You are on page 1of 148

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


KHOA VẬT LÝ-TỔ VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

NHIỆT HỌC

HÀ NỘI-2006

-1-
Chương I
PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI, NỘI NĂNG VÀ
NHIỆT DUNG CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG

ĐỀ BÀI
3
2.1.Tìm số phân tử n trong 1cm và khối lượng riêng ρ của khí nitơ ở áp suất
2.0nPa và nhiệt độ 150C.
2.2.Trong một bình có thể tích 0.250m3 đựng một hỗn hợp khí cacbonic và hơi
nước. Nhiệt độ của khí là 3270C. Số phân tử khí cacbonic là N1 = 6.60 × 10 21 , số
phân tử hơi nước là N 2 = 0.90 × 10 21 . Tính áp suất P và khối lượng phân tử tương
đối M r của hỗn hợp khí.
2.3.Khối lượng riêng của một hỗn hợp khí heli và argon ở áp suất 152kPa và
nhiệt độ 270C, bằng ρ = 2.00kgm −3 . Có bao nhiêu nguyên tử heli chứa trong một
cm3 hỗn hợp khí?
2.4.Một chùm phân tử đập vào một thành và phản xạ theo định luật va chạm
đàn hồi tuyệt đối. Tìm áp suất P của chùm phân tử trên thành bình, nếu vận tốc
của các phân tử tạo thành một góc ϕ với pháp tuyến của thành bình. Cho biết
khối lượng m và vận tốc v của các phân tử và số phân tử n trong một đơn vị thể
tích. Khảo sát các trường hợp:
a)Thành không chuyển động;
b)Thành chuyển động theo phương của đường pháp tuyến của nó với vận tốc u.
2.5.Tính vận tốc quân phương v q và động năng trung bình ε của chuyển
động tịnh tiến của phân tử oxy ở nhiệt độ 200C.
2.6.Tìm tỷ số giữa vận tốc quân phương của các phân tử khí với vận tốc truyền
âm trong khí lý tưởng ở cùng nhiệt độ. Khí cấu tạo từ:
a)Các phân tử đơn nguyên tử;
b)Các phân tử lưỡng nguyên tử rắn.
2.7.Xuất phát từ những giả thuyết cổ điển, tính các năng lượng trung bình ε
của chuyển động tịnh tiến, quay và dao động của một phân tử đàn hồi lưỡng
nguyên tử ở nhiệt độ 4500K.
2.8.Xuất phát từ các giả thuyết cổ điển, tính vận tốc góc quay của một phân tử
oxy ở nhiệt độ
t = 27 0 C .
2.9.Tìm năng lượng chuyển động nhiệt E của các phân tử NH3, chứa trong một
bình có thể tích 10.0 lít ở áp suất 2.45kPa. Phần nào của năng lượng này là năng
lượng chuyển động tịnh tiến Ett của các phân tử? Giả sử các phân tử là rắn.

-2-
2.10.Đối với một phân tử N nguyên tử, xác định số bậc tự do dao động và năng
lượng trung bình ε của phân tử ở nhiệt độ T . Giả thử rằng tất cả các bậc tự
do của phân tử đều bị kích thích (tịnh tiến, quay và dao động).
2.11.Một chất khí được đốt nóng đến nhiệt độ T , ở nhiệt độ đó tất cả các bậc tự
do của các phân tử đều bị kích thích. Tính nhiệt dung phân tử CV của khí và
γ = C P C . Thực hiện phép tính đối với các chất khí cấu tạo từ các phân tử:
V

a)N2; b)CO2; c)NH3.


2.12. Một bình cách nhiệt chứa nitơ chuyển động với vận tốc v = 86m / s . nhiệt
độ khí là 00C. Năng lượng trung bình của chuyển động tịnh tiến của các phân tử
khí sẽ như thế nào , nếu dừng lại.
2.13.Biết các nhiệt dung riêng của khí cV = 649 J /(kg.K ) và c P = 912J /(kg.K ) . Xác
định khối lượng phân tử M của khí và số bậc tự do n của các phân tử khí.
2.14.Xác định nhiệt dung riêng cV và c P của một chất khí có thành phần theo
trọng lượng là 85% oxy (O2) và 15% ozon (O3). Giả sử các phân tử O2 và O3 là
rắn.
2.15.Trong một bình có thể tích V = 2.55l chứa m = 15,0mg hydro ở nhiệt độ
27000C. Ở nhiệt độ đó các phân tử hydro trở nên đàn hồi, trong khi đó một phần
các phân tử phân ly thành các nguyên tử. Độ phân ly của các phân tử là
α = 0.25 . Tính áp suất P và nhiệt dung riêng cV của hydro trong những điều
kiện đã nêu ở trên.
Chú thích: Người ta gọi độ phân ly là tỷ số các phân tử bị phân ly với tổng số
các phân tử.
2.16.Hai bình cách nhiệt được nối với nhau bằng một ống ngắn có khoá. Trong
các bình có các khí khác nhau ở nhiệt độ khác nhau. Biết số mol của mỗi khí
chứa trong các bình là z1 + z 2 , thể tích của các bình là V1 và V2 , nhiệt độ của các
khí là T1 và T2 và số bậc tự do của các phân tử khí là i1 và i2 . Người ta mở khoá
và các khí trộn lẫn với nhau. Tìm nhiệt độ T và áp suất P của hỗn hợp khí.
2.17.Tìm quy luật biến đổi áp suất P của không khí trong một bình đang được
hút chân không theo thời gian hút t . Thể tích của bình là V , áp suất ban đầu là
P0 . Nhiệt độ của không khí trong quá trình hút thực tế không bị biến đổi. Không
khí được hút bằng một bơm có tốc độ bơm là C . Giả sử rằng C không phụ
thuộc vào áp suất và ống dẫn khí nối bình với bơm không ảnh hưởng tới vận tốc
hút khí ra khỏi bình.
dV
Chú thích: Tốc độ bơm C = là thể tích khí được bơm hút ra trong một đơn vị
dt
thời gian ; thể tích này được đo ở áp suất của khí lúc đi qua bơm.

-3-
2.18.Một buồng có thể tích 1.74m 3 được hút bằng một bơm khuếch tán có tốc độ
bơm là 100 lít/s (xem chú thích bài tập 2.17). Tính thời gian để áp suất giảm từ
1.5Pa đến 1.5mPa.
2.19.Tính thời gian τ cần thiết để một bơm chân không hút một thể tích V=64
lít từ áp suất khí quyển P0=100kPa tới áp suất P=1.0Pa. Tốc độ của bơm là
C=100 lít /phút (xem chú thích bài tập 2.17). Áp suất giới hạn Plim mà bơm hút
được bằng 0.5Pa.
2.20.Một buồng có thể tích V=1.50 m3 nối với một bơm khuếch tán bằng một
ống (ống dẫn chân không) có bán kính r=25.0mm và chiều dài l=50cm. Tốc độ
bơm của bơm là C=50l/s (xem chú thích bài tập 2.17). Nhiệt độ của không khí
là 170C. Tính:
a)Tốc độ hút khí từ buồng C’=dV’/dt (trong đó dV’/dt là thể tích khí đi qua ống
dẫn trong một giây, được đo ở áp suất P trong thể tích được hút khí);
b)Thời gian τ , để áp suất trong buồng giảm từ P0=1.0Pa đến P=1.0mPa;
c)Thời gian bơm giảm bao nhiêu lần, nếu tăng đường kính của ống dẫn sao cho
sự cản trở của ống có thể được bỏ qua.
Chú thích. Ở áp suất thấp khi quãng đường tự do của các phân tử lớn hơn
đường kính của ống dẫn nhiều ( λ >> 2r ), trong một giây, khối lượng m đi qua
ống mà ở những đầu ống có các áp suất P1 và P2, được tính theo công thức
Knudsen:
m=
1 M
(P1 − P2 ) hoặc m = 1 M
(P1 − P2 ) nếu ta dùng khối lượng phân tử
W RT W k BT
thay cho khối lượng mol.
3 l
Trong đó W = ( W được gọi là độ cản của ống dẫn).
4 2π r
3

-4-
LỜI GIẢI

2.1.Ở áp suất 2.0nPa, nhiệt độ 150C mật độ của khí rất loãng nên ta có thể coi
khí là lý tưởng do đó ta có:
P = nk B T
3
⇒ số phân tử n trong 1cm :
n = 5 ×105 cm −3
ρ = 2.3 ×10−17 gcm−3
Khối lượng riêng của khí:
PM
ρ = nM =
k BT
Thay số ta được:
n = 5 ×105 cm −3
ρ = 2.3 ×10−17 gcm−3

2.2.Từ kết quả bài 2.1 ta có: P = nk BT


N1 + N 2
Trong đó: n=
V
Do đó ta có:
N1 + N 2
P= k BT
V
m
Kết hợp với công thức Claperon-Mendelev P = k BT , và m = N1 M 1 + N 2 M 2 ta
Mr
có:
N1 M 1 + N 2 M 2
Mr =
N1 + N 2

Thay số ta được:
P = 0.25kPa
M r = 41

ρ = nM = n1 M 1 + n 2 M 2
2.3.Ta có P
n = n1 + n 2 =
k BT
Từ đó ta có hệ phương trình:
⎧n1 M 1 + n2 M 2 = ρ

⎨ P
⎪n1 + n2 = k T
⎩ B

-5-
Giải ra ta được:
PM 2
−ρ
k BT
n1 =
M 2 − M1
Thay số vào ta được: n1 = 7 × 1018 cm −3

2.4.Khi va chạm với thành bình các phân tử truyền xung lượng cho thành bình,
xung lượng mà thành bình nhận được bằng độ biến thiên xung lượng của phân
tử với dấu ngược lại (do định luật bảo toàn xung lượng).
Vận tốc của các phân tử theo phương pháp tuyến của thành bình trong các
trường hợp:
-)thành bình không chuyển động: v n = v cos ϕ
-)thành bình chuyển động với vận tốc u theo phương pháp tuyến: v n = v cos ϕ − u
Độ biến thiên xung lượng của một phân tử:
∆p = 2mvn
Số phân tử va đập với thành bình trong khoảng thời gian ∆t trên một diện tích
∆S :
∆n = nv n ∆S∆t
⇒ xung lượng mà thành bình nhận được sau khoảng thời gian ∆t , trên một diện
tích ∆S :
p t = ∆n∆p = 2nmv n2 ∆S∆t
Do đó ta có: áp suất P của chùm phân tử trên thành bình:
pt
P= = 2nmvn2
∆S∆t
a)Trong trường hợp thành bình không chuyển động:
P = 2nmv 2 cos 2 ϕ
b)Trong trường hợp thành bình chuyển động với vận tốc u theo phương pháp
tuyến:
P = 2nm(v cos ϕ − u )
2

2.5.Ta có các các công thức:


⎧ 3k B T
⎪⎪ v q =
M

⎪ ε = 3k T
⎪⎩ 2
B

Thay số ta được:

-6-
⎧⎪ v q = 4.78 ×102 ms −1

⎪⎩ ε = 6.1×10 J
− 21

2.6.Vận tốc quân phương trung bình của phân tử:


3k B T
v q
=
M
Kết hợp với công thức tính vận tốc truyền âm trong chất khí
γP
vs = , do P = nk BT , ρ = nM , ta có:
ρ
γk B T
vs =
M
Từ đó ta có:

v 3
η= q
=
v γ

Thay số ta được:
3
a)Trong trường hợp các phân tử đơn nguyên tử: γ = 5 / 3 ⇒ η = ≈ 1.34
5
7
b)Trong trường hợp các nguyên tử lưỡng nguyên tử liên kết rắn với nhau: γ =
5
15
⇒ η= ≈ 1.46
7

2.7.Phân tử đã cho có ba bậc tự do tịnh tiến, hai bậc tự do quay và một bậc tự
do dao động. Do đó năng lượng tịnh tiến quay và dao động của nguyên tử này
là:
3
ε tt
= k B T ≈ 9.32 × 10 − 20 J
2
ε q
= k B T ≈ 6.21 × 10 −20 J
ε dd
= k BT ≈ 6.21 × 10 −20
J (năng lượng của mỗi bậc dao động bằng hai lần năng
lượng của mỗi bậc tự do tịnh tiến và quay).

2.8.Do phân tử oxy có hai bậc tự do quay nên năng lượng quay của phân tử oxy
là: ε q = k B T
Mặt khác ta lại có:

-7-
1
ε q
Md 2ω 2 , ω là vận tốc góc của phân tử oxy.
=
2
2k B T
Từ đó ta có ω= 2
≈ 1.1 × 1012 rad / s .
Md
2.9.Vì phân tử là rắn nên nó không có bậc tự do dao động nào, do đó nó có ba
k BT
bậc tự do tịnh tiến và ba bậc tự do quay. Năng lượng của mỗi bậc tự do là
2
nên năng lượng của khối khí trên là:
1
E = ηNk B T , η = 6 là tổng số bậc tự do của phân tử.
2
PV
Ta lại có hệ thức: N = nV =
k BT
1
Từ đó ta có: E = ηPV ≈ 74 J
2
Do số bậc tự do tịnh tiến bằng số bậc tự do quay nên năng lượng tịnh tiến bằng
năng lượng quay và bằng một nửa năng lượng toàn phần:
1
E tt = E ≈ 37 J .
2

2.10.Số bậc tự do của một hệ N hạt tự do là 3N . Khi tất cả các bậc tự do của
phân tử đều bị kích thích số bậc tự do của phân tử cũng là 3N .
Trong trường hợp phân tử là thẳng ta có 3 bậc tự do tịnh tiến và 2 bậc tự do
quay nên số bậc tự do dao động và năng lượng trung bình của phân tử phải là
a)Trường hợp phân tử thẳng
ndd = 3N − 3 − 2
1 1
ε = 3 k B T + 2 k B T + (3 N − 5)k B T
2 2
⎧n dd = 3 N − 5

⇒⎨ ⎛ 5⎞
⎪ ε = ⎜ 3 N − 2 ⎟k B T
⎩ ⎝ ⎠
a)Trường hợp phân không gian:
ndd = 3N − 3 − 3
1 1
ε = 3 k B T + 3 k B T + (3 N − 6 )k B T
2 2
⎧n dd = 3 N − 6
⇒⎨
⎩ ε = (3 N − 3)k B T

-8-
⎧ ∂ε
⎪CV = N A
2.11.Sử dụng kết quả bài 2.10 với: ⎨ ∂T , (trong đó R = N A k B ,
⎪C = C + R
⎩ P V

N A ≈ 6.023 × 10 23 là số Avogadro) ta có:


⎧CV = 3.5 R
a) ⎨ ;
⎩γ ≈ 1.29
⎧CV = 6.5 R
b) ⎨ ;
⎩γ ≈ 1.15
⎧CV = 9 R
c) ⎨ .
⎩γ ≈ 1.11
(Chú ý phân tử CO2 là phân tử thẳng còn phân tử NH3 là phân tử không gian).

2.12.Khi đột ngột dừng lại các phân tử khí sẽ chuyển động rất phức tạp, chúng
không ngừng va chạm với nhau và với thành bình. Khi trạng thái cân bằng mới
dược thiết lập động năng tịnh tiến trở thành nội năng của khí.
mv 2
⇒ Năng lượng của mỗi phân tử khí thay đổi một lượng: sự thay đổi này
2
được chia đều cho các bậc tự do, do đó nếu giả sử rằng số bậc tự do của phân tử
mv 2
là i thì năng lượng mỗi bậc tự do tăng lên một lượng ⇒ động năng tịnh
2i
3mv 2
tiến của phân tử tăng lên một lượng ∆ ε tt
= ⇒ năng lượng tịnh tiến của
2i
các phân tử
3 3mv 2
ε tt
= k BT + = 5.8 × 10 − 21 J
2 2i
(Số bậc tự do của N2 bằng 5).

C
2.13.Nhiệt dung riêng liên hệ với nhiệt dung mol theo hệ thức: c =
N AM
⇒ C = N A Mc
Mặt khác ta có: C P − CV = N A k B ⇒
N A M (c P − cV ) = N A k B ⇒ khối lượng phân tử khí
kB
M =
c P − cV
1
Ta lại có CV = nN A k B ⇒
2

-9-
1
N A McV = nN A k B ⇒ số bậc tự do của chất khí nói trên
2
2McV 2cV
n= =
kB c P − cV
Thay số ta được
M = 32
n=5
Đây là phân tử O2.

2.14.Vì các phân tử O2 và O3 là rắn nên nó không có bậc tự do dao động nào.
Các phân tử O2 có 5 bậc tự do: 3 tịnh tiến và 2 quay còn các phân tử O3 có 6
5 7
bậc tự do 3 tịnh tiến và 3 quay. Do đó CVO = N A k B , C PO = N A k B
2
2 2
2
CVO3 = 3 N A k B , C PO3 = 4 N A k B
C 5k B 7k B
Từ hệ thức c = (bài 2.13) ta có: cVO2 = , c PO2 =
N AM 2 M O2 2 M O2
3k B 4k
cVO3 = , c PO3 = B
M O3 M O3
⇒ dễ dàng chứng minh hệ thức: c = η O2 cO2 + η O3 cO3 , η là thành phần của các chất
có trong hỗn hợp.
⎛ 5η O2 3η O3 ⎞
⇒ cV = k B ⎜ + ⎟
⎜ 2M O M O3 ⎟
⎝ 2 ⎠
⎛ 7η O2 4η O3 ⎞
cP = k B ⎜ + ⎟
⎜ 2M O M ⎟
⎝ 2 O3 ⎠

Thay số ta được:
cV = 630 J / (kg.K )
c P = 880 J / (kg.K )
2.15.Số phân tử hydro ban đầu
m
N0 = , M là khối lượng phân tử hydro.
M
Số hạt vi mô trong bình ở nhiệt độ 27000C
m
N = 2αN 0 + (1 − α )N 0 ⇒ N = (1 + α )
M
Trong đó có 2αN 0 nguyên tử và (1 − α )N 0 phân tử.
Theo định luật Claperon-Mendelev ta có:
N mk T
P= k B T ⇒ P = (1 + α ) B
V MV

- 10 -
Thay số ta được:
P = 91kPa
Vì nguyên tử hydro có ba bậc tự tịnh tiến do còn phân tử hydro có ba bậc tự do
tịnh tiến hai bậc tự do quay và một bậc tự do dao động. Do đó năng lượng trung
3
bình của nguyên tử hydro là ε nt
= k B T , còn năng lượng trung bình của phân
2
7
tử hydro là ε nt
= k BT
2
Từ đó ta có năng lượng trung bình của hỗn hợp khí
3 7
2α k B T + (1 − α ) k B T
2 2 7 − α k BT
ε = =
1+α 1+α 2
Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp:
M
2α + (1 − α )M
2 M
M = =
1+α 1+α
Do vậy nhiệt dung riêng đẳng tích của khối khí trên là:
ε 7 −α
cV = = kB
M T 2M
Thay số ta được:
cV = 14.0kJ / (kg.K ) .

2.16.Vì khối khí không nhận công từ bên ngoài và cách nhiệt hoàn toàn nên nội
năng của hệ được bảo toàn. Do đó ta có:
z1C1T1 + z 2 C 2T2 = ( z1C1 + z 2 C 2 )T
in
Giả sử không có bậc tự do dao động nào, khi đó ta có: C n = kB N A
2
Do vậy: z1i1T1 + z 2 i2T2 = ( z1i1 + z 2 i2 )T
⇒ nhiệt độ của hỗn hợp:
z1i1T1 + z 2 i2T2
T=
z1i1 + z 2 i2
z1 + z 2
Áp suất của hỗn hợp khí P = N A k B T , gọi R = N A k B ta có:
V1 + V2
z + z 2 z1i1T1 + z 2 i2T2
P= 1 R .
V1 + V2 z1i1 + z 2 i2

2.17.Gọi áp suất trong bình ở thời điểm đang hút chân không là P, số phân tử
khí trong bình sẽ là N=PV/kBT
Mối liên hệ giữa số phân tử khí được hút ra khỏi bình

- 11 -
dN=PdV/kBT=PCdt/kBT (1), dV là thể tích khí hút ra ở bình lúc áp suất bình
bằng P
Mặt khác ta lại có
dN=-VdP/kBT (2) (dấu trừ thể hiện áp suất giảm theo thời gian.
từ (1) và (2) ta có:
VdP=-PCdt ⇒
dP C
= − dt
P V
Từ đó ta có P = P0 exp⎛⎜ − t ⎞⎟ .
C
⎝ V ⎠

2.18.Áp dụng kết quả bài 2.17 ta có:


⎛ C ⎞
P = P0 exp⎜ − t ⎟ ⇒ thời gian cần thiết để áp suất giảm từ 1.5Pa đến 1.5mPa
⎝ V ⎠
V ⎛P ⎞
t = ln⎜ 0 ⎟
C ⎝P⎠
Thay số ta được:
t ≈ 2.0 phút.

2.19.Áp suất giới hạn là Plim nghĩa là


⎛ C ⎞
P = A exp⎜ − t ⎟ + Plim (*), với A là một hằng số
⎝ V ⎠
Tại thời điểm t = 0 áp suất là P0 , nên A = P0 − Plim
Tức là (*) phải có dạng:
⎛ C ⎞
P − Plim = (P0 − Plim ) exp⎜ − t ⎟
⎝ V ⎠
Từ đó ta có:
V ⎛ P0 − Plim ⎞
τ= ln⎜ ⎟⎟
C ⎜⎝ P − Plim ⎠
Thay số ta được
τ ≈ 16 phút.

2.20.Gọi áp suất tại vị trí của bơm là P2, áp suất khí trong bình là P1 thì lượng
khí được hút ra trong 1 đơn vị thời gian sẽ là (theo công thức Knudsen):
dN m 1
= =m= (P1 − P2 ) (1)
dt M W Mk B T
dN P dV
Mặt khác ta lại có = (2)
dt k B T dt

- 12 -
Từ (1) và (2) ta có:

dN
=
1
(P1 − P2 ) = P2 dV = P1 dV
dt W Mk B T k B T dt k B T dt


dN
=
1
(P1 − P2 ) = P2 C = P1C (*)
dt W M k BT k BT
Giải (*) ta được:
k B T + CW M
P1 = P2 ⇒
k BT
a)Tốc độ hút khí từ buồng:
P2 k BT
C′ = C= C
P1 k B T + CW M
1
Hay C′ = C
M
1 + CW
k BT
Nếu sử dụng khối lượng mol thay khối lượng phân tử ta được
1
C′ = C
M
1 + CW
RT
b)Áp dụng kết quả bài 2.18 ta có:
V ⎛ P0 ⎞
τ= ln⎜ ⎟
C′ ⎝ P ⎠
Thay số ta được, τ ≈ 9 phút
c)Thời gian bơm khi đường kính ống đủ lớn
V ⎛ P0 ⎞
τ0 = ln⎜ ⎟
C ⎝P⎠
Do đó ta có
τ0 C M
η= = hay η = 1 + CW .
τ C′ RT

- 13 -
Chương II
SỰ PHÂN BỐ PHÂN TỬ THEO CÁC VẬN TỐC VÀ NĂNG
LƯỢNG. CÁC ĐỊNH LUẬT MAXWELL VÀ BOLTZMANN

ĐỀ BÀI
2.21.ở nhiệt độ 170C, có bao nhiêu phần trăm phân tử khí có các vận tốc sai
khác không quá 0.5m/s các vận tốc sau đây:
a) v = v xs ; b) v = 0.1v xs ?
2.22.Tìm số phân tử heli trong 1cm3, có vận tốc nằm trong khoảng từ 2.39km/s
đến 2.41km/s. Nhiệt độ của heli là 6900C, khối lượng riêng của nó là
2.16 × 10 −4 kg / m 3 .
2.23.Một bình có thể tích 10.5 lít đựng hydro. ở nhiệt độ 00C, áp suất của hydro
là 100kPa. Tìm số phân tử hydro có vận tốc nằm trong khoảng từ 1.19 m/s đến
1.21 km/s, ở:
a)00C; b)3000K.
2.24.Tìm số tỷ đối các phân tử khí có các vận tốc sai khác không quá 0.5%:
a)vận tốc có xác suất lớn nhất;
b)vận tốc trung bình;
c)vận tốc quân phương.
2.25.Tìm tỷ số giữa số phân tử khí có các vận tốc nằm trong khoảng từ v đến
v + dv ở nhiệt độ T1 với số phân tử có vận tốc nằm trong cũng khoảng đó ở nhiệt
độ T2=2T1. Khảo sát các trường hợp:
1
a) v = v xs1 ; b) v = v xs1 c) v = 2v xs 2 ?
2
Trong đó vxs1 và v xs 2 là các vận tốc có xác suất lớn nhất của các phân tử ứng với
các nhiệt độ T1 và T2 (giả sử rằng trong mọi trường hợp ∆v << v ).
2.26.Với giá trị nào của vận tốc v những đường cong phân bố Maxwell ứng với
nhiệt độ T1 và T2=2T1 cắt nhau?
2.27. Có bao nhiêu phần trăm phân tử khí có động năng chuyển động tịnh tiến
khác với động năng trung bình chuyển động tịnh tiến của các phân tử không
quá 1%.
2.28.Tính số vận tốc chạm ν của các phân tử khí lên một đơn vị diện tích trong
một đơn vị thời gian. Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích là n , nhiệt độ của
khí là T , khối lượng của phân tử là m . Chất khí tuân theo sự phân bố Maxwell.

- 14 -
Hướng dẫn. Số phân tử có các thành phần vận tốc nằm trong khoảng từ V x đến
V x + dV x (khi hai thành phần khác V y và V z có các giá trị tuỳ ý):
1
⎛ m ⎞2 ⎛ mV x2 ⎞

dn = ⎜
2πk T ⎟ n exp⎜⎜ − 2k T ⎟⎟dV x .

⎝ B ⎠ ⎝ B ⎠
2.29.Tính giá trị trung bình của các thành phần vận tốc v x và giá trị trung bình
của trị số tuyệt đối của thành phần vận tốc v x của các phân tử khí tuân theo
sự phân bố Maxwell. Khối lượng của phân tử là m , nhiệt độ của khí là T .
2.30.Tìm áp suất của không khí:
a)ở độ cao cách mặt đất 10 km;
b)trong một giếng sâu 10 km.
Áp suất tại mặt đất là 100kPa. Nhiệt độ không khí là 00C. Giả thử rằng phân tử
lượng và nhiệt độ của không khí không phụ thuộc vào độ cao.
2.31.Ở độ cao h bằng bao nhiờu, trờn mặt biển, khối lượng riờng của khụng
khớ sẽ giảm đi:
a)hai lần; b)e lần.
Nhiệt độ của không khí là 00C. Giả thử rằng nhiệt độ T của không khí, phân tử
lượng M và gia tốc của trọng lực g không phụ thuộc vào h .
2.32.Tại độ cao h bằng bao nhiêu, khối lượng riêng của oxy sẽ giảm đi 1%.
Nhiệt độ của oxy là 270C.
2.33.Xác định khối m của khí chứa trong một bình hình trụ đứng. Diện tích đáy
là S , chiều cao là h . Áp suất ở đáy dưới của hình trụ là p 0 , nhiệt độ của khí là
T . Phân tử lượng của khí là M . Giả thử rằng T và g không phụ thuộc vào h .

2.34.Chứng minh rằng trọng tâm của một cột không khí hình trụ đứng có độ cao
là hC tại đó khối lượng riêng của khí giảm e lần. Giả thử rằng nhiệt độ T của
không khí, phân tử lượng M , và gia tốc trọng trường g không phụ thuộc vào h .
2.35.Tính nhiệt dung của không khí chứa trong chứa trong một cột hình trụ
đứng. Diện tích đáy hình trụ là S , áp suất tại đáy dưới là p 0 . Giả thử rằng nhiệt
độ của không khí, phân tử lượng và gia tốc trọng trường không phụ thuộc vào
độ cao.
2.36.Một hình trụ nằm ngang một đầu kín, quay với vận tốc góc ω xung quanh
một trục thẳng đứng đi qua đầu hở của hình trụ. Chiều dài của hình trụ là l ,
diện tích đáy của nó là S , áp suất không khí ở bên ngoài ống là p 0 , nhiệt độ
không khí là T , khối lượng của một phân tử không khí là m . Tìm:

- 15 -
a)Quy luật biến đổi số phân tử không khí n trong một đơn vị thể tích bên trong
hình trụ theo khoảng cách r tính từ trục quay;
b)Lực f của áp suất phụ của không khí đặt lên đáy hình trụ.
2.37.Tính số phần trăm phân tử khí nằm trong trọng trường của Trái Đất, có thế
năng ε p , lớn hơn động năng trung bình chuyển động tịnh tiến của chúng. Giả
thử rằng nhiệt độ của khí và gia tốc của trọng lực không phụ thuộc vào độ cao.
2.38.Có bao nhiêu phần trăm phân tử khí có động năng đủ để vượt được trọng
trường của Trái Đất, nếu nhiệt độ của khí là 300K? Thực hiện phép tính đối với
các phân tử:
a)hydro; b)nito.
2.39.Nhiệt độ của một chất khí được biến đổi theo độ cao h , theo quy luật
T = T0 (1 − βh ) , trong đó β là một hằng số. Tìm quy luật biến đổi theo độ cao của
áp suất p và khối lượng riêng ρ của khí. Khi h = 0 áp suất khí là p 0 . Phân tử
lượng của khí là M .

