 0−

lim f ( x) = f ( x0 ) thì ta nói hàm số liên tục bên phải tại điểm x0 .
x → x 0+

Vậy f ( x ) liên tục tại x0  lim f ( x) = lim f ( x) = f ( x0 ) .


x → x 0+ x → x 0−

Nếu hàm số không liên tục tại x0 thì f ( x ) được gọi là gián đoạn tại điểm x0
. Vậy f ( x ) gián đoạn tại điểm x0 khi không tồn tại lim f ( x) hoặc xlim f ( x)  f ( x0 )
→x x→ x 0 0

2.1.2.2. Định lí. Cho hàm số f ( x ) liên tục trên đoạn [a; b] . Khi đó:

i) f ( x ) bị chặn trên đoạn [ a; b] ,nghĩa là tồn tại số M  0 sao cho:

6
f ( x)  M , x   a, b

ii) f ( x ) có giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên đoạn [ a; b] .
iii) c   f (a), f (b) , x0   a, b : f ( x0 ) = c
Nếu f (a) f (b)  0 thì tồn tại x0   a, b : f ( x0 ) = 0
2.1.2.3. Định lí. Nếu f : → là một hàm liên tục, cộng tính:
f ( x + y ) = f ( x) + f ( y ), x, y 
thì f ( x) = a x x  (với a = const tuỳ ý)
+
* Hệ quả: Nếu f ( x ) liên tục trên (hoặc ) và thỏa mãn:
 x + y  f ( x) + f ( y )
f = , x; y  thì f ( x) = kx + b.
 2  2
+ +
2.1.2.4. Định lí. Giả sử f : → là một hàm liên tục, nhân tính:
f ( xy ) = f ( x) f ( y ), x, y  +
. Lúc đó, hàm f có dạng f ( x) = x , x  +
(với
 = const tuỳ ý)
2.1.3.Ánh xạ.
2.1.3.1.Đơn ánh.
Ánh xạ f : A → B được gọi là đơn ánh nếu như mọi a1 , a2  A mà a1  a2 thì
f ( a1 )  f ( a2 ) ( A  B ).

Hệ quả: f là đơn ánh khi và chỉ khi nếu f ( a1 ) = f ( a2 ) thì a1 = a2 .


2.1.3.2.Toán ánh.
Ánh xạ f : A → B được gọi là toán ánh nếu như mọi phần tử b  B đều tồn
tại phần tử a  A sao cho f ( a ) = b( A  B ) .
2.1.3.3.Song ánh.
Ánh xạ f : A → B được gọi là một song ánh nếu f vừa là đơn ánh vừa là
toàn ánh ( A = B ) .
2.1.3.4.Hàm đơn điệu.
Hàm số f ( x ) được gọi là hàm tăng trên ( a; b ) nếu với mọi x1 , x2  ( a; b ) mà
x1  x2 thì f ( x1 )  f ( x2 ) .

Hàm số f ( x ) được gọi là hàm tăng ngặt trên ( a; b ) nếu với mọi x1 , x2  ( a; b )
mà x1  x2 thì f ( x1 )  f ( x2 ) .
Hàm số f ( x ) được gọi là hàm giảm trên ( a; b ) nếu với mọi x1 , x2  ( a; b ) mà
x1  x2 thì f ( x1 )  f ( x2 ) .

7
Hàm số f ( x ) được gọi là giảm ngặt trên ( a; b ) nếu với mọi x1 , x2  ( a; b ) mà
x1  x2 thì f ( x1 )  f ( x2 ) .

Hệ quả: Nếu hàm số f ( x ) là tăng trên ( a; b ) và f đơn ánh thì f là hàm


tăng ngặt.
Hệ quả: Nếu hàm số f ( x ) là giảm trên ( a; b ) và f đơn ánh thì f là hàm
giảm ngặt.
Tính chất:
f : D → R, g : D → R là hai hàm tăng thì f + g là hàm tăng.
f : D → R, g : D → R là hai hàm tăng và không âm thì f ( x ) .g ( x ) là hàm tăng.

f : Df → R, g : Dg → R là hai hàm tăng, trong đó T f  Dg

thì g f = g ( f ( x ) ) tăng, ở đây Tf =  f ( x ) : x  D f  .


