You are on page 1of 68

KẾT CẤU DIAGRID

GVHD: THS.KTS NGUYỄN HUY VĂN


NHÓM 4
NGUYỄN QUỐC AN — 18510100998
ĐẶNG NGỌC HOÀNG BẢO — 18510101024
NGUYỄN HỮU DANH — 18510101040
VĂN CÔNG MINH NHẬT — 18510101240
TRẦN VĂN TUẤN — 18510101406
MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN VỀ DIAGRID
1. GIỚI THIỆU
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3. ƯU ĐIỂM - NHƯỢC ĐIỂM
4. VẬT LIỆU CỦA KẾT CẤU DIAGRID
5. ỨNG DỤNG

B. KẾT CẤU VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT


1. TÍNH KHẢ THI
2. MODULE
3. CHI TIẾT LIÊN KẾT

C. CÔNG TRÌNH THỰC TẾ


1. AL DAR HEADQUARTERS - ABU DHABI
2. 30 ST MARY AXE, A.K.A THE GHERKIN
3. POLY INTERNATIONAL PLAZA

D. KẾT LUẬN
A. TỔNG QUAN
VỀ DIAGRID
1. GIỚI THIỆU

DIAGRID DIAgonal GRID

DIAGRID = DIAgonal + GRID là sự kết hợp giữa mạng lưới của các cấu trúc có
sẵn trong tự nhiên với nguyên tắc tổ chức hệ thanh đan chéo trong không
gian. Quá trình phát triển tự nhiên của cấu trúc đan chéo đã cho ra đời Hệ thống
lưới thanh không gian DIAGRID, các mạng lưới thanh đan chéo theo tỷ lệ nhất
định và đồng dạng, liên kết tại các mắt nối đặc biệt và sự hỗ trợ lẫn nhau nhận
tất cả các đối tượng tải trọng lên công trình.
1. GIỚI THIỆU

Kết cấu Diagrid đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều thể loại công trình với nhịp vượt, hình dáng khác
nhau. Kết cấu Diagrid có thể hỗ trợ chịu lực tốt cho cả những công trình có đường nét cong hoặc xiên
xéo, không cần một kết cấu lõi truyền thống. Hệ Diagrid cũng có thể được dùng cho kết cấu mái để tạo
ra những khoảng vượt lớn không dùng cột.
1. GIỚI THIỆU
Hệ thống lưới thanh Diagrid tạo ra một hệ thống kết cấu không gian Biểu tượng
dạng vỏ công trình, tiếp nhận tải trọng của các tầng nhà và tải trọng của Hệ
Diagrid,
gió. Với hệ khung - vỏ này, có thể giảm nhẹ hệ thống kết cấu khung dựa trên
nhà, tạo sự linh hoạt trong bố trí không gian sử dụng và bố trí hệ hình ảnh
thống trang thiết bị ngôi nhà. tinh thể kim
cương

Đường nét của một mảng nút đơn giản (mô đun cơ bản ban đầu dạng tam giác, sau mở rộng thành
tứ giác, hình tròn...). Nhưng khả năng phát triển hình thái học các mảng nút của Diagrid lại gần như
là vô tận.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Quá trình phát triển của kết cấu nhà cao tầng

Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4


2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công trình đầu tiên là một tháp nước ở


Nga. Cấu trúc tháp được tạo nên từ
những thanh thép đan chéo liên tục từ
chân cho đến đỉnh, liên kết với nhau bằng
các nút tại những giao điểm của các
thanh.

Đây được xem là công trình kinh điển là


tiền đề cho khái niệm mà sau này người
ta gọi là Diagrid.

Shukhov Towers (Various) Russia


1896–1919
Cao 350m
Designer: Vladimir Shukhov
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Bank Of China Tower

CÔNG TRÌNH
ĐƯỢC ÁP DỤNG
KẾT CẤU DIAGRID
ĐẦU TIÊN

Tòa nhà IBM,


Pittsburgh
John Hancock Center Puerta De Europa
1963 1969 1990 1996

London City Hall Zhongguo Zun


Canton Tower CCTV
Tower

Manukau InstItute
Hearst MagazIne Tower Capital Gate of Technology

2002 2006 2008 2011 2012 2014 2016


2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Sự xuất hiện của các hệ thống thanh giằng chéo trên bề mặt công trình, có vai trò là khung chịu lực kết
cấu giúp giải phóng cột bên trong công trình được gọi là: “DIAGONALIZED CORE SYSTEM”

- Kết cấu này tạo hiệu quả thẩm mỹ đặc trưng trên mặt đứng của các nhà cao tầng.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc
biệt là ứng dụng mô hình BIM (building information
modeling) vào thiết kế và thi công công trình kiến trúc
đã tạo nên bước đột phá trong việc tính toán giải quyết
những hình khối phức tạp, những chi tiết đòi hỏi độ
chính xác cao của “diagrid” tạo nên những công trình ấn
tượng và độc đáo trong thời gian ngắn.
3. ƯU ĐIỂM - NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm:

• Khả năng giải phóng cột rất cao, dễ bố trí


không gian, khả năng xử lý hình khối tốt.

• Tính năng chịu lực vượt trội so với các


dạng kết cấu thông thường.