- 16 -
LỜI GIẢI
2.21.Vận tốc có xác xuất lớn nhất
2k B T
v xs =
M
Tỉ lệ các hạt có vận tốc v sai kém ∆v (với ∆v nhỏ):
3
4 ⎛ M ⎞ ⎛ Mv 2 ⎞ 2
2
η= ⎜ ⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v ∆v
π ⎜⎝ 2k B T ⎟⎠ ⎝ 2 k B T ⎠
Thay số ta được:
a)η = 0.2% ;
b)η = 5.5 × 10 −3 % .

2.22.Tương tự lời giải bài 2.21


3
4N ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
∆N = ηN = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v ∆v
π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠
PV
Do ta có hệ thức N = nên
k BT
3
4 PV ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
∆N = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v ∆v ≈ 2.5 × 1014 .
k B T π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠

2.23.áp dụng kết quả bài (2.22) ta có:


3
4 PV ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
∆N = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v ∆v
k B T π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ 2 k B T ⎠
ở 00C số phân tử hydro bị phân ly thành nguyên tử là không đáng kể, ở 30000C
các phân tử hydro hầu như bị phân huỷ hoàn toàn tuy vậy lúc này ta phải coi
rằng mỗi phân tử hydro chỉ gồm một nguyên tử, chính vì vậy nên công thức
trên vẫn áp dụng được ở nhiệt độ 30000C.
Thay số ta được
a) ∆N = 2.8 × 10 21 ;
b) ∆N = 1.4 × 10 20 .

- 17 -
2.24.Số tỷ đối các phân tử có vận tốc v sai khác ∆v
∆N
η= ,
N
trong đó
3
4 PV ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
∆N = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v ∆v (bài 2.22)
k B T π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠
PV
N=
k BT

Theo giả thiết của đầu bài ta có


∆v = αv , α = 0.5%
Do đó ta có
3
4α ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 3
η= ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v
π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠
Thay số ta được
a)η = 0.83% ;
b)η = 0.90%
c)η = 0.93%

2.25.Sử dụng kết quả bài 2.24 ta có


3
∆N 4 ⎛ M ⎞ ⎛ Mv 2 ⎞ 2
2
η= = ⎜ ⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v ∆v ⇒
N π ⎜⎝ 2k BT ⎟⎠ ⎝ 2 k BT ⎠
3
η ⎛T ⎞2 ⎡ Mv 2 ⎛ 1 1 ⎞⎤
κ = 1 = ⎜⎜ 2 ⎟⎟ exp ⎢ ⎜⎜ − ⎟⎟⎥
η 2 ⎝ T1 ⎠ ⎣ 2k B ⎝ T2 T1 ⎠⎦
Ta lại có
2k B T
v xs = , T2 = 2T1
M
Do đó ta có:

- 18 -
⎛ Mv 2 ⎞
κ = 2 2 exp⎜⎜ − ⎟⎟
⎝ 4T1 ⎠
Thay số ta được:
a) κ = 2.50 ;
b) κ = 1.72 ;
c) κ = 0.052 .

2.26.Từ định luật phân bố Maxwell


3
4N ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
dN = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v dv
π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠
Từ đó ta thấy hàm mô tả đường cong phân bố Maxwell
3
4N ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
f (v ) = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v
π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠
Từ đó ta thấy hai đường cong phân bố Maxwell ứng với nhiệt độ T1 và T2=2T1
cắt nhau tương đương với khả năng phương trình sau có nghiệm
3 3
4N ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2 4 N ⎛ M ⎞2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v
π ⎝ 2k B T1 ⎠ ⎝ 2 k T
B 1 ⎠ π ⎝ 2k B T2 ⎠ ⎝ 2k B T2 ⎠
Thế T2 = 2T1 ta được
3 3
⎛ 1 ⎞2 ⎛ Mv 2 ⎞ ⎛ 1 ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞
⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟ = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟
⎝ T1 ⎠ ⎝ 2k B T1 ⎠ ⎝ 2T1 ⎠ ⎝ 4k B T1 ⎠
⎛ Mv 2 ⎞ k T 2k B T2
⇔ 2 2 = exp⎜⎜ ⎟⎟ ⇒ v = 6 ln 2 B 1 = 1.5 ln 2
⎝ 4k B T1 ⎠ M M

Hay v = 1.5 ln 2v xs 2

2.27.Từ định luật phân bố Maxwell cho vận tốc


3
4N ⎛ M ⎞ 2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
dN = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v dv
π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠

- 19 -
Ta có định luật phân bố Maxwell cho năng lượng như sau (bằng cách thay

v= )
M
3
4N ⎛ M ⎞ 2 ⎛ ε ⎞ 2ε ⎛ 2ε ⎞
dN = ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟ d ⎜⎜ ⎟

π ⎝ 2k B T ⎠ ⎝ k BT ⎠ M ⎝ M ⎠
Hay
4N 1 ⎛ ε ⎞
dN = exp⎜⎜ − ⎟⎟ ε dε
π (k T ) 3
2 ⎝ k BT ⎠
B

Vì dε = ηε , η = 1%
Cuối cùng ta có:
4 Nη 1 ⎛ ε ⎞
dN = exp⎜⎜ − ⎟⎟ε ε
π
3
(k B T ) 2 k
⎝ B ⎠ T

3k B T
Thay số với ε = ta được:
2
∆N
α= = 0.93% .
N

2.28.Trong một đơn vị thời gian tất cả các nguyên tử nằm trong hình trụ đáy là
tiết diện đang xét chiều cao bằng độ lớn vận tốc của nguyên tử theo một phương
sẽ vận tốc chạm với tiết diện đó. Do đó ta có số phân tử có vận tốc V sai khác
dV va chạm với thành bình.
1 1
dN m = V x ∆Sdn có mặt hệ số là do chỉ có một nửa trong số các nguyên tử tới
2 2
va chạm với thành bình ở một phía, nửa kia chuyển động ngược lại nên sẽ
không đến được thành bình.
Từ đó ta có số va chạm tính theo một đơn vị diện tích tuân theo định luật:
1
1 ⎛ m ⎞2 ⎛ mV x2 ⎞
dn m = V x ⎜⎜ ⎟⎟ n exp⎜⎜ − ⎟⎟dV x
2 ⎝ 2πk B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠
Do đó:

- 20 -
1
+∞
1 ⎛ m ⎞ ⎛ mV x2 ⎞
2
ν = ∫ V x ⎜⎜ ⎟ n exp⎜⎜ − ⎟⎟dV x
−∞
2 ⎝ 2πk B T ⎟⎠ ⎝ 2k B T ⎠
Do hàm dưới dấu tích phân là chẵn ta có:
1 1

⎛ k T ⎞2 ⎛ mVx2 ⎞ ⎛ mVx2 ⎞ ⎛ k T ⎞2
ν = n⎜ B ⎟ ∫ exp⎜⎜ − ⎟⎟d ⎜⎜ ⎟⎟ = n⎜ B ⎟
⎝ 2πm ⎠ 0 ⎝ 2 k B T ⎠ ⎝ 2 k BT ⎠ ⎝ 2πm ⎠

8k B T
Vì V = ta có:
πm
1
ν= nV
4

2.29. Tính giá trị trung bình của các thành phần vận tốc v x
1
+∞ +∞
⎛ m ⎞2 ⎛ mv x2 ⎞
vx = ∫ v x dn = ∫ v x ⎜⎜ ⎟⎟ n exp⎜⎜ − ⎟⎟dv x
−∞ −∞ ⎝ 2πk B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠
Vì hàm dưới dấu tích phân là lẻ nên:
vx = 0 ,

Tính giá trị trung bình của các trị số tuyệt đối của các thành phần vận tốc:
1
+∞ +∞
⎛ m ⎞2 ⎛ mv x2 ⎞
vx = ∫ v x dn = ∫ v x ⎜⎜ ⎟⎟ n exp⎜⎜ − ⎟⎟dv x
−∞ −∞ ⎝ 2πk B T ⎠ ⎝ 2k B T ⎠
áp dụng kết quả tính toán bài 2.28 ta có:
2k B T
Vx =
πm
2.30.Biểu thức định luật phân bố Boltzmann:
⎛ ε ⎞
n = n0 exp⎜⎜ − ⎟⎟
k
⎝ B ⎠ T

trong đó A là hệ số chuẩn hoá, ε là năng lượng của phân tử.


Nếu gọi áp suất và mật độ các phân tử khí ở dưới mặt đất là P0 và n0 ta có mối
liên hệ sau:
P0 = n0 k B T ≈ 100kPa

- 21 -
⇒ áp suất và của các phân tử khí ở độ cao h (ở đây ta sẽ coi độ sâu là độ cao
âm)
⎛ ε ⎞
P = nk B T = n0 exp⎜⎜ − ⎟⎟k B T
k
⎝ B ⎠ T

⎛ Mgh ⎞
Hay P = P0 exp⎜⎜ − ⎟⎟
⎝ k B T ⎠
Trong đó M ≈ 29 là khối lượng các phân tử khí:
Thay số ta được:
a) P = 29kPa
b) P = 350kPa .

2.31.Khối lượng riêng của không khí được tính bằng hệ thức:
ρ = nM , n là mật độ, M là khối lượng các phân tử khí.
Kết hợp với định luật phân bố Boltzmann ta có:
⎛ Mgh ⎞
ρ h = ρ 0 exp⎜⎜ − ⎟⎟
⎝ k B T ⎠
Từ đó ta có
k BT ⎛ ρ 0 ⎞
h= ln⎜ ⎟
Mg ⎜⎝ ρ h ⎟⎠

k BT
Do T = 273K , m = 29 ta có: ≈ 8.0km
Mg
Thay số ta được:
a) h = 5.5km ;
b) h = 8.0km .

5.32.Sử dụng kết quả bài 5.31 ta có


k BT ⎛ ρ 0 ⎞
h= ln⎜ ⎟
Mg ⎜⎝ ρ h ⎟⎠

Thay ρ h = ρ 0 (1 − η ) ta có:

- 22 -
k BT ⎛ 1 ⎞
h= ln⎜ ⎟
Mg ⎜⎝ 1 − η ⎟⎠

Vì η = 1% là rất nhỏ ta có:


k BT
h≈ η = 78m
Mg
2.33.Sử dụng kết quả bài 5.31 ta có
⎛ Mgh ⎞
ρ h = ρ 0 exp⎜⎜ − ⎟⎟
⎝ k BT ⎠
p0
Trong đó ρ 0 = n0 M = M ⇒
k BT

p0 M ⎛ Mgh ⎞
ρh = exp⎜⎜ − ⎟⎟
k BT ⎝ k B T ⎠
Từ đó ta có: khối lượng của khí trong bình:
h
p0 MS h ⎛ Mgh ⎞
m = ∫ ρ h dV = ∫ exp⎜⎜ − ⎟⎟dh
0
k BT 0 ⎝ k BT ⎠
Giải ra ta được:
p0 S ⎛ ⎛ ⎞⎞
m= ⎜1 − exp⎜ − Mgh ⎟ ⎟
g ⎜⎝ ⎜ k T ⎟⎟
⎝ B ⎠⎠
Trong trường hợp h nhỏ ta có thể tính gần đúng:
p 0 ShM pV
m= = 0 M,
k BT k BT

đây chính là công thức Claperon-Mendelev.

2.34.Từ biểu thức tính trọng tâm:


r
r
rC =
∫ r dm

∫ dm
Ta có:

- 23 -

⎛ Mgh ⎞
∫ hSρexp⎜⎜ −
0

⎟dh
k B T ⎟⎠
hC = ∞
0

⎛ Mgh ⎞
∫0 Sρ 0 exp⎜⎜⎝ − k BT ⎟⎟⎠dh
Hay:

⎛ Mgh ⎞
∫0 h exp ⎜⎜ −
⎝ k B T
⎟⎟dh

hC = ∞
⎛ Mgh ⎞
∫0 exp⎜⎜⎝ − k BT ⎟⎟⎠dh

1
Ta sử dụng công thức: ∫ exp(− αx )dx = α
0


∂ ⎛∞ ⎞ 1 1

∫0 x exp(− αx )dx = − ∂α ⎜ ∫ exp(− αx )dx ⎟ = 2 = ∫ exp(− αx )dx



⎝0
⎟ α
⎠ α0

Từ đó ta có:

⎛ Mgh ⎞
∫ h exp⎜⎜⎝ − k B T
⎟⎟dh
⎠ 1
hC = 0
=

⎛ Mgh ⎞ Mg
∫ exp⎜⎜⎝ − k
0
⎟⎟dh
BT ⎠
k BT

k BT
Hay hC =
Mg
Tại độ cao này:
ρ0
ρ = exp(− 1)ρ 0 = (điều phải chứng minh).
e

2.35.Giả sử không khí là khí lý tưởng có số bậc tự do là i , chỉ số nén đoạn nhiệt
Cp
γ = ,
CV
i+2 2
Khi đó mối liên hệ giữa i và γ là: γ = hay i =
i γ −1
Vì quá trình biến đổi trạng thái của không khí là đẳng áp nên nhiệt dung ở đây
là nhiệt dung đẳng áp

- 24 -
⎛i ⎞ γ
C = C p = ⎜ + 1⎟ Nk B = Nk B , (1)
⎝2 ⎠ γ −1
N là số phân tử khí chứa trong hình trụ. Sử dụng kết quả bài 2.31
⎛ Mgh ⎞
ρ h = ρ 0 exp⎜⎜ − ⎟⎟
⎝ k B T ⎠
Ta có:
h h
ρ
N = ∫ ndV = ∫ dV
0 0
M

Hay:
ρ0 S ⎛ Mgh ⎞
h
p0 S h ⎛ Mgh ⎞
N= ∫
M 0
exp⎜⎜ − ⎟⎟dh =
⎝ k BT ⎠

k BT 0
exp⎜⎜ − ⎟⎟dh
⎝ k BT ⎠
Từ đó ta có:
p0 S ⎛ ⎛ ⎞⎞
N= ⎜1 − exp⎜ − Mgh ⎟ ⎟
Mg ⎜⎝ ⎜ k T ⎟⎟
⎝ B ⎠⎠
Thế vào (1) ta được:
γ p 0 Sk B ⎛ ⎛ ⎞⎞
C= ⎜1 − exp⎜ − Mgh ⎟ ⎟
γ − 1 Mg ⎜ ⎜ k T ⎟⎟
⎝ ⎝ B ⎠⎠
Nếu chiều cao h là vô hạn ta có:
γ p 0 Sk B
C=
γ − 1 Mg

2.36.Xét hệ quy chiếu phi quán tính gắn với chuyển động của ống, khi đó có thể
coi là các phân tử được đặt trong một trường thế, với lực của trường là:
F = mω 2 r = − gradU
Từ đó ta có:
1
U = − mω 2 r 2 (1)
2
a)Theo định luật phân bố Boltzmann ta có
⎛ U ⎞
n = n0 exp⎜⎜ − ⎟⎟ (2)
k
⎝ B ⎠ T

- 25 -
Thế (1) vào (2) ta được
⎛ mω 2 r 2 ⎞
n = n0 exp⎜⎜ ⎟⎟
⎝ 2 k B T ⎠
Mặt khác ta lại có:
p0
n0 =
k BT

Do đó ta có:
p0 ⎛ mω 2 r 2 ⎞
n= exp⎜⎜ ⎟⎟
k BT ⎝ 2k B T ⎠
b)Khi hệ thống cân bằng, áp suất tại đáy bình sẽ là:
⎛ mω 2 r 2 ⎞
p = nk B T = p 0 exp⎜⎜ ⎟⎟
⎝ 2 k B T ⎠
⇒ áp suất phụ của không khí đặt lên đáy hình trụ
⎛ ⎛ mω 2 r 2 ⎞ ⎞
p p = p − p 0 = p 0 ⎜⎜ exp⎜⎜ ⎟⎟ − 1⎟

⎝ ⎝ 2k B T ⎠ ⎠
Từ đó ta có: lực f của áp suất phụ của không khí đặt lên đáy hình trụ
⎛ ⎛ mω 2 r 2 ⎞ ⎞
f = p 0 S ⎜⎜ exp⎜⎜ ⎟⎟ − 1⎟ .

⎝ ⎝ 2k B T ⎠ ⎠
2.37.Độ cao mà ở đó thế năng lớn hơn động năng trung bình của chuyển động
tịnh tiến:
3 3 k BT
Mgh ≥ k BT ⇒ h≥ (*)
2 2 Mg
Từ đó ta có: số phân tử khí có thế năng lớn hơn động năng trung bình của
chuyển động tịnh tiến:
∞ ∞
⎛ Mgh ⎞
N h = ∫ ndV = n0 S ∫ exp⎜⎜ − ⎟⎟dh
h h ⎝ k BT ⎠
hay
k BT ⎛ Mgh ⎞
N h = n0 S exp⎜⎜ − ⎟⎟ (1)
Mg ⎝ k BT ⎠
Mặt khác ta có, số phân tử tổng cộng là:

- 26 -
∞ ∞
⎛ Mgh ⎞
N = ∫ ndV = n0 S ∫ exp⎜⎜ − ⎟⎟dh
0 0 ⎝ k BT ⎠
hay
k BT
N = n0 S (2)
Mg
Từ (1) và (2) ta có: phân tử khí nằm trong trọng trường của Trái Đất, có thế
năng ε p , lớn hơn động năng trung bình chuyển động tịnh tiến của chúng:
Nh ⎛ Mgh ⎞
η= = exp⎜⎜ − ⎟⎟ (**)
N ⎝ k BT ⎠
Thế (*) vào (**) ta được:
⎛ 3⎞
η = exp⎜ − ⎟ ≈ 22.3%
⎝ 2⎠
2.38.Để vượt được trọng trường của Trái Đất thì động năng của các phân tử khí
phải thoả mãn điều kiện:
1
ε= Mv 2 ≥ gMR ⇒ v ≥ 2 gR
2
Theo định luật phân bố Maxwell ta có:
3
4n 0 ⎛ M ⎞ ⎛ Mv 2 ⎞ 2
2
dn = ⎜ ⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v dv
π ⎜⎝ 2k B T ⎟⎠ ⎝ 2 k B T ⎠
Mv 2
Với động năng của phân tử đủ lớn: ε= >> k B T ta có thể
2
chuyển phân bố Maxwell thành phân bố Boltzmann:
2 gMR ⎛ ε ⎞
dn = n0 3
exp⎜⎜ − ⎟⎟dε
π (k B T ) 2
k
⎝ B ⎠ T

Từ đó ta có: số phân tử thoả mãn đầu bài:



2 gMR ⎛ ε ⎞
n = n0 3 ∫ exp⎜⎜ − ⎟⎟dε
⎝ k BT ⎠
π (k B T ) 2 gMR

Giải ra ta được:
gMR ⎛ gMR ⎞
n = n0 2 exp⎜⎜ − ⎟⎟ ⇒
πk B T ⎝ k B T ⎠

- 27 -
Tỷ lệ phân tử khí có động năng đủ để vượt được trọng trường của Trái Đấ
n gMR ⎛ gMR ⎞
η= =2 exp⎜⎜ − ⎟⎟
n0 πk B T ⎝ k B T ⎠
Thay số ta được:
a)η ≈ 10 −19 % ;
b)η ≈ 10 −292 % .

2.39.Ta sẽ xây dựng biểu thức của áp suất bằng phương pháp tương tự như
phương pháp xây dựng phân bố Boltzmann. Ta xét một cột khí ở độ cao h ,
chiều cao dh rất nhỏ. Giả sử trong thể tích đó nhiệt độ của khí là như nhau tại
mọi điểm.
Gọi áp suất của khí quyển tác dụng lên đáy dưới là p và áp suất tác dụng lên
đáy trên là p + dp (hình vẽ).
Giả sử mật độ chất khí trong thể tích trên là n
không đổi ta có: p + dp
dh
Lực tác dụng lên khối khí do chênh lệch áp suất:
p
F = Sdp
h
Trọng lực của khối khí:
MgSp
P = ρgdV = MngSdh = dh
k BT

Vì khối khí này nằm cân bằng ở độ cao h nên:


F=P
Từ đó ta có:
MgSp
Sdp = dh
k BT

Thế T = T0 (1 − βh ) ta được:
dp Mg dh
=
p k B T0 1 − β h

Tích phân hai vế ta được


⎛ p ⎞ Mg
ln⎜⎜ ⎟⎟ = ln(1 − βh )
⎝ p 0 ⎠ βk B T0

- 28 -
a)Rút gọn biểu thức trên ta được:
Mg
p = p 0 (1 − β h ) βk BT0

b)Từ hệ thức p = nk BT ta có:


pM pM
ρ = nM = =
k B T k B T0 (1 − β h )

Thế kết quả câu a vào biểu thức trên ta được:


p0 M Mg
ρ= (1 − βh ) βk BT0 −1
k B T0

- 29 -
Chương III
CÁC HIỆN TƯỢNG VẬN CHUYỂN

ĐỀ BÀI
2.40.Tính quãng đường tự do trung bình λ và thời gian τ giữa hai va chạm đối
với:
a)Các phân tử hydro ở các điều kiện thường;
b)Các proton của các tia vũ trụ trong hệ Thiên hà.
Giả thử rằng mật độ trung bình của khí giữa các vì sao là 104 hạt/m3. Vận tốc
của các hạt vũ trụ gần bằng vận tốc ánh sáng. Khối lượng của một proton trên
thực tế bằng khối lượng của một nguyên tử hydro. Bán kính của proton là
r ~ 10 −13 cm .

2.41.Tính quãng đường tự do trung bình λ và thời gian τ giữa hai va chạm của
các phân tử oxy ở áp suất 0.2mPa và nhiệt độ 170C.
2.42.Có bao nhiêu va chạm giữa các phân tử xảy ra trong một giây trong một
cm3 hydro, nếu khối lượng riêng của hydro là 5 8.5 × 10 −2 kg/m3 và nhiệt độ là
00C?
2.43.Trong một bình có thể tích 2.53 lít chứa khí cacbonic. Nhiệt độ khí là
1270C, áp suất là 15.0kPa. Tìm số phân tử N trong bình và số vận tốc chạm z
giữa các phân tử trong một giây.
2.44.Tính phỏng chừng áp suất giữa các thành của một bình Dewar (chân không
sẽ thấp hơn áp suất đó). Khoảng cách giữa các thành bình là 10mm, nhiệt độ là
200C.
2.45.Tìm sự phụ thuộc theo áp suất của quãng đường tự do trung bình λ và số
vận tốc chạm z trong một giây, của các phân tử khí lý tưởng nếu khối lượng
khí không đổi và thực hiện các quá trình:
a)Đẳng tích; b)Đẳng nhiệt; c)Đoạn nhiệt.
Đường kính hiệu dụng của các phân tử coi như không đổi.
2.46.Tìm sự phụ thuộc vào nhiệt độ của quãng đường tự do trung bình λ và số
vận tốc chạm z trong một giây của các phân tử khí lý tưởng nếu khối lượng khí
không đổi và thực hiện các quá trình:
a)Đẳng tích; b)Đẳng áp; c)Đoạn nhiệt.
Đường kính hiệu dụng của các phân tử coi như không đổi.

- 30 -
2.47.Khảo sát theo quan điểm động học phân tử, quá trình truyền âm trong khí
lý tưởng. Trả lời các câu hỏi:
a)Vận tốc âm có thể lớn hơn vận tốc quân phương của các phân tử khí được
không?
b)Trong điều kiện nào quá trình truyền âm có thể coi là đoạn nhiệt?
c)Với bước sóng nào các sóng âm sẽ tắt mạnh trong khí lý tưởng?
2.48.Ở nhiệt độ 00C và áp suất 2.4Pa, có bao nhiêu phần trăm phân tử khí đi qua
quãng đường 10mm mà không va chạm.
2.49.Hai bình ngăn cách nhau bằng một vách ngăn mỏng có một lỗ nhỏ lúc đầu
được đóng kín. Một trong những bình có khí. Bình thứ hai được hút chân không
liên tục và áp suất trong bình có thể coi bằng không. Lỗ nhỏ đến nỗi kích thước
dài của nó nhỏ hơn quãng đường bay tự do của các phân tử khí trong bình thứ
nhất. Thể tích của bình có khí là V, nhiệt độ của khí được giữ không đổi bằng T,
phân tử lượng của khí là M, diện tích của lỗ là S. Sau khi mở lỗ bao lâu áp suất
trong bình có khí sẽ giảm hai lần?
2.50.Tính quãng đường tự do trung bình λ và hệ số khuếch tán D của các Ion
trong platxma hydro. Nhiệt độ của platxma là 107K, số Ion trong 1cm3 platxma
bằng 1015. Ở nhiệt độ trên, tiết diện hiệu dụng của một Ion hydro coi như bằng
2
4 × 10 −20 cm .

2.51.Hệ số truyền nhiệt χ của oxy ở nhiệt độ 1000C bằng 3.25 × 10 −2 W / (mK ) .
Tính hệ số nhớt η của oxy ở nhiệt độ đó.
2.52.Hệ số nhớt η của khí cacbonic ở những điều kiện chuẩn đã được biết (xem
bảng chuẩn trong phần phụ lục). Tính quãng đường tự do λ của các phân tử
CO2 và hệ số khuếch tán D ở những điều kiện chuẩn.
2.53.Một khí lý tưởng lưỡng nguyên tử dãn đoạn nhiệt đến một thể tích lớn gấp
đôi lúc đầu. Xác định xem hệ số truyền nhiệt χ và hệ số khuếch tán D của khí
biến đổi như thế nào? Biết rằng các phân tử là rắn và đường kính hiệu dụng của
các phân tử không đổi.
2.54.Áp suất của một khí lý tưởng lưỡng nguyên tử sau khi bị nén tăng gấp 10
lần. Xác định sự biến đổi của quãng đường tự do λ của các phân tử và hệ số
nhớt η của khí. Khảo sát các trường hợp nén:
a)đẳng nhiệt; b)Đoạn nhiệt.

- 31 -
2.55.Không gian giữa hai bản lớn song song chứa đầy heli. Khoảng cách giữa
các bản là l=50mm. Một bản được giữ ở nhiệt độ t1=200C, bản kia ở nhiệt độ
t2=400C. Tính mật độ thông lượng nhiệt q. Thực hiện phép tính với các trường
hợp khi áp suất trong chất khí là:
a)p=100kPa; b)p=10mPa.
2.56.Một thanh được bọc một vỏ cách nhiệt và một đầu của nó tiếp xúc nhiệt
với một bình điều nhiệt có nhiệt độ T1, còn đầu thứ hai tiếp xúc với một bình
điều nhiệt có nhiệt độ T2 (T1>T2). Thanh gồm hai phần có các chiều dài là l1 và
l2 và các hệ số dẫn nhiệt χ 1 và χ 2 . Tìm mật độ thông lượng nhiệt q và gradient
dT
nhiệt độ trong mỗi phần của thanh.
dx
2.57.Trong không gian giữa hai bản lớn đặt song song với nhau chứa một môi
χ0
trường có hệ số dẫn nhiệt biến đổi với nhiệt độ theo quy luật χ = , trong đó
T
χ 0 là hằng số đối với môi trường đã cho. Các nhiệt độ T1 và T2 của các bản
được giữ không đổi (T1>T2). Khoảng cách giữa các bản là l. Tìm mật độ thông
lượng nhiệt q và nhiệt độ T trong môi trường theo x, trong đó x là khoảng cách
được tính từ bản có nhiệt độ T1.
2.58.Không gian giữa hai mặt cầu đồng tâm chứa một chất đồng tính và đẳng
hướng. Các bán kính của các quả cầu bằng r1 và r2 ( r1 < r2 ). Mặt của quả cầu
trong được giữ ở nhiệt độ T1, mặt của quả cầu ngoài ở nhiệt độ T2. Người ta biết
thông lượng nhiệt qua các mặt cầu bằng q. Tìm hệ số dẫn nhiệt χ của chất nằm
dT
giữa hai mặt cầu, gradient nhiệt độ và nhiệt độ T trong khoảng giữa các mặt
dr
cầu theo r. Giả thử rằng χ không phụ thuộc vào nhiệt độ.
2.59.Một khí lý tưởng đơn nguyên tử chiếm khoảng không gian giữa hai hình
trụ rất dài và đồng trục. Đường kính hiệu dụng của các phân tử khí là d, khối
lượng của phân tử là m. Các bán kính của các hình trụ là r1 và r2 ( r1 < r2 ). Hình
trụ trong được giữ ở nhiệt độ T1, hình trụ ngoài ở nhiệt độ T2. Tìm thông lượng
nhiệt q chuyển qua một đơn vị chiều dài của các hình trụ. Giả thử rằng không
có sự đối lưu của chất khí và quãng đường tự do của các phân tử khí nhỏ hơn
khoảng cách giữa các hình trụ nhiều.
2.60.Một đĩa được treo lên trên một đĩa khác giống hệt nó. Đĩa dưới có thể quay
xung quanh một trục thẳng đứng đi qua tâm quán tính của nó. Tìm momen của
các lực ma sát N tác dụng lên đĩa trên, nếu đĩa dưới quay với vận tốc góc ω .
Cho biết: bán kính của các đĩa là a, khoảng cách giữa các đĩa là d (d<<a), hệ số
nhớt của không khí là η .