2.1.3.5.Hàm cộng tính, hàm nhân tính.
Hàm số f ( x ) được gọi là cộng tính trên tập xác định trên D nếu với mọi
x, y  D thì x + y  D và f ( x + y ) = f ( x ) + f ( y ) .

Hàm số f ( x ) được gọi là nhân tính trên tập xác định trên D nếu với mọi
x, y  D thì x. y  D và f ( x. y ) = f ( x ) . f ( y ) .

2.1.3.6. Định lí.


a) Nếu f ( x ) liên tục và đơn ánh thì f ( x ) đơn điệu thực sự.
b) Nếu có công thức của f ( x ) trên tập X  và X trù mật trong thì ta
cũng có công thức của f ( x ) trên
2.1.4.Tính trù mật.
2.1.4.1.Nguyên lý Acsimet.
Với mọi ε  0 và với mọi x  0 luôn tồn tại k  N * sao cho kε  x ( ε, x  R ) .
Hệ quả: Với mọi x  R , tồn tại duy nhất k  Z sao cho k  x  k +1 .
2.1.4.2.Tính trù mật.
Tập hợp A  R được gọi là trù mật trong R nếu và chỉ nếu với mọi
x, y  R, x  y đều tồn tại a  R sao cho x  a  y .
Hệ quả: Q trù mật trong R .
2.1.4.3.Cận trên.
Cho A  R , x được gọi là cận trên của A nếu với mọi a  A thì a  x . Cận
trên bé nhất nếu có của A được gọi là cận trên đúng của A, kí hiệu là supA

8
 a  α,     a  A
α = supA  
ε  0, a  A , sao cho a  α − ε
2.1.4.4.Cận dưới.
Cho A  R , x được gọi là cận dưới của A nếu với mọi a  A thì a  x . Cận
dưới nhất nếu có của A được gọi là cận dưới đúng của A, kí hiệu là infA
 a  β,     a  A
β = infA  
ε  0, a  A,saocho a  β + ε

2.2. VẬN DỤNG GIỚI HẠN DÃY SỐ VÀO GIẢI PHƯƠNG TRÌNH HÀM.
Bước đầu ta hãy làm quen với một bài toán sau:
BT1. (Mở đầu) Tìm tất cả các hàm số f : → thỏa mãn các điều kiện:
a) f ( 3x ) = 3 f ( x ) , x  .
b) |f ( x ) − x | 1.
Giải: Từ điều kiện (a), bằng cách sử dụng quy nạp, ta chứng minh được
f ( 3n x ) = 3n f ( x ) , x  , n  .

Bây giờ ta sẽ chứng minh f ( x ) = x, x  . Thật vậy, giải sử có x0  sao


cho f ( x0 )  x0 . Đặt f ( x0 ) = x0 +  với   0. Khi đó, ta có
f ( 3n x0 ) = 3n f ( x0 ) = 3n x0 + 3n  , n  .

Suy ra
1 | f ( 3n x0 ) − 3n x0 |= 3n |  |, n  .

Từ đó ta có 3n |  | 1, n  . Tuy nhiên, kết quả này không thể thỏa mãn


n  . Mâu thuẫn thu được cho ta kết quả khẳng định ở trên. Vậy
f ( x ) = x, x  .
BT2. (Chọn đổi tuyển QG Quảng trị 2019)
Tìm tất cả các hàm số f : → thỏa mãn các điều kiện:
a) f 2 ( x + y ) = f ( x − 4 y ) f ( x + 6 y ) + 25 yf ( y ) , x, y  .
f ( x)
b) lim = 1.
x →0 x
Giải: Đặt f ( 0 ) =  , từ a) thay x bởi − y , ta có:
 2 = f ( −5 y ) f ( 5 y ) + 25 yf ( y )
Hay