• Khả năng tính toán, thiết kế dựa trên công


nghệ máy tính cho phép tối ưu hoá và kiểm
soát các tham số trước đây chưa từng có
3. ƯU ĐIỂM - NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm:

• Cấu trúc diagrid là nổi trội về thẩm mỹ


và biểu cảm. Tạo ra các hình thức kiến
trúc mới mà các dạng kết cấu hiện tại
khó đáp ứng

• Tiếp nhận có hiệu quả ánh sáng tự


nhiên tại vỏ công trình, qua đó có thể
giảm tiêu thụ năng lượng.

• Khai thác tối đa các vật liệu & kết cấu.


Giảm 1/5 lượng thép so với cấu trúc
khung
3. ƯU ĐIỂM - NHƯỢC ĐIỂM
- Nhược điểm:

• Thiết kế và thi công gặp nhiều khó khăn,


quá trình xây dựng cần có đội ngũ kinh
nghiệm và tay nghề cao.

• Hệ Diagrid vẫn chưa phải là hệ kết cấu có


thể áp dụng cho các công trình có tham
vọng vươn cao. Có nhiều vấn đề kỹ thuật
cần phải giải quyết.
• Người KS, KTS cần phải tiếp tục cải tiến để
tạo ra những công trình có mặt ngoài đẹp và
hiệu quả về mặt chịu lực, tránh đi theo lối
mòn hình thức Diagrid
4. VẬT LIỆU CỦA KẾT CẤU DIAGRID

4.1. Thép Vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất để xây
dựng hệ kết cấu Diagrid là thép do nó có khả
năng chịu lực kéo và lực nén. Việc lựa chọn
thép cho hệ thống Diagrid còn bởi vì khả năng
chế tạo hàng loạt, phục vụ lắp ráp thi công tiết
kiệm được chi phí và thời gian xây dựng.
4. VẬT LIỆU CỦA KẾT CẤU DIAGRID
Các sơ đồ Diagrid bê tông gồm 2 loại: đúc
4.2. Bê tông
sẵn và đúc tại chỗ. Loại bê tông đúc sẵn
có ưu điểm linh hoạt hơn hẳn so với loại
đúc tại chỗ, cho phép chúng phù hợp hoàn
hảo với hình dạng cấu trúc. Đồng thời, nó
cũng giúp bảo vệ công trình khỏi thiệt hại
do hỏa hoạn.
4. VẬT LIỆU CỦA KẾT CẤU DIAGRID

4.3. Gỗ Vật liệu gỗ rất ít được sử dụng trong việc xây


dựng hệ kết cấu Diagrid do có nhiều nhược điểm.
Ưu điểm của vật liệu này là phần gỗ có thể dễ
dàng chế tạo ở bất kỳ hình dạng và kích thước
nào, chi phí lắp đặt thấp. Nhược điểm lớn là gỗ có
độ bền vật liệu kém, khả năng chịu thời tiết kém.
5. ỨNG DỤNG

5.1. Tham gia chịu lực

Bản thân hệ thống kết cấu Diagrid là một hệ


thống chịu lực.

Với trọng lượng khá nhẹ so với khả năng chịu lực của
nó, kết cấu này thường được ứng dụng như lớp vỏ ngoài
chịu lực của công trình công trình và liên kết với dầm sàn,
lõi cứng tạo thành một hệ kết cấu chịu lực thống nhất.
5. ỨNG DỤNG

5.2. Giải phóng không


gian

Các công trình ứng dụng kết


cấu Diagrid có khả năng giải
phóng bớt cột, loại bỏ các
bức tường chống cắt nặng nề
ở đầu hồi, tạo ra mặt bằng
thông thoáng, dễ bố trí không
gian.
5. ỨNG DỤNG

5.3. Tạo hình


Bản thân kết
cấu Diagrid
đóng vai trò
như khung
xương tạo
hình khối
dáng công
trình.

Kết cấu Diagrid rất thích hợp để


ứng dụng cho các cấu trúc hữu
cơ hoặc các thiết kế phức tạp
trong hình thức thẩm mỹ.
5. ỨNG DỤNG
5.4. Thẩm mỹ mặt đứng
Hệ kính phẳng - Rectilinear Glazing

Hệ Kính Phẳng thường được


chọn cho các dự án có hình
khối tương đối phẳng. Nó
thường ít tốn kém hơn so với
hệ kính tam giác. Các panel
kính được sử dụng thường
có kích thước chiều cao bằng
khoảng cách từ sàn đến sàn
tầng tiếp theo.