- 32 -
2.61.Trên hình vẽ biểu diễn sơ lược một dụng cụ
để đo hệ số nhớt η của một chất khí. Ở phía trên
một đĩa đứng yên, người ta treo một đĩa thứ hai
M
bằng một sợi dây đàn hồi mảnh. Góc quay của đĩa
này được xác định bằng một gương M. Lượng
giảm loga của sự tắt dần Λ của dao động xoắn của
đĩa trong chất khí cần nghiên cứu và chu kỳ dao
động tự do của đĩa trong chân không τ được xác
định bằng thực nghiệm. Tìm công thức để tính η . d
Cho biết: bán kính a của các đĩa, khoảng cách d
giữa các đĩa (d<<a), momen quán tính của đĩa là I.
2.62.Một chất khí lấp đầy khoảng không gian giữa hai hình trụ đồng trục rất
dài. Các bán kính của các hình trụ là r1 và r2 ( r1 < r2 ). Hình trụ ngoài quay với
vận tốc góc không đổi, hình trụ trong đứng yên. Momen của lực ma sát tác dụng
lên một đơn vị chiều dài của hình trụ trong bằng N. Tìm hệ số nhớt η của khí và
dω 0
gradient của vận tốc góc theo r .
dr
2.63.Trên hình vẽ biểu diễn sơ đồ nguyên lý của
một áp kế Knudsen, dùng để đo áp suất trong các
khí hiếm (trong khoảng 1Pa – 10-5Pa). Hai bản
đứng yên 1 được đốt nóng tới nhiệt độ T1. Một bản
chuyển động 2 treo trên sợi dây mảnh đàn hồi.
Nhiệt độ T của bản 2 cũng là nhiệt độ của khí
trong áp kế (T1>T2). Vì các nhiệt độ của khí ở hai
bên bản 2 khác nhau nên xung lượng tổng hợp
được truyền bởi các phân tử khí khi đập vào mặt
các bản, không bằng không và có lực tác dụng lên
bản 2 (hiệu ứng bức xạ). Dưới tác dụng của
momen của các lực này, bản 2 quay một góc ϕ
được xác định bằng gương M. Tìm góc quay ϕ của
hệ chuyển động của áp kế theo áp suất p trong điều
kiện quãng đường tự do λ >> d .
Hệ số tỷ lệ K giữa momen xoắn và góc quay ϕ
được xác định bằng cách đo chu kì dao động xoắn
tự do của hệ. Chu kỳ τ , momen quán tính I của hệ
chuyển động và chiều dài l của bản 2 coi như đã
biết.

- 33 -
LỜI GIẢI

2.40.Đây là một bài tập áp dụng trực tiếp các công thức có sẵn trong giáo trình:
Quãng đường tự do trung bình:
1 1
λ= =
2σn 2πd 2 n
Khoảng thời gian giữa hai vận tốc chạm liên tiếp:

λ
τ=
v
p 8k B T
a)Trong điều kiện bình thường: p = 1atm , T = 300K , n = , v= .
k BT π
Do đó ta có:
1 k BT
λ=
2πd p 2

1 k BT
τ=
4 πd2 p
Thay số ta được
λ ≈ 10 −5 cm
τ ≈ 10 −10 s .
b)Đối với khí Thiên hà:
λ ≈ 10 25 m
τ ≈ 1016 s ≈ 10 9 năm.

2.41.Cách giải bài toán này tương tự bài 2.40


1 k BT
λ=
2πd p 2

1 k BT
τ=
4 πd2 p
Thay số ta được:

- 34 -
λ = 40m
τ = 8 × 10 −2 s .

1
2.42.Trong một giây một phân tử sẽ vận tốc chạm với phân tử khác. trong
τ
một đơn vị thể tích có n phân tử vì vậy số va chạm sẽ là:
1n
z=

áp dụng kết quả bài 2.40 và 2.41 ta được:
z = 2n 2 d 2 πk BT
ρ
Do n = ta có:
M
ρ2
z=2 d 2 πk B T
M2
Thay số ta được:
z ≈ 2 × 10 29 cm −3 s −1 .

2.43.Vì nhiệt độ của khí khá cao và áp suất khá nhỏ nên ta có thể coi khí là lý
tưởng. Từ công thức Claperon-Mendelev ta có:
pV = Nk BT
Từ đó ta có:
pV
N=
k BT

Số vận tốc chạm giữa các phân tử trong một đơn vị thời gian:
1N
z= = 2 Nnd 2 πk B T

Ta lại có:
p
n=
k BT

Từ đó ta có:

- 35 -
p 2Vd 2
z=2 πk B T
(k B T )2
Thay số ta được:
N = 6.9 × 10 21 ,
z = 2.9 × 10 30 s −1 .

2.44.Một bình sẽ được coi là chân không nếu một phân tử bất kỳ đi từ thành
bình bên này tới thành bình bên kia mà không vận tốc chạm với bất kỳ phân tử
nào. Điều đó cũng có nghĩa là quãng đường tự do trung bình của các phân tử
khí lớn hơn hoặc bằng kích thước của bình. Từ đó ta có:
1 k BT
λ= ≥l (bài 2.41)
2πd 2
p
Hay:
k BT
p≤
2πd 2 l
Thay số ta được có phỏng chừng áp suất giữa các thành của một bình Dewar
k BT
p~ ~ 1Pa
2πd 2 l

2.45.Ta có:
1
λ=
2πnd 2
N N v
z= =
τ λ
Hay
k BT
z = 4πNnd 2
M
a)Trong quá trình đẳng tích: V = const ⇒ n = const , p = nk BT ⇒
1
λ= = const
2πnd 2

- 36 -
p
z = 4πNnd 2 ~ p
nM
1
b)Trong quá trình đẳng nhiệt: T = const , V ~ ⇒ n~ p
p
từ đó ta có:
1 k BT 1
λ= = ⇒ λ~
2πnd 2
2πd p 2
p

k BT p
z = 4πNnd 2 = 4πNd 2 ⇒ z ~ p.
M k B TM
γ γ −1

c)Trong quá trình đoạn nhiệt ta có: pT 1−γ


= const ⇒ T ~ p γ
,
1
N
n= ~ pγ
V
do đó ta có:

1
1 −
λ= ~ p γ

2πnd 2
1 γ −1
k BT
z = 4πNnd 2
~ p γ p 2γ
M
Hay
γ +1

z~ p
Cp
γ = là chỉ số đoạn nhiệt.
CV

2.46.Cách giải bài này hoàn toàn tương tự bài 2.45


a)Trong quá trình đẳng tích ta có: V = const ⇒ n = const ⇒
-)Sự phụ thuộc của quãng đường tự do trung bình theo nhiệt độ:
1
λ= = const
2πnd 2
-)Sự phụ thuộc của số va chạm trong một giây theo nhiệt độ:

- 37 -
k BT
z = 4πNnd 2 ~ T
M
Nk B T N p
b)Trong quá trình đẳng áp p = const , V = ⇒n= =
p V k BT

1 k BT
λ= = ⇒
2πnd 2
2πpd 2

-)Sự phụ thuộc của quãng đường tự do trung bình theo nhiệt độ:
λ ~T
k B T 4πNpd 2
z = 4πNnd 2 = ⇒
M Mk B T

-)Sự phụ thuộc của số va chạm trong một giây theo nhiệt độ:
1
z~
T
1
1
c)Trong quá trình đoạn nhệt ta có: n ~ ~ T γ −1 ⇒
V
-)Sự phụ thuộc của quãng đường tự do trung bình theo nhiệt độ:
1
1
λ= ~T 1−γ

2πnd 2
-)Sự phụ thuộc của số va chạm trong một giây theo nhiệt độ:
1
k BT
z = 4πNnd 2
~ T γ −1 T ⇒
M
γ +1

z ~ T 2 (γ −1)
Cp
γ = là chỉ số đoạn nhiệt.
CV

2.47.Quá trình truyền âm trong chất khí có thể coi là quá trình co dãn liên tục
của chất khí khi lan truyền trong không gian. Do áp suất của một vùng khí nào
đó tăng lên nó sẽ nén khí ở vùng gần đó, do bị nén vùng khí này lại có áp suất
cao và do đó nó sẽ dãn nở, do các phân tử có khối lượng nên khi dãn về trạng
thái cân bằng chất khí vẫn tiếp tục bị dãn và mật độ của nó sẽ trở nên nhỏ hơn
mật độ của môi trường khi đó áp suất bị giảm và khối khí lại bị co lại và cứ thế

- 38 -
quá trình co dãn liên tục của khối khí tạo ra sóng âm lan truyền trong không
gian.
a)Vận tốc truyền âm trong không khí được tính bằng biểu thức:
γk B T
vs = , trong khi đó vận tốc quân phương được tính bằng hệ thức:
M

3k B T
v q
=
M
Vì số bậc tự do tối thiểu của một chất khí là 3 (chỉ có các bậc tự do thể tích) do
đó:
n+2 2 5
γ = = 1+ ≤
n n 3
Do đó ta luôn có: v s < v q (Vận tốc âm không thể lớn hơn vận tốc quân phương
của các phân tử khí).
b)Quá trình truyền âm được coi là đoạn nhiệt nếu tần số dao động là nhỏ, tức là
quá trình dãn nén là chậm, do đó bước sóng âm phải rất lớn so với quãng đường
tự do của các phân tử khí
λ s >> λ .
c)Sóng âm sẽ tắt mạnh nếu có sự hấp thụ mạnh sóng âm của môi trường truyền
sóng, điều này sẽ xảy ra nếu bước sóng của sóng âm xấp xỉ quãng đường tự do
trung bình của các phân tử khí
λs ~ λ .

2.48.Quãng đường tự do của một phân tử khí (khoảng dịch chuyển của một
phân tử giữa hai va chạm liên tiếp):
l = vτ ,
trong đó v là vận tốc, còn τ là thời gian giữa hai va chạm của các phân tử khí:
Do ta có:
1 k BT
τ=
4 πd2 p
Vì l ≥ l 0 ta có:

- 39 -
l0 l0 4 π d 2 p
v ≥ v0 = =
τ k BT

Từ đó ta có:tỉ lệ các phân tử khí đi qua quãng đường 10mm mà không va chạm:
3

⎛ M ⎞2 ⎛ Mv 2 ⎞ 2
η = ∫ ⎜⎜ ⎟⎟ exp⎜⎜ − ⎟⎟v dv (*)
v0 ⎝
2 k B T ⎠ ⎝ 2 k B T ⎠
Vì v0 là rất lớn nên ta có thể chuyển phân bố Maxwell theo vận tốc thành phân
bố Maxwell theo động năng (bài 2.38):
2n ε ⎛ ε ⎞
dn ≈ 3
exp⎜⎜ − ⎟⎟dε
π (k B T ) 2 ⎝ k BT ⎠

Tức là (*) trở thành:



2n ε 0 ⎛ ε ⎞
η≈ ∫ 3
exp⎜⎜ − ⎟⎟dε
⎝ k BT ⎠
ε 0 π (k B T ) 2

mv02
Trong đó: ε 0 =
2
Từ đó ta có:
2n ε 0 ⎛ ε ⎞
η≈ 1
exp⎜⎜ − 0 ⎟⎟
π (k B T ) 2 ⎝ k BT ⎠

Ta sẽ coi chất khí là không khí khi đó: d = 0.35nm


η ≈ 3% .

2.49.Do một bình được hút chân không liên tục nên tất cả các phân tử khí đến
được lỗ nhỏ đều thoát ra ngoài, do đó tốc độ thoát khí ra ngoài là (theo bài
2.28):
dN 1
= − nS v
dt 4
(Dấu trừ để thể hiện số hạt trong bình giảm theo thời gian)
Vì nhiệt độ của bình chứa khí được giữ không đổi nên: p ~ n ⇒
dp 1 8k B T
V = − pS
dt 4 πM

- 40 -
Tức là:
⎛ S k BT ⎞
p = p 0 exp⎜⎜ − t ⎟

⎝ V 2πM ⎠
Từ đó ta có:
V 2πM ⎛ p 0 ⎞
t= ln⎜ ⎟ .
S k B T ⎜⎝ p ⎟⎠

Do đó: thời gian để áp suất trong bình có khí sẽ giảm hai lần:
V 2πM
τ= ln 2 .
S k BT

2.50.Quãng đường tự do trung bình:


1
λ=
2σn
Thay số ta được:
λ = 10 2 m.
Hệ số khuếch tán:
1
D= vλ
3
Tức là
1 8k B T 1 2 k BT
D= =
3 πM 2σn 3σn πM
Thay số ta được
D ≈ 10 7 m 2 / s .

2.51.Hệ số truyền nhiệt của chất khí được xác định bằng hệ thức:
1
χ= v λρcV
3
Hệ số nhớt của chất khí xác định bằng hệ thức:
1
η= v λρ
3

- 41 -
Từ đó ta có hệ thức liên hệ:
χ
η=
cV
1
Do cV = CV
N AM
χ
Nên η = N A M ,
CV

ở 1000C oxy các phân tử oxy hầu như vẫn chưa bị phân ly và các bậc tự do dao
động vẫn chưa bị kích thích nên:
5
CV = R
2
Do đó ta có:
2M
η= χ ≈ 5.0 × 10 −5 Pa.s
5k B

2.52.Ở điều kiện chuẩn: p=1atm, T=273K.


Ta có:
1
η= v λρ
3
η CO = 14.0 µPa.s
2

Do đó ta có:
3η 3η 3η πk B T
λ= = =
v ρ 8k B T 8M p
nM
πM
Thay số ta được:
λ ≈ 5.9 × 10 −6 cm .
Mặt khác ta lại có:
1
D= vλ
3
Hay
η η
D= =
ρ nM

- 42 -
p
Do n = ta có:
k BT
ηk B T
D=
pM
Thay số ta được:
D ≈ 7.1 × 10 −6 m 2 / s .

2.53.Từ các hệ thức:


1
χ= v λρcV
3
1
D= vλ
3
Mặt khác ta có:
8k B T
v =
πM
ρ = nM
1
λ=
2πnd 2
Xét hệ số truyền nhiệt χ
1 8k B T 1
χ= nMcV
3 πM 2πnd 2
Hay
1 8k B TM
χ= cV
3 2πd 2
π
Trong sự dãn nở đoạn nhiệt TV γ −1 = const nên T ~ V 1−γ
Cuối cùng ta có:
1−γ

χ ~ T ~V 2

Đối với hệ số số khuếch tán D


1 8k B T 1 1 8k B T
D= = V
3 πM 2πnd 2
3 2 Nπd 2
πM

- 43 -
ở đây N là số phân tử khí có mặt trong bình. Do đó ta có:
1 3 −γ

D ~ T 2V ~ V 2

Vậy:
1−γ

χ ~V 2

3 −γ
D ~V 2

5+2 7
Vì khí là lưỡng nguyên tử nên số bậc tự do là 5 do đó: γ = =
5 5
Vì vậy khí khối khí trên dãn nở đoạn nhiệt với thể tích tăng gấp đôi thì:
Hệ số truyền nhiệt χ giảm 5 2 lần,
Hệ số số khuếch tán D tăng 5 2 4 .

2.54.Từ các hệ thức xác định quãng đường tự do trung bình và hệ số nhớt:
1
λ=
2πnd 2
1
η= v λρ
3
Ta có:
V
λ=
2πNd 2
1 8k B T 1
η= nM
3 πM 2πnd 2
Hay
8k B M
η= T
3 2π d 2π
Nk B T
a)Trong sự nén đẳng nhiệt: V = , T = const ⇒
P
k BT1
λ=
2πd P 2

- 44 -
8k B M
η= T = const
3 2π d 2π
Từ đó ta có:
λ giảm 10 lần
η không đổi.
1

γ
b)Trong sự nén đoạn nhiệt: pV = const ⇒ V ~ p γ

1−γ γ −1
γ γ
Tp = const ⇒ T~ p

Do đó ta có:
V
λ= ~V ⇒
2πNd 2
1

λ~p γ

8k B M
η= T ~ T ⇒
3 2π d 2π
γ −1

η~ p 2γ

7
Vì khí là lưỡng nguyên tử nên số bậc tự do là 5 nên γ =
5
Thay số ta được:
λ giảm 7 10 5 ,
η tăng 7
10 .

2.55.Áp suất 100kPa có thể coi là lớn còn áp suất 10mPa có thể coi là nhỏ, vì
vậy hai trường hợp của bài toán là ứng với hai hiện tượng truyền: trong khí đậm
đặc và trong khí loãng.
a)Trường hợp p=100kPa λ << l
dT
q=χ
dz
1
Trong đó: χ= v λρcV
3

- 45 -
8k B T 1 ik B
Do v = ,λ= , ρ = nM , cV =
πM 2πnd 2
2M
Ta có:
ik B 8k B T
χ=
6 2πd 2
πM
Do đó:
ik B 8k B T dT
q=
6 2πd 2
πM dz
6 2πd 2 πM
⇒ T dT = q dz
ik B 8k B

tích phân phương trình trên ta được:


2
3
(
T2 T2 − T1 T1 = q
6 2πd 2
ik B
) πM
8k B
l

Tức là:

q=
ik B (
8k B T2 T2 − T1 T1 )
9 2πd 2
πM l
Heli là khí đơn nguyên tử nên i=3
Thay số ta được:
q ≈ 20W / m .

dT T2 − T1 8k B T
(Thực ra ta có thể dùng công thức gần đúng: ≈ , khi đó v = ,
dz l πM
T1 + T2
với T = . Tức là:
2
ik B 8k B T T2 − T1
q= )
6 2πd 2
πM l
Sai số giữa hai cách tính không quá 1%, lý do là khoảng cách giữa hai bản
không xa lắm và nhiệt độ của hai bản chênh lệch cũng không nhiều.)
b)Trong trường hợp này λ > l nên ta phải áp dụng các công thức tính cho khí
siêu loãng:
1 i
q= v n k B (T2 − T1 )
6 2

- 46 -
Hay:
i p
q= v (T2 − T1 )
12 T
8k B T T +T
ở đây v = ,T= 1 2
πM 2
Thay số ta được:
q = 0.21W / m 2 .

2.56.Giả sử tiết diện của thanh là S ta có nhiệt trở của thanh:


l1 l
R= + 2 (1)
Sχ 1 Sχ 2

Từ đó ta có mật độ thông lượng nhiệt q:


T1 − T2
q= (2)
RS
Thế (1) vào (2) ta được:
T1 − T2
q=
l1 l
+ 2
χ1 χ2
Vì các thanh là đồng nhất nên ta có: gradient nhiệt độ trong từng thanh:
dT q
=
dx χ
Từ đó ta có:
⎛ dT ⎞ q
⎜ ⎟ =
⎝ dx ⎠1 χ 1
Hay
⎛ dT ⎞ qχ 2
⎜ ⎟ =
⎝ dx ⎠1 l1 χ 2 + l 2 χ 1
Tương tự ta có:
⎛ dT ⎞ qχ 1
⎜ ⎟ = .
⎝ dx ⎠ 2 l1 χ 2 + l 2 χ 1

- 47 -
2.57.Giả sử mật độ thông lượng nhiệt là q và vì trạng thái của hệ là ổn định nên
q=const.
Mặt khác ta lại có:
dT
q = −χ (1)
dx
Dấu trừ thể hiện nhiệt được truyền từ nôI có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt đô
thấp.
χ0
Thế χ = vào (1) ta được:
T
χ 0 dT
q=−
T dx
Hay
dT q
=− dx (2)
T χ0
Tích phân hai vế của (2) ta được:
T q
ln =− x
T1 χ0
Từ đó ta có:
T2 q
ln =− l
T1 χ0
⎛ q ⎞
T = T1 exp⎜⎜ x ⎟⎟
⎝ χ0 ⎠
Hay:
χ0 T1
q= ln
l T2
x
⎛ T x⎞ ⎛T ⎞l
T = T1 exp⎜⎜ ln 2 ⎟⎟ = T1 ⎜⎜ 2 ⎟⎟ .
⎝ T1 l ⎠ ⎝ T1 ⎠

2.58.Mật độ thông lượng nhiệt w giữa trong môi trường giữa các bản tụ:
q dT
w= = −χ (1)
4πr 2
dr

- 48 -
Hay
qdr
= − dT
4πχr 2

Tích phân hai vế của phương trình trên ta được:


q ⎛1 1⎞
⎜ − ⎟ = T2 − T1
4πχ ⎜⎝ r1 r2 ⎟⎠

Từ đó ta có hệ số dẫn nhiệt χ của chất nằm giữa hai mặt cầu


q ⎛1 1⎞
χ= ⎜ − ⎟
4π (T2 − T1 ) ⎜⎝ r1 r2 ⎟⎠

Thế vào (1) ta được:


dT q
=
dr q ⎛1 1⎞
− ⎜⎜ − ⎟⎟4πr 2
4π (T2 − T1 ) ⎝ r1 r2 ⎠

Hay
dT r r (T − T ) 1
=− 1 2 2 1 2 (*)
dr (r2 − r1 ) r
Dễ thấy (*) ⇔
r1 r2 (T2 − T1 ) 1
dT = − dr
(r2 − r1 ) r 2
Tích phân hai vế ta được:
r1 r2 (T2 − T1 ) ⎛ 1 1 ⎞
T − T1 = ⎜ − ⎟
(r2 − r1 ) ⎜⎝ r r1 ⎟⎠
Từ đó ta có:
r1 r2 (T2 − T1 ) ⎛ 1 1 ⎞
T = T1 − ⎜ − ⎟
(r2 − r1 ) ⎜⎝ r1 r ⎟⎠
r1 r2 (T2 − T1 )
Gọi a = ta có
(r2 − r1 )
q
χ=
4πa
dT a
=− 2
dr r

- 49 -
⎛ 1 1⎞
T = T1 − a⎜⎜ − ⎟⎟ .
⎝ r1 r ⎠

2.59.Hệ số dẫn nhiệt của chất khí giữa các bản tụ:
1
χ= v λρcV (*)
3
8k B T 1
Trong đó v = , λ= , ρ = nm
πm 2πnd 2
Vì khí là lý tưởng đơn nguyên tử nên:
3k B
cV =
2m
Do đó (*) trở thành:
kB kB
χ= T = χ0 T
πd 2 πm
Trong đó
kB kB
χ0 = (1)
πd 2 πm
Ta có thông lượng nhiệt q chuyển qua một đơn vị chiều dài của các hình trụ:
dT T dT
q = − χ 2πr = −2πχ 0 r
dr dr
Trong sự truyền nhiệt ổn định q=const nên ta có:
qdr
= T dT
2πχ 0 r

Tích phân hai vế ta được:


q
2πχ 0
ln
r2 2
(
= T2 T2 − T1 T1
r1 3
)
Tức là

q=
4
r
(
πχ 0 T2 T2 − T1 T1 ) (2)
3 ln 2
r1

- 50 -
Thế (1) vào (2) ta có: thông lượng nhiệt q chuyển qua một đơn vị chiều dài của
các hình trụ

q=
4 kB (
k B T2 T2 − T1 T1
.
)
3 d2 πm r2
ln
r1

2.60.Giả sử lớp không khí sát với các bản chuyển động cùng với bản và do đó
lớp khí gần bản chuyển động có vận tốc là ω còn lớp khí gần bản đứng yên
bằng không.
Lực nhớt tác động lên bản đứng yên có thể được tính theo công thức:
dF = ηgradvdS

Xét chuyển động của một lớp chất lỏng bất kì:
wdm = ηSgradv x + dx − ηSgradv x

Trong sự chảy ổn định các lớp chất lỏng chuyển động với vận tốc không đổi
nên gradv = const
Mà ∫ gradvdx = v
Tức là:
gradv ∫ dx = v

Hay:
v
gradv =
d
⇒ momen tác dụng lên bản đứng yên được tính bằng hệ thức:
v
dN = rdF = η 2πr 2 dr
d
Mặt khác do ta có: v = ωr ⇒
2πηω 3
dN = r dr
d
Tích phân hai vế của phương trình trên ta thu được biểu thức xác định momen
tác động lên đĩa đứng yên:
πηωa 4
N= .
2d

- 51 -
2.61.Phương trình động lực mô tả dao động tắt dần của đĩa:
d 2ϕ dϕ
2
+ 2ε + ω 2ϕ = 0
dt dt
Trong đó:
Mc
ε=

2I
dt
M c là momen của lực nhớt

Từ kết quả bài 2.60 ta có:


πηa 4 πηa 4 dϕ
Mc = ω=
2d 2d dt
Do đó ta có:
M
πηa 4
ε=
4 Id
Theo định nghĩa về giảm lượng loga:
A(t )
Λ = ln = ετ
A(t + τ ) d
Từ đó ta có:
Λ πηa 4
ε= =
τ 4 Id
Từ đó ta có công thức để tính η
4Id Λ
η= .
πa 4 τ

2.62. Xét chuyển động của một lớp chất lỏng bất kì:
∂ω 0
(ρl 2πrdr )r 2
∂t
(
= ηSgradv r + dr (r + dr ) − ηSgradv r r )
Trong sự chảy ổn định các lớp chất lỏng chuyển động với vận tốc không đổi
nên ηSgradv r + dr (r + dr ) − ηS ′gradv r r = 0
Tức là:
2πl (r + dr ) gradω 0 − 2πlr 3 gradω 0
3
=0
r + dr r

- 52 -
Hay:
(
r 3 gradω 0 r + dr
− gradω 0 r
) ≈ − 3r 2
gradω 0
r + dr
dr

Do đó;
(
r gradω 0 r + dr
− gradω 0 r
) ≈ − 3gradω 0 r + dr dr

Rút gọn phương trình trên ta được


d ( gradω 0 ) 3dr
=− (*)
gradω 0 r

(Thực ra sự khác biệt giữa gradω 0 r + dr và gradω 0 r là không nhiều nên khi không
cần thiết phải quá chính xác ta có thể dùng lẫn.)
Tích phân hai vế của (*) ta được:
C
gradω 0 =
r3
( C là một hằng số nào đó)
(Ta có thể suy ra điều này bằng một lập luận hết sức đơn giản sau: khi hệ thống
là ổn định vận tốc góc của một phần tử bất kì của hệ thống là không đổi nên
momen phát động lên phần tử bất kì (phần momen của vỏ tác động lên) phải
bằng momen cản (phần momen của lõi tác động lên) do đó momen của lực nhớt
phải có độ lớn không phụ thuộc vào bán kính. Nghĩa là:
dN = [ρ (2πrl )ηrgrad ω 0 ]r ~ gradω 0 r 3

Không phụ thuộc r ⇒


grad ω 0 ~ r −3 )

Từ đó ta có:
C
ω 0 (r ) = A −
2r 2
Vì trụ ngoài quay với vận tốc góc Ω trụ trong đứng yên nên ta có:
⎧ C
⎪ A − 2r 2 = 0
⎪ 1

⎪A − C = ω
⎪⎩ 2r22
0

Hay

- 53 -
⎧ 2ω 0 r12 r22
⎪C =
⎪ r22 − r12

⎪A = 2ω 0 r22
⎪ r22 − r12

Từ đó ta có: momen lực tác dụng lên một đơn vị chiều dài của hình trụ trong:
C 2ω 0 r12 r22
N = 2πηr 3 = 2πη 2
1
3

r1 r2 − r12

Từ đó ta có:
a)Hệ số nhớt của chất khí:

η=
N (r
2
2
− r12 )
4πω0 r12 r22
dω 0
b)Gradient của vận tốc góc theo r
dr
dω 0 2ω 0 r12 r22 1
= 2 .
dr r2 − r12 r 3

2.63.Áp lực tổng hợp lên bản chuyển động là:


∆F = ( p1 − p )S
trong đó p là áp suất của khí trong bình
p = nk B T
p1 = n1k BT1 + n2 k BT2
Là áp suất trên bề mặt bản chuyển động 2 đối diện với bản bị đốt nóng 1.
ở đây: n1 là số phân tử khí trong một đơn vị thể tích có vận tốc trung bình
8k B T1
v1 =
πm
n 2 là số phân tử khí trong một đơn vị thể tích có vận tốc trung bình
8k B T
v =
πm
Vì trạng thái là cân bằng nên không có sự tích tụ các phân tử khí do đó số hạt từ
bản 1 vào bình cũng bằng số hạt từ bình chuyển đến bản 1 (tính cho 1 đơn vị
diện tích trong một đơn vị thời gian (xem bài 2.28)):

- 54 -
n1 v1 n2 v
= (1)
4 4
Và số hạt từ môi trường ngoài vào bản 2 cũng bằng số hạt đi từ bản 2 ra môi
trường ngoài:
n1 v1 n2 v nv
+ = (2)
4 4 4
Thế (2) vào (1) ta được:
n1 v1 = n v − n1 v1 ⇔ 2n1 v1 = n v

Từ đó ta có:
n1 1 v 1 T1
= =
n 2 v1 2 T
n2 1
=
n 2
Lực tổng hợp tác dụng lên mỗi bản sẽ là:
f = (n1k BT1 + n2 k BT − nk BT )S
Hay
nk B TS ⎛ T1 ⎞
f = ⎜ − 1 ⎟
2 ⎜⎝ T ⎟

Khi hệ cân bằng momen toàn phần phải bằng không, do đó:
nk B TS ⎛ T1 ⎞l
2 ⎜ − 1 ⎟ = Kϕ
2 ⎜⎝ T ⎟4

Do đó góc quay ϕ được xác định bởi công thức:
nk B TSl ⎛ T1 ⎞
ϕ= ⎜ − 1 ⎟
4 K ⎜⎝ T ⎟

Mặt khác ta lại có:
p = nk B T
I 4π 2 I
τ = 2π hay K=
K τ2
Cuối cùng ta được:
pSτ 2 l ⎛⎜ T1 ⎞
⎟.
ϕ= − 1
16π 2 I ⎜⎝ T ⎟

- 55 -
Chương IV
NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT VÀ NGUYÊN LÝ THỨ HAI CỦA
NHIỆT ĐỘNG HỌC ÁP DỤNG CHO KHÍ LÝ TƯỞNG

ĐỀ BÀI

- 56 -
2.64.Một chất khí lý tưởng ở trạng thái ban đầu nào đó được đặc trưng bằng thể
tích V1, được dãn đến thể tích V2. Quá trình xảy ra:
1)đẳng áp; 2)đẳng nhiệt; và 3)đoạn nhiệt.
Vẽ các đồ thị của các quá trình này trên giản đồ p, V và U, V. Trên cơ sở nghiên
cứu các đồ thị, xác định:
a)Trong quá trình nào công được thực hiện bởi chất khí là nhỏ nhất;
b)Dấu của độ tăng nội năng ∆U trong mỗi quá trình.
2.65.Một bình kín có thể tích 2.5 lít chứa hydro ở nhiệt độ 170C và áp suất
15.0kPa. Người ta làm lạnh hydro đến nhiệt độ 00C. Tính:
a)Lượng nhiệt Q’ mà chất khí nhả ra;
b)Độ tăng nội năng ∆U của hydro.
2.66. Một kmol khí được đốt nóng đẳng áp từ 170C đến 750C; khi đó khí hấp
thụ một nhiệt lượng là 1.20MJ. Tìm:
a)Giá trị ó=CP/CV,
b)Độ tăng nội năng ∆U của khí,
c)Công A của khí.
2.67.Trong một xy lanh thẳng đứng được đóng kín dưới một pittong có khối
lượng m và diện tích s, có chứa một kmol chất khí nào đó. Áp suất ban đầu của
khí đặt lên pittong cân bằng với trọng lượng của pittong và áp suất khí quyển
p0. Sau đó từ bên ngoài người ta kéo pittong ra khỏi xy lanh chậm đến nỗi nhiệt
độ T của khí trong xy lanh thực tế là không đổi. Tìm công A’ mà ta phải cung
cấp:
a)Khi nâng pittong lên một độ cao h;
b)Khi tăng thể tích của khí lên gấp đôi.
Không kể tới sự ma sát giữa pittong và thành xy của xy lanh.
2.68.Một khí lý tưởng được dãn đoạn nhiệt, khi đó nhiệt độ của nó được biến
đổi từ T1 đến T2. Cho biết khối lượng m của khí và nhiệt dung riêng cV của nó.
Tìm công A mà khí thực hiện khi dãn.
2.69.Một kilogram oxy được nén đoạn nhiệt, do đó nhiệt độ của khí tăng từ
200C đến 1000C. Vẽ quá trình này trên giản đồ U, T. Tính:
a)Độ tăng nội năng ∆U của khí;
b)Công A’ tiêu tốn khi nén khí;
c)Thể tích khí giảm đi bao nhiêu lần.
2.70.Người ta nén nitơ từ một trạng thái ban đầu nào đó đến một thể tích nhỏ
hơn thể tích ban đầu 10 lần. Sự nén được thực hiện trong trường hợp đẳng nhiệt
và đoạn nhiệt .
a)Trong quá trình nào công dùng để nén sẽ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần.
b)Trong quá trình nào nội năng của khí sẽ tăng và tăng bao nhiêu lần.

