You are on page 1of 16

1.

Thanh tẩy nước


1.1. Nước tinh khiết
- Thực hiện việc trong sạch hóa bằng cách dùng nước tinh khiết. Nước
tinh khiết là nước sạch và được dùng để tẩy sạch vật bẩn khác. Nước bẩn
không được phép dùng để tắm (ghusl) và cũng không được dùng để thực
hiện thủ tục thanh tẩy (wuđu) khi hành lễ.
- Nước tinh khiết gồm:
+ Nước mưa, nước đá, nước sông, nước tan từ tuyết. Thượng Đế phán: “...Và
TA ban nước mưa tinh khiết từ trên trời xuống.” [Q 25: 48].
+ Nước biển: Ông Abu Hurairah thuật lại như sau: “Thỉnh thoảng khi đi biển,
chúng tôi vẫn thường mang theo người một chút nước. Nếu chúng tôi dùng nước
này để thực hiện việc thanh tẩy thì chúng tôi có thể bị khát ở ngoài khơi. Vậy,
chúng tôi có thể dùng nước biển để thực hiện việc thanh tẩy được không?” Thiên
Sứ đáp: “Nước biển rất tinh khiết nên dù sinh vật biển chết ở trong đó thì nó vẫn
sạch và được phép dùng (halal).”
+ Nước giếng và nước ở vòi phun nước. Ông Ali bin Abi Talib tường thuật rằng:
“Có lần Thiên Sứ đòi một gầu nước giếng Zam-Zam mà Người dùng để uống và
lấy nó làm nghi thức thanh tẩy.”
Hình 1: Hồ nước thanh tẩy ở Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman
(nhóm tự chụp)
Hình 2: Hồ nước thanh tẩy ở Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman
(nhóm tự chụp)
Hình 3: Hồ nước thanh tẩy ở Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman
(nhóm tự chụp)

1.2 . Dấu hiệu của nước tinh khiết:

Các loại nước vừa kể trên có thể không có màu sắc và mùi vị. Nếu chúng có màu
sắc và mùi vị thì dù nước có trong đi chăng nữa thì cũng không thể dùng vào việc
thanh tẩy được.
Nước sau khi dùng để thanh tẩy mà vẫn sạch thì có thể được dùng lại.

Khi nước bị thay đổi tự nhiên do kết quả của muối, bùn, cỏ và các vật tương tự từ
những hồ nước thì nước đó được xem như tinh khiết và có thể dùng để tẩy rửa.
Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi do ô nhiễm hóa học thì nước đó không thể dùng để
thanh tẩy.

Nếu một chất bẩn rơi vào nước nhưng không thay đổi màu sắc và mùi vị thì nước
đó có thể dùng để thanh tẩy.

1.3 . Nghi thức thanh tẩy:

Thanh tẩy là điều kiện tiên quyết trước khi hành lễ. Lễ nguyện sẽ mất hiệu lực
nếu thiếu điều kiện này. Nó được minh chứng trong Thiên Kinh Qur’an như sau:
“Hỡi những ai có niềm tin! Khi các người đứng dậy để dâng lễ, hãy rửa mặt và
(hai) tay của các người đến khuỷu tay và lau vuốt đầu của các người với nước và
rửa hai bàn chân đến tận mắt cá...” ” [Q 5:6]

Thiên Sứ nói: “Thanh tẩy là chìa khóa chuẩn bị hành lễ và lễ nguyện là chìa khóa
mở cửa vào Thiên Đàng”.