Một tấm kính lớn thì tiết kiệm hơn một tổ hợp nhiều tấm kính
nhỏ. Quy mô thị giác của một tòa nhà có thể được điều chỉnh
bằng cách lựa chọn tỷ lệ cửa sổ.
5. ỨNG DỤNG
5.4. Thẩm mỹ mặt đứng
Hệ kính tam giác
- Triangular Glazing

Nhiều tòa nhà Diagrid, đặc


biệt là những tòa nhà có
dạng cong, có xu hướng
chia nhỏ các diagrid thành
các module tam giác. Sự
liên kết các mảng kính hình
tam giác tạo ra mạng lưới
có thể tạo độ cong thông
qua các yếu tố thẳng, tiến
bộ và tiết kiệm hơn so với
sử dụng các mảng kính
cong.
5. ỨNG DỤNG
5.4. Thẩm mỹ mặt đứng

Phô diễn kết cấu Diagrid

Phần lớn các Diagrids kết cấu thép thường được đặt ẩn
vào bên trong vỏ bao che của công trình. Điều này đặc
biệt quan trọng trong khí hậu lạnh nơi giãn nở nhiệt là
đáng kể và hiện tượng cầu nhiệt phải được tránh trong
mọi hoàn cảnh. Trong các môi trường ăn mòn cao,
Diagrid tiếp xúc với bên ngoài cũng cần yêu cầu được
bảo trì liên tục do quá trình oxy hóa và sự phong hoá.

Tuy nhiên, Diagrids đã được nghiên cứu sử dụng


thường xuyên hơn trong khí hậu nóng hay ôn đới, để
đáp ứng các xu hướng thiết kế phô diễn kết cấu hiện
nay.
5. ỨNG DỤNG
Thẩm mỹ mặt đứng
Vỏ 2 lớp

Lớp vỏ bao che công trình có thể được liên kết với khung
Diagrid. Hệ thống vỏ 2 lớp ngày càng sử dụng nhiều trong
trào lưu thiết kế thân thiện với môi trường. Gồm các ưu
điểm:
● Giảm mức năng lượng tiêu thụ vào nhờ các lớp bảo
vệ bên ngoài.
● Bảo vệ các thiết bị được che
● Tạo khoảng đệm giảm tiếng ồn đô thị
● Bảo vệ khả năng kết hợp thông gió tự nhiên

Hiện nay, có nhiều loại vỏ bao che được nghiên cứu và


ứng dụng vào thực tế, có thể phản ứng tự động dựa trên
sự thay đổi của môi trường xung quanh.
B. KẾT CẤU VÀ YÊU CẦU
KỸ THUẬT
1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
1.1. Thí nghiệm về tính khả thi của hệ kết cấu Diagrid
- Công trình ngày nay có thể đạt tới giới hạn của chiều cao, hình
dạng và vật liệu, kết quả của sự tiến bộ công nghệ mà chúng ta
dùng để thiết kế và xây dựng.

- Cách chúng ta thiết kế và xây dựng đã thay đổi nhanh chóng,


phép thử-sai đã lỗi thời từ lâu, nhất là khi thiết kế hệ kết cấu. các
vấn đề về gió, chấn động và hỏa hoạn phải được đánh giá từ giai
đoạn rất sớm của thiết kế bởi chúng sẽ xác định phạm vi khả
dụng của việc ứng dụng diagrid vào dự án.

- Trong khi đây là yêu cầu đối với tất cả các công trình, nó có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các công trình diagrid vì hiện
nay chúng ta chỉ ở giai đoạn đầu của việc sử dụng diagrid trong
lĩnh vực này.
1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
1.2. Khả năng của Diagrid
- Cấu trúc diagrid có xu hướng không thay đổi đáng kể hình dạng
thẳng cơ bản của tháp, các ứng dụng hiện tại của diagrid đang
khai thác khả năng của lưới tam giác để dễ dàng phù hợp với
nhiều hình thức hình học ngẫu nhiên.

- Thuật ngữ "lưới" chi phối trực tiếp đến kỹ thuật lập bản đồ của
phần mềm thiết kế 3D và các phương thiết kế kiến trúc, thông qua
phần mềm BIM để chế tạo chi tiết. Các khái niệm về một lưới và
các đường cong phức tạp là cơ sở của việc thiết kế lưới diagrid
hiện đại.

- Hầu hết các tháp diagrid đều hướng tới việc loại bỏ các cột nằm
giữa cấu trúc bên ngoài và lõi. Ấn tượng hơn là việc sử dụng
chiếu sáng tự nhiên hiệu quả và giảm độ dày sàn. Điều này hỗ trợ
và thúc đẩy xu hướng kiến trúc bền vững phát triển.
1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

1.2. Khả năng của Diagrid

- Trái ngược với chiến lược cấu trúc hiện đại trước đó,
tòa nhà diagrid đương đại có xu hướng kiến trúc độc
đáo, củng cố ý tưởng tham vọng của kiến trúc đẩy
mạnh các kỹ thuật công nghệ trong kết cấu.

- Đối với các công trình tạo hình phức tạp, Thiết kế
nút, các thanh xiên và cấu trúc Diagrid là rất khác biệt
về chiều cao, hình dáng, kết cấu,… Đây là một thách
thức trong tìm kiếm sự tối ưu hóa của mô hình Diagrid.
1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
1.2. Khả năng của Diagrid