- 57 -
2.71.Một xylanh được đóng kín cả hai đầu, chứa đầy khí lý tưởng. Bên trong
xylanh có một pittong rất linh động; pittong chia thể tích xylanh thành hai phần
bằng nhau. Thể tích mỗi nửa xylanh bằng V0, áp suất khí là p0, khối lượng của
pittong là m, diện tích của nó là S. Tìm chu kì dao động τ của pittong sinh ra
nếu dịch chuyển pittong khỏi vị trí cân bằng một ít và sau đó buông ra. Giả thử
rằng thể tích và áp suất khí liên hệ bằng phương trình politropic pVn=const. Sự
ma sát của pittong lên thành xylanh không đáng kể.
2.72.Bên trong một xylanh được đóng kín cả hai đầu có một pittong có thể dịch
chuyển không ma sát. Xylanh và pittong làm bằng một chất không dẫn nhiệt.
Ban đầu pitttong chia xylanh thành hai phần bằng nhau, mỗi phần có thể tích
V0. Cả hai nửa xylanh đều chứa khí lý tưởng ở áp suất p0. Tỷ số Cp/CV bằng ó.
Tìm công A’ cần thực hiện để dịch chuyển rất chậm pittông, nén khí trong một
nửa xylanh cho đến nửa thể tích ban đầu của nó.
2.73.Giải bài tập trên, giả thiết rằng pittong dẫn nhiệt và khi nó chuyển động,
nhiệt độ trong cả hai phần của xylanh là như nhau.
2.74.Tính vận tốc v của heli thoát đoạn nhiệt từ một bình vào chân không qua
một lỗ nhỏ. Nhiệt độ của heli trong bình là T=1490K. Giả thử rằng diện tích của
lỗ nhỏ đến nỗi có thể bỏ qua vận tốc của dòng khí trong bình.
2.75.Một chất khí thoát đoạn nhiệt từ một bình chứa, theo một ống nằm ngang
có tiết diện S nhỏ. Trong bình áp suất p0 và nhiệt độ T0 được giữ không đổi. Áp
suất bên ngoài là p. Giả thử rằng khí là lý tưởng và tiết diện của ống nhỏ đến
nỗi có thể bỏ qua vận tốc của dòng khí trong bình.
a)Tìm vận tốc v của khí và lượng khí thoát ra trong một đơn vị thời gian q.
b)Chứng minh rằng q cực đại, khi vận tốc thoát khí bằng vận tốc âm trong chất
khí ở nhiệt độ chỗ thoát ra của ống.
2.76.Một kmol khí ở nhiệt độ T1=300K được làm lạnh đẳng tích tới khi áp suất
giảm xuống một nửa. Sau đó khí được dãn đẳng áp sao cho nhiệt độ của nó ở
trạng thái cuối cùng bằng nhiệt độ ban đầu. Vẽ quá trình trên giản đồ p-V. Tính:
a)Nhiệt lượng Q mà khí đã hấp thụ;
b)Công A mà khí đã thực hiện;
c)Độ tăng nội năng ∆U của khí.
2.77.14 gram nitơ được dãn đoạn nhiệt, sao cho áp suất giảm đi năm lần và sau
đó được nén đẳng nhiệt tới áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của nitơ là
T1=420K. Biểu diễn quá trình trên giản đồ p-V. Tìm:
a)Nhiệt độ T2 của khí ở cuối quá trình;
b)Nhiệt lượng Q’ mà khí đã nhả ra;
c)Độ tăng nội năng ∆U của khí;
d)Công A mà khí đã thực hiện.

- 58 -
2.78.Một chất khí chiếm thể tích 0.390m3 khi áp suất là 155kPa, được dãn đẳng
nhiệt đến một thể tích lớn gấp mười lần và sau đó được đốt nóng đẳng tích sao
cho áp suất của nó ở trạng thái cuối bằng áp suất ở trạng thái đầu. Trong quá
trình này khí nhận một nhiệt lượng bằng 1.50MJ. Biểu diễn quá trình trên giản
Cp
đồ p-V. Tính giá trị γ = đối với chất khí này.
CV

2.79.Tìm nhiệt dung phân tử C của khí lý tưởng trong quá trình politropic. Chỉ
số politropic bằng n. Xác định xem với những giá trị nào của n, nhiệt dung của
khí sẽ âm.
2.80.Với những giá trị nào của chỉ số politropic n sự dãn nở politropic của một
khí lý tưởng sẽ kèm theo:
a)Sự hấp thụ nhiệt và sự đốt nóng khí;
b)Sự hấp thụ nhiệt và sự làm lạnh khí;
c)Sự toả nhiệt? Trong trường hợp này, khí thực hiện công là nhờ nguồn năng
lượng nào?
2.81.Một lượng khí lý tưởng nào đó dãn nở sao cho quá trình được biểu diễn
trên giản đồ p-V là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Biết rằng: Thể tích ban
Cp
đầu của khí là V0, áp suất ban đầu là p0 và tỉ số γ = . Do dãn nở, thể tích khí
CV
tăng lên ba lần. Tìm:
a)Chỉ số politropic n;
b)Độ tăng nội năng ∆U của khí;
c)Công A mà khí thực hiện;
d)Nhiệt dung phân tử C của khí trong quá trình này.
2.82.Một kmol khí lý tưởng đơn nguyên tử được dãn theo quá trình politropic
với chỉ số n = 1.5 , sau đó nhiệt độ của nó giảm đi 10C. Tính:
a)Nhiệt dung phân tử C của khí trong quá trình đó;
b)Nhiệt lượng Q mà khí thu được;
c)Công A mà khí thực hiện được. Công này được thực hiện là nhờ những nguồn
nào?
2.83.Người ta nén 1.00m3 không khí sao cho thể tích của nó giảm đi 5 lần còn
áp suất tăng lên 10 lần. Áp suất ban đầu là 99kPa. Nếu coi quá trình nén là
politropic, tính:
a)Chỉ số politropic n;
b)Độ tăng nội năng ∆U của khí;
c)Nhiệt lượng Q mà khí thu được;
d)Công A’, tiêu tốn trong quá trình nén.

- 59 -
2.84.Nhiệt dung phân tử của khí lý tưởng trong một quá trình nào đó được biến
α
đổi theo quy luật C = , trong đó α là một đại lượng không đổi. Tìm:
T
a)Công A thực hiện bởi một kilomol khí, khi đốt nóng nó từ nhiệt độ T1 đến
nhiệt độ T2=2T1;
b)Phương trình liên hệ giữa các thông số p và V trong quá trình đó.
2.85.Một kmol khí oxy thực hiện một chu trình Carnot trong khoảng nhiệt độ từ
270C đến 3270C. Biết rằng tỷ số giữa áp suất cự đại pmax sau một chu trình với
áp suất cực tiểu pmin bằng 20. Tính:
a)Hiệu suất ỗ của chu trình;
b)Nhiệt lượng Q1 nhận từ nguồn nóng sau một chu trình;
c)Nhiệt Q’2 nhả cho nguồn lạnh sau một chu trình;
d)Công A của khí sau một chu trình.
2.86.Một máy làm lạnh lý tưởng làm việc theo chu trình Carnot thuận nghịch
trong khoảng nhiệt độ từ -110C đến 150C. Công của máy sau một chu trình là
A=-200kJ. Tính:
a)Hệ số làm lạnh ε ;
b)Nhiệt lượng Q2 lấy từ vật lạnh sau một chu trình;
c)Nhiệt lượng Q’1 nhả cho nguồn nóng sau một chu trình.
Chú ý. Hệ số làm lạnh ε là tỷ số nhiệt lượng Q2 lấy từ vật lạnh với công tiêu
tốn A’=-A.
2.87.Một chu trình, trong đó tác nhân sinh công được sử dụng là hydro, gồm có
hai quá trình đẳng tích và hai quá trình đẳng áp. Tìm công A mà khí thực hiện
sau một chu trình và hiệu suất η của chu trình. Biết rằng tại những giới hạn của
chu trình các giá trị cực đại của thể tích và áp suất của khí lớn gấp hai lần giá trị
cực tiểu; các giá trị này bằng pmin=100kPa và Vmin=0.50m3.
2.88.Tìm hiệu suất của một chu trình gồm hai quá trình đẳng tích và hai quá
trình đoạn nhiệt. Tác nhân sinh công là nitơ. Biết rằng, tại các giới hạn của chu
Vmax
trình, thể tích khí bị biến đổi 10 lần, tức là α = = 10 .
Vmin

2.89.Một chu trình được thực hiện bởi hai kilomol khí lý tưởng đơn nguyên tử,
gồm các quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp và đẳng tích. Quá trình đẳng nhiệt xảy ra
ở nhiệt độ cực đại của chu trình bằng T=400K. Cũng biết rằng tại các giới hạn
Vmax
của chu trình, thể tích khí biến đổi hai lần tức là α = = 2.
Vmin
a)Tính công A của khí sau một chu trình và hiệu suất η của chu trình.

- 60 -
b)So sánh giá trị thu được của η với hiệu suất η 0 của một chu trình Carnot thực
hiện trong khoảng nhiệt độ từ Tmin đến Tmax của chu trình đã cho.
2.90.Một kmol khí lý tưởng thực hiện một chu p
trình gồm lần lượt các quá trình đẳng nhiệt và T1
đoạn nhiệt (hình vẽ). Trong mỗi quá trình dãn
đẳng nhiệt thể tích khí tăng lên k lần. Biết rằng T2
các quá trình đẳng nhiệt xảy ra ở các nhiệt độ T1,
T2 và T3. Tính: T3
a)Hiệu suất η của chu trình; T
b)Công A của khí sau một chu trình.
2.91.Tìm hiệu suất của các chu trình sau, giả thử rằng tác nhân sinh công là khí
Cp
lý tưởng có giá trị γ = đã biết.
CV
a)Chu trình gồm hai quá trình đẳng áp và hai quá trình đoạn nhiệt. Cho biết tỷ
p max
số b = , trong đó pmax và pmin là các áp suất cực đại và cực tiểu tại các giới
p min
hạn của chu trình.
b)Chu trình gồm hai quá trình đẳng tích và hai quá trình đẳng nhiệt. Cho biết
các quá trình đẳng nhiệt xảy ra ở các nhiệt độ T1 và T2 (T1<T2) và tỷ số
Vmax
a= , trong đó Vmax và Vmin là các thể tích cực đại và cực tiểu tại các giới
Vmin
hạn của chu trình.
c)Chu trình gồm các quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt và đẳng áp. Quá trình
p max
đẳng nhiệt xảy ra ở nhiệt độ cực tiểu của chu trình. Cho biết tỷ số b = ,
p min
trong đó pmax và pmin là các áp suất cực đại và cực tiểu tại các giới hạn của chu
trình.
2.92.Một chu trình được thực hiện bởi Z kilomol
p 2 3
khí lý tưởng gồm hai quá trình đoạn nhiệt, một quá
trình đẳng áp và một quá trình đẳng tích (hình vẽ).
Lúc bắt đầu của quá trình nén đoạn nhiệt, nhiệt độ 4
V
của khí là T1. Độ nén đoạn nhiệt là a = 1 , độ dãn
V2
V C 1
đẳng áp là b = 3 . Tỷ số p là ó . Tìm nhiệt lượng
V2 CV V
Q1 mà khí thu được sau một chu trình và hiệu suất
ỗ của chu trình.

- 61 -
2.93.Tính độ tăng entropi ∆S khi đốt nóng một kmol khí lý tưởng tam nguyên
tử từ 00C đến 5000C, nếu quá trình đốt nóng xảy ra:
a)ở thể tích không đổi;
b)ở áp suất không đổi.
Coi các phân tử khí là rắn.
2.94.Tìm độ tăng entropi ∆S khi dãn 0.20 gram hydro từ thể tích 1.50 lít đến
thể tích 4.50 lít nếu quá trình dãn xảy ra:
a)ở áp suất không đổi;
b)ở nhiệt độ không đổi.
2.95.Trên hình vẽ biểu diễn hai quá trình biến p
đổi khí lý tưởng từ trạng thái I sang trạng thái I III
II. Chứng minh bằng tính toán rằng độ tăng
entropi ∆S trong cả hai trường hợp là như nhau.
2.96.Hai kilogram (2.00 kg) oxy ở áp suất II
100kPa chiếm một thể tích 1.50m3. Sau khi dãn
V
thể tích khí tăng lên 2,5 lần, còn áp suất giảm 3 Bài 2.95
lần. Tìm độ tăng nội năng ∆U và entropi ∆S
của khí.
2.97.Một kmol khí lý tưởng thực hiện một quá trình politropic, thêm vào đó
nhiệt độ của nó biến đổi từ T1 đến T2 chỉ số politropic bằng n. Tìm độ tăng
entropi ∆S của khí.
2.98.Quá trình dãn hai kilomol khí lý tưởng đơn nguyên tử xảy ra như đã mô tả
trong bài tập 2.81.Tìm độ tăng entropi ∆S khi tăng thể tích khí gấp đôi.
2.99.Tìm độ tăng entropi ∆S trong các quá trình như đã nêu trong các bài tập
a)2.65
b)2.76
c)2.77.
2.100.Tại các phần nào của chu trình đã được khảo sát trong bài tập 2.91, nội
năng và entropi tăng? Biểu diễn các chu trình này trên giản đồ S-lnT.
2.101.Trong một bình có thể tích V1=1.60 lít chứa m1=14.0mg nitơ. Trong một
bình khác có thể tích V2=3.40 lít chứa 16.0mg oxy. Nhiệt độ của các khí bằng
nhau, các bình nối với nhau và các khí trộn vào nhau. Tìm độ tăng entropi ∆S
trong quá trình đó.
2.102.Một bình cách nhiệt được chia làm hai phần bằng một vách ngăn có một
lỗ đóng kín. Một nửa bình chứa khí lý tưởng có khối lượng m. Nửa thứ hai

- 62 -
được rút chân không cao. Người ta mở lỗ ở vách ngăn và khí chiếm tất cả thể
tích. Tìm độ tăng nội năng ∆U và entropi ∆S của khí.

LỜI GIẢI

2.64.Vẽ các đồ thị của các quá trình trên giản đồ p, V:


-Quá trình đẳng áp:

p U

2U0
p0
U0 - 63 -

0 2V V 0
-)Quá trình đẳng nhiệt:
p U

p0
U0
p0/2

0 V 2V0 V 0 V0 2V0 V
Giản đồ P – V của quá trình đẳng nhiệt Giản đồ U – V của quá trình đẳng nhiệt
-Quá trình đoạn nhiệt
p
U

p0

U0
γ
p0/2
0 V0 2V0 V 0 V0 2V0 V

Giản đồ P – V của quá trình đoạn nhiệt Giản đồ U – V của quá trình đoạn nhiệt

a)Công thực hiện bởi sự dãn nở của khối khí trên bằng diện tích của hình phẳng
nằm dưới đường biểu diễn của quá trình trong giản đồ p – V do đó công thực
hiện bởi chất khí là nhỏ nhất trong quá trình đoạn nhiệt.
b) Trong quá trình đẳng áp nội năng tăng nên: ∆U > 0
Trong quá trình đẳng nhiệt nội năng không đổi nên: ∆U = 0
Trong quá trình đoạn nhiệt nội năng giảm nên: ∆U < 0 .

- 64 -
2.65.Vì thể tích của bình chứa hầu như không thay đổi theo nhiệt độ nên quá
trình làm lạnh có thể coi là quá trình đẳng tích (giản đồ) do đó trong quá trình
khối khí không thực hiện công ( δA = 0 ), theo nguyên lý I ta có:
δU = δQ − δA = δQ
p
Do quá trình là đẳng tích nên:
p0
m
δU = δQ = CV δT
µ
p
Do hydro là khí lưỡng nguyên tử (số bậc tự
do bằng 5) nên ta có:
5m 0
Q ′ = −Q = −U = −CV ∆T = − R(T2 − T1 ) V V

Từ hệ thức Claperon-Mendelev: ta có:
m
PV = RT
µ
Hay
m p 0V
R=
µ T1

Do đó ta có:
5 p0V
Q′ = − (T2 − T1 )
2 T1

Độ tăng nội năng ∆U của hydro:


5 p 0V
∆U = (T2 − T1 )
2 T1

Thay số ta được:
Q ′ = 5 .4 J ,

∆U = −5.4 J .

2.66.Sơ đồ của quá trình được thể hiện trên hình vẽ:
Từ công thức tính nhiệt lượng mà khí nhận được trong quá trình đẳng áp:
Q = nC p ∆T

Từ đó ta có: p

p0 - 65 -
Q
Cp =
n(T 2−T1 )

Mặt khác ta lại có liên hệ:


C p = CV + R

Từ đó ta có:
a)Giá trị của chỉ số đoạn nhiệt:
Q
Cp Cp n(T 2−T1 )
γ = = =
CV C p − R Q
−R
n(T 2−T1 )
Rút gọn ta được:
Q
γ = ,
Q − Rn(T 2−T1 )

b)Độ tăng nội năng ∆U của khí:


∆U = nCV ∆T

Hay
∆U = Q − R(T2 − T1 )
c)Theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học ta có:
∆U = Q − A

Do đó ta có:
A = Q − ∆U

Hay
A = R(T2 − T1 )
Thay số ta được:
a) γ ≈ 1.67 (Khí đơn nguyên tử),
b) ∆U = 0.72MJ ,
c) A = 0.48MJ .

2.67.Vì nhiệt độ của khí trong xy lanh không đổi nên khí trong xy lanh biến đổi
đẳng nhiệt.

- 66 -
a)Do đó ta có công mà khí nhận được:
A = ∫ fdx = ∫ [( p − p 0 )s + mg ]dx

Do p0 và mg không đổi nên:


A = (mg + p 0 s )h − ∫ pdV

Vì quá trình biến đổi trạng thái của khí là đẳng nhiệt nên ta có:
V2
∫ pdV = nRT ln V 1

Vì xi lanh có dạng hình trụ nên:


h2
∫ pdV = nRT ln h 0

Vì ban đầu áp suất của khí trong bình ban đầu cân bằng với trọng lượng của
pittong và áp suất khí quyển p0 nên ta có:
mg
p1 = p 0 +
s
Ta giả sử ban đầu cột khí có chiều cao h0, khi đó:
p1V1 ⎛ mg ⎞ h0 s
T= = ⎜ p0 + ⎟
nR ⎝ s ⎠ nR
Hay:
nRT
h0 =
p 0 s + mg

Cuối cùng ta có:


⎛h ⎞
A = (mg + p 0 s )h − nRT ln⎜⎜ 2 ⎟⎟
⎝ h0 ⎠
Theo đề bài ta có: h2 = h0 + h
Do đó:
⎛ p s + mg ⎞
A = (mg + p 0 s )h − nRT ln⎜1 + 0 h⎟
⎝ nRT ⎠
b)Trong trường hợp này ta có: h2=2h0 nên:
A = (mg + p 0 s )h0 − nRT ln 2

Và vì: (mg + p0 s )h = psh0 = pV0 = nRT nên ta có:

- 67 -
A = nRT (1 − ln 2) .

2.68.Giả sử khối lượng mol của khí là µ


Theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học ta có:
∆U = Q − A

Trong đó:
∆U là độ biến thiên nội năng:
∆U = nCV ∆T = nµcV (T2 − T1 )

Do đó:
∆U = mcV (T2 − T1 )

Q = 0 là nhiệt lượng mà khí nhận được.

Vậy, công A mà khí thực hiện là:


A = −∆U = mcV (T1 − T2 ) .

2.69.Sơ đồ quá trình nén đoạn nhiệt chất khí trên trên giản đồ U-T (hình vẽ):
a)Sử dụng kết quả bài 2.68:
U
m
∆U = nCV ∆T = CV (T2 − T1 )
µ U2
Oxy là phân tử lưỡng nguyên tử nên số bậc tự do
bằng 5 nên U1
5
CV = R
2
0 T1 T2 T
Do đó:
2m
∆U = R(T2 − T1 ) .

b)Công tiêu tốn:
A’=-A
Mà A = −∆U
Do đó ta có:

- 68 -
2m
A′ = R(T2 − T1 )

c)Ta có hệ thức: TV γ −1 = const
1
V~ 1

T γ −1
Chỉ số nén khí đoạn nhiệt:
i+2
γ =
i
Vì i = 5 nên γ = 1.4
Do đó ta có:
1
V ⎛ T ⎞ γ −1
η = 0 = ⎜⎜ ⎟⎟
V ⎝ T0 ⎠

Thay số ta được:
a) ∆U = 52kJ ,
b) A′ = 52kJ ,
c)η = 1.8 lần.

2.70.Giản đồ thể hiện hai quá trình biến đổi trên cùng một đồ thị (hình vẽ):
p
Đẳng nhiệt

p0

p0/2 Đoạn nhiệt


γ
p0 2
0 V0 2V0 V

Biểu thức tính công:


A' = − A = − ∫ pdV

Ta được:
m 1
Trong quá trình đẳng nhiệt: p= RT
µ V

- 69 -
Nên
m ⎛V ⎞
A′ = RT1 ln⎜⎜ 1 ⎟⎟
µ ⎝ V2 ⎠
γ
⎛V ⎞
Trong quá trình đoạn nhiệt: p = p1 ⎜ 1 ⎟
⎝V ⎠
Do đó ta có
γ −1
pVγ p V ⎛⎛ V ⎞ ⎞
γ −1
( )
A1′ = 1 1 V21−γ − V11−γ = 1 1 ⎜ ⎜⎜ 1
γ − 1 ⎜ ⎝ V2
⎟⎟ − 1⎟

⎝ ⎠ ⎠
Kết hợp với hệ thức Claperon-Mendelev ta được:
γ −1
m RT ⎛⎜ ⎛ V1 ⎞ ⎞
A1′ = ⎜ ⎟⎟ − 1⎟
µ γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V2 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
a)Công mà khối khí nhận được bằng diện tích phần dưới đường trạng thái, do
đó trong quá trình nén đẳng nhiệt công sẽ lớn hơn và:
A1′ 1 η γ −1 − 1
β= = ≈ 1.6
A1 γ − 1 ln η

b)Chỉ có quá trình đoạn nhiệt nội năng của khí mới tăng và tăng:
γ −1
U T ⎛V ⎞
χ = 2 = 2 = ⎜⎜ 1 ⎟⎟
U 1 T1 ⎝ V2 ⎠

Hay
χ = η γ −1 ≈ 2.5 .