9
 2 = f ( −5 x ) f ( 5 x ) + 25 xf ( x ) . (1)
Thay y bởi − x, từ a) ta có:
 2 = f ( 5 x ) f ( −5 x ) − 25 xf ( − x ) . (2)
Từ (1) và (2) suy ra: xf ( x ) = − xf ( − x ) , x  0. Do đó: f ( − x ) = f ( x ) .
Do b) nên x0  0 để f ( x0 )  0.
Trong a) thay x bởi 4 y và x bởi −6 y, ta có:
 f 2 ( 5 y ) =  f (10 x ) + 25 yf ( y )
 2 .
 (
f − 5 y ) =  f ( − 10 x ) + 25 yf ( )
y

x0 x  x  x 
Thay y bởi , x0  0  0  0  f 2  − 0  = f 2  0  .
10 2  2 2
Từ đó:
 f ( x0 ) =  f ( − x0 ) = − f ( x0 ) ; f ( x0 )  0   = 0.

 f (5 y )  f ( y)
2

Do đó f ( 5 y ) = 25 yf ( y )  
2
 =  f ( y ) và y cùng dấu.
 5 y  y
Quy nạp, ta thu được:
 f ( y)  f ( 5− n y )
2n

  = . (3)
 y  5− n y
Xét đẳng thức (3), cho n → +  5−n y → 0, vế phải → 1.
f ( y)
Nếu  1 thì vế trái → +. (Không thỏa mãn)
y
f ( y)
Nếu 0   1 thì vế trái → 0. (Không thỏa mãn)
y
f ( y) f ( y ) = y , y  0 
Suy ra =1   f ( x ) = x, x.
y f ( 0) = 0 
Thử lại f ( x ) = x, x  , thỏa mãn yêu cầu bài toán.
BT3. (Chọn Đội tuyển PTNK, 2014) Tìm tất cả các hàm số f : *
→ *
thỏa
mãn hệ thức
f ( f ( n ) / n ) = n2 , n  *.

Giải: n  * , Đặt f ( n ) = ng ( n ) thì g : *


→ *.
Khi đó

10
 f (n) 
 = n  g ( n ) g ( g ( n )) = n .
2 2
f
 n 
Lấy logarit hai vế ta có:
ln g ( n ) + ln g ( g ( n )) = 2ln n.

Đến đây với mọi x  * ta xét dãy sau:


u0 = ln x, un = ln g n ( x )
Trong đó gn ( x ) = g (...g ( x ) ...) với n lần lấy hàm g .
Ta có
un  0 và un+ 2 + un+1 − 2un = 0.
Từ đó ta có công thức tổng quát
2ln x + ln g ( x ) ln x − ln g ( x )
un = + ( −2 ) .
n

3 3
Nếu tồn tại x mà ln x − ln g ( x )  0 thì u2 n  0 với n đủ lớn. (Mâu thuẫn)
Nếu tồn tại x mà ln x − ln g ( x )  0 thì u2 n+1  0 với n đủ lớn. (Mâu thuẫn)
Vậy ln x − ln g ( x ) = 0, x  *
. Suy ra f ( n ) = n 2 , n  *
.
BT4. (Bulgaria, 2006) Tìm tất cả các hàm số f : +
→ +
thỏa mãn đẳng thức
f ( x + y ) − f ( x − y ) = 4 f ( x ) f ( y ) , x  y  0.

Nhận xét: Ta có thể các hàm số thỏa mãn có dạng f ( x ) = kx 2 . Từ đó, ta có cách
tiếp cận thường thấy là chứng minh f ( 2 x ) = 4 f ( x ) . Để vận dụng được giới hạn
của dãy số ta phải chứng minh được lim f ( x ) = 0, lim f ( x ) = f ( x0 ) . Sau đó từ
x→0+ x→ x0+

phương trình đầu bài ta cho x → y + thì ta sẽ có điều ta cần.