Những tiến bộ trong tính toán và


mô hình song song với sự phát
triển của cấu trúc Diagrid, dễ dàng
hỗ trợ thiết kế các đường cong
trong mọi hình dáng từ kết cấu cho
đến chi tiết, việc tạo ra các bản vẽ
thi công và chế tạo.
2.MODULE
● Kích thước module được xác định bởi số tầng mà các thanh chéo dài từ đầu này đến đầu kia.
● Các yếu tố về chiều cao, chiều rộng, tỉ lệ của công trình, thiết kế lõi (có hay không khả năng chịu lực
phương ngang), tải gió và động đất có ảnh hưởng quan trọng đến kích thước của module trong công
trình tháp.
● Trong công trình tháp, Module được dựa vào số tầng giữa 2 nút liên kết. Kích thước và sự sắp xếp
module ảnh hưởng đến thiết kế kết cấu, kích thước các thanh và nút, và những điều này lại ảnh
hưởng trực tiếp đến kiến trúc của tòa nhà.
2. MODULE
2.1. Lựa chọn Module
Việc lựa chọn module của Diagrid rất khác biệt giữa các công trình thấp tầng và cao tầng. Hình dáng hình
học của công trình cũng ảnh hưởng đến thiết kế và kích thước của module, module cho công trình có
dạng cong khác module dành cho công trình góc cạnh.

* AESS : Architecturally Exposed Structural Steel ( biểu


hiện kết cấu thép)
CSS : Concealed Steel Structure ( Kết cấu thép âm )
2. MODULE
2.2. Tối ưu hoá module trong kết cấu nhà
cao tầng

Nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định kích


thước tối ưu, vị trí các cửa sổ cũng như số lượng
phương án sử dụng cho dự án.

Nghiên cứu của Kyuong Sun Moon đại học Yale


xác nhận rằng 69 ° là góc hiệu quả nhất cho một
kết cấu Diagrid đồng dạng vì nó dùng khối lượng
thép tối thiểu cho cùng hiệu quả chịu lực. Module và góc nghiêng của kết cấu Diagrid
đề xuất cho Lotte Super Tower (Seoul), sử
Những công trình cao tầng với tỉ lệ cao:rộng lớn dụng các module có độ cao và góc nghiêng
khác nhau để đáp ứng sự khác biệt trong tác
có các thanh Diagrid hoạt động như một dầm chịu
dụng của lực theo độ cao của tháp. Thanh
uốn. Những module có góc nhọn hơn có thể chịu xiên ở phần đế có góc lớn hơn thanh
được momen uốn này hiệu quả hơn. Đối với nghiêng ở phần đỉnh tháp (góc hợp với
những kết cấu cao tầng có tỉ lệ cao:rộng từ 4:1 phương ngang) do ở phần đế chịu tác động
đến 9:1, góc tối ưu từ 60° đến. 70° của tải trọng nhiều hơn và phần đỉnh tháp
chịu tác động của gió nhiều hơn với độ cao
555m
2. MODULE
2.3. Các Momen lực tác động

Tải trọng công trình

Tác động
của gió
2. MODULE
2.4. Tác động của module đến các nút
Trong khi xem xét hiệu quả của kết cấu Diagrid, quan trọng là phải có cái nhìn tổng thể cả dự án. Công trình Diagrid như Hearst
Magazine Tower và Bow Encana Tower được báo cáo là sử dụng ít hơn 20% lương thép so với kết cấu khung thông thường, người ta
nhận ra là Diagrid chế tạo tốn kém vì phải sử dụng các liên kết đặc biệt là các nút. Trên quan điểm kinh tế và chế tạo, kích thước và
sự thống nhất của module tác động trực tiếp đến thiết kế và chế tạo các nút. Công trình sử dụng module lớn hơn sẽ cần dùng ít nút
hơn. Vì chi phí để chế tạo các nút rất lớn so với giá thép nên việc sử dụng các module lớn là tiết kiệm hơn cho công trình.

Công trình có hình dáng càng đơn giản càng yêu cầu ít loại nút. Như trường hợp của Hearst Magazine tower với mặt bằng hình chữ
nhật và tạo hình thống nhất cả mặt đứng, hầu hết các vị trí đều được xử lý bằng các dạng cơ bản của tường và nút góc (ngoại trừ các
nút ở đế và đỉnh)
2. MODULE
2.5. Kích thước Module
Chiều cao của module sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng liên
kết các thanh xiên vào các sàn. Độ dài của thanh xiên lại
ảnh hưởng tới chế tạo, vận chuyển và lắp dựng.

Module cỡ nhỏ: Module với kích thước nhỏ từ 2-4 tầng cao,
có xu hướng được áp dụng cho các công trình thấp tầng
hoặc có hình dáng hình học rất bất thường hoặc có tải lệch
tâm.

Module của Capital Gate (Abu


Dhabi-UAE) là một trong những
module nhỏ nhất hiện nay, với
khoảng cách từ đỉnh dưới tới đỉnh
trên là 2 tầng. Lý do của sự đan xen
chặt chẽ này là do những áp lực phát
sinh từ góc nghiêng 18° của tháp.
2. MODULE
2.5. Kích thước Module

Module cỡ trung: Module có kích


thước từ 6-8 tầng, phù hợp cho
những tòa nhà lớn và có hình dạng
đồng đều hơn. Với độ dài của một
thanh Diagrid khoảng 6-8 tầng, việc
vận chuyển và lắp dựng không phải
một vấn đề phức tạp.