2.71.Do quá trình biến đổi của khí là một quá trình politropic nên ta có:
pV n = p 0V0n = const (1)
Giả thử rằng pittong bị lệch đi khỏi vị trí cân bằng một đoạn là x khi đó một nửa
xylanh bị nén và một nửa bị dãn do đó xuất hiện một lực đẩy pittong về vị trí
cân bằng, lực này luôn hướng về vị trí cân bằng nên luôn ngược chiều với độ
biến dạng:
Vì quá trình biến đổi luôn thoả mãn (1) nên:
p1 (V0 − Sx ) = p 2 (V0 + Sx )
n n
(2)

- 70 -
Vì x rất bé nên (2) có dạng:
⎛ nSx ⎞ ⎛ nSx ⎞
p1V0n ⎜⎜1 − ⎟⎟ = p 2V0n ⎜⎜1 + ⎟⎟
⎝ V 0 ⎠ ⎝ V 0 ⎠

Hay
nSx nSx
p1 − p 2 = ( p1 + p 2 ) ≈ 2 p0
V0 V0

Do đó lực tác dụng lên xylanh:


2nS 2 d 2x
F = −( p1 − p 2 )S = − x=m 2
V0 dt

Cuối cùng ta có:


d 2 x 2np 0 S 2
+ x=0
dt 2 mV0

2np0
Gọi ω = S ta có:
mV0

d 2x
2
+ω2x = 0
dt
Do đó pittong dao động với chu kì:
2π 2π mV0
τ= = .
ω S 2np0

2.72.Do cả pittong lẫn xylanh đều cách nhiệt nên cả hai khối khí trong hai nửa
xylanh đều nén dãn đoạn nhiệt. Trong trường hợp một bình dãn thêm một thể
tích bằng x, và bình kia bị nén cũng thể tích đó ta có:
Công sinh ra bởi nửa bình bị dãn:
γ −1
pV ⎛ ⎛ V ⎞ ⎞
A1 = 0 0 ⎜1 − ⎜⎜ 0 ⎟⎟ ⎟
γ − 1 ⎜ ⎝ V0 + x ⎠ ⎟
⎝ ⎠
Công sinh ra do nửa bình bị nén:
γ −1
pV ⎛ ⎛ V ⎞ ⎞
A2 = 0 0 ⎜1 − ⎜⎜ 0 ⎟⎟ ⎟
γ − 1 ⎜ ⎝ V0 − x ⎠ ⎟
⎝ ⎠

- 71 -
Công toàn phần sinh ra trong toàn bộ quá trình:
A = A1 + A2
Hay
p 0V0 ⎡ ⎛⎜ ⎛ V0 ⎞ ⎛ V0 ⎞ ⎞⎟⎤
γ −1 γ −1

A= ⎢ 2− ⎜ ⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟ ⎥
γ − 1 ⎢ ⎜ ⎜⎝ V0 + x ⎟⎠ V
⎝ 0 − x ⎠ ⎠⎥⎦ ⎟
⎣ ⎝
Vậy công A’ cần thực hiện nén khí trong một thể tích x:
p 0V0 ⎡⎛⎜ ⎛ V0 ⎞ ⎞⎤
γ −1 γ −1
⎛ V0 ⎞ ⎟⎥
A′ = − A = ⎢ ⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ − 2
⎜ ⎜ ⎟
γ − 1 ⎢ ⎝ V0 + x ⎠ ⎜ ⎟ ⎟⎥
⎣⎝ ⎝ V0 − x ⎠ ⎠⎦
Trong trường hợp của bài toán x=V0/2 ta có:
γ −1
p0V0 ⎡ γ −1 ⎛2⎞ ⎤
A′ = ⎢ 2 − 2 + ⎜ ⎟ ⎥.
γ − 1 ⎢⎣ ⎝ 3 ⎠ ⎥⎦

2.73. Do pittong dẫn nhiệt nên nhiệt độ của hai nửa bình là như nhau và bằng T,
theo định luật Claperon-Mendelev ta có (áp dụng cho cả hai nửa bình):
p0V0 p1 (V0 − x ) p 2 (V0 + x )
= = = nRT0
T0 T T

n là số mol khí trong mỗi nửa bình


Từ đó ta có:
⎧ p1 (V0 − x ) = p 2 (V0 + x )

⎨ p1 (V0 − x ) p 2 (V0 + x ) p0V0
⎪ + = 2
⎩ T T T0

Hay:
( p1 + p2 )x = ( p1 − p2 )V0 (1)

( p1 + p 2 ) V0 − ( p1 − p 2 ) x =2
p 0V0
(2)
T T T0

Thế (1) vào (2) ta được


2
( p1 − p 2 ) V0 − ( p1 − p 2 )
x pV
=2 0 0
Tx T T0

- 72 -
Hoặc
⎛ V02 ⎞
( p1 − p2 )⎜⎜ − x ⎟⎟ = 2 p0V0 T (3)
⎝ x ⎠ T0

Mặt khác theo nguyên lý I của nhiệt động lực học cho quá trình đoạn nhiệt ta
có:
dU = −δA = δA′ ⇒
2nR
2nCV dT = dT = ( p1 − p 2 )dx
γ −1
Hay
2nR dT
( p1 − p 2 ) = (4)
γ − 1 dx
Thế (4) vào (3) ta được:
2nR ⎛ V02 ⎞ dT pV
⎜⎜ − x ⎟⎟ =2 0 0T ⇔
γ −1⎝ x ⎠ dx T0

dT (γ − 1) p0V0 xdx (γ − 1) 2 xdx


=2 =
T nRT0 V0 − x
2 2
2 V02 − x 2

Tích phân hai vế ta được:


T (γ − 1) V2
ln = ln 2 0 2
T0 2 V0 − x

Do đó:
(γ −1)
⎛ V2 ⎞ 2
T = T0 ⎜⎜ 2 0 2 ⎟⎟ (5)
⎝ V0 − x ⎠
Vì trạng thái của hệ biến đổi đoạn nhiệt nên hệ không trao đổi nhiệt với bên
ngoài hay:
R
A′ = ∆U = CV (T − T0 ) = (T − T0 ) (6)
γ −1
Thế (5) vào (6) ta được
(γ −1)
⎡ ⎤
RT0 ⎢⎛ V02 ⎞ 2
A′ = ⎜ ⎟⎟ − 1⎥
γ − 1 ⎢⎜⎝ V02 − x 2 ⎠

⎣⎢ ⎥⎦

- 73 -
Theo giả thiết của đầu bài x=V0/2 ta có:
(γ −1)
⎡ ⎤
RT0 ⎢⎛ 4 ⎞ 2
A′ = ⎜ ⎟ − 1⎥ .
γ − 1 ⎢⎝ 3 ⎠ ⎥
⎣ ⎦

2.74.Nội năng của khí trong bình:


U = nCV T

n là số mol khí, CV là nhiệt dung mol đẳng tích


Giả sử chỉ số nén đoạn nhiệt của khí là γ ta có:
CV + R 1
=γ ⇒ CV = R
CV γ −1

S1
S2

Ta sẽ khảo sát chuyển động của một dòng khí bất kì:
Theo định lý về động năng ta có:
⎛ v2 v2 ⎞
F1 dx1 − F2 dx + (dU 1 − dU 2 ) + dmg (h2 − h1 ) = ⎜⎜ 2 − 1 ⎟⎟dm
⎝ 2 2 ⎠
Hoặc
⎛ v 22 v12 ⎞
p1 dV1 − p 2 S 2 dx + (dU 1 − dU 2 ) + g (h2 − h1 )dm = ⎜⎜ − ⎟⎟dm
⎝ 2 2⎠

Do đó ta có:
v12 v2
dm + dU 1 + p1 dV1 + gh1 dm = 2 dm + dU 2 + p 2 dV2 + gh2 dm
2 2
Chia cả hai vế cho dm ta được:
v12 dU 1 p v 2 dU 2 p
+ + 1 + gh1 = 2 + + 2 + gh2
2 dm dm 2 dm dm
dV1 dV2

- 74 -
Tức là:
v 2 dU p
+ + + gh = const
2 dm ρ
Trong trường hợp của bài toán ta coi g và h là như nhau, nội năng riêng của khí
trong chân không bằng không, điều này có nghĩa là khi thoát ra ngoài chân
không các phân tử chuyển động cùng vận tốc (cả về hướng lẫn độ lớn) vận tốc
tương đối giữa các phân tử bằng không khi đó ta có:
v 2 dU p CV T RT C p T
= + = + =
2 dm ρ M M M
γ
Do C p = γCV = R nên
γ −1
2γ RT
v2 =
γ −1 M
Vậy vận tốc v của heli thoát đoạn nhiệt từ một bình vào chân không qua một lỗ
nhỏ được xác định bằng công thức:
2γ RT
v=
γ −1 M
Thay số ta được:
v ≈ 4.0 km/s.

2.75.Sử dụng các kết quả trong lời giải bài 2.74 ta có:
v 2 dU p
+ + + gh = const
2 dm ρ
a)Cũng giống như bài trên ta cũng coi rằng độ cao của dòng khí ở trong và
ngoài bình là như nhau.
v 2 CV T p CV T0 p 0
+ + = +
2 M ρ M ρ0
Do ta có:
CV T p C p T γ
+ = = RT
M ρ M γ −1
Nên

- 75 -
v2 γ R
= (T0 − T )
2 γ −1 M
Vì trong sự dãn nở đoạn nhiệt ta có:
γ p γ −1
pV = const hay γ = const ⇒
T
γ −1
⎛ p ⎞ γ
T = T0 ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ p0 ⎠
Do đó ta có:
γ −1
⎛ ⎞
v2 γ R ⎜ ⎛ p ⎞γ ⎟
= ⎜ T0 − T0 ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟
2 γ −1 M ⎜ ⎝ p0 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
Vậy: vận tốc v của khí
⎛ γ −1

2γ RT0 ⎜ ⎛ p ⎞γ ⎟
v= ⎜1 − ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟ .
γ −1 M ⎜ ⎝ p0 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
Lấy giới hạn p tiến đến không ta được đáp số của bài 2.74.
Lượng khí thoát ra trong một đơn vị thời gian:
q = ρvS
1
1
Mà ρ ~ ~ p γ
V
Do đó:
1 1
⎛ γ −1

⎛ p ⎞γ ⎛ p ⎞γ 2γ RT0 ⎜ ⎛ p ⎞γ ⎟
q = ρ 0 ⎜⎜ ⎟⎟ vS = ρ 0 S ⎜⎜ ⎟⎟ ⎜1 − ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟
⎝ p0 ⎠ ⎝ p0 ⎠ γ −1 M ⎜ ⎝ p0 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
Mp0
Vì ρ 0 = do đó:
RT0
1 2
⎛ γ −1

⎛ p ⎞γ 2γ Rρ 02T0 ⎛ p ⎞γ ⎜ ⎛ p ⎞ γ ⎟
q = ρ 0 ⎜⎜ ⎟⎟ vS = S ⎜⎜ ⎟⎟ ⎜1 − ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟
⎝ p0 ⎠ γ −1 M ⎝ p0 ⎠ ⎜ ⎝ p0 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
Hay

- 76 -
⎛ 2 γ +1

2γ ⎜ ⎛ p ⎞ γ ⎛ p γ ⎟

q=S ρ 0 p 0 ⎜ ⎜⎜ ⎟⎟ − ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟
γ −1 ⎜ ⎝ p0 ⎠ ⎝ p0 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
γ +1
⎛ 2

⎜⎛ p ⎞ γ ⎛ p ⎞γ ⎟
b)Tốc độ thoát khí đạt cực đại khi: ⎜ ⎜⎜ ⎟⎟ − ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟ đạt cực đại.
⎜ ⎝ p0 ⎠ ⎝ p0 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
2 γ +1
⎛ p ⎞
Đặt ⎜⎜ ⎟⎟ = x ta có điều kiện: x γ − x γ
cự đại
⎝ p0 ⎠
2 1
2 −1 γ +1 γ
Do đó: x γ
− x =0⇒
γ γ
γ −1
γ −1
⎛ p ⎞ γ 2
⎜⎜ ⎟⎟ =x γ
=
⎝ p0 ⎠ γ +1

Khi đó:
2γ RT0 ⎛ 2 ⎞ 2γ RT0
v= ⎜⎜1 − ⎟⎟ =
γ −1 M ⎝ γ +1⎠ γ +1 M
γ −1
⎛ p ⎞ γ 2
T = T0 ⎜⎜ ⎟⎟ = T0
⎝ p0 ⎠ γ +1

Cuối cùng ta được


RT0
v= γ
M
Đây chính là vận tốc âm trong chất khí ở nhiệt độ chỗ thoát ra của ống ⇒ điều
phải chứng minh. p
p1
2.76.Giản đồ của quá trình (hình vẽ):
a)Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng: p2
pV
= nR = const
T
Ta có: 0 V1 V2 V
p2 T
T2 = T1 = 1
p1 2

- 77 -
T1
V2 = V1 = 2V1
T2

Do đó ta có:
Nhiệt lượng mà khí nhận được trong quá trình
đẳng tích:
1
Q1 = nCV (T2 − T1 ) = − nCV T1
2
Nhiệt lượng mà khí nhận được trong quá trình đẳng áp:
1
Q1 = nC p (T1 − T2 ) = nC p T1
2
Từ đó ta có nhiệt lượng Q mà khí đã hấp thụ:

n(C p − CV )T1
1
Q = Q1 + Q2 =
2
Do C p = CV + R nên:
1
Q= nRT1
2
b)Trong quá trình đẳng tích khí không thực hiện công, do đó công sinh ra trong
cả quá trình chính là công sinh ra trong quá trình đẳng áp:
1
A = ∫ pdV = p∆V = p 2 (V2 − V1 ) = p1 (2V1 − V1 )
2
Do đó ta có:
1 1
A= p1V1 = nRT1
2 2
c)Theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học ta có:
∆U = Q − A

Do đó ta có
∆U = 0
Thay số ta được
a) Q = RT1 / 2 = 1.25MJ ,
b) A = RT1 / 2 = 1.25MJ ,
c) ∆U = 0 .

- 78 -
2.77.Giản đồ của quá trình (hình vẽ):
a)Do quá trình II-III là quá trình đẳng nhiệt nên:
p
T3 = T2 p1 III I
Mặt khác ta lại có:
1−γ 1−γ

p1 T1 = p 2 γ T2
γ
II
p2
Nên:
γ −1
V3 V1 V2 V
⎛p ⎞ γ
T2 = ⎜⎜ 2 ⎟⎟ T1
⎝ p1 ⎠
Vậy
γ −1
⎛p ⎞ γ
T3 = T2 = ⎜⎜ 2 ⎟⎟ T1 ≈ 264 K
⎝ p1 ⎠
b)Trong quá trình đoạn nhiệt chất khí không thu hoặc nhận nhiệt lượng nên
nhiệt lượng mà chất khí nhận là nhiệt lượng mà khí đã nhận trong quá trình
đẳng nhiệt:
V3 p p
Q = Q23 = nRT ln = nRT ln 2 = nRT ln 2
V2 p3 p1

Do đó ta có: Nhiệt lượng Q’ mà khí đã nhả ra:


p1
Q ′ = −Q = nRT ln ≈ 1.76kJ .
p2

c)Độ tăng nội năng ∆U của khí:


∆U = nCV ∆T
5
Vì nitơ có 5 bậc tự do nên CV = R
2
Do đó ta có:
5
∆U = nR (T3 − T1 )
2
Thế kết quả phần (a) vào ta được:

- 79 -
γ −1
⎛ ⎞
5 ⎜ ⎛ p2 ⎞ γ ⎟
∆U = nRT1 ⎜ ⎜⎜ ⎟⎟ − 1⎟ ≈ −1.62kJ
2 ⎜ ⎝ p1 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
d)áp dụng nguyên lý I của nhiệt động học ta có: Công A mà khí đã thực hiện:
A = Q − ∆U

Hay
A = −Q ′ − ∆U = −0.14kJ .

2.78.Giản đồ của quá trình (hình vẽ):


Trong quá trình dãn đẳng nhiệt nội năng của khí không thay đổi nên nhiệt lượng
mà nó nhận được chuyển hoàn toàn thành công. do đó:
Nhiệt lượng mà khí nhận được trong quá trình đẳng nhiệt: p
p1 I III
V
Q12 = p1V1 ln 2
V1

Nhiệt lượng mà khí nhận được trong quá trình đẳng tích:
Q23 = nCV (T3 − T2 )
p2 II
Từ phương trình Claperon-Mendelev:
pV = nRT
V3 V1 V2 V
Ta có:
p1V1
T2 = T1 = (1)
nR
p3 p 2 p3
= ⇒ T3 = T2
T3 T2 p2

Hay
p1 V
T3 = T1 = 2 T1
p2 V1

Do đó ta có:
⎛V ⎞
Q23 = nCV T1 ⎜⎜ 2 − 1⎟⎟ (2)
⎝ V1 ⎠
Thế (1) vào (2) ta được:

- 80 -
CV ⎛V ⎞
Q23 = p1V1 ⎜⎜ 2 − 1⎟⎟
R ⎝ V1 ⎠
Nhiệt lượng mà khí nhận được trong cả quá trình:
Q = Q12 + Q23

Hay
V2 CV ⎛V ⎞
Q = p1V1 ln + p1V1 ⎜⎜ 2 − 1⎟⎟
V1 R ⎝ V1 ⎠
Do đó ta có:
V2
Q − p1V1 ln
V1
CV = R
⎛V ⎞
p1V1 ⎜⎜ 2 − 1⎟⎟
⎝ V1 ⎠
Cp CV + R R
Ta lại có: γ = = = 1+
CV CV CV

Giá trị của chỉ số đoạn nhiệt:


⎛V ⎞
p1V1 ⎜⎜ 2 − 1⎟⎟
γ = 1+ ⎝ V1 ⎠
V
Q − p1V1 ln 2
V1

Thay số ta được:
γ = 1.40
Khí đã cho là khí lưỡng nguyên tử.

2.79. Ta có nhiệt dung phân tử C của khí lý tưởng trong quá trình bất kỳ:
δQ dU + δA dU δA
C= = = +
δT δT dT δT
Hay
δA
C = CV +
δT
Trong quá trình politropic với chỉ số politropic bằng n ta có:
pV n = const , TV n −1 = const

- 81 -
Do đó công thực hiện bởi 1 mol khí khi dãn nở từ thể tích V0 đến thể tích V
trong quá trình politropic:
1 ⎛⎛ V ⎞
n −1
⎞ 1 ⎛T ⎞
A= pV ⎜ ⎜⎜ ⎟⎟ − 1⎟ = RT ⎜ 0 − 1⎟ đường đẳng nhiệt
n − 1 ⎜ ⎝ V0 ⎠ ⎟ n −1 ⎝ T ⎠
⎝ ⎠
p
Hay
I đường đoạn nhiệt
1
A= R (T0 − T )
n −1
Vì vậy ta có:
δA 1 I
=− R
δT n −1
V
Cuối cùng ta có:
1
C = CV − R
n −1
1
Do CV = R ta có:
γ −1
⎛ 1 1 ⎞ γ −1
C = R⎜⎜ − ⎟⎟ = CV − CV
⎝ γ −1 n −1⎠ n −1

Hoặc
n −γ
C=R
(γ − 1)(n − 1)
Vì γ > 1 nên C < 0 tương đương với:
n −γ
< 0 ⇒ 1< n < γ
n −1
Như vậy mọi quá trình politropic nằm giữa hai quá trình đẳng nhiệt và đoạn
nhiệt đều có nhiệt dung phân tử âm (miền I trên giản đồ)

2.80.Vì khí thực hiện quá trình politropic nên ta có:


pV n = const
pV
= const
T
Do đó ta có

đường đẳng
nhiệt
- 82 -
p
TV n −1 = const
a)Khi khí dãn nở nhiệt độ của nó tăng, do đó
n − 1 < 0 hay n < 1
Vì khi khí hấp thụ nhiệt nhiệt độ của nó tăng
nên nhiệt dung mol dương, theo kết quả bài
⎡n > γ
2.79 ta có: ⎢
⎣n < 1
Do vậy từ điều kiện của đầu bài ta có:
n < 1.
b) Khi khí dãn nở nhiệt độ của nó giảm, do đó:
n >1
Vì khi khí hấp thụ nhiệt nhiệt độ của nó giảm nên nhiệt dung mol âm, theo kết
quả bài 2.79 ta có: 1 < n < γ .
c)Khí toả nhiệt khi nhiệt dung của nó dương và nó lạnh đi nghĩa là: n > γ (hoặc
nhiệt dung của nó âm và nó nóng nhưng ta không có điều này).
Khí thực hiện công được là do nội năng của nó giảm. Thật vậy:
Từ hệ thức: pV n = const ⇒ TV n −1 = const
Do đó ta có:
n −1
⎛V ⎞
T =⎜ 0 ⎟ T0 < T0 do đó nội năng giảm.
⎝V ⎠
Vậy:
a) n < 1 Miền III
b) 1 < n < γ Miền II
c) n > γ Miền I.

2.81.Giản đồ của quá trình (hình vẽ):


a)Từ giả thiết ta có:
p = kV , k =const

Hay
pV −1 = k = const p
p1

- 83 -
p2
Do đó chỉ số politropic n của quá trình trên là:
n = −1 .
b)Từ hệ thức:
p0V0 pV
=
T0 T

Ta có: nhiệt độ ở cuối quá trình:


pV kV 2
T= T0 = T0 ⇒
p 0V0 kV02

V2
T = 2 T0 = η 2T0
V0

Độ tăng nội năng ∆U của khí:


η 2 −1
∆U = CV ∆T = nRT0
γ −1
Hay
η 2 −1 8
∆U = p 0V0 = pV
γ −1 γ −1 0 0
c)Công A mà khí thực hiện:

∫ pdV = ∫ kVdV = 2 k [(ηV ) ]


ηV0 ηV0
1 2
A= 0 − V02
V0 V0

Rút gọn biểu thức trên ta được:

A=
1
2
(
kV02 η 2 − 1 )
Do p0 = kV0 ta có:
η 2 −1
A= p0V0 = 4 p 0V0
2
d)Áp dụng kết quả bài 2.79 ta được:
γ +1
C=R .
2(γ − 1)
i+2 5
2.82.Do khí là đơn nguyên tử nên số bậc tự do bằng 3 và do đó: γ = = .
i 3
a)Áp dụng kết quả bài 2.79 ta có:

- 84 -
n −γ
C=R
(γ − 1)(n − 1)
R
Hay: C = − ;
2
b)Nhiệt lượng Q mà khí thu được:
R
Q = nC∆T = − n (− 1)
2
nR
Vậy Q= ≈ 4.16kJ .
2
c)Theo nguyên lý I của nhiệt động học ta có:
∆U = Q − A

⇒ Công A mà khí thực hiện được:


nR ⎛R ⎞
A = Q − ∆U = − nCV ∆T = n⎜ + CV ⎟
2 ⎝2 ⎠
3
Do khí là đơn nguyên tử nên: CV = R⇒
2
A = 2nR ≈ 16.6kJ .
Công này sinh ra do nhận được nhiệt lượng Q và lấy từ nội năng một lượng
∆U .

2.83.Vì quá trình nén là politropic nên ta có:


n
p1 ⎛ V2 ⎞
a) pV = p 0V
n n
⇒ =⎜ ⎟
p 2 ⎜⎝ V1 ⎟⎠
0

Do đó
p0 1
ln ln
p
n= = 10
V 1
ln ln
V0 5

Rút gọn biểu thức trên ta được:


ln 2
n = 1+ ≈ 1.43 .
ln 5
b) Nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén:

- 85 -
pV
T= T0 (*)
p 0V0

Độ tăng nội năng của khí:


⎛ pV ⎞ n ⎛ pV ⎞
∆U = nCV T0 ⎜⎜ − 1⎟⎟ = RT0 ⎜⎜ − 1⎟⎟
⎝ p 0V0 ⎠ γ −1 ⎝ p 0V0 ⎠
Hay
1 ⎛ pV ⎞
∆U = p 0V0 ⎜⎜ − 1⎟⎟
γ −1 ⎝ p 0V0 ⎠
Chỉ số nén đoạn nhiệt của không khí là: γ = 1.4 do đó:
∆U = 0.25MJ .
c)Nhiệt lượng Q mà khí thu được:
Q = nC ∆ T = C (T − T 0 )
Từ kết quả bài 2.79 và (*) ta có:
n −γ ⎛ pV ⎞
Q = nR T0 ⎜⎜ − 1⎟⎟
(γ − 1)(n − 1) ⎝ p0V0 ⎠
Áp dụng phương trình Claperon-Mendelev ta được:
n −γ ⎛ pV ⎞ n −γ
Q= ⎜⎜ − 1⎟⎟ p 0V0 = ∆U
(γ − 1)(n − 1) ⎝ p0V0 ⎠ n −1

Thay số ta được:
Q = 0.02 MJ .

d)Áp dụng nguyên lý I của nhiệt động học ta có:


⎛ n −γ ⎞ pV ⎛ pV ⎞
A = Q − ∆U = ⎜ − 1⎟∆U = 0 0 ⎜⎜ − 1⎟⎟ ⇒
⎝ n −1 ⎠ 1− n ⎝ p 0V0 ⎠
Công A’, tiêu tốn trong quá trình nén:
p 0V0 ⎛ pV ⎞
A′ = − A = ⎜⎜ − 1⎟⎟
n − 1 ⎝ p 0V0 ⎠
Thay số ta được:
A′ = 0.23MJ .

- 86 -
2.84.Nhiệt lượng mà khí nhận được:
T2 T2
1 T
Q = n ∫ CdT = nα ∫ dT = nα ln 2
T1 T1
T T1

a)Theo nguyên lý I của nhiệt động học ta có:


∆U = Q − A ⇒
T2
A = Q − ∆U = nα ln − CV (T2 − T1 )
T1

Do đó: Công A thực hiện bởi một kilomol khí, khi đốt nóng nó từ nhiệt độ T1
đến nhiệt độ T2=2T1:
⎛ RT1 ⎞
A = n⎜⎜ α ln 2 − ⎟
⎝ γ − 1 ⎟⎠
b)Theo nguyên lý I của nhiệt động học ta có:
dU = δQ − δA

Do đó ta có:
R α
n dT = n dT − pdV (1)
γ −1 T
Vì pV = nRT ⇒
pV
T= (*)
nR
Thế (*) vào (1) ta được:
nR 1 α
d ( pV ) = d ( pV ) − pdV
γ − 1 nR pV
Hay
⎛ 1 1 ⎞ d ( pV ) dV
⎜⎜ −α ⎟⎟ =−
⎝ γ −1 ( pV ) ⎠ ( pV ) V

Tích phân hai vế ta được:


1 pV ⎛ 1 1 ⎞ V
ln + α ⎜⎜ − ⎟⎟ = − ln ⇒
γ − 1 p 0V0 ⎝ pV p0V0 ⎠ V0

pV ⎛ 1 1 ⎞ V
ln + (γ − 1)α ⎜⎜ − ⎟⎟ = −(γ − 1) ln ⇒
p 0V0 ⎝ pV p 0V0 ⎠ V0

- 87 -
pV γ ⎛ 1 1 ⎞
ln γ
= −(γ − 1)α ⎜⎜ − ⎟⎟
p 0V0 ⎝ pV p0V0 ⎠
Luỹ thừa cả hai vế ta được:
pV γ ⎡ ⎛ 1 1 ⎞⎤
γ
= exp ⎢− (γ − 1)α ⎜⎜ − ⎟⎟⎥
p 0V0 ⎣ ⎝ pV p 0V0 ⎠⎦
Chuyển các số hạng chứa p, V về một phía và các số hạng chứa p0, V0 về một
phía ta được:
⎡ (γ − 1)α ⎤ ⎡ (γ − 1)α ⎤
pV γ exp ⎢ ⎥ = p 0V0γ exp ⎢ ⎥
⎣ pV ⎦ ⎣ p 0V0 ⎦
Hay
⎡α (γ −1) ⎤
pV γ exp ⎢ ⎥ = const .
⎣ pV ⎦

2.85.Sơ đồ của chu trình (hình vẽ)


a)Hiệu suất η của chu trình: p
I
T II
η = 1− 3
T1
IV III
Thay số ta được
η = 0.5 0 V

b)Áp suất cực đại là p1, áp suất cự tiểu là p3, mặt khác ta có:
V1
p2 = p1 ,
V2
γ γ −1
⎛V ⎞ V ⎛V ⎞
p3 = ⎜⎜ 2 ⎟⎟ p 2 ⇒ p3 = 1 ⎜⎜ 2 ⎟⎟ p1 (1)
⎝ V3 ⎠ V3 ⎝ V3 ⎠
Đồng thời ta có:
T3V1 1
p3 = p1 = p1 (2)
T1V3 χ
Do đó
V1 T
= 1 (3)
V3 χT3

- 88 -
So sánh (1) với (2) ta có:
γ −1 γ −1
V1 ⎛ V2 ⎞ 1 T ⎛ V2 ⎞ 1
⎜⎜ ⎟⎟ = ⇒ 1 ⎜⎜ ⎟⎟ =
V3 ⎝ V3 ⎠ χ χT3 ⎝ V3 ⎠ χ

Vậy
1
V2 ⎛ T3 ⎞ γ −1
=⎜ ⎟ (4)
V3 ⎜⎝ T1 ⎟⎠

Từ (3) và (4) ta có:


1

V2 ⎛ T3 ⎞ γ −1
⎜ ⎟ γ
V2 V3 ⎜⎝ T1 ⎟⎠ ⎛ T3 ⎞ γ −1
= = = χ ⎜⎜ ⎟⎟
V1 V1 T1 ⎝ T1 ⎠
V3 χT3
Từ đó ta có:
V2
Q1 = nRT1 ln
V1

Hay
γ
⎛ ⎞
⎜p ⎛ T3 ⎞ γ −1 ⎟
Q = nRT1 ln⎜ max ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟
⎜ p min ⎝ T1 ⎠ ⎟
⎝ ⎠
Thay số ta được:
Q = 2.8MJ

c)Công nhả cho nguồn lạnh chính là công hao phí:


Q ′ = (1 − η )Q = 1.4MJ .
d)Công A của khí sau một chu trình:
A = ηQ = 1.4 MJ .

2.86.Sơ đồ của chu trình (hình vẽ)


Nhiệt lượng mà động cơ nhả ra nguồn nóng:
V2 p
Q1′ = nRT1 ln I
V1
II

IV III
- 89 -
0 V
Nhiệt lượng mà động cơ lấy từ nguồn lạnh:
V4
Q2 = nRT2 ln
V3
V2 V4
Như ta đã biết: =
V1 V3

Do đó ta có: công A của chu trình:


V2
A = Q1 + Q2 = −Q1′ + Q2 = nR(T2 − T1 ) ln
V1

⇒ công tiêu tốn A’=-A trong một chu trình:


V2
A′ = nR(T1 − T2 ) ln
V1

a) Hệ số làm lạnh ε :
Q2 T2
ε= = ≈ 10 .
A′ T1 − T2

b)Nhiệt lượng Q2 lấy từ vật lạnh sau một chu trình:


Q2 = εA′ = −εA = 2.0MJ
c)Ta có: Q1′ = −Q1 = − A − Q2 ⇒
Nhiệt lượng Q’1 nhả cho nguồn nóng sau một chu trình:
Q1′ = −(1 + ε )A = 2.2MJ .

2.87.Sơ đồ của chu trình (hình vẽ):


-)Công A mà khí thực hiện trong một chu
trình bằng diện tích của phần giới hạn bởi chu
trình, do đó: p
A = ( p1 − p3 )(V1 − V2 ) I II
p1=p2
Do
p1=p2=2pmin,
p3=p4
p3=p4=pmin, IV III

V1=V2=2Vmin.
V3=V4=Vmin. 0 V1=V4 V2= V3 V

- 90 -
Vậy
A = p minVmin
-)Dễ thấy
Q = QI − II + QIV − I

(Chu trình chỉ nhận nhiệt trong các quá trình I-II và IV-I)

QI-II=nCp(T2-T1)
QIV=nCV(T1-T4)
Ta lại có
V2
T2 = T1 = 2T1
V1
p4 T
T4 = T1 = 1
p1 2

Do đó
⎛ 1 ⎞
Q = n⎜ C p T1 + CV T1 ⎟
⎝ 2 ⎠
Gọi ó là chỉ số đoạn nhiệt của hydro (ó=1.4), ta có:
R
CV =
γ −1
γR
Cp =
γ −1
Nên
1 2γ + 1
Q= nRT1 (2γ + 1) = p1V1
2(γ − 1) 2(γ − 1)
Hay
2γ + 1
Q= p V .
γ − 1 min min
Hiệu suất của chu trình
A γ −1
η= =
Q 2γ + 1
Thay số ta được:

- 91 -
A=50kJ;
ỗ=0.6.