1.3.1. Thủ tục thanh tẩy gồm những điều sau đây:
a. Định tâm (Niyaat):
Định tâm là điều rất quan trọng trong cuộc sống người Muslim bởi vì mọi hành
động đều bắt nguồn từ ý định. Người dâng lễ phải biết rõ mục đích của việc mình
làm. Hình thức và nội dung của việc làm phải đi đôi với nhau nếu không thì việc
mình làm sẽ trở thành vô nghĩa. Bởi vậy trước khi thực hiện thủ tục thanh tẩy thì
định trong lòng ý nghĩ sau đây: “Tôi định tâm thực hiện việc thanh tẩy để chuẩn
bị hành lễ”.
b. Rửa tay:
Vừa đọc câu kinh “ ِ ِ ْ‫ ِسم َّ هللا‬Bismillahir ِ ‫ الرَّح ِيم ْ الرَّح َم ِن ب‬rohmaan ir-rohiim” (Nhân
danh Thượng Đế, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung) vừa
đưa hai bàn tay chạm nước để làm thủ tục thanh tẩy. Rồi rửa hai bàn tay đến cổ
tay ba lần cho sạch, tay phải trước, tay trái sau (Hình 4).
Hình 4 (hình ảnh nhóm tự chụp)

c. Súc miệng:
- Dùng hai bàn tay bụm nước đưa vào miệng. Dùng ngón trỏ tay phải chà răng
cho sạch (có thể dùng bàn chải đánh răng) súc miệng cho hết mùi hôi và nhổ
nước bẩn ra ngoài. Động tác này gọi là Mađmađah (Hình 5). Có thể dùng
Miswak, một loại cây trong thiên nhiên có chất thuốc, chà răng đánh tan mùi hôi
trong miệng hoặc dùng nước thuốc để súc miệng cũng được.
Hình 5 (hình ảnh nhóm tự chụp)

d. Xì mũi (rửa mũi):


- Bụm nước đưa vào lỗ mũi, hít nhẹ đưa nước vào chút xíu, dùng ngón tay móc
chất bẩn trong mũi và xì nó ra ngoài. Lặp đi lặp lại đôi ba lần cho sạch. Động tác
này gọi là Istinshaaq (Hình 6).
Hình 6 (hình ảnh nhóm tự chụp)

e. Rửa mặt:
- Bụm nước trong hai lòng bàn tay đưa lên rửa mặt từ trán xuống cằm và từ vành
tai phải sang vành tai trái ba lần. Người nào có râu thì dùng tay ướt vuốt râu từ
trên xuống sao cho nước thấm vào da (Hình 7).
Hình 7 (Hình ảnh nhóm tự chụp)

f. Rửa hai cánh tay:


- Dùng bàn tay trái rửa cánh tay phải đến khuỷu tay (3 lần), xong dùng bàn tay
phải rửa cánh tay trái đến khuỷu tay (3 lần). Rửa cánh tay phải trước, cánh tay
trái sau cho hai cánh tay đều thấm nước. Nên nhớ mỗi lần làm như thế các ngón
tay của hai bàn tay phải chụm vào nhau để chà vuốt cho sạch (Hình 8).
Hình 8 (Hình ảnh nhóm tự chụp)

g. Vuốt đầu:
- Vuốt đầu với hai bàn tay ướt từ trước ra sau (3 lần) sao cho da đầu thấm nước,
hoặc vuốt tóc ở trước trán (3 lần) (Hình 9)
Hình 9 (Hình ảnh nhóm tự chụp)

h. Lau hai vành tai:


- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ lau vuốt hai vành tai, 3 lần (Hình 10).
Hình 10 (Hình ảnh nhóm tự chụp)

i. Rửa hai bàn chân:


- Rửa hai bàn chân từ mắt cá xuống lòng bàn chân: bàn chân phải trước và
bàn chân trái sau, 3 lần (Hình 11).
Hình 11 (Hình ảnh nhóm tự chụp)