Độ dài này thường được lắp đặt ở


mặt đất với các nút, tạo ra các cấu
kiện dạng chữ V ngược để lắp dựng.
Điều này nhằm giảm thiểu các liên
kết công nhân phải thực hiện trên
cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hearst Magazine Tower sử dụng module 6 tầng với góc hợp bởi thanh
chéo vá phương ngang là 69.7°
2. MODULE
2.5. Kích thước Module

Module cỡ lớn: Module có kích thước hơn 10 tầng, chỉ được sử dụng cho những tòa nhà rất cao. Vì các
điểm chống đỡ liên kết giữa nút và dầm biên của sàn (đai ngang) không thể làm cho module Diagrid có tỉ
lệ chiều cao lớn hơn nhiều so với chiều rộng, do đó làm nổi bất chiều cao của tòa nhà. Tòa nhà có vẻ
mảnh hơn, và cao hơn.

Tháp Bow Encana (Canada) sử dụng module 12 tầng cho mặt đứng hướng nam.
2. MODULE
2.5. Kích thước Module

Module không quy luật (irregular module): Các


công trình nhiều góc cạnh sẽ sử dụng các module
không theo quy luật hoặc đôi khi là hỗn loạn trong
tạo hình của mình. Các module được định hình
cẩn thận để tạo ra hình dạng mong muốn của kết
cấu và phải đáp ứng được các tiêu chí khác biệt để
mang lại kết quả là ứng dụng độc đáo của khung
Diagrid vào thể loại công trình này.
Kết cấu Diagrid sử dụng để
tạo nên hình dạng pha lê của
Trong vài trường hợp, khi Diagrid được thiết kế để
Bảo tàng hoàng gia Ontario
chịu lực cho một mặt đứng không phủ kính hoàn (Canada). Diagrid không có
toàn, các module Diagrid không cần biểu hiện ra quy luật khi không hai thành
phần hay liên kết nào giống
ngoài lớp vỏ bao che, sự phân chia module sẽ dựa nhau. Các dự án như thế này
trên các tiêu chí về tán xạ gió hay vấn đề không phụ thuộc rất nhiều vào phần
mềm triển khai với nền tảng
gian hơn là biểu hiện bề mặt như một giải pháp
BIM do sự phức tạp của các
mặt đứng. chi tiết.
2. MODULE
Loại Module nhỏ Module trung Module lớn Module không
module 2 - 4 tầng 6 - 8 tầng 10 tầng trở lên thường xuyên

Quy mô Xu hướng áp dụng Phù hợp với các Chỉ thích hợp sử Những công trình có
cho các chiều cao công trình lớn hơn dụng cho các công nhiều góc cạnh sẽ sử
nhỏ hoặc những và những công trình trình siêu cao tầng dụng các module
công trình có hình có dạng hình học không đều và đôi khi
dạng khác thường đồng đều hỗn loạn
hoặc tải trọng lệch
tâm

Công trình Capital Gate Hearst Magazine Tower Doha Tower Morpheus Hotel

đại diện
3. CHI TIẾT LIÊN KẾT
3.1. Khái niệm nút
- Nút là các điểm giao nhau của các thanh chéo. Là một phần quan trọng
trong thiết kế của hệ thống DIAGRID.

- Một hệ thống Diagrid được tạo thành bằng cách ghép nối các thanh chéo lại
với nhau thông qua các mắt nối để tạo thành một bề mặt gồm các module
dạng tam giác. Các vị trí để ghép nối nối các thanh chéo gọi là các nút.

- Việc lựa chọn kích thước và góc của module xác định các yêu cầu của nút
và các thanh Diagrid.
3. CHI TIẾT LIÊN KẾT
3.2. Lựa chọn vật liệu cho nút

Hầu hết các mắt nối cho các hệ thống diagrid có xu hướng được chế tạo từ những tấm vật liệu bản
mỏng như thép. Vật liệu này dường như rất thích hợp cho việc tạo các hình dạng khớp nối có khả
năng kết nối 4-8 thanh giằng chi tiết. Các tấm thép có thể được cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến mức độ
chi tiết, và các độ dày khác nhau sử dụng các quá trình khác nhau.
Mắt nối đúc sẵn cho Swiss Re
Tower tại London, Anh, được
thiết kế bởi Foster + Partners,
cung cấp bốn điểm gắn đồng
nhất cho các thanh chéo và 2
điểm cho các thanh ngang.
3. CHI TIẾT LIÊN KẾT
3.3. Liên kết giữa sàn và hệ khung
Trong mối liên kết giữa lưới diagrid và các tấm sàn, các nút được đặt tại các tầng xen kẽ, các đường
chéo thép hình ống trải dài hai tầng. Các khu vực thông tầng buộc vào các đường chéo ở các cạnh của
không gian có vị trí sàn thông tầng.