Giải: Thay x bởi x + y ta được
f ( x + 2 y ) − f ( x ) = 4 f ( x + y ) f ( y ) , x  y  0. (3)
+
Từ đây dễ dàng suy ra f tăng ngặt trên . Từ đó dẫn đến
f ( x + y )  f ( y ) và cũng suy ra rằng
f ( x + 2 y )  4 f ( y ) , x, y  0.
Thay x bởi x + y vào (3) và sử dụng bất đẳng thức trên thì ta được:
f ( x + 3 y ) = f ( x + y ) + 4 f ( x + 2 y ) f ( y )  f ( y ) + 4 4 f 2 ( y ) = 9 f ( y ).
Cứ thế ta quy nạp lên được rằng:

11
f ( x + ny )  n 2 f ( y ) , x, y  0, n  *.
1
Thay y = vào bất phương trình trên ta được
n
 1  f (1 + x )
f   , x  0, n  *.
n
2
n

Cố định x và cho n → + ta thu được lim f   = 0.


1
n→+
n
Từ đó suy ra lim f ( x ) = 0.
x →0+

Bây giờ, trong (*) ta cho y  x thì ta thu được


0  f ( x + 2 y ) − f ( x )  4 f ( 2 x ) f ( y ).

Cố định x và cho y → 0+ thì ta có lim  f ( x + 2 y ) − f ( x )  = 0, hay


+
y →0

lim f ( x ) = f ( x0 )
x→ x0+

Đến đây, bằng cách cố định y trong đầu bài và cho x → y + , ta được
f ( 2 y ) = 4 f ( y ) y  0.
Dựa vào kết quả này, ta có thể quy nạp được
f ( nx ) = n 2 f ( x ) x  0, n  * .
(chỉ việc cho x = 2 y,3 y,..., ny trong đầu bài là được) Từ đó suy ra
f ( n ) = n 2 f (1) và

 m
f n 
m n  f ( m) m
2
f  =  = 2 = 2 f (1) , m, n  *.
n
2
n n n
Nói riêng, ta có f ( x ) = kx 2 x  + . Do f đơn điệu và tập +
trù mật trong
+
nên ta có f ( x ) = kx 2 x  0. hàm này thỏa mãn yêu cầu đề bài.
BT5. (Chọn đội tuyển QG ĐH Vinh, 2012)
Tìm tất cả các hàm số liên tục f : 0, + ) → 0, + ) thỏa mãn đẳng thức
 x   x +1
2 f ( x) = f  2 + f 
 x + x +1  2 
với mọi số thực không âm x.
Giải: Do f liên tục trên 0, + ) nên nó cũng liên tục trên 0,1. Từ đó suy ra tồn
tại các số a, b  0,1 sao cho

12
f (a) = max f ( x) = M
x 0,1


f (b) = min f ( x) = m.
x 0,1

Do
 a +1  a 
2 M = 2 f ( a) = f  + f 2 
 2   a + a +1

 a +1  a 
f   M, f 2 M
 2   a + a +1
a +1 a
(Để ý rằng  1, 2  1 ) nên ta suy ra
2 a + a +1
 a +1
f =M.
 2 
Từ đây bằng quy nạp ta chứng minh được
 a + 2n − 1 
f  = M , n  .
 2n 
Trong đẳng thức này cho n → +, ta được f (1) = M . Chứng minh tương tự
ta cũng có f (1) = m. Do đó M = m. Điều này chứng tỏ f là hàm hằng trên 0,1.
Giải sử f ( x)  c, x  0,1. Khi đó, ta có thể viết lại phương trình ban đầu
dưới dạng
1  x +1 1
f ( x) = f  + c.
2  2  2
Từ đẳng thức này ta chứng minh quy nạp được
1  x + 2n − 1   1 1 1 
f ( x) = n f   +  + 2 + ... + n  c, n  .
 2 2 2 
n
2  2
Cho n → + ta thu được f ( x)  c. Hàm này thỏa mãn yêu cầu bài toán.
BT6.(Tạp chí epsilon, 2015) Tìm tất cả các hàm số liên tục f : → thỏa
mãn điều kiện
f ( x + f ( y + z )) + f ( y + f ( z + x )) f ( z + f ( x + y )) = 0 (4)
với mọi bộ số thực x, y, z.
Giải: Dễ thấy f ( x)  0 là một nghiệm của phương trình trên nên ta chỉ cần xét
hàm f không đồng thời bằng 0.