2.88.Sơ đồ biểu diễn quá trình (hình vẽ)


p
Trong chu trình trên hệ chỉ sinh công trong hai p1 I
quá trình đoạn nhiệt và chỉ nhận nhiệt trong quá
trình đẳng tích IV-I. Do đó:
-)Nhiệt lượng mà hệ nhận được p4 IV
II
Q1 = QIV − I = CV (T1 − T4 ) p2
p1
Trong đó III
0 V1=V4 V2= V3 V
R
+) CV = , γ là chỉ số đoạn nhiệt
γ −1
+)Mặt khác trong quá trình đoạn nhiệt ta có:
TV γ −1 = const
Nên
γ −1
⎛V ⎞
T4 = ⎜⎜ 3 ⎟⎟ T3 = α γ −1T3
⎝ V4 ⎠
Do đó ta có

Q1 =
nR
γ −1
(T1 − α γ −1T3 )

Công sinh ra trong quá trình đoạn nhiệt:


p V ⎛ ⎛V ⎞ ⎞ nRT0 ⎛ ⎛ V0 ⎞γ −1 ⎞
γ −1

A = 0 0 ⎜1 − ⎜ 0 ⎟ ⎟= ⎜1 − ⎟ ⇒
γ − 1 ⎜⎝ ⎝ V ⎠ ⎟ γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V ⎟⎠ ⎟
⎠ ⎝ ⎠
Công sinh ra trong cả chu trình trên
A = AI − II + AIII − IV

Hay
γ −1 γ −1
nRT1 ⎛⎜ ⎛ V1 ⎞ ⎞ nRT ⎛ ⎛ V ⎞ ⎞ nRT ⎛
A == 1− ⎜
γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V2
⎟⎟ ⎟+ 3 ⎜
1− ⎜ 3
⎟ γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V4
⎟⎟ ⎟= 1 1 ⎞ nRT3
⎜1 − γ −1 ⎟ +
⎟ γ −1 ⎝ α ⎠ γ −1
(
1 − α γ −1 )
⎝ ⎠ ⎠ ⎝ ⎠ ⎠
Rút gọn biểu thức trên ta được

- 92 -
A=
nR ⎛
γ −1⎝ α ⎠
1 ⎞
(γ −1
⎜1 − γ −1 ⎟ T1 − α T3 )
Cuối cùng ta có: Hiệu suất của chu trình:
A 1
η= = 1 − γ −1
Q1 α
Thay số ta được
η = 0.60 .

2.89.Sơ đồ biểu diễn quá trình (hình vẽ)


a)Ta có
V1=V3=Vmin p
p1 I
V2=Vmax
-)Công sinh ra trong cả chu trình:
II
A = AI − II + AII − III p2=p3
III
Trong đó
⎛V ⎞
AI − II = nRTmax ln⎜⎜ 2 ⎟⎟ = nRTmax ln α 0 V1=V3 V2 V
⎝ V1 ⎠
V1 ⎛ V1 ⎞ ⎛1 ⎞
AII − III = p 2 (V3 − V2 ) = ⎜⎜ V2 − V2 ⎟⎟ p1 = ⎜ − 1⎟ p1V1
V2 ⎝ V2 ⎠ ⎝α ⎠

Hay
⎛ 1⎞
AI − II = ⎜1 − ⎟nRTmax
⎝ α⎠
Cuối cùng ta có:
⎛ 1 ⎞
A = nRTmax ⎜ ln α + − 1⎟
⎝ α ⎠
-)Nhiệt lượng hệ đã nhận
Q1 = QI − II + QIII − I
Trong đó
QI − II = AI − II = nRTmax ln α

- 93 -
nR ⎛ V ⎞ nR ⎛ 1 ⎞
QIII − I = nCV (T1 − T3 ) = ⎜⎜ T1 − 3 T2 ⎟⎟ = ⎜ T1 − T1 ⎟
γ −1⎝ V2 ⎠ γ − 1 ⎝ α ⎠

Do đó ta có
⎛ 1 1 ⎞
Q = nRTmax ⎜⎜ + ln α − ⎟
⎝ γ −1 (γ − 1)α ⎟⎠
Do vậy: Hiệu suất của chu trình:
A (γ − 1)(1 + α ln α − α )
η= =
Q α + α (γ − 1) ln α − 1
Thay số ta được
A = 1.28MJ
η = 0.13
b)Ta có:
η η η
= =
η0 Tmin
1−
1
1−
Tmax α
Hay
η ηα
χ= = ≈ 0.27 .
η0 α − 1

2.90.Chia chu trình thành hai chu trình như hình vẽ:
Công sinh ra của cả chu trình:
A = η1Q1I + η 2 Q1*II
Mặt khác ta lại có p
T1
V
Q1I = nRT1 ln 2 = nRT1 ln k T2
V1
V3 VV
Q1II = nRT2 ln = nRT2 ln 3 2 = 2nRT2 ln k
V1 V2V1 T3
T
Trong đó
T2
η1 = 1 −
T1

- 94 -
T3
η2 = 1 −
T2

Do đó ta có
A = nR[(T1 − T2 ) + 2(T2 − T3 )]ln k = nR(T1 + T2 − 2T3 ) ln k .

-)Nhiệt lượng mà khối khí đã nhận được


V2 V
Q = nRT1 ln + nRT2 ln 3 = nR(T1 + T2 ) ln k
V1 V2

Do đó ta có:
a)Hiệu suất của chu trình
A 2T3
η= = 1−
Q T1 + T2

b)Công A của chu trình


A = nR(T1 + T2 − 2T3 ) ln k .

2.91.a)Sơ đồ của quá trình (hình vẽ):


p
-)Nhiệt lượng mà chu trình đã nhận
nRγ
Q1 = nC p (T2 − T1 ) = (T − T )
γ −1 2 1
-)Công sinh ra trong toàn bộ quá trình:
Trong các quá trình đoạn nhiệt ta có:
γ −1 V
nRT0 ⎛⎜ ⎛ V0 ⎞ ⎞

A= 1− ⎜ ⎟
γ − 1 ⎜⎝ ⎝ V ⎠ ⎟

(bài 2.88)
Do đó
γ −1
nRT2 ⎛⎜ ⎛ V2 ⎞
γ −1
⎞ nRT ⎛⎜ ⎛ p ⎞ γ ⎞⎟
AII − III = 1− ⎜ ⎟⎟ ⎟= 2
1− ⎜ 3 ⎟
γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V3 ⎠ ⎟ γ − 1 ⎜⎜ ⎜⎝ p 2 ⎟⎠ ⎟⎟
⎝ ⎠ ⎝ ⎠
γ −1
nRT1 ⎛⎜ ⎛ V4 ⎞
γ −1
⎞ nRT ⎛⎜ ⎛ p ⎞ γ ⎞

AIV − I = ⎜ ⎟⎟ − 1⎟ = 1
⎜ ⎜⎜ ⎟⎟ − 1⎟
4

γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V1 ⎠ ⎟ γ − 1 ⎜ ⎝ p1 ⎠ ⎟
⎝ ⎠ ⎝ ⎠

- 95 -
Hay
⎛ γ γ−1 ⎞
nR ⎜ b − 1 ⎟
Adn = ⎜ ⎟(T2 − T1 )
γ − 1 ⎜ γ γ−1 ⎟
⎝ b ⎠
Công sinh ra trong quá trình đẳng áp
Ada = p1 (V2 − V1 ) + p3 (V4 − V3 ) = nR[(T2 − T1 ) + (T4 − T3 )]
γ −1 γ

γ γ −1
pT = const hay T ~ p do đó
γ
⎛ p ⎞ γ −1 1
T3 = ⎜⎜ 3 ⎟⎟ T2 = γ T2
⎝ p2 ⎠
b γ −1
γ
⎛ p ⎞ γ −1 1
T4 = ⎜⎜ 4 ⎟⎟ T1 = γ T1
⎝ p1 ⎠
b γ −1
Do đó ta có
⎛ γ γ−1 ⎞
⎜ b −1⎟
Ada = nR⎜ γ −1 ⎟(T2 − T1 )
⎜ γ ⎟
⎝ b ⎠
Vậy: Công sinh ra trong toàn bộ quá trình:
γ −1
⎛ ⎞
−1⎟
γ ⎜b γ
A = Adn + Ada = nR ⎜ ⎟(T2 − T1 )
γ − 1 ⎜ γ γ−1 ⎟
⎝ b ⎠
Từ đó ta có: Hiệu suất của chu trình:
A 1
η= = 1 − γ −1 .
Q1

b)Sơ đồ biểu diễn chu trình (hình vẽ):
Công mà khí thực hiện trong chu trình:
V2 V
A = nRT2 ln + nRT1 ln 4
V1 V3

Từ các điều kiện đầu bài ta có:


p
A = nR(T2 − T1 ) ln a

- 96 -
Nhiệt lượng mà khí đã nhận:
Q1 = nRT2 ln a + nCV (T2 − T1 )

Do đó

Q1 = nR⎜⎜ T2 ln a +
1
(T2 − T1 )⎞⎟⎟
⎝ γ −1 ⎠
Từ đó ta có: Hiệu suất của chu trình:
A T2 − T1
η= =
Q1 T −T
T2 + 2 1
(γ − 1)ln a
c)Sơ đồ biểu diễn chu trình (hình vẽ)
Công sinh ra trong toàn bộ chu trình:
γ −1
nRT2 ⎛⎜ ⎛ V2 ⎞ ⎞
⎟ + nRT ln V1
A = AI − II + AII − III + AIII − I = p1 (V2 − V1 ) + 1− ⎜ ⎟
γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V3 ⎟⎠ ⎟ 3
V3
⎝ ⎠
Hay
γ −1
⎛ ⎞
nRT2 ⎜ ⎛ p3 ⎞ γ ⎟ p3
A = nR(T2 − T1 ) + ⎜1 − ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟ + nRT1 ln p
γ − 1 ⎜ ⎝ p2 ⎠ ⎟ p1
⎝ ⎠
Ta có
γ −1
γ −1
⎛p ⎞ γ
T2 = ⎜⎜ 2 ⎟⎟ T3 = b γ
T1
⎝ p3 ⎠
1 V
1
V3 ⎛ p 2 ⎞γ
=⎜ ⎟⎟ = b γ
V2 ⎜⎝ p3 ⎠
Do đó ta có
⎡⎛ γ −1 ⎞ 1 ⎛⎜ γ
γ −1
⎞ ⎤
⎜ γ ⎟
A = nRT1 ⎢ b − 1 + b − 1⎟ − ln b⎥
⎢⎣⎜⎝ ⎟ γ −1⎜
⎠ ⎝

⎠ ⎥⎦

Rút gọn biểu thức trên ta được:


⎡ γ ⎛ γ −1 ⎞ ⎤
A = nRT1 ⎢ ⎜ b γ − 1⎟ − ln b ⎥
⎢⎣ γ − 1 ⎜⎝ ⎟
⎠ ⎥⎦ p
II III
p2=p3

IV
p4
- 97 -
p1
I
Nhiệt lượng mà chu trình đã nhận:
Q1 = nC p (T2 − T1 )

Hay
γ −1
γ ⎛⎜ ⎞
Q1 = nRT1 b γ
− 1⎟
γ − 1 ⎜⎝ ⎟

Cuối cùng ta được: Hiệu suất của chu trình
A γ − 1 ln b
η= = 1− .
Q1 γ ⎛ γ γ−1 ⎞
⎜ b − 1⎟
⎜ ⎟
⎝ ⎠

2.92.Sơ đồ biểu diễn chu trình (hình vẽ):


a)Hệ chỉ nhận nhiệt trong quá trình I-II, nhiệt lượng mà hệ đã nhận:
Q1=ZCp(T3-T2)
Do I-II là quá trình đẳng áp nên ta có:
V3
T3 = T2 = bT2
V2

Vì vậy ta có
γR
Q1 = Z T (b − 1) (1)
γ −1 2
Do I-II là quá trình đoạn nhiệt nên ta có:
γ −1
⎛V ⎞
T2 = ⎜⎜ 1 ⎟⎟ T1 = a γ −1T1
⎝ V2 ⎠
Thế vào (1) ta được:
1
Q1 = γa γ −1 (b − 1)ZRT1
γ −1
b)Công mà hệ đã sinh ra trong cả chu trình:
A = AI − II + AII − III + AIII − IV

Trong đó công trong từng quá trình có các giá trị cụ thể sau:

- 98 -
γ −1
p1V1γ ⎛ 1 1 ⎞ ZRT1 ⎛⎜ ⎛ V1 ⎞ ⎞⎟ 1 − a γ −1
AI − II = ⎜ − ⎟= 1− ⎜ ⎟ = ZRT1
γ − 1 ⎜⎝ V1γ −1 V2γ −1 ⎟⎠ γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V2 ⎟⎠ ⎟ γ −1
⎝ ⎠
γ −1
⎛V ⎞
AII − III = p 2 (V3 − V2 ) = ZRT2 (b − 1) = ZR ⎜⎜ 1 ⎟⎟ T1 (b − 1) = (b − 1)a γ −1 ZRT1
⎝ V2 ⎠
γ −1
ZRT3 ⎛⎜ ⎛ V3 ⎞ ⎞ ZR V ⎛ ⎛ V ⎞ γ −1 ⎞ ZRb ⎛ V ⎞
γ −1
⎛ ⎛ V V ⎞ γ −1 ⎞
AIII − IV = 1− ⎜ ⎟ ⎟= 3
T ⎜1 − ⎜ 3 ⎟ ⎟ = ⎜ 1 ⎟⎟ T1 ⎜1 − ⎜⎜ 3 2 ⎟⎟ ⎟
γ − 1 ⎜ ⎜⎝ V4 ⎟⎠ ⎟ γ − 1 V2 2 ⎜ ⎜⎝ V1 ⎟⎠ ⎟ γ − 1 ⎜⎝ V2 ⎠ ⎜ ⎝ V2V1 ⎠ ⎟
⎝ ⎠ ⎝ ⎠ ⎝ ⎠
Rút gọn biểu thức trên ta được:
ba γ −1 ⎛ ⎛ b ⎞ γ −1 ⎞
b(a γ −1 − b γ −1 )ZRT1
1
AIII − IV = ZRT1 ⎜1 − ⎜ ⎟ ⎟ =
γ −1 ⎜ ⎟
⎝ ⎝ a ⎠ ⎠ γ −1
Do đó

A=
1
γ −1
(γa γ −1 (b − 1) − (b γ − 1))ZRT1
Từ đó ta có: Hiệu suất của chu trình:
1
A γ −1
(γa γ −1 (b − 1) − (b γ − 1))ZRT1
η= =
Q 1
γa γ −1 (b − 1)ZRT1
γ −1
Rút gọn biểu thức trên ta được:
bγ − 1
η = 1− .
γa γ −1 (b − 1)

2.93.Từ định nghĩa về độ tăng entropi


δQ
∆S = S 2 − S 1 = ∫
T
Ta có:
T2
nCdT T
∆S = ∫
T1
T
= nC ln 2
T1

Trong đó C là nhiệt dung mol của hệ


a)Trong quá trình đẳng tích:

- 99 -
R
C = CV =
γ −1
Vì phân tử là tam nguyên tử nên số bậc tự do bằng 6, do đó CV=3R
Do đó
T2 kJ
∆SV = 3nR ln ≈ 26
T1 .K

b)Trong quá trình đẳng áp:


C = C p = γCV

Do đó
T2 T
∆S p = nC p ln = γnCV ln 2
T1 T1

Hay
kJ
∆S p = γ∆SV ≈ 35 .
.K

2.94.a)Từ kết quả bài 2.93 ta có:


T2 γR T2
∆S p = nC p ln =n ln
T1 γ − 1 T1
Vì trong quá trình đẳng áp, nhiệt độ của khối khí tỷ lệ với thể tích của nó nên ta
có:
γR V2
∆S p = n ln
γ − 1 V1
n là số mol khí hydro, ó là chỉ số đoạn nhiệt.
ở đây ta có
0.20
n= = 0.10 , γ = 1.4
2
Thay số ta được:
∆S p = 3.1J / K .

b)Trong quá trình đẳng nhiệt:


δQ
∆S = S 2 − S 1 = ∫
T

- 100 -
Vì trong quá trình đẳng nhiệt, nhiệt lượng hệ nhận được chuyển hoàn toàn
thành công, do đó:
pdV
∆S = S 2 − S 1 = ∫
T
Vì T = const ta có
1 1 V
∆S =
T ∫ pdV = nRT ln 2
T V1

Rút gọn biểu thức trên ta được


V2
∆S = nR ln .
V1

Thay số ta được
∆S = 0.91J / K .

p
2.95.Theo kết quả bài 2.94 ta có: I III
Độ tăng entropi trong quá trình đẳng nhiệt
V2 p1
∆S = nRT ln = nRT ln
V1 p2 II
V
Theo kết quả bài 2.93 ta có:
-)Độ tăng entropi trong quá trình đẳng áp: đường đẳng nhiệt
T3
∆S1 = nC p ln
T1

-)Độ tăng entropi trong quá trình đẳng tích:


T2 T
∆S 2 = nCV ln = −nCV ln 3
T3 T1

(do I-II là quá trình đẳng nhiệt nên T1=T2)


Do vậy ta có: độ tăng entropi trong trường hợp 2:

∆S = ∆S1 + ∆S 2 = n(C p − CV )ln


T3
T1

Do C p − CV = R

- 101 -
T3 V3 V2
= =
T1 V1 V1

Vì vậy ta có
V2
∆S = nR ln .
V1

Như vậy độ tăng entropi ∆S trong cả hai trường hợp là như nhau.

2.96.Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng ta có: nhiệt độ của khí sau khi
p
dãn: I III
p 2V2
T2 = T1 (1)
p1V1

Do đó ta có II
a)Độ tăng nội năng ∆U của khí V

m R
∆U = nCV ∆T = (T − T ) (2)
µ γ −1 2 1
Thế (1) vào (2) ta được
m ⎛pV ⎞
∆U = RT1 ⎜⎜ 2 2 − 1⎟⎟
µ (γ − 1) ⎝ p1V1 ⎠
Thay số ta được
∆U = −62.4kJ .
b)Vì entropi là một hàm trạng thái nên trong các quá trình thuận nghịch bất kì
độ tăng entropi thay đổi như nhau. Do vậy ta chọn phương án thay đổi trạng
thái gồm hai quá trình đẳng áp và đẳng tích kế tiếp nhau. Khi đó độ tăng entropi
trong cả quá trình:
∆S = ∆S p + ∆S V

Trong đó
T3 γR V3 γR V2
∆S p = nC p ln =n ln = n ln
T1 γ − 1 V1 γ − 1 V1
T2 R p R p
∆S p = nCV ln =n ln 2 = n ln 2
T3 γ − 1 p3 γ − 1 p1
Do đó ta có

- 102 -
nR ⎛ V p ⎞
∆S = ⎜⎜ γ ln 2 − ln 1 ⎟⎟
γ −1⎝ V1 p2 ⎠

Thay số ta được
∆S = 234J / K
(Chú ý:Ta có thể viết biểu thức tính độ tăng entropi dưới dạng đối xứng hơn
như sau
⎛ V p ⎞
∆S = n⎜⎜ C p ln 2 + CV ln 2 ⎟⎟
⎝ V1 p1 ⎠

Hay
nR ⎛ V p ⎞
∆S = ⎜⎜ γ ln 2 + ln 2 ⎟⎟ )
γ −1 ⎝ V1 p1 ⎠

2.97.Ta có:
T2 T2
δQ CdT
∆S = ∫
T1
T
= Z∫
T1
T

Hay
T2
∆S = ZC ln
T1

Sử dụng kết quả bài 2.79 ta có


n −γ
C=R
(γ − 1)(n − 1)
Do đó độ tăng entropi của hệ là:
n−γ T
∆S = Z R ln 2 .
(γ − 1)(n − 1) T1

2.98.Đây là một quá trình politropic với chỉ số politropic bằng âm một nên
γ +1
C=R
2(γ − 1)
Sử dụng kết quả bài 2.97 ta có

- 103 -
γ +1 T
∆S = Z R ln 2 (1)
2(γ − 1) T1

Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng ta có:


2
T2 pV ⎛V ⎞
= 2 2 = ⎜⎜ 2 ⎟⎟
T1 p1V1 ⎝ V1 ⎠
Thế vào (1) ta được
γ +1 V
∆S = Z R ln 2
(γ − 1) V1
Hay
m γ +1 V
∆S = R ln 2 .
µ (γ − 1) V1

2.99.Ta sẽ giải bài tập này bằng các số liệu của các bài tập trên và các công thức
đã chứng minh ở các bài tập khác.
a)Đây là một quá trình làm lạnh đẳng tích nên ta có:
T2
∆S = nCV ln
T1

Hay
nR T2
∆S = ln
γ − 1 T1
Thay số ta được
∆S = −18mJ / K .
b)Đây cũng là một quá trình làm lạnh đẳng tích sau đó cho dãn nở đẳng áp, do
đó ta có
∆ S = ∆S p + ∆S V

Trong đó
T2
∆SV = nCV ln
T1

Mà trong quá trình đẳng tích ta có

- 104 -
T2 p 2
=
T1 p1

Nên ta có
p2
∆SV = nCV ln
p1
T3
∆S p = nC p ln , ở đây ta có T3 = T1 nên
T2
T1
∆S p = nC p ln
T2

Mà trong quá trình đẳng áp ta có


T2 p 2
=
T1 p1

Do đó
p1
∆S p = nC p ln
p2

Cuối cùng ta có

∆S = n(C p − CV )ln
p1 p
= nR ln 1
p2 p2

Thay số ta được
∆S = 5.7kJ / K
c)Hệ chỉ thay đổi entropi trong quá trình đẳng nhiệt
sử dụng kết quả bài 2.95 ta có
p2 p
∆S = nRT3 ln = nRT2 ln 2
p3 p1

Do đó
γ −1
⎛p ⎞ γ p2
∆S = nR⎜⎜ 2 ⎟⎟ T1 ln
⎝ p1 ⎠ p1

Thay số ta được
∆S = −6.7 J / K .

- 105 -
2.100.Như ta đã biết: độ thay đổi entropi trong các quá trình:
V2 p
Đẳng nhiệt: ∆S T = nR ln = nR ln 1
V1 p2
T2
Đẳng áp: ∆S p = nC p ln
T1
T2
Đẳng tích: ∆SV = nCV ln
T1

Đoạn nhiệt: ∆S q = 0
(Trong cả ba phần, ta sẽ vẽ cả giản đồ p-V và giản đồ S-lnT.)
Cả ba nhiệt dung mol: CT, Cp, CV đều dương do đó ta có
a)Trong hai quá trình đoạn nhiệt thứ nhất, quá trình I-II, entropi của hệ không
thay đổi trong khi nhiệt độ của hệ tăng, và do đó nội năng của hệ tăng.
Trong quá trình đẳng áp thứ nhất, quá trình II-III, entropi của hệ tăng, sự tăng
này tuyến tính theo lnT, do nhiệt độ tăng nên nội năng của hệ tăng.
Trong quá trình đoạn nhiệt thứ hai, quá trình III-IV entropi của hệ không thay
đổi trong khi nhiệt độ của hệ giảm và do đó nội năng của hệ giảm.
Trong quá trình đẳng áp thứ hai, quá trình IV-I, do nhiệt độ của hệ giảm nên
entropi của hệ giảm, sự giảm này tuyến tính theo lnT, do nhiệt độ giảm nên nội
năng của hệ giảm.
Giản đồ về chu trình được thể hiện trên hình vẽ dưới đây:

p S
II III IV III

I IV I II

0 V 0 lnT
Giản đồ p-V của chu trình Giản đồ S-lnT của chu trình

- 106 -
b)Trong quá trình đẳng áp thứ nhất, quá trình I-II, entropi của hệ tăng và nhiệt
độ của hệ tăng do đó nội năng của hệ tăng.
Trong quá trình đẳng nhiệt thứ nhất, quá trình II-III, entropi của hệ giảm còn
nhiệt độ của hệ không đổi và do đó nội năng của hệ không thay đổi.
Trong quá trình đẳng áp thứ hai, quá trình III-IV, entropi của hệ giảm và nhiệt
độ của hệ giảm, do đó nội năng của hệ giảm.
Trong quá trình đẳng nhiệt thứ hai, quá trình IV-I, entropi của hệ tăng còn
nhiệt độ của hệ không thay đổi do đó nội năng của hệ không thay đổi.
Giản đồ về chu trình được thể hiện trên hình vẽ dưới đây:
p S II

II I
III

I III
IV
IV
0 V 0 lnT
Giản đồ p-V của chu trình Giản đồ S-lnT của chu trình

c)Trong quá trình đẳng nhiệt, quá trình I-II entropi của hệ giảm trong khi nhiệt
độ không đổi nên nội năng của hệ không thay đổi.
Trong quá trình đoạn nhiệt entropi của hệ không đổi, còn nhiệt độ của hệ giảm
nên nội năng của hệ giảm.
Trong quá trình đẳng áp entropi của hệ tăng tuyến tính theo nhiệt độ, nhiệt độ
của hệ tăng nên nội năng của hệ tăng.

p S
I III
II III

I II
V 0 lnT
Giản đồ p-V của chu trình Giản đồ S-lnT của chu trình

- 107 -
2.101.Ta coi sự dãn của các khí khi chúng trộn vào nhau là đoạn nhiệt thuận
nghịch, khi đó nhiệt độ của quá trình sẽ không thay đổi sau khi khí trộn vào
nhau. Vì entropi là một hàm trạng thái nên độ thay đổi entropi chỉ phụ thuộc
vào trạng thái đầu và cuối của quá trình vì vậy độ thay đổi entropi của hệ cũng
bằng độ thay đổi entropi của hệ khi thực hiện trộn bằng cách cho các khí dãn nở
đẳng nhiệt thuận nghịch trộn vào nhau.
Do đó ta có:
-)Độ tăng entropi của nitơ
m1 V1 + V2
∆S1 = R ln
µ1 V1

-)Độ tăng entropi của oxy


m2 V1 + V2
∆S 2 = R ln
µ2 V2

Do đó ta có độ tăng entropi của cả hệ


⎛ m V + V2 m2 V1 + V2 ⎞
∆S = ∆S1 + ∆S 2 = R⎜⎜ 1 ln 1 + ln ⎟⎟
µ
⎝ 1 V1 µ 2 V 2 ⎠
Thay số ta được
∆S = 6.3mJ / K .

2.102.Vì quá trình là đoạn nhiệt mà hệ lại không sinh công nên nội năng của hệ
không thay đổi, tức là:
∆U = 0
Vì nội năng của hệ không đổi nên nhiệt độ của hệ cũng không hề thay đổi. Vì
entropi là một hàm trạng thái nên độ thay đổi entropi chỉ phụ thuộc vào các
trạng thái đầu và cuối, nghĩa là ta có thể tính độ thay đổi entropi bằng cách khảo
sát sự biến đổi đẳng nhiệt thuận nghịch. Do đó
m V
∆S = R ln
µ V0

Trong trường hợp của bài này ta có:


m
∆S = R ln 2 .
µ

- 108 -
Chương 5
CÁC KHÍ THỰC

ĐỀ BÀI
2.103.Một khối lượng 0.840 kilogram nitơ chiếm một thể tích 33.0 lít ở nhiệt độ
-1000C. Tìm áp suất p1 mà khí tác dụng lên thành bình. So sánh p1 với áp suất
p2 được tính theo phân tử trạng thái của khí lý tưởng.

- 109 -
2.104.Trên hình vẽ cho một đường cong biểu diễn thế εp
năng tương tác ε p giữa hai phân tử theo khoảng cách
r giữa các tâm của chúng. Năng lượng toàn phần của
1
hệ gồm hai phân tử, khi chúng ở cách xa nhau (các
phân tử không tương tác với nhau) được biểu diễn ε0
2 3
trên hình bằng một đoạn thẳng ε 0 . Vẽ các đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của hình chiếu của lực tương tác f r r
của các phân tử và động năng ε k theo khoảng cách r.
Trong những hàm số được khảo sát, các hàm số nào
bằng không tại các điểm 1, 2, và 3? Trên đồ thị, chỉ ra
khoảng cách mà các tâm của các phân tử tiến lại gần
nhau.
2.105.Tìm công A thực hiện bởi một kilomol khí khi dãn đẳng nhiệt. Cho biết:
nhiệt độ T, thể tích ban đầu V1 và thể tích sau cùng V2 của khí, các hằng số Van
der Waals a và b.
2.106.Một kmol oxy được dãn đẳng nhiệt từ thể tích 1.00m3 đến thể tích
5.00m3. Quá trình xảy ra ở nhiệt độ 270C. Tính:
a)Nhiệt lượng Q bị hấp thụ;
b)Độ tăng nội năng ∆U của khí;
c)Công A mà khí thực hiện.
2.107.Đối với một chất khí tuân theo phương trình Van der Waals, tìm:
a)Nhiệt dung phân tử CV , khi thể tích không đổi;
b)Phương trình đoạn nhiệt;
c)Hiệu số các nhiệt dung phân tử C p − CV : Hiệu số này tại điểm giới hạn bằng
bao nhiêu?
2.108.Các thông số tới hạn đối với nước có giá trị sau: Tth=547K, pth=21.8Mpa.
a)Một kilogram nước ở trạng thái lỏng có thể chiếm một thể tích lớn nhất là bao
nhiêu?
b)Áp suất lớn nhất của hơi nước bão hoà là bao nhiêu?
c)Hơi nước có thể ngưng tụ thành thể lỏng ở nhiệt độ 5000C được không?
2.109.Tính nhiệt độ tới hạn Tth và khối lượng riêng tới hạn ρ th của khí cacbonic.
2.110.Để chứng minh trạng thái tới hạn của một chất người ta dùng một ống
thuỷ tinh kín đựng một lượng nào đó chất lỏng cần nghiên cứu, với lượng chất
lỏng đó, thể tích của ống là thể tích tới hạn. Trong quá trình đốt nóng ống, chất
lỏng chuyển qua một dãy các trạng thái trong đó có trạng thái tới hạn.