Nội thất cho thấy cách sàn kim loại đặt trên các dầm
hướng tâm mà không cần hệ thống nâng đỡ thứ hai.
Các dầm hướng tâm liên kết vào diagrid.
3. CHI TIẾT LIÊN KẾT
3.3. Liên kết giữa sàn và hệ
khung

Trong mối liên kết giữa lưới diagrid và


các tấm sàn, các nút được đặt tại các
tầng xen kẽ, các đường chéo thép
hình ống trải dài hai tầng. Các khu vực
thông tầng buộc vào các đường chéo
ở các cạnh của không gian có vị trí
sàn thông tầng.
3. CHI TIẾT LIÊN KẾT
3.4. Nút trọng hệ biểu hiện kết cấu và hệ ẩn kết cấu

Nút trong hệ ẩn kết cấu


Mối quan tâm chính của hệ Diagrid kết cấu ẩn là các vấn đề về chịu tải và lắp dựng. Các nút sẽ được
chế tạo hàng loạt, thường rất lớn và được hàn tại nhà xưởng. Các chi tiết trong hệ Diagrid kết cấu ẩn
sẽ có bề mặt không hoàn hảo do không cần thiết phải xử lý.
3. CHI TIẾT LIÊN KẾT
3.4. Nút trong hệ biểu hiện kết cấu và hệ ẩn
kết cấu

Nút trong hệ biểu hiện kết cấu


Quyết định biểu hiện kết cấu Diagrid sẽ thay đổi đáng
kể lựa chọn phương án kết cấu. Mặc dù Diagrid vốn
yêu cầu tùy chỉnh đáng kể trong chế tạo, phương án
biểu hiện kết cấu Diagrid yêu cầu chế tạo phức tạp
hơn nữa đối với cả các nút và các thanh. Việc này làm
gia tăng chi phí chế tạo.

Thiết kế của cách nút và thanh là rất quan trọng cho


một hệ Diagrid biểu hiện kết cấu. Các nút được biểu
hiện ra trong một công trình phải thỏa mãn một loạt
điều kiện nhằm tạo ra một ngôn ngữ thống nhất mà
vẫn đáp ứng được những yêu cầu khác nhau của
từng vị trí, (nút đế, ở thân, ở đỉnh và ở góc).
4. LÕI CỨNG TRONG HỆ DIAGRID
4.1. Tổng quan

Bảng thống kê 20 công trình cao nhất thế giới tính đến năm 2020 Zhonggou Zun Tower
Các toà nhà có chiều cao này không thể sử dụng cần trục Nếu các công trình thuộc dạng siêu cao tầng
tháp độc lập để hỗ trợ xây dựng. Hệ thống cần trục thường (Supertall) có tải trọng bên cao hơn để cạnh tranh,
được tích hợp vào việc xây dựng lõi bê tông khi nó tiến hành thì các Supertall này phải đạt được độ bền đồng
trước các thang máy thép. đều để chống lại tải trọng gió và địa chấn
Như một quy luật, thực tế công trình quá cao sẽ luôn yêu cầu
sử dụng kết cấu lõi, thường bằng BTCT, hoạt động cùng với
cường độ bên của khung diagrid để chống tải trọng bên.
4. LÕI CỨNG TRONG HỆ DIAGRID
4.2. Phân loại
Lõi thép bên ngoài công trình

- Phần lõi hỗ trợ ở phía Bắc như một toà tháp


thứ 2 của công trình.
- Phần lõi tách rời khỏi công trình chính, chứa
tất cả các thang di chuyển của công trình
chính: thang máy chở khách và hàng hoá,
thang máy dịch vụ,... và khu vệ sinh. Ba nhóm
thang máy chở khách phục vụ từng khu vực
của toà nhà từ thấp đến cao và được kết nối
với nhau bằng hành lang trung chuyển ở tầng
10 và tầng 24.

The Leadenhall Building


4. LÕI CỨNG TRONG HỆ DIAGRID
4.2. Phân loại
Lõi thép cho các toà nhà khung Diagrid hỗn hợp

A
A. Kết cấu bờ rìa

B. Kết cấu diagrid


12m x 12m
B
C. Kết cấu phân bố
ứng suất

D. Kết cấu kết hợp


3 dạng A, B, C
D
C

CCTV Headquarter
4. LÕI CỨNG TRONG HỆ DIAGRID
4.2. Phân loại
Lõi thép cho các toà nhà khung Diagrid hỗn hợp
A. Cần trục dựng (trong
trục nâng) ở mặt đất

B. Khi chiều cao tòa nhà


tăng dần, các cần trục tiếp
tục được nâng lên bằng
các thiết bị nâng

C. Do sự thay đổi của các


tấm sàn, vị trí cần trục cần
phải được di dời theo
A B C
phương ngang

D. Cần trục đầu tiên được


sử dụng để tháo dỡ cần
trục còn lại.

E. Cần trục đầu tiên cũng


được dùng để lắp cần trục
còn lại vào vị trí mới.

F. Cả hai cần trục tiếp tục


hoạt động.

D E F
4. LÕI CỨNG TRONG HỆ DIAGRID
4.2. Phân loại
Lõi bê tông dành cho mặt hẹp

- Một tấm sàn cực kỳ hẹp sẽ tạo ra tải trọng lệch tâm.
⇨ Lõi sẽ nằm ở vị trí trung tâm, đặc biệt là trọng trường hợp tải
trọng gió đập vào mặt lớn hơn. Khung Diagrid của toà nhà có
tác dụng chống lại tải trọng bên.