13
x
Thay x, y, z bởi vào (4) ta được
2
x 
f  + f ( x)  = 0, x  .
2 
x
Tiếp tục thay x bởi + f ( x ) vào đẳng thức trên ta được
2
 x 1 
f  2 + f ( x)  = 0, x  .
2 2 
Từ đây bằng quy nạp ta chứng minh được
 x 1 
f  n+1 + n f ( x)  = 0, x  , v  *.
2 2 
Trong đẳng thức trên, cố định x và cho n → + , sau đó sử dụng tính liên
tục của f ta suy ra f (0) = 0. Từ đây, bằng cách thay y = x, z = − x vào (4) ta có
f ( f ( 2 x ) − x ) = −2 f ( x ) , x  .

Do f không đồng nhất bằng 0 nên tồn tại x0 sao cho f ( x0 )  0 .


Xét dãy ( an ) được xác định bởi
a0 = x0 , an+1 = f ( 2an ) − an .
Khi đó, dễ thấy
f ( an ) = −2 f ( an −1 ) = ( −2 ) f ( an −2 ) = ... = ( −2 ) f ( x0 ) , n  * .
2 n

Nếu f ( x0 )  0 thì ta có
lim f ( a2 n ) = + và lim f ( a2 n−1 ) = − .
n →+ n →+

Còn nếu f ( x0 )  0 thì kết quả ngược lại. Nhưng trong cả hai trường hợp
này, ta đều thấy rằng f ( x ) không bị chặn, mà f liên tục nên nó toàn ánh.
Đến đây, bằng cách thay y = z = 0 vào (1), ta có
2 f ( f ( x ) ) + f ( x ) = 0, x  .
x
Do f toàn ánh nên ta có f ( x ) = − , x  . Thử lại, ta thấy thỏa mãn.
2
x
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là f ( x ) = 0 và f ( x ) = − .
2
BT7. (VMO, 2003 - Bảng A)
+ +
Cho tập hợp F gồm tất cả các hàm số f : → thỏa mãn
+
f (3x)  f ( f (2 x)) + x, x  . (5)
14
Hãy tìm số thực  lớn nhất sao cho với mọi hàm số f thuộc tập F, ta đều
có: f ( x)   x, x  + .
Nhận xét: Nhìn dạng này ta dễ dàng nhận ra phải tìm một hàm phù hợp với bài
toán rồi sau đó đánh giá giá trị của số thực  bằng dãy số.
x
Giải: Dễ thấy hàm số f ( x) = , x  0 thuộc F . Khi đó với mọi x  0 ta có
2
x 1
f ( x)   x  x   
2 2
1 x
Vậy   . Vì f ( x)  0 nên trong (5) thay x bởi suy ra
2 3
x
f ( x)  , x  0 (6)
3
Xét dãy số ( n ) như sau:
1 2 n2 + 1
1 = ;  n+1 = , n = 1, 2... (7)
3 3
Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp theo n rằng với mọi n  * thì:
f ( x)   n .x, x  0 (8)
Do (6) nên (8) đúng khi n = 1. Giả sử đã có (8) khi n = k . Kết hợp với (6)
suy ra với mọi x  0 ta có:
  2x   x   2x   x
f ( x)  f  f    +  k  f   +
  3  3   3  3
2 x x 2 k 2 + 1
  k . k . + = x =  k +1.x
3 3 3
Vậy (8) cũng đúng khi n = k + 1. Theo nguyên lý quy nạp suy ra (8) đúng
với mọi n  *.
Tiếp theo ta chứng minh
1
lim  n = .
n →+ 2
Bằng quy nạp ta dễ dàng chứng minh được dãy ( n ) là dãy bị chặn trên
1
bởi . Từ đó:
2
2 n 2 − 3 n + 1 ( n − 1)(2 n − 1)
 n+1 −  n = = 0
3 3
Suy ra ( n ) là dãy tăng, do đó dãy ( n ) hội tụ.Đặt lim  n = L , khi đó
n→+