- 110 -
1)Tính lượng ete phải có trong một ống có thể tích V=28.5cm3 để quan sát được
trạng thái tới hạn. Đối với ete Tth=467K, pth=3.59MPa, M=74kg/kmol.
2)Vẽ trên giản đồ T-V miền ứng với trạng thái lưỡng pha lỏng-hơi và theo dõi
sự vận chuyển của quá trình đốt nóng ống của quá trình đốt nóng ống từ T1<Tth
đến T2>Tth đối với các trường hợp, mà thể tích của ống:
a)Nhỏ hơn thể tích tới hạn;
b)Bằng thể tích tới hạn;
c)Lớn hơn thể tích tới hạn.
2.111.Ở nhiệt độ T1 thể tích của một chất nào đó ở trạng thái hơi bão hoà lớn
gấp n lần thể tích ở trạng thái lỏng với cùng một áp suất. Một lượng xác định
của chất đó lấy ở trạng thái hơi bão hoà, được nén đẳng nhiệt ở nhiệt độ T1 từ
thể tích Vg đến thể tích V nhỏ hơn k lần (n>k). Pha lỏng của chất đó chiếm phần
nào của thể tích cuối cùng V? Khảo sát trường hợp riêng, khi thể tích V ứng với
điểm giữa của phần nằm ngang của đường đẳng nhiệt.
2.112.Hai bình cách nhiệt được nối với nhau qua một cáI khoá. Trong một bình
có thể tích V1, chứa 1 kmol khí. Bình thứ hai có thể tích V2, được hút chân
không cao. Người ta mở khoá và khí được dãn đoạn nhiệt. Tìm:
a)Độ tăng nội năng ∆U của khí;
b)Công Ai mà khí thực hiện để chống lại các lực hút giữa các phân tử;
c)Độ tăng nhiệt độ ∆T của khí.
Cho biết: hằng số Van der Walls a và nhiệt dung phân tử CV của khí.
2.113.Một khối lượng 4.4 gram khí cacbonic được dãn đoạn nhiệt trong chân
không, trong khi đó nhiệt độ của khí giảm đi 0.260C. Tính công mà khí thực
hiện để chống lại các lực hút giữa các phân tử.
2.114.Phương trình trạng thái của khí thực do Clausius thiết lập có dạng
⎡ a ⎤
⎢p + 2 ⎥
(V − b ) = RT ,
⎣ T (V + c ) ⎦
trong đó V là thể tích của một kilomol của chất khí, a, b, c là các hằng số. Biểu
thị các hằng số này qua các thông số pth, Tth, Vth ở điểm tới hạn.
2.115.Chứng minh rằng trong thí nghiệm Joule-Thomson, hiệu ứng sẽ luôn luôn
âm ( ∆T > 0 ) trong các trường hợp sau:
a)Nhiệt độ ban đầu của khí T1 > 6.75Tth ,
b)Chất khí được tiết lưu và đối với khí đó có thể bỏ qua các lực hút lẫn nhau
giữa các phân tử.
2.116.Xác định dấu của độ tăng nội năng ∆U của khí trong thí nghiệm Joule-
Thomson đối với các trường hợp mà trạng thái ban đầu của khí được đặc trưng
bằng một điểm nằm:

- 111 -
a)Ở đường cong nghịch đảo;
b)Ở phía trên đường cong này.
2.117.Tìm độ tăng entropi ∆S của một kilomol khí dãn đẳng nhiệt từ thể tích V1
đến thể tích V2. Giả thử rằng số hiệu chính Van der Waals b đã biết.
2.118.Chứng minh rằng đường thẳng 1-2 ứng với sự chuyển pha đẳng nhiệt-
đẳng áp trên đường cong Van der Waals (hình vẽ), sẽ có vị trí sao cho các diện
tích I và II bằng nhau

C
II 2
1
I B
A
0 3 4 V

2.119.Độ tăng entropi ∆S trong hiệu ứng Joule-Thomson có dấu như thế nào?

LỜI GIẢI
2.103.Do nhiệt độ của nitơ là rất thấp nên nó là một khí thực, trạng thái của nó
tuân theo phương trình trạng thái Van der Waals.
⎛ n2a ⎞
⎜⎜ p1 + 2 ⎟⎟(V − nb ) = nRT
⎝ V ⎠
m
n là số mol khí có trong bình n =
µ

- 112 -
Do đó áp suất mà khí tác dụng lên thành bình
nRT n2a
p1 = − 2
V − nb V
Đối với nitơ ta có
kNm 4 m3
a = 137 , b = 0.039
kmol 2 kmol
Thay số ta được
p1 = 1.25MPa .
áp suất được tính theo phương trình trạng thái của khí lý tưởng:
m RT
p2 =
µ V
Thay số ta được
p 2 = 1.30MPa
Sai số giữa p1 và p2 không quá 5% nên ở mức độ gần đúng ta có thể coi khí nitơ
ở điều kiện trên vẫn là khí lý tưởng.

2.104.Từ hệ thức
f r = grad (ε p )

εk = ε0 −ε p
Ta có các đồ thị sau

fr εk

2
ε0
3 1 3
r r

Đồ thị biểu diễn lực tương tác Đồ thị biểu diễn động năng ε k
giữa hai phân tử f r

- 113 -
2.105.Theo định nghĩa công A thực hiện bởi khối khí khi thực hiện một quá
trình với thể tích ban đầu V1 và thể tích sau cùng V2
V2

A= ∫ pdV
V1

Sử dụng kết quả bài 2.103 ta được


nRT n2a
p= − 2
V − nb V
Do đó
V2
⎛ nRT n2a ⎞
A = ∫⎜ ⎜ − 2 ⎟⎟dV
V1 ⎝
V − nb V ⎠

Tích phân biểu thức trên ta được


V2 − nb ⎛1 1 ⎞
A = nRT ln − n 2 a⎜⎜ − ⎟⎟ .
V1 − nb ⎝ V1 V2 ⎠

2.106.Từ phương trình trạng thái Van der Waals


⎛ n2a ⎞
⎜⎜ p + 2 ⎟⎟(V − nb ) = nRT
⎝ V ⎠

Ta có
nRT n2a
p= − 2
V − nb V
Do đó: công A mà khí đã thực hiện
V − nb ⎛ 1 1⎞
A = ∫ pdV = nRT ln − n 2 a⎜⎜ − ⎟⎟ (1)
V0 − nb ⎝ V0 V ⎠
Độ thay đổi nội năng của khí: do nhiệt độ của khí không đổi nên độ thay đổi
của nội năng là do có sự thay đổi thế năng tương tác giữa các phân tử.
Do ta có:
n2a
U = nCV T −
V
Do đó

- 114 -
⎛1 1 ⎞
∆U = n 2 a⎜⎜ − ⎟⎟ (2)
⎝ V V0 ⎠
Theo nguyên lý I của nhiệt động học ta có
∆U = Q − A

Nên
V − nb
Q = ∆U + A = nRT ln (3)
V0 − nb

Thay số ta được
a) Q = 4.1MJ
b) ∆U = 0.11MJ
c) A = 4.0MJ .

2.107.Từ biểu thức của thế năng


n2a
U = nCV T −
V
Ta thấy khi thể tích của một khối khí không đổi thì nội năng của nó không khác
gì nội năng của khí lý tưởng (dĩ nhiên là sai khác một hằng số cộng).
a)Do đó nhiệt dung mol đẳng tích của khí Van der Waals giống hệt nhiệt dung
mol của khí lý tưởng.
iR iN A k B
CV = =
2 2
i là số bậc tự do của khí đang xét.
b)Khi một khối khí biến đổi đoạn nhiệt, do nhiệt lượng mà nó trao đổi với bên
ngoài bằng không nên ta có:
dU = −δA
Tức là
⎛ n2a ⎞
d ⎜⎜ nCV T − ⎟ = − pdV
⎝ V ⎟⎠

Hay
⎛ n2a ⎞
nCV dT = −⎜⎜ p + 2 ⎟⎟dV (1)
⎝ V ⎠

- 115 -
Mặt khác từ phương trình Van der Waals ta có:
⎛ n2a ⎞ nRT
⎜⎜ p + 2 ⎟⎟ = (2)
⎝ V ⎠ V − nb

Thế (2) vào (1) ta được:


CV dT 1
=− dV
R T V − nb
Tích phân hai vế ta được:
CV T V − nb
ln = ln 0
T T0 V − nb

Hay
CV
⎛T ⎞ R V0 − nb
⎜⎜ ⎟⎟ =
⎝ T0 ⎠ V − nb

Ta lại có:
V − nb ⎛ n2a ⎞
T= ⎜⎜ p + 2 ⎟⎟ (*)
nR ⎝ V ⎠

Do đó
CV
⎡ V − nb ⎛ n a⎞ ⎤ 2 R

⎢ ⎜⎜ p + 2 ⎟⎟ ⎥
⎢ nR ⎝ V ⎠ ⎥ V0 − nb
=
⎢ V − nb ⎛ n2a ⎞ ⎥ V − nb
⎢ 0 ⎜⎜ p 0 + 2 ⎟⎟ ⎥
⎢⎣ nR ⎝ V0 ⎠ ⎥⎦

Biểu thức trên tương đương với:


CV CV
⎛ n2a ⎞ R CV ⎛ n2a ⎞ R CV
⎜⎜ p + 2 ⎟⎟ (V − nb ) R
+1
= ⎜⎜ p 0 + 2 ⎟⎟ (V0 − nb ) R +1
⎝ V ⎠ ⎝ V0 ⎠

Hoặc
⎛ n2a ⎞ CV + R ⎛ n2a ⎞ CV + R
⎜⎜ p + 2 ⎟⎟(V − nb ) CV = ⎜⎜ p0 + 2 ⎟⎟(V0 − nb ) CV
⎝ V ⎠ ⎝ V0 ⎠

Tức là
⎛ n2a ⎞ CV + R
⎜⎜ p + 2 ⎟⎟(V − nb ) CV = const .
⎝ V ⎠

- 116 -
c)Áp dụng nguyên lý I cho quá trình đẳng áp ta được:
dV
nCV dT + n 2 a = nC p dT − pdV
V2
Hay
⎛ n2a ⎞
n(C p − CV )dT = ⎜⎜ p + 2 ⎟⎟dV
⎝ V ⎠

Từ đó ta có
1⎛ n 2 a ⎞⎛ ∂V ⎞
C p − CV = ⎜⎜ p + 2 ⎟⎟⎜ ⎟
n⎝ V ⎠⎝ ∂T ⎠ p =const

Do khí đang xét là khí Van der Waals nên ta có


n2a nRT
p+ =
V 2
V − nb
⎡ n2a n2a ⎤
⎢ p + − 2(V − nb ) ⎥ dV = nRdT
⎣ V2 V3 ⎦

Vì vậy
⎛ n2a ⎞ 1
C p − CV = R⎜⎜ p + 2 ⎟⎟
⎝ V ⎠⎡ 2
n a n2a ⎤
⎢ p + 2 − 2(V − nb ) 3 ⎥
⎣ V V ⎦

Điều này tương đương với:


R R
C p − CV = =
1− 2
(V − nb ) n a
2
(V − nb ) na
2
1− 2
⎛ n2a ⎞ V
3
RT V3
⎜⎜ p + 2 ⎟⎟
⎝ V ⎠

Gọi V ′ là thể tích của một mol khí ta có


R
C p − CV =
1 − 2a
(V ′ − nb )2
RTV ′ 3
Vì mẫu số của biểu thức trên hoàn toàn có thể bằng không nên ở điểm tới hạn
C p − CV = ∞

Khi đó

- 117 -
2a
(V ′ − nb )2 = 1.
RTV ′ 3

2.108.Giả sử rằng nước là khí Van der Walls mà phương trình trạng thái của nó
là:
⎛ n2a ⎞
⎜⎜ p + 2 ⎟⎟(V − nb ) = nRT
⎝ V ⎠

Do đó ta có: phương trình mô tả đường đẳng nhiệt


nRT n2a
p= − 2 (1)
V − nb V
Tại nhiệt độ tới hạn đường đẳng nhiệt không có cực trị và chỉ có điểm uốn tại
áp nhiệt độ và thể tích tới hạn
Tức là hệ hai phương trình
∂ ⎡ nRTth n 2 a ⎤
⎢ − 2 ⎥=0 (2)
∂V ⎣ V − n b V ⎦


∂2 ⎡ nRTth n 2 a ⎤
⎢ − 2 ⎥=0 (3)
∂V 2 ⎣V − nb V ⎦
Có nghiệm, nghiệm này là thể tích tới hạn của nước
Tức là
⎧ RTth 2na
⎪ = 3
⎪ (Vth − nb )
2
Vth

⎪ RTth 3na
= 4
⎪⎩ (Vth − nb )3
Vth

Chia từng vế của hai phương trình trên cho


nhau ta được
2 p
Vth − nb = Vth
3
Hay K
Vth = 3nb

Thế vào (2) ta được: Nhiệt độ tới hạn


0 Vl Vth Vhbh V
- 118 -
8a
Tth =
27 Rb
Thế vào (1) ta được: áp suất tới hạn
a
pth =
27b 2
Từ đó ta có
1 1
Vth = 3nb = 3n RTth
8 p th

Rút gọn biểu thức trên ta được


3 T
Vth = nR th
8 pth

a)Trên hình vẽ là giản đồ p-V của quá trình chuyển pha lỏng-hơi, đoạn nằm
song song với trục 0V ứng với trạng thái có hai pha lỏng, hơi tiếp xúc nhiệt với
nhau, khi nhiệt độ đạt tới nhiệt độ tới hạn đoạn này co lại thành một điểm. Khi
nhiệt độ của khí lớn hơn nhiệt độ tới hạn ta không có chuyển pha lỏng-hơi nên
ta không có chất lỏng ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ tới hạn.
Qua đồ thị ta thấy chất lỏng chỉ có thể có thể tích lớn nhất bằng thể tích tới hạn,
và ta có:
3 T
Vmax = Vth = nR th
8 pth

Thay số ta được
Vmax ≈ 4.3 lít.

b)Hơi nước đạt bão hoà khi có sự tiếp xúc của hai pha lỏng và hơi, tức là đoạn
nằm ngang trên đồ thị, ta thấy với mọi giá trị của nhiệt độ đoạn này phải nằm
dưới điểm tới hạn do đó:
p max = pth = 21.8Mpa

b)Nhiệt độ T1=5000C=773K lớn hơn nhiệt độ tới hạn của nước rất nhiều nên
nước không thể ngưng tụ thành thể lỏng ở nhiệt độ này.

2.109.Sử dụng các công thức đã thu được ở bài 2.108


8a
Tth = (1)
27 Rb

- 119 -
Vth = 3nb

Chú ý rằng
m nµ
ρ th = =
Vth 3nb

Do vậy
µ N AM
ρ th = (hoặc ρ th = ) (2)
3b 3b
Thay số vào (1) và (2) ta được
Tth = 304 K

ρ th = 0.34 g / cm 3 .

2.110.Để quan sát được trạng thái tới hạn thì ta phải tạo ra được trạng thái tới
hạn trong ống. Để dơn giản ta giả sử rằng thể tích của ống không thay đổi theo
nhiệt độ.
1)Khi trạng thái trong ống là trạng thái tới hạn thì thể tích của ống phải là thể
tích tới hạn
V = Vth (1)
Sử dụng kết quả bài 2.108
3 T
Vth = nR th
8 pth

Do đó ta có: lượng ete cần sử dụng (tính bằng mol):


8 pthVth
n=
3 RTth

⇒ Khối lượng ete cần dùng


8 pthVth
m = nM = M (2)
3 RTth

Thế (1) vào (2) ta được


8 pthV
m= M
3 RTth

Thay số ta được

- 120 -
m = 5.2 gram.
2)Khi có sự cân bằng giữa hai pha lỏng-hơi, áp suất của khối khí không thay đổi
theo thể tích do đó đạo hàm theo thể tích của biểu thức áp suất phải bằng
không.
Từ phương trình Van der Waals ta có:
nRT n2a
p= − 2
V − nb V
Do đó
∂p ∂ ⎡ nRT n2a ⎤ nRT 2n 2 a
= ⎢ − ⎥ = − +
∂V ∂V ⎣V − nb V 2 ⎦ (V − nb)2 V 3
Phương trình
∂2 p nRT 2n 2 a
= − + =0
∂V 2 (V − nb )2 V 3
Từ đó ta có: giản đồ T-V miền ứng với trạng thái lưỡng pha lỏng-hơi là đường
mô tả bằng phương trình: T

2na (V − nb )
2
T2
T= K
RV 3 Tth
Từ đó ta có
∂T 2na (V − nb ) T1
= [2V − 3(V − nb )]
∂V R V4
Rút gọn biểu thức trên ta được
∂T 2na (V − nb )
= (3nb − V )
∂V R V4 0 nb V1 Vth V2 V
Do đó nhiệt độ sẽ đạt cực trị tại
V = Vth = 3nb

Giản đồ như hình vẽ.

2.111.Gọi khối lượng riêng của chất lỏng tại nhiệt độ T1 là ρ l , khối lượng riêng
của hơi bão hoà của chất lỏng trên cũng tại nhiệt độ T1 là ρ h . Từ giả thiết dễ
dàng có được:
ρ l = nρ h (1)

- 121 -
Khối lượng của hơI đem nén
m = Vg ρ h

Giả sử sau khi nén thể tích của hơi còn lại là Vh, còn thể tích của của phần chất
lỏng là Vl khi đó ta có
1
V h + Vl = V = Vg (2)
k
ρ hVh + ρ lVl = ρ hV g (3)
Thế (1) vào (3) rồi giản ước 2 vế ta được
Vh + nVl = V g (4)
Từ (3) và (4) ta có hệ phương trình
⎧⎪kVh + kVl = V g

⎪⎩Vh + nVl = V g

Giải hệ ta được
⎧ k −1 k −1
⎪Vl = k (n − 1) V g = n − 1 V


⎪V = n − k V = n − k V
⎪⎩ h k (n − 1) g n − 1

Do đó ta có
Vl k − 1
= (5)
V n −1
Trong trường hợp riêng khi khi thể tích V ứng với điểm giữa của phần nằm
ngang của đường đẳng nhiệt ta có:
1⎛ V ⎞ n +1
V = ⎜⎜V g + g ⎟⎟ = Vg
2⎝ n ⎠ 2n

Do đó
2n
k=
n +1
Thế vào (5) ta được
Vl 1
= .
V n +1

- 122 -
2.112.Vì khí được dãn vào chân không nên công A mà khí đã thực hiện bằng
không
A=0
Mặt khác do quá trình là dãn đoạn nhiệt nên nhiệt lượng mà hệ nhận được bằng
không
Q=0

a)Áp dụng nguyên lý I của nhiệt động học ta được


∆U = Q − U = 0

b)Công Ai để chống lại các lực hút giữa các phân tử:
V1 +V2 V1 +V2
n2a
Ai = ∫ p dV = ∫
V1
i
V1 V2
dV

Tích phân vế phải ta được


V2
A = n2a
V1 (V1 + V2 )

c)Từ kết quả phần (a) ta có:


∆U = 0 ⇔ U 1 = U 2 ⇒

n2a n2a
nCV T − = nCV (T + ∆T ) −
V1 V1 + V2

Rút gọn biểu thức trên ta được:


naV2
∆T = − .
CV V1 (V1 + V2 )

(Ta có thể lập luận như sau:


Ai
Do nội năng của hệ không đổi nên: nCV ∆T = − Ai do đó: ∆T = − ).
nCV

2.113.Áp dụng kết quả bài 2.112 ta có:


Ai
∆T = −
nCV

Do đó ta có
Ai = nCV ∆T

Do cacbonic là khí đa nguyên tử nên số bậc tự do bằng sáu, do đó:

- 123 -
CV = 3R

Mặt khác
m
n=
M
Cuối cùng ta có
m
Ai = 3 R ∆T
M
Thay số ta được
Ai = 0.7 J .

2.114.Từ phương trình trạng thái Clausius ta có: phương trình đường đẳng nhiệt
Clausius
RT a
p= − (1)
V − b T (V + c )2

Tại điểm tới hạn đạo hàm hạng nhất và hạng hai của p theo V đều bằng không,
do vậy:
⎧ RTth 2a

⎪ ( + =0
⎪ V th − b ) 2
Tth (Vth + c )3


⎪ 2 RTth − 6a
=0
⎪⎩ (Vth − b ) Tth (Vth + c )4
3

Hệ phương trình này tương đương với


⎧ RTth 2a
⎪ =
⎪ (Vth − b ) Tth (Vth + c )
2 3


⎪ 2 RT = 6a
⎪⎩ (Vth − b )3
Tth (Vth + c )
4

Chia từng vế các phương trình trong hệ trên cho nhau ta được:
2
Vth − b = (Vth + c )
3
Do đó
Vth = 3b + 2c (2)
Thế vào một trong hai phương trình của hệ trên ta được

- 124 -
8a
Tth = (3)
27 R(b + c )

Thế (2) và (3) vào (1) ta được:


RTth
pth =
8(b + c )
Hay
RTth
b+c = (4)
8 pth

Thế (4) vào (3) ta được


64 pth a
Tth =
27 R 2Tth

Do vậy ta có
3
27 R 2Tth
a=
64 pth

Từ (2) và (4) ta có hệ phương trình


⎧3b + 2c = Vth

⎨ RTth
⎪b + c =
⎩ 8 pth

Giải hệ ta được
RTth
b = Vth −
4 pth
3RTth
c = −Vth +
8 pth

Tóm lại ta có
3
27 R 2Tth RTth 3RTth
a= , b = Vth − , c = −Vth + .
64 pth 4 pth 8 pth

2.115.Hàm nhiệt hay entanpi của một chất khí được xác định bởi
H = U + pV

Trong quá trình đẳng áp

- 125 -
dH = dU + pdV = δQ = C p dT

Mặt khác do các hàm trạng thái phụ thuộc vào hai biến động lực bất kì nên
⎛ ∂H ⎞ ⎛ ∂H ⎞ ⎡⎛ ⎛ ∂H ⎞ ⎞ ⎤
dH = ⎜ ⎟ dT + ⎜⎜ ⎟⎟ dp = C p dT + ⎢⎜ ⎜⎜ ⎟⎟ − V ⎟ + V ⎥ dp (*)
⎝ ∂T ⎠ p ⎜ ⎟
⎝ ∂p ⎠ T ⎢⎣⎝ ⎝ ∂p ⎠T ⎠ ⎥⎦

Như ta đã biết
dH = d (U + pV ) = TdS − pdV + pdV + Vdp = TdS + Vdp
Do đó
1 V Cp 1 ⎛ ⎛ ∂H ⎞ ⎞
dS = dH − dp = dT + ⎜⎜ ⎜⎜ ⎟⎟ − V ⎟dp

T T T T ⎝ ⎝ ∂p ⎠T ⎠
Đại lượng
⎛ ∂H ⎞ ⎛ ∂S ⎞
l p = ⎜⎜ ⎟⎟ − V = T ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ ∂p ⎠T ⎝ ∂p ⎠ T
Gọi là nhiệt nén đẳng nhiệt của chất khí đã cho:
Do thế Gibbs là một hàm trạng thái
G = U − TS + pV
dG = − SdT + Vdp

Để dG là một vi phân toàn phần ta phải có


⎛ ∂V ⎞ ⎛ ∂ (− S ) ⎞ ⎛ ∂S ⎞
⎜ ⎟ = ⎜⎜ ⎟⎟ = −⎜⎜ ⎟⎟
⎝ ∂T ⎠ p ⎝ ∂p ⎠ T ⎝ ∂p ⎠ T
Thế vào (*) ta được
⎛ ⎛ ∂V ⎞ ⎞
dH = C p dT + (l p + V )dp = C p dT + ⎜ − T ⎜ ⎟ + V ⎟dp
⎜ ⎝ ∂T ⎠ ⎟
⎝ p ⎠
Trong quá trình Joule-Thomson H=const nên
⎛ ⎛ ∂V ⎞ ⎞
dH = C p dT + ⎜ − T ⎜ ⎟ + V ⎟dp = 0
⎜ ⎝ ∂T ⎠ ⎟
⎝ p ⎠
Từ đó ta được:
⎛ ∂V ⎞
T⎜ ⎟ −V
⎛ ∂T ⎞ ⎝ ∂T ⎠ p
⎜⎜ ⎟⎟ =
⎝ ∂p ⎠ H Cp

- 126 -
Bây giờ ta sẽ khảo sát hiệu ứng Joule-Thomson với khí Van der Waals
⎛ a ⎞
⎜ p + 2 ⎟(V − b ) = RT
⎝ V ⎠
Từ đó ta có
⎛ ∂V ⎞ RT RT
T⎜ ⎟ = =
⎝ ∂T ⎠ p ⎛ p + a ⎞ 2a RT 2a
− 3 (V − b )
⎜ ⎟ − 3 (V − b )
⎝ V2 ⎠ V V −b V

Do đó ta có
RT RT
−V − (V − b ) − b
RT 2a RT 2a
− 3 (V − b ) − 3 (V − b )
⎛ ∂T ⎞ V − b V V − b V
⎜⎜ ⎟⎟ = =
⎝ ∂p ⎠H C p Cp

Rút gọn biểu thức trên ta được


2a
3
−b
⎛ V ⎞ a
RT ⎜ ⎟ −2
⎛ ∂T ⎞ ⎝V − b ⎠ V −b
⎜⎜ ⎟⎟ =
⎝ ∂p ⎠ H Cp

Trong khí Van der Waals các hệ số


a<<pV2
b<<V
Do đó ta có thể xét một cách gần đúng
2a
−b
⎛ ∂T ⎞
⎜⎜ ⎟⎟ = RT
⎝ ∂p ⎠ H Cp

Từ đó ta thấy hiệu ứng Joule-Thomson sẽ luôn âm nếu


2a
−b < 0
RT
Điều này tương đương với một trong hai khả năng sau
a)Nhiệt độ đủ lớn
2a
T>
Rb
Do ta có

- 127 -
8a
Tth =
27 Rb
Từ đó ta thấy nếu
27
T> Tth
4
Thì hiệu ứng Joule-Thomson sẽ luôn âm.
b)Tương tác giữa các phân tử khí đủ nhỏ và do đó có thể bỏ qua áp suất nội
RTb
a< .
2

2.116.Nội năng của khí Van der Waals được xác định bằng hệ thức
a
U = CV T −
V
Do đó ta có
a
dU = CV dT + dV
V2
a)Khi trạng thái đầu của khí được đặc trưng bằng một điểm nằm ở đường cong
nghịch đảo, hệ số làm lạnh
⎛ ∂T ⎞
µ = ⎜⎜ ⎟⎟ = 0
⎝ ∂p ⎠ H
Do vậy khi khí thực hiện quá trình Joule-Thomson nhiệt độ của hệ không đổi do
đó
a
dU = dV > 0
V2
Tức là ∆U > 0 , nội năng của hệ tăng.
b) Khi trạng thái đầu của khí được đặc trưng bằng một điểm nằm ở trên đường
cong nghịch đảo, hệ số làm lạnh
⎛ ∂T ⎞
µ = ⎜⎜ ⎟⎟ < 0
⎝ ∂p ⎠ H
Khi khí dãn nở áp suất giảm, và vì µ < 0 nên nhiệt độ của khối khí sẽ tăng, tức
là dT > 0
Do đó

- 128 -
a
dU = CV dT + dV
V2
Là tổng của hai số hạng dương nên dU > 0
Tức là ∆U > 0 , nội năng của hệ tăng.

2.117.Trong quá trình đẳng nhiệt, nhiệt độ của khí không đổi nên
⎛ n2a ⎞ n2a
dU = d ⎜⎜ nCV T − ⎟= dV
⎝ V ⎟⎠ V 2

Công mà khối khí đã thực hiện


δA = pdV
Theo nguyên lý I của nhiệt dộng học ta có: nhiệt lượng mà hệ nhận được:
⎛ n2a ⎞
δQ = dU + δA = ⎜⎜ p + ⎟dV
⎝ V 2 ⎟⎠

Do vậy: độ biến thiên entropi của khối khí


V2
1⎛ n2a ⎞
∆S = ∫ T ⎜⎝ V 2 ⎟⎟⎠dV
V1
⎜ p + (1)

Vì khí là lý tưởng tuân theo phương trình Van der Waals nên
1 1
= nR (2)
T ⎛ n a⎞
2
⎜⎜ p + 2 ⎟⎟(V − nb )
⎝ V ⎠

Thế (2) vào (1) ta được


V2
dV
∆S = nR ∫
V1
V − nb

Tích phân biểu thức trên ta nhận được


⎛ V − nb ⎞
∆S = nR ln⎜⎜ 2 ⎟⎟ . p
V
⎝ 1 − nb ⎠
.
c
1 II 2
I b
a
0 3 4 V
- 129 -
2.118.Khảo sát chu trình thuận nghịch đẳng nhiệt: 1-a-b-c-2-1 (hình vẽ).
Vì nội năng và entropi là các hàm trạng thái nên
∆S = ∆U = 0
Mặt khác ta có: T=const,

δQ 1 Q
∆S = ∫ = ∫ δQ = = 0
T T T
Tức là nhiệt lượng mà hệ nhận được trong toàn bộ chu trình
Q=0

Theo nguyên lý I của nhiệt động học ta có: công mà khối khí thực hiện sau một
chu trình:
A = Q − ∆U = 0

Điều đó có nghĩa là:


S1abc 2 = S 2b1

Tức là
S1234 − S I + S II = S1234

Cuối cùng ta được


S I = S II
Chú ý: Các lý luận trên không áp dụng được cho các chu trình 1-a-b-1 và b-c-
2-b. Các chu trình này không thuận nghịch vì chúng gồm có một sự chuyển
không thuận nghịch (được thực hiện tại điểm b) từ trạng thái Van der Waals (1-
a-b-c-2), sang trạng thái đẳng nhiệt thực (1-b-2).