Al Dar Headquarters
4. LÕI CỨNG TRONG HỆ DIAGRID
4.2. Phân loại
Lõi bê tông dành cho tải lệch tâm cao

- Capital Gate ở Abu Dhabi là toà tháp nghiêng nhân tạo


về phía sau xa nhất thế giới (18 độ), nó vượt xa độ
nghiêng của Tháp nghiêng Pisa. Trước đó, độ nghiêng
lớn nhất này thuộc về công trình Puerta de Europa ở
Madrid.
- Các toà tháp này dựa vào lõi bê tông và hệ thống ứng
suất sau

Capital Gate Puerta de Europa, Madrid Post-tentioned: kỹ thuật gia cố bê tông


C. CÔNG TRÌNH
THỰC TẾ
1. AL DAR HEADQUARTERS
Giới thiệu

Kiến trúc sư: MZ Architects


Nhà thầu chính: ALDAR Laing O'Rourke
Diện tích sàn: 61.900 m 2
Địa điểm: Bãi biển Al Raha, Abu Dhabi
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Năm hoàn thành: 2010
Chiều cao: 110 m (360 ft), 23 tầng
1. AL DAR HEADQUARTERS
Concept
Trụ sở AlDar do MZ Architects thiết kế, anh lấy cảm hứng từ
chiếc vỏ sò có ý nghĩa sâu sắc đối với Abu Dhabi với di sản đi
biển của nó, cũng như biểu tượng của hình tròn hình học, và
tưởng tượng ra hai bức tường kính cong hình tròn khổng lồ phản
chiếu một chiếc vỏ sò đang mở.
1. AL DAR HEADQUARTERS
Hệ Diagrid trong công trình
Bề mặt của ngôi nhà được hình thành qua việc sử dụng
cấu trúc hình tam giác - một mạng lưới đường chéo (hệ
thống diagrid) bằng thép. Đây là cấu trúc lần đầu tiên
được sử dụng ở UAE, nó cho phép tạo ra các hiệu quả
về kết cấu và sự ổn định cho tòa nhà hình tròn, linh hoạt
hơn so với dạng hình chữ nhật thông thường.

Hệ thống này không chỉ giúp giảm thiểu tác động của
khung thép trên mặt đứng mà còn tạo cho hình khối kiến
trúc của công trình cảm giác như được kéo căng ở mọi
mặt và thổi phồng lên. Hệ thống tam giác này giúp loại bỏ
hệ thống cột bên trong. Điều này cải thiện hiệu quả sử
dụng của tòa nhà, giúp có thể bố trí những không gian
linh hoạt cho sử dụng. Do không có cột, nên tổng diện
tích sàn sử dụng 23 tầng của công trình tương đương
như diện tích của một tòa tháp 40 tầng
1. AL DAR HEADQUARTERS
Hệ Diagrid trong công trình
Một tấm sàn cực kỳ hẹp sẽ tạo a tải
trọng lệch tâm → LÕI SẼ NẰM Ở
TRUNG TÂM, đặc biệt là trong trường
hợp tải trọng gió đập vào mặt lớn hơn.
Khung diagrid của tòa nhà để chống lại
tải trọng bên.
Nhiều tòa nhà diagrid, đặc biệt là
những tòa nhà có dạng cong, có xu
hướng chia nhỏ diagrid thành các
module tam giác. Việc sử dụng hình
học tam giác hoạt động giống như một
“lưới” để cho phép tính gần đúng của
dạng cong thông qua việc sử dụng các
phần tử thẳng. Điều này tiết kiệm hơn
nhiều so với việc sử dụng các đường
cong thực sự, ngày cả khu bản thân hệ
thống kính đắt hơn.
1. AL DAR HEADQUARTERS
Hệ Diagrid trong công trình

Trong Aldar HQ, mô-đun cơ sở 8 tầng được sử dụng


để tạo thành đường cong mong muốn.

Aldar HQ ở Abu Dhabi, mặc dù che cấu trúc diagrid


thép bên trong tòa nhà bằng tấm thạch cao, nhưng lại
chọn cách thể hiện hệ lưới ở vị trí bên ngoài mặt tiền.

Điều này là không cần thiết, nhưng đó là một sự lựa


chọn về mặt thẩm mỹ. Điều này tạo ra một mô hình
kim cương nổi bật trên mặt tiền thể hiện rõ ràng
module diagrid như một yếu tố của thiết kế.
1. AL DAR HEADQUARTERS - ABU DHABI

Nhận xét
● Hình dạng nổi bật của tòa nhà này đạt được thông qua việc sử dụng hệ Diagrid.
● Là công trình đầu tiên thuộc loại này ở UAE, nó cho phép tạo ra sự ổn định và hiệu
quả về cấu trúc phù hợp với tòa nhà hình tròn với tính linh hoạt cao hơn so với dạng
hình chữ nhật thông thường.
● Hệ thống không chỉ giúp giảm thiểu tác động của khung thép lên mặt tiền mà còn đóng
vai trò như một yếu tố kiến trúc làm mờ mọi cảm giác về quy mô và thổi phồng cấu
trúc, loại bỏ sự phân tầng ngang điển hình của các mặt tiền ảnh hưởng đến hầu hết
các tòa nhà cao tầng trong diện tích.
● Hệ DIAGRID này giải phóng các cột bên trong tạo sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ cũng
như tầm nhìn từ bên trong. Điều này đã cải thiện hiệu quả, mang lại sự linh hoạt trong
bố trí.
2. THE GHERKIN
Giới thiệu