Sau khi rửa xong hai bàn chân, kết thúc nghi thức thanh tẩy bằng lời cầu nguyện
sau đây: َ ‫ ُ َ و َر ُسول ً َ ْعب ُده َ ُد َّ أن ُ م َح َّمدا َ◌ ْ و أشه ِّ ِرين َه‬.ُ‫هُ ُ َ ال َ ش ِرْ ي َك ل ُ َ و َْحده ّال هللا ِ َ إ َ ُد ّ أن آل إله ْ أشه ُه‬
‫َط ِ ْي ِ م َن ُ المت ْن ِ َ ين و ْ اج َعل َّواب ِ ْي ِ م َن الت ْن َّلهُ َّم ْ اج َعل ال‬
(Phiên âm: Ash-hađu an laa ilaaha il-Olloh (u) wahđahu laa shariika lah(u) wa
ashhađu anna Muhammađan abđuhu wa rosuuluh(u). Ollahummaj-‘alnii minat-
tawwabiina waj’- alni minal mutatahhiriin).
Dịch: Bề Tôi chứng thực không có thượng đế nào ngoài Allah. Duy nhất chỉ có
Ngài không có ai hợp tác và bề tôi chứng thực Muhammađ là người bề tôi và là
Thiên Sứ của Ngài. Lạy Thượng Đế! Xin Ngài xếp bề tôi cùng với những người
hối cải và xếp bề tôi cùng với những người trong sạch.
1.4. Thanh tẩy là điều kiện bắt buộc trước khi hành lễ:
Thanh tẩy là điều kiện bắt buộc nếu có ý định làm những việc sau đây:
- Hành lễ Dù đó là hành lễ bắt buộc (Farđ) năm lần một ngày, hành lễ phụ
trội (Sunnah), hành lễ tự nguyện (Nafl) hay là hành lễ an táng người quá
vãng (Janaazah) thì đều phải có sự thanh tẩy trước. Thiên Sứ bảo:
“Thượng Đế sẽ không chấp nhận bất cứ việc hành lễ nào nếu không có sự
thanh tẩy”.
- Đi vòng quanh đền Ka’bah (Tawaf).
- Sờ, cầm Thiên Kinh Qu’ran Thiên Kinh Qu’ran chỉ được phép sờ, nắm
khi người đó đã thực hiện việc thanh tẩy. Thiên Sứ đã bảo: “Thiên Kinh
Qu’ran chỉ có thể được sờ, cầm bởi những người ở trong tình trạng sạch
sẽ”. (Hađith – Al-Nisaii) Ngoài ra, việc thanh tẩy được khuyến cáo thực
hiện trước khi làm một việc tốt chẳng hạn lễ cầu xin ân huệ của Thượng
Đế, hoặc tụng niệm Thượng Đế (Zikr), hoặc trước khi đi ngủ...
1.5. Hỏng thanh tẩy (Nawaaqidul - Wuđu):
1.5.1. Những điều làm hỏng việc thanh tẩy:
a. Chất bẩn xuất ra từ thân thể của mình dù ít hay nhiều, chẳng hạn như
nước tiểu, phân, xuất tinh hay trung tiện (đánh rắm, xuất hơi).
b. Đàn bà có kinh nguyệt hay có máu sinh.
c. Ngủ say hay bất tỉnh vì lý do nào đó.
d. Tay trực tiếp chạm phải bộ phận sinh dục.
e. Trong trường hợp giao hợp (ăn nằm) với nhau, xuất tinh vì lý do kích
thích tình dục hay mộng tinh, có kinh kỳ và máu sinh thì cần phải tắm toàn thân
để tẩy sạch.
f. Trong trường hợp trung tiện, ngủ say hay chạm trực tiếp phải bộ phận
sinh dục thì chỉ cần thực hiện việc thanh tẩy lại là đủ.
g. Trong trường hợp tiểu tiện và đại tiện (đi cầu) thì phải dùng nước để tẩy
uế, sau đó thực hiện việc thanh tẩy là đủ.
1.5.2 Không làm hỏng việc thanh tẩy:
a. Vô tình chạm vào da của người khác phái thì không làm hỏng việc thanh
tẩy. Vợ của Thiên Sứ , bà A’aishah tường thuật như sau: “Tôi hay ngủ phía trước
nơi mà Thiên Sứ thường hành lễ, hai bàn chân của tôi duỗi thẳng về phía Người.