15
1
0L .
2
Từ (7) cho n → + ta được:
1
do 0 L 
2 L2 + 1 2 1
L=  2 L2 − 3L + 1 = 0  L = .
3 2
1
Vậy lim  n = .
n →+ 2
x
Từ (8) cho n → + ta được f ( x)  , x  0, f  F .
2
1
Từ các chứng minh trên ta được các giá trị  cần tìm là: .
2
BT8. (VMO, 2012) Tìm tất cả các hàm số f : → thỏa mãn các điều kiện
a) f ( x ) là toàn ánh.
b) f ( x ) đơn điệu tăng.
c) f ( f ( x ) ) = f ( x ) + 12 x, x  .

Giải: Do f là toàn ánh trên nên từ f ( f ( 0) ) = f ( 0) dẫn đến f ( 0 ) = 0. Mặt


khác f đơn điệu tăng nên
f ( x )  0, x  0 và f ( x )  0, x  0.
Lại cũng vì song ánh nên f khả nghịch, và ta giả sử nghịch của f là g , để
mà có x = g ( x ) + 12 g ( g ( x ) ) , x  .
Đặt hợp cấp n của g tại giá trị x  là g n ( x ) , ta có ngay công thức truy
hồi:
g0 ( x ) = x; g1 ( x ) = g ( x ) ; 12g n+2 ( x ) + g n+1 ( x ) − g n ( x ) = 0, n  .
Từ đó ta có công thức tổng quát
1  x + 3g ( x ) x − 4 g ( x ) 
gn ( x ) =  + .
7  4n −1 ( −3) 
n −1

Do f ( x )  0, x  0, vậy nên suy ra g ( x )  0, x  0 và vì vậy


g n ( x )  0, x  0.
Từ đó

16
x + 3g ( x ) x − 4 g ( x )  4 
n −1

4 n −1
gn ( x ) = + −  .
7 7  3
Từ đó ta có
4 g ( x ) = x, x  0,
Nếu không thì với n đủ lớn thì 4n −1 g n ( x )  0 (Vô lí).
Trường hợp x  0 suy luận tương tự với chú ý rằng g n ( x )  0, x  0, dẫn
đến kết quả của chúng ta là 4 g ( x ) = x, x  . Tức là f ( x ) = 4 x, x  .
BT9. (Gặp gỡ toán học 2020) Tìm tất cả các hàm liên tục f : → thỏa mãn
f ( x + y ) + f ( xy ) = f ( xy + x ) + f ( y ) , x, y  .
x
Giải: Thay x bởi với x, y  0 vào phương trình ta được:
y +1
 xy   x 
f ( x) + f ( y) = f  + f  + y  , x, y  0. (9)
 y +1  y +1 
Cố định x, y  0. Xét hai dãy số ( xn ) , ( yn ) được xác định bởi x0 = x, y0 = y

xn yn x
xn+1 = , yn+1 = n + yn , n  .
yn + 1 yn + 1
Khi đó, dễ thấy xn + yn = x + y, n  .