Thể loại : Văn phòng


Địa điểm : London, Anh
Thời gian xây dựng : 2001-2004
Chiều cao : 180m
Số tầng : 41 tầng
Thiết kế : Foster and Partners
Kết cấu : Arup
Thầu : Skanska

Ý tưởng: Công trình được lấy cảm hứng từ thiết kế


các máy bay và các đường khí động học trên thân
của chúng khi tiếp xúc với gió.
2. THE GHERKIN
Hệ Diagid trong công trình - khung chữ A
● Cấu tạo từ các thanh sắt dạng trụ tráng vỏ nhôm tiền
chế thành các khung module chữ A.
● Các bộ module thép chữ A cao bằng 2 tầng ghép vào
nhau tại vị trí các đỉnh.
● Tạo thành các hệ hình thoi hoàn chỉnh có chiều cao
bằng 4 tầng.

Tác dụng
Hệ có tác dụng chính làm
giảm áp lực của gió lên
công trình bằng phương
pháp khí động học và tạo
hình mặt đứng, đồng thời
chịu thêm 1 phần áp lực
đứng cho công trình.
2. THE GHERKIN

Kết nối trong hệ Diagrid

Gồm các “Nút” nối đặc biệt có các thành phần


được đúc cứng và hàn lại với nhau, giúp truyền lực
theo cả phương dọc lẫn phương ngang.
2. THE GHERKIN

Nhận xét

Đây là một trong những công trình tiêu biểu trên thế giới về ứng dụng hệ diagrid. Công
trình ứng dụng khá thành công và điển hình diagrid cho mục địch giảm áp lực gió - tạo
mặt đứng mềm mại, uốn lượn.
3. POLY INTERNATIONAL PLAZA
Giới thiệu

Thể loại: Văn phòng


Địa điểm : Bắc Kinh, Trung Quốc
Thời gian xây dựng : 2017
Chiều cao: 161.2m
Số tầng: 31 tầng
Thiết kế: Skidmore, Owings & Merrill

Thiết kế ban đầu được lấy cảm hứng từ cổ cầm - một


loại nhạc cụ của Trung Quốc. Sau quá trình phát
triển, mặt đứng lại mang các nét đặc trưng của của
đèn lồng giấy Trung Quốc với các nếp gấp
3. POLY INTERNATIONAL PLAZA
Hệ Diagid trong công trình - khung chữ V

● Cấu tạo từ các thanh sắt dạng trụ tiền chế


thành các khung module chữ V.
● Các bộ module thép chữ V cao bằng 2 tầng
ghép vào nhau tại vị trí các đỉnh.
● Tạo thành các hệ hình thoi hoàn chỉnh có chiều
cao bằng 4 tầng.

Tác dụng:
Hệ có tác dụng chính là chịu áp lực phương đứng
cho công trình, giải phóng toàn bộ cột - tạo không
gian rộng bên trong, đồng thời tạo hình mặt đứng và
giảm nắng, nóng cho công trình
3. POLY INTERNATIONAL PLAZA
Kết nối trong hệ Diagrid

Gồm nút nối có cấu tạo gồm 2 đĩa ngang và 1 đĩa dọc hàn
với nhau, giúp truyền lực chủ yếu cho phương đứng - thay
thế cột.
.
3. POLY INTERNATIONAL PLAZA

Nhận xét

Thiết kế hệ Diagrid đặc thù của công trình cho


thấy sự hữu ích của công nghệ này trong ứng
dụng chịu lực đứng cho công trình, có thể
thay thế cả hệ cột truyền thống.

Đồng thời công trình cũng đưa ra thêm một ví


dụ trong cách tạo hình mặt đứng bằng hệ
Diagrid, không chỉ tạo các bề mặt uốn lượn,
phẳng mà còn có thể tạo các đường gấp cấu
thành bề mặt gồm các họa tiết lập lại.

.
D. KẾT LUẬN

Yếu tố thúc đẩy sự ra đời của hệ thống kết cấu mới Diagrid, ngoài các tính năng về khả năng
chịu lực vượt trội so với các dạng kết cấu thông thường:
- Khả năng tính toán, thiết kế dựa trên công nghệ máy tính cho phép tối ưu hoá và kiểm soát
các tham số mà trước đó chưa có;
- Tạo ra các hình thức kiến trúc mới mà các dạng kết cấu hiện tại khó đáp ứng, tạo ra không
gian lớn mà không mất nhiều diện tích bởi cột chống đỡ bên trong công trình;
- Sự xuất hiện các dạng vật liệu xây dựng mới;
- Diagrid là một dạng liên kết mở, nó dường như chạm được vào suy nghĩ của mọi người về một
hình ảnh bền vững, đối lập với các dạng kết cấu cũ, thường bị kết cấu bao che của công trình
che lấp, không rõ nội dung bên trong;
- Diagrid cho phép tạo thành các giếng thông gió và tiếp nhận có hiệu quả ánh sáng tự nhiên tại
vỏ công trình, qua đó có thể giảm tiêu thụ năng lượng;
- Diagrid xuất hiện phù hợp với xu thế phải thay đổi, đổi mới của xã hội hiện đại;
- Thỏa sức sáng tạo, biến hóa với nhiều hình dạng cho công trình…
THANK YOU

You might also like