Khi Người phủ phục (sujuuđ) thì chạm phải bàn chân tôi và tôi co chân lại.”
( Hađith – Muslim).
b. Chảy máu bất cứ nơi nào của cơ thể ngoài hai chỗ hở tự nhiên của nó (âm
đạo và hậu môn) thì không làm hỏng việc thanh tẩy. Trong một Hađith do ông
Al-Hasan kể, Thiên Sứ có bảo: “Những người Muslim không ngưng dâng lễ
nguyện khi có vết thương”. (Bukhari)
c. Nếu có người nghi ngờ việc thanh tẩy của mình còn hiệu lực hay đã bị
hỏng thì sự nghi ngờ đó không làm hỏng việc thanh tẩy của họ trừ khi họ biết
chắc chắn là đã bị hỏng. Ông Abu Hurairah kể lại lời của Thiên Sứ như sau:
“Nếu ai trong các người cảm thấy (sôi bụng) và không biết chắc đã xuất hơi ra
ngoài hay chưa thì họ không nên bước ra ngoài thánh đường cho đến khi nào họ
nghe thấy tiếng hoặc ngửi thấy mùi thối”. (Hađith –Muslim / Abu Đawud)
d. Thanh tẩy không có hiệu lực khi làn da người thanh tẩy bị bao phủ bởi
cái gì đó không cho nó thấm nước chẳng hạn như son phấn hay mỹ phẩm.
e. Phụ nữ ra huyết liên tục hoặc người nào đi tiểu không tự chủ hoặc đánh
trung tiện thì phải thực hiện nghi thức thanh tẩy lần nữa trước khi hành lễ.
1.6. Vuốt lên tất khi thực hiện việc thanh tẩy (mashul khuffain):
Người Muslim được phép vuốt lên đôi tất mang khi thực hiện việc thanh tẩy nếu
bàn chân đã được rửa qua một lần khi thực hiện việc thanh tẩy lần trước. Việc
vuốt lên tất khi thực hiện việc thanh tẩy này kéo dài một ngày đêm nếu ở nhà và
ba (3) ngày đêm nếu đi xa.
Humaam Nakha’i tường thuật: “Ông Jariir bin ‘Abđullah tiểu tiện rồi sau đó thực
hiện việc thanh tẩy và vuốt lên tất bằng da của ông ta. Khi được hỏi: “Đồng đạo
làm thế sau khi đi tiểu ư?” Jariir trả lời: “Vâng, tôi thấy Thiên Sứ đi tiểu và sau
đó thực hiện việc thanh tẩy và lau vuốt lên tất.” (Hađith – Muslim/ Al-Bukhari)
Ban đầu, việc lau chùi này chỉ được cho phép đối với tất da. Sự đối chiếu việc lau
vuốt này được nới rộng cho cả tất len, tất nylon, vải và lụa… Tuy nhiên tất không
được quá mỏng để nước có thể thấm da. Thủ tục vuốt tất này chỉ được thực hiện
sau khi đã hoàn thành tất cả các động tác khác của việc thanh tẩy. Nói cách khác,
không cần cởi tất mà chỉ dùng tay ướt vuốt một lần từ đầu ngón chân đến gót
chân và mắt cá là đủ (không được vuốt ở dưới bàn chân).
Thực hiện nghi thức thanh tẩy hoặc tắm toàn thân thì phải dùng nước để tẩy sạch.
Tuy nhiên, nếu cơ thể có thương tích chẳng hạn như bị bỏng lửa hay bị bỏng
nước sôi... dùng nước để tẩy sạch không thích hợp thì lúc đó cho phép lau vuốt.
Trong trường hợp nơi vết thương có dán băng cấp cứu hoặc được bao bằng một
lớp thạch cao thì được phép dùng tay ướt vuốt lên trên đó nhưng các phần còn lại
phải dùng nước để tẩy sạch. Nếu phương pháp này còn gặp trở ngại thì dùng
phương pháp tẩy rửa khô.

You might also like