Phương trình dãy ( yn ) có thể viết lại thành


x + y − yn
yn+1 = + yn .
yn + 1
Bằng quy nạp ta dễ dàng chứng minh được 0  yn  x + y với mọi số tự
nhiên n . Từ đó suy ra dãy ( yn ) không giảm và bị chặn trên bởi x + y , do đó tồn
tại giới hạn hữu hạn hữu hạn lim yn = L. Chuyển phương trình xác định dãy sang
giới hạn, ta được L = x + y . Vậy lim yn = x + y , suy ra lim xn = 0 . Mặt khác từ
phương trình (9), dễ thấy
f ( x ) + f ( y ) = f ( xn ) + f ( yn ) với mọi số tự nhiên n .
Cho n → + với chú ý tính liên tục của hàm f , ta được
f ( x ) + f ( y ) = f ( x + y ) + f ( 0 ) , x, y  0.
Do f liên tục nên từ đây, dễ dàng suy ra
f ( x ) = ax + b, x  0,
17
trong đó a, b là các hằng số số thực. Bây giờ, thay y = −1 vào phương trình
đã cho, ta được
f ( − x ) + f ( x − 1) = b + f ( −1) , x  .
Trong phương trình này, cho x  1, ta được
f ( − x ) = −ax + a + f ( −1) .
Suy ra
f ( x ) = ax + c, x  −1, trong đó c = a + f ( −1) .
Tiếp tục thay y = −1 vào phương trình đầu ta được
f ( x ) = f ( 2 x ) − f ( x + 1) + a + b, x  . (10)
Dựa vào phương trình (10), ta sẽ chứng minh quy nạp theo n rằng
 1 1 
f ( x ) = ax + c, x  − n , − n+1  . (11)
 2 2 

Xét x   −1, −  ta có 2x  −1 vào x + 1  0 nên f ( 2 x ) = 2ax + c và


1
 2
f ( x + 1) = a ( x + 1) + b.
Từ đó
f ( x ) = f ( 2 x ) − f ( x + 1) + a + abx + c.
Suy ra khẳng định đúng với n = 0.
Bây giờ, giả sử khẳng định đúng đến n ( n  ) . Xét
 1 1   1 1 
x   − n+1 , − n+ 2   2 x   − n , − n+1 
 2 2   2 2 
và x + 1  0 nên
f ( 2 x ) = 2ax + c, f ( x + 1) = a ( x + 1) + b.
Từ đó
f ( x ) = f ( 2 x ) − f ( x + 1) + a + abx + c.
Suy ra khẳng định đúng với n + 1. Theo nguyên lý quy nạp ta có khẳng định
đúng với mọi n .
Từ (11), ta suy ra
1
f ( x ) = ax + c, x  − .
2n +1
Cho n → +, ta được f ( x ) = ax + c, x  0.
Vậy f ( x ) = ax + c, x  0 và f ( x ) = ax + c, x  0.
18
Vì hàm số liên tục tại mọi điểm nên lim f ( x ) = lim f ( x ) tức là b = c . Vậy
x → 0− x →0+

f ( x ) = ax + c, x  . Thử lại, ta thấy hàm này thỏa mãn yêu cầu bài toán.

19
Phần III. KẾT LUẬN

Trong chuyên đề “ Vận dụng giới hạn dãy số trong giải phương trình hàm”
tác giả đã hệ thống bài tập đặc sắc nhất liên quan đến nội dung của chuyên đề,
thông qua đó tạo được một sự hứng thú và tạo ra một phương pháp đường mòn
trong giải quyết về bài toán giải phương trình hàm. Mặt khác, các bài toán được
tác giả giới thiệu trong chuyên đề được sắp xếp tăng dần mức độ tạo điều kiện
thuận lợi cho người đọc có thể hiểu rõ vấn đề. Mặc dù rất cố gắng nhưng cũng
không thể tránh khỏi những sơ suất có thể gặp phải khi trình bày lời giải các bài
toán này. Rất mong những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Mậu, Phương trình hàm, NXB Giáo dục, 2001.
[2] Phan Đức Chính, Lê Đình Thịnh, Phạm Tuấn Dương,Tuyển chọn các
bài toán sơ cấp, Tập 1, Đại số, NXB Đại học và THCN, 1977.
[3] Trần Nam Dũng (chủ biên), Các chuyên đề bồi dươngx học sinh giỏi
toán, Trường PTNK - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 2011.
[4] Trần Nam Dũng (chủ biên), Tạp chí epsilon, 2015.
[5] Titu Andreescu, Iurie Boreico, Functional Equatinos, Electronic Edition,
2007.
[6] C.G.Small ,Functional equations and how to slove them, Springer, 2007.
[7] Tạp chí Toán học và tuổi trẻ.
[8] Tuyển tập gặp gỡ toán học việt nam 2020.
[9] Các nguồn tài liệu từ internet.

21

You might also like