2.119.Dễ dàng nhận thấy quá trình dãn đoạn nhiệt của chất khí vào chân không
là một quá trình không thuận nghịch (ở điều kiện bình thường chất khí không
bao giờ tự co lại và tạo ra một vùng chân không). Mặt khác ta đã chứng minh
được rằng trong các quá trình bất thuận nghịch entropi của hệ tăng. Chính vì
vậy độ tăng entropi ∆S trong hiệu ứng Joule-Thomson luôn có dấu dương.

- 130 -
Chương VI
CÁC CHẤT LỎNG. CÁC HIỆN TƯỢNG MAO DẪN

ĐỀ BÀI
2.120.Một ống mao dẫn thẳng đứng có bán kính r được
nhúng một đầu vào một chất lỏng dính ướt ống (hình
vẽ). Tìm quy luật biến đổi áp suất p trong ống mao dẫn
theo độ cao z. Xác định áp suất ở các điểm A và B? Hệ
A

h
- 131 -
B
Bài 2.120
số sức căng mặt ngoài , góc mép và áp suất khí quyển
tương ứng bằng α , ϕ và p0.
2.121.Các nhánh của một ống hình chữ U đặt thẳng
đứng đều là các ống mao dẫn có bán kính r1 = 0.25mm và
r2 = 0.50mm . Thuỷ ngân được rót vào ống sao cho chiều
cao của cột thuỷ ngân trong nhánh rộng là 23 cm. Tính
hiệu số mức thuỷ ngân ∆h trong các nhánh của ống và
áp suất cực đại của thuỷ ngân trên thành ống. Góc mép
là ϕ = 1380 . Áp suất khí quyển là 100 kPa.
2.122.Một ống mao dẫn thẳng đứng có đầu trên gắn kín được nhúng trong một
bình rộng đựng glixerin. Bán kính của ống mao dẫn sẽ phải như thế nào để
chiều cao h của glixerin dâng lên trong ống bằng:
a)Không;
b)Một phần tư chiều dài của ống (l/4)?
Độ dài của ống là l=30.0 cm áp suất khí quyển là p0=101 kPa. Góc mép coi như
bằng không.
2.123.Áp suất p trong các bọt không khí được hình thành trong nước ở độ sâu
3.50 m bằng bao nhiêu? Đường kính của các bọt khí là 3.66 µm . Áp suất khí
quyển là 101kPa.
2.124.Các bọt khí được tạo thành trong nước ở độ sâu h bằng bao nhiêu, nếu
khi các bọt khí nổi lên trên mặt nước, bán kính của nó được tăng gấp n=1.1 lần?
Trên mặt nước bán kính của bọt khí là r = 1.53µm , áp suất của khí quyển là
p0=100kPa.
2.125.Bán kính của một bọt xà phòng là r=6.0mm; sức căng mặt ngoài của nước
xà phòng là α = 4.3 × 10 −2 N / m . Tính:
a)Áp suất phụ của không khí bên trong bọt;
b)Năng lượng tự do F của bề mặt bọt xà phòng;
c)Công A cần tiêu tốn để thổi phồng bọt này.
Giả thử rằng quá trình tạo bọt xà phòng là đẳng nhiệt.
2.126.Hai bản thuỷ tinh thẳng đứng song song với nhau được nhúng một phần
trong rượu. Khoảng cách giữa các bản là d=0.20mm, bề rộng của chúng là
l=19.0cm. Tính độ cao h của rượu được nâng lên giữa hai bản và lực hút f giữa
các bản. Giả thử rằng sự dính ướt là hoàn toàn và và rượu giữa các bản không
đạt đến mép trên của chúng.
2.127.Hai bản thẳng đứng được nhúng một phần trong một chất lỏng không làm
ướt chúng, sẽ hút hay đẩy nhau? Lực f tác dụng lên các bản bằng bao nhiêu?

- 132 -
Cho biết: Khối lượng riêng ρ của chất lỏng, hệ số sức căng mặt ngoài α , bề
rộng l của các bản, khoảng cách d giữa các bản và góc mép ϕ .
2.128.Một giọt thuỷ ngân lớn nằm giữa hai bản thuỷ tinh nằm ngang. Dưới tác
dụng của trọng lực giọt có dạng hình tròn bẹt có bán kính r=2.28cm và bề dày
d=0.38cm. Tính khối lượng của một vật nặng cần phảI đặt lên bản trên để
khoảng cách giữa các bản giảm đi n=10 lần? Góc mép ϕ = 1350 .
2.129.Hai bản thuỷ tinh bị dính ướt nước và dán với nhau. Bề dày của lớp nước
giữa các bản là 1.5µm , kích thước của các bản là 5.0cm × 15cm . Tính lực f cần
phải đặt vuông góc với bề mặt của các bản để tách chúng rời khỏi nhau. Góc
mép ϕ = 0 . Coi kích thước dài của các bản lớn hơn khoảng cách giữa chúng
nhiều.
2.130.Hai bản thẳng đứng tạo với nhau một góc để thành một nêm có góc ϕ
nhỏ. Các bản được đặt trong chất lỏng dính ướt chúng. Tìm phương trình của
giao tuyến của mặt chất lỏng của mặt chất lỏng và một bản. Cho biết: Khối
lượng riêng ρ của chất lỏng, hệ số sức căng mặt ngoài α và góc mép ϑ .
2.131.Tính độ tăng năng lượng tự do ∆F của lớp mặt ngoài trong quá trình hợp
nhất hai giọt thuỷ ngân giống nhau làm một. Giả thử rằng quá trình xảy ra ở
nhiệt độ không đổi. Bán kính của các giọt trước khi hợp nhất là r=2.5mm.
2.132.Một màng nước xà phòng được căng trên một khung chữ nhật có một
cạnh dịch chuyển được. Người ta dịch chuyển rất chậm cạnh di động sao cho
diện tích của khung tăng lên ∆σ = 2.0cm 2 . Quá trình căng màng xảy ra ở nhiệt
độ t=270C. Hệ số sức căng mặt ngoài của dung dịch xà phòng là 4.0 × 10 −2 N / m ,
dα ⎛ N ⎞
hệ số nhiệt độ = −1.5 × 10 − 4 ⎜ ⎟ . Tính độ tăng năng lượng tự do ∆F , entropi
dT ⎝ mK ⎠
∆S và nội năng ∆U của lớp bề mặt của màng.
2.133.Tính độ tăng entropi trong các quá trình sau:
a)Một kilomol nước biến đổi thành hơi. Nhiệt độ của nước và hơi là 1000C.
b)1.00 kilogram nước đá do đốt nóng biến đổi thành nước và sau đó thành hơi.
Nhiệt độ của nước đá là 00C, nhiệt độ của hơi là 1000C. Quá trình xảy ra ở áp
suất 101kPa. Giả thử rằng nhiệt dung của nước không phụ thuộc vào nhiệt độ.
c)Trong một nhiệt lượng kế có nhiệt dung có thể bỏ qua, người ta trộn 500 gram
nước ở nhiệt độ 00C và 400 gram glixerin ở nhiệt độ 270C.
2.134.Dùng phương trình Claperon-Clausius, tìm sự phụ thuộc theo nhiệt độ T
của áp suất hơi bão hoà pbh đối với các nhiệt độ rất nhỏ so với nhiệt độ tới hạn.
Nhiệt hoá hơi riêng λ coi như không phụ thuộc vào nhiệt độ.

- 133 -
Hướng dẫn: ở các nhiệt độ rất nhỏ so với Tth, thể tích riêng của các hơi bão hoà
lớn hơn thể tích riêng của các chất lỏng nhiều. Do đó có thể coi như phương
trình trạng thái khí lý tưởng đúng đối với hơi bão hoà.
2.135.Đối với khí cacbonic, sự phụ thuộc thu được bằng thực nghiệm của áp
suất hơi bão hoà pbh vào nhiệt độ T ở gần điểm ba được mô tả bằng phương
trình
b
,
log pbh = a −
T
Trong đó pbh được tính bằng kPa; a=11.05; p = 1.8 × 103 K đối với quá trình thăng
hoa, và a=8.78; b = 1.31 × 103 K đối với quá trình bay hơi. Dùng đáp số của bài
toán trên để tính:
a)Nhiệt độ Tb và áp suất pb ở điểm ba;
b)Giá trị của nhiệt lượng riêng của sự bay hơi λ1 , của sự thăng hoa λ2 và của sự
nóng chảy λ3 ở gần điểm ba.
2.136.Một buồng bọt Wilson chứa đầy hơi nước quá bão hoà do dãn đoạn nhiệt.
Nhiệt độ của hơi là -70C; áp suất p của hơi lớn hơn 1.12 lần áp suất của hơi bão
hoà pbh0 trên mặt nước ở cùng nhiệt độ. Bán kính cân bằng r của các giọt nước
được tạo thành khi một hạt α đi qua buồng Wilson là bao nhiêu? Điều gì sẽ xảy
ra đối với những giọt có kích thước nhỏ hơn?
Hướng dẫn. Sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hoà pbh trên mặt cong vào bán
kính cong r của nó được biểu thị bằng quy luật
⎛ 2Mα 1 ⎞
pbh = pbh 0 exp⎜⎜ ± ⎟⎟
⎝ ρRT r ⎠
Trong đó pbh0 là áp suất hơi bão hoà trên mặt chất lỏng, α là hệ số sức căng mặt
ngoài, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, dấu trừ đối với mặt lõm, đấu cộng
đối với mặt lồi.

LỜI GIẢI
2.120.Ta vẽ phóng đại mặt thoáng của nước trong ống
Dễ thấy góc
ϕ1 = ϕ
R
(cùng phụ một góc nằm giữa hai góc này) ϕ1
r
Do đó ta có: bán kính cong của mặt thoáng ϕ

- 134 -
r r
R= =
cos ϕ1 cos ϕ

áp suất phụ gây ra do sự dính ướt của chất lỏng với thành ống
2α 2α cos ϕ
pp = =
R r
Do nước trong ống mao dẫn nằm cân bằng nên áp suất tại B bằng áp suất khí
quyển bằng áp suất tại A có kể thêm áp suất phụ, tức là
2α cos ϕ
pB = p0 = p A +
r
Từ định luật Archimes ta có
p A = pB − ρgh
Do đó ta có
2α cos ϕ 2α cos ϕ
ρgh = ⇔ ρg = (1)
r rh
Cuối cùng ta có: áp suất tại độ cao z bất kì:
p = p0 − ρgz (2)
Thế (1) vào (2) ta được:
⎛ 2α cos ϕ ⎞ z
p = p0 − ⎜ ⎟ .
⎝ r ⎠h

2.121.Nếu kể cả áp suất phụ thì áp suất toàn phần tại mặt thoáng của các nhánh
phải bằng áp suất khí quyển. Nếu gọi chiều cao cột thuỷ ngân trong các ống là
h1 và h2 , áp suất tĩnh ở đáy ống là p0, áp dụng kết quả bài 2.120 ta có:

⎛ 2α cosϕ ⎞ ⎛ 2α cosϕ ⎞
pkq = p0 − ρgh1 + ⎜⎜ ⎟⎟ = p0 − ρgh2 + ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ r1 ⎠ ⎝ r2 ⎠
Do đó ta có
2α cosϕ ⎛ 1 1 ⎞
∆h = h2 − h1 = ⎜ − ⎟
ρg ⎜⎝ r2 r1 ⎟⎠

Hay
2α cos ϕ r1 − r2
∆h =
ρg r1r2

- 135 -
Thay số ta được:
∆h ≈ 11mm .
Áp suất cực đại của thuỷ ngân trên thành ống là áp suất tại đáy ống
2α cos ϕ
p0 = pkq + ρ gh1 − ≈ 132kPa .
r1

2.122.Giả sử glixerin dâng lên sao cho mặt thoáng bên trong ống ở độ cao h khi
đó thể tích của ống còn lại là.
⎛l ⎞
V = ⎜ − h ⎟S
⎝2 ⎠
(S là tiết diện của ống)
Vì ống mao dẫn luôn tiếp xúc nhiệt với môi trường ngoài nên nếu coi rằng áp
suất riêng phần của hơi glixerin bão hoà là không đáng kể thì có thể coi khí
trong ống bị nén đẳng nhiệt với thể tích ban đầu là:
V0 = lS

Do đó áp suất của khí trong ống sẽ là


V0 2l
p= p0 = p0 (1)
V l − 2h
Sử dụng kết quả bài 2.120 ta có công thức tính áp suất tại mặt thoáng:
2α cos ϕ
p = p0 − ρgh + (2)
r
Từ (1) và (2) ta có
2l 2α cos ϕ
p0 = p0 − ρgh +
l − 2h r
Từ đó ta có
2α cos ϕ
r=
l + 2h
p0 + ρgh
l − 2h
Trong bài toán này ta có ϕ = 0 vì vậy ta có

r=
l + 2h
p0 + ρgh
l − 2h

- 136 -
Thay số ta được

a) r = ≈ 1.3µm ;
p0

b) r = ≈ 0.43µm .
12 p0 + ρgl

2.123. Ta luôn coi rằng các bọt khí gần đúng có dạng hình cầu. Để tạo thành
các bọt thì áp suất không khí trong các bọt phải cân bằng với áp suất môi trường
ngoài và áp suất phụ của màng nước, tức là:

p = p0 + ρgh +
r
Thay số ta được
p ≈ 215kPa .

2.124.Sử dụng kết quả bài 2.123 ta có


Áp suất của các bọt khí lúc mới hình thành
2α 2 nα
p1 = p0 + ρgh + = p0 + ρgh +
r0 r

Áp suất của các bọt khí lúc nổi lên mặt nước

p2 = p0 +
r
Ta coi rằng quá trình dãn nở của khí trong các bong bóng là đẳng nhiệt, khi đó
ta có:
p1 V2
= = n3 ⇒ p1 = n3 p2
p2 V1

Tức là
2 nα ⎛ 2α ⎞
p0 + ρgh + = n3 ⎜ p0 + ⎟
r ⎝ r ⎠
Do đó ta có

h= ⎢
ρg ⎣
(
1 ⎡ 3
n − 1) p0 +
r
n(n 2 − 1)⎥


Thay số ta được

- 137 -
h = 5.6m .

2.125.Bong bóng xà phòng bao giờ cũng gồm hai màng xà phỏng đồng tâm,
xen giữa là một lớp nước mỏng, do đó áp suất phụ của không khí bên trong bọt
là tổng áp suất phụ của cả hai màng xà phòng. Và vì lớp nước ở giữa là rất
mỏng nên ta có thể coi rằng cả hai màng có cùng một bán kính, đó là bán kính
của màng xà phòng.
a)Do đó ta có: áp suất phụ của không khí bên trong bọt

∆p = 2
r
Tức là

∆p =
r
Thay số ta được
∆p = 29 Pa .

b)Năng lượng tự do của bề mặt bọt xà phòng là công cần thiết để thắng sức
căng mặt ngoài tạo bong bóng xà phòng. Và vì bong bóng xà phòng có hai
màng nên:
F = 2 ∫ αdS = 2αS

S là diện tích một mặt cầu.


Do đó ta có
F = 8απr 2
Thay số ta được
F = 39 µJ .

c)Để thổi phồng bong bóng xà phòng này cần cung cấp năng lượng để tạo năng
lượng tự do của màng xà phòng đồng thời nén không khí ở bên ngoài vào bong
bóng, vì quá trình là đẳng nhiệt do đó:
V0 p
A = F + nRT ln = F + pV ln (*)
V p0

Ta lại có

p = p0 + (phần a)
r

- 138 -
4
V = πr 3
3
Thế vào (*) ta được:
4 ⎛ 4α ⎞ ⎛ 4α ⎞
A = F + πr 3 ⎜ p0 + ⎟ ln⎜1 + ⎟
3 ⎝ r ⎠ ⎜⎝ rp0 ⎟⎠

Hay
4 ⎛ 4α ⎞ ⎛ 4α ⎞
A = 8απr 2 + πr 3 p0 ⎜⎜1 + ⎟⎟ ln⎜⎜1 + ⎟⎟
3 ⎝ rp0 ⎠ ⎝ rp0 ⎠
4α ∆p
Vì = << 1 nên
rp0 p0
40
A≈ απr 2 = 65µJ .
3

2.126.Lực căng mặt ngoài tác dụng lên khối rượu dâng lên giữa không gian hai
bản thuỷ tinh
F = 2αl
Sự có mặt của hệ số 2 là do cả hai bản đều dính ướt rượu
Khi rượu trong khoảng không gian giữa các bản thuỷ tinh nằm cân bằng thì lực
căng mặt ngoài phải cân bằng với trọng lực của khối rượu. Giả sử độ cao mà
rượu dâng lên là h ta có:
2αl = F = P = ρVg = ρldhg

Tức là

h= (1)
ρdg
Thay số ta được
h ≈ 2.8cm
Áp suất phụ gây ra bởi rượu
⎛1 1⎞
∆p = α ⎜⎜ + ⎟⎟
⎝ r1 r2 ⎠
Vì mặt thoáng của rượu là mặt trụ đường kính d nên

- 139 -
d
r1 =
2
r2 = ∞

Do đó

∆p = (2)
d
Do đó ta có lực hút giữa các bản
h h
f = ∫ (P − p0 )dS = ∫ (∆p − ρgz )ldz (3)
0 0

Thế (1) và (2) vào (3) ta được


2lα 2
f =
ρd 2 g
Thay số ta được: f=0.59N.

2.127.Vì chất lỏng không làm dính ướt hai bản nên mặt thoáng của chất lỏng có
dạng lồi vì vậy áp suất phụ sẽ hướng vào trong khối chất lỏng làm cho áp suất
trong khối sẽ tăng. Vì thế khối chất lỏng giữa hai bản sẽ có xu hướng đẩy hai
bản sang hai bên.
Áp suất phụ của chất lỏng
⎛1 1⎞
∆p = α ⎜⎜ + ⎟⎟
⎝ r1 r2 ⎠
Vì mặt thoáng của chất lỏng là mặt trụ, và góc mép là ϕ nên:
d
r1 =
2 cos ϕ
r2 = ∞

Do đó
2α cos ϕ
∆p = (1)
d
Do vậy ta có độ hạ của chất lỏng
2α cosϕ
h= (2)
ρgd
Lực đẩy nhau giữa các bản

- 140 -
h h
f = ∫ (P − p0 )dS = ∫ (∆p − ρgz )ldz
0 0

Giải ra ta được
1
f = ∆plh − ρglz 2 (3)
2
Thế (1) và (2) vào (3) ta được
2lα 2 cos 2 ϕ
f = .
ρd 2 g

2.128.Chính áp suất nội đã tạo áp lực nâng tấm kính phía trên và vật nặng do đó
ta có:
Áp lực tác dụng lên khối thuỷ ngân ban đầu khi chưa có vật nặng
f1 = p1S1
Khi có thêm trọng lực áp lực tác dụng lên khối thuỷ ngân sẽ là
f 2 = p2 S2
Do thuỷ ngân không chịu nén nên khi khoảng cách giữa các bản giảm đi n lần
thì diện tích của nó cũng phải tăng n lần, còn bán kính tăng n lần nghĩa là:
S 2 = nS1

r′ = nr
Ta lại có
⎛1 1⎞
p1 = α ⎜⎜ + ⎟⎟
⎝ r1 r2 ⎠
Dễ dàng nhận thấy
r1 = r
d
r2 =
2 cos ϕ

Do đó ta có

⎛ 2n cosϕ 1 ⎞ ⎛ 2 cosϕ 1 ⎞
mg = f 2 − f1 = nαS1 ⎜⎜ − ⎟⎟ − αS1 ⎜⎜ − ⎟⎟
⎝ d r n ⎠ ⎝ d r⎠

- 141 -
Tức là

m=
απr 2 ⎛⎜ 2(n − 1)cos ϕ
2

( )⎞⎟
n −1
g ⎜⎝ d r n ⎟

Vì r>>d nên ta có
2απr 2 (n 2 − 1)cos ϕ
m≈
gd
Thay số ta được
m ≈ 3.0kg .

2.129.Để tách được các bản ra khỏi nhau cần phải cung cấp một lực đủ để thắng
sức căng mặt ngoài. Do lực căng mặt ngoài giảm theo khoảng cách giữa các bản
nên nếu lực f thắng được lực căng ban đầu giữa các bản thì ta sẽ tách được hai
tấm kính ra khỏi nhau. Nghĩa là:
f = ∆pS
2α cos ϕ
Mà ∆p =
d
Do đó ta có
2αS cos ϕ
f =
d
Thay số ta được
f = 0.73kN .

2.130.Khoảng cách giữa các bản:


ϕ
d = 2l tan
2
l là khoảng cách từ điểm cần xét tới giao tuyến.
Chọn gốc toạ độ tại giao tuyến ta có
ϕ
d = 2 x tan (1)
2
Chọn gốc toạ độ nằm trên mặt thoáng của chất lỏng, khi đó

- 142 -
2α cosϑ
y=h= (2)
ρ gd
(kết quả bài 2.127)
Thế (1) vào (2) ta được
⎛ ⎞
⎜ α cosϑ ⎟ 1
y=⎜ ⎟
⎜⎜ ρg tan ϕ ⎟⎟ x
⎝ 2⎠
Vậy giao tuyến là một nhánh của hyperbol. Trường hợp chất lỏng không dính
ướt kết quả hoàn toàn tương tự, nhưng hyperbol đó sẽ đối xứng với hyperbol
trong trường hợp của bài toán này qua mặt thoáng của chất lỏng.

2.131.Bài toán này chỉ khác bài 2.125 ở chỗ giọt thuỷ ngân chỉ có một mặt
ngoài. Do đó ta có:
∆F = α∆S = α 4π (r22 − 2r 2 )
Vì thể tích của giọt lớn gấp đôi thể tích của giọt nhỏ nên ta có
r2 = r 3 2

Do đó ta có
∆F = α∆S = 4παr 2 (
3
4 −2 )
Thay số ta được
∆F ≈ 16 µJ .

2.132.a)Độ tăng năng lượng tự do


∆F = − A = 2α∆σ (1)
Sự có mặt của thừa số 2 là do màng xà phòng có 2 lớp. Thay số ta được
∆F = 16 µJ

b)Do vậy ta có thể lấy biểu thức của năng lượng tự do như sau
F = F0 + 2ασ

Từ đó ta có
⎛ ∂F ⎞ ⎛ dα ⎞
S = −2⎜ ⎟ = −2σ ⎜ ⎟
⎝ ∂T ⎠σ ⎝ dT ⎠

- 143 -
Từ đó ta có
⎛ dα ⎞
∆S = −2⎜ ⎟∆σ (2)
⎝ dT ⎠
Thay số ta được
nJ
∆S = 60
K
c)Từ biểu thức liên hệ giữa nội năng và năng lượng tự do
U = F + TS
Ta có
∆U = ∆F + T∆S (3)
Thế (1) và (2) vào (3) ta được
⎛ dα ⎞
∆U = 2⎜ α − T ⎟ ∆S
⎝ dT ⎠
Thay số ta được
∆U = 34 µJ .

2.133.a)Trong quá trình hoá hơi nhiệt độ của nước không đổi do đó:
δQ Q
∆S = ∫ =
T T
Hay
nML
∆S =
T
L là nhiệt hoá hơi
Thay số ta được
kJ
∆S = 108
K
b)Độ tăng entropi trong quá trình làm tan nước đá

∆S1 =
T1

λ là nhiệt nóng chảy của nước đá


Độ tăng entropi trong quá trình đun nóng nước

- 144 -
T2
mcdT T
∆S 2 = ∫
T1
T
= mc ln 2
T1

c là nhiệt dung của nước


Độ tăng entropi trong quá trình hoá hơi nước
mL
∆S3 =
T2

Do vậy ta có độ tăng nội năng trong cả quá trình:


∆S = ∆S1 + ∆S 2 + ∆S3

Hay
⎛λ T L⎞
∆S = m⎜⎜ + c ln 2 + ⎟⎟
⎝ T1 T1 T2 ⎠

Thay số ta được
kJ
∆ S = 8 .6
K
c)Do nhiệt độ của glixerin lớn hơn của nước nên glixerin sẽ truyền nhiệt cho
nước cho tới nhiệt độ cân bằng
m1c1 (T − T1 ) = m2c2 (T2 − T )
Hay
m2c2T2 + m1c1T1
T= (1)
m1c1 + m2c2

Độ biến thiên entropi của hệ sẽ là


T T
∆S = m1c1 ln + m2c2 ln (2)
T1 T2

Thế (1) vào (2) ta được


⎛ m c T + m1c1T1 ⎞ ⎛ m c T + m1c1T1 ⎞
∆S = m1c1 ln⎜⎜ 2 2 2 ⎟⎟ + m2c2 ln⎜⎜ 2 2 2 ⎟⎟
⎝ (m1c1 + m2c2 )T1 ⎠ ⎝ (m1c1 + m2c2 )T2 ⎠
Thay số ta được
kJ
∆S = 0.92 .
K
2.134.Phương trình Claperon-Clausius

- 145 -
dp q
=
dT T (V − V0 )

Do thể tích của chất lỏng là không đáng kể nên


dp Mλ

dT TV
Vì hơi bão hoà gần đúng tuân theo phương trình trạng thái của khí lý tưởng nên
RT
pV = RT ⇔ V =
p
Do vậy ta có
dp MλdT
=
p RT 2
Tích phân hai vế ta được
p Mλ
ln =−
C RT
Cuối cùng ta được
⎛ Mλ ⎞
p = C exp⎜ − ⎟
⎝ RT ⎠
C là một hằng số.

2.135.Sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hoà vào nhiệt độ theo thực nghiệm:
⎛ − b ln 10 ⎞
pbh = exp(a ln 10 )exp⎜ ⎟ (1)
⎝ T ⎠
a)Điểm ba là giao của 2 đường bay hơi và thăng hoa do đó nhiệt độ của điểm ba
được xác định bằng phương trình:
⎛ − b ln 10 ⎞ ⎛ − b ln 10 ⎞
exp(a1 ln 10 )exp⎜ 1 ⎟ = exp(a2 ln 10 )exp⎜ 2 ⎟
⎝ T ⎠ ⎝ T ⎠
Hay dạng đơn giản hơn là
b1 b
a1 − = a2 − 2
Tb Tb

Tức là
b2 − b1
Tb =
a2 − a1

- 146 -
⎛ ⎛ b ⎞⎞
pb = exp⎜⎜ ln 10⎜⎜ a1 − 1 ⎟⎟ ⎟⎟
⎝ ⎝ Tb ⎠ ⎠

Thay số ta được
Tb = 216 K

pb = 0.52MPa ;

b)Đối chiếu (1) với kết quả của bài 2.134 ta được

b ln 10 =
R
Do đó ta có
bR ln 10
λ=
M
Giá trị của nhiệt lượng riêng của sự bay hơi
b1 R ln 10
λ1 =
M
Giá trị của nhiệt lượng riêng của sự thăng hoa
b2 R ln 10
λ2 =
M
Ta có thể chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi bằng hai cách
Cách 1: Cho nóng chảy rồi cho bay hơi
Cách 2: Cho thăng hoa
Vì các quá trình ở rất gần điểm ba nên thực tế ta không thể phân biệt được các
quá trình này trên giản đồ trạng thái, vì vậy theo định luật bảo toàn năng lượng
ta có: Giá trị của nhiệt lượng riêng của sự nóng chảy
R ln 10
λ3 = λ2 − λ1 = (b2 − b1 )
M
Thay số ta được
⎧ MJ
⎪λ1 = 0.57 kg

⎪ MJ
⎨λ2 = 0.78 .
⎪ kg
⎪ MJ
⎪λ3 = 0.21
⎩ kg

- 147 -
2.136.Các giọt nước có dạng hình cầu (do chúng rất nhỏ) nên bán kính cong
cũng chính là bán kính của giọt nước và bề mặt của các hình cầu thì bao giờ
cũng là mặt lồi. Từ hệ thức trong phần hướng dẫn ta có
2 Mα
r=
pbh
ρ RT ln
pbh 0

Thay số ta được
r ≈ 11nm .
Các hạt có kích thước nhỏ hơn sẽ nằm cân bằng với môi trường có áp suất hơi
bão hoà lớn hơn, tức là để đạt tới trạng thái cân bằng thì các giọt nước đó sẽ bị
bay hơi để tăng áp suất hơi bão hoà.

- 148 -

You might also like