You are on page 1of 6

19.9.

2022 – Buổi 1
1. Quy trình trong đánh giá lâm sàng

- B1: Thiết lập quan hệ

- B2: Thu thập thông tin

- B3: Định hình trường hợp

- B4: Lập kế hoạch can thiệp

- B5: Tiến hành can thiệp

- B6: Đánh giá hiệu quả

- B7: Kết thúc ca và theo dõi sau can thiệp

*Note: Tương tác giữa người với người bằng tất cả con người chúng ta (lời nói, cử
chỉ, ánh mắt, hình ảnh,...)

2. Quy trình cụ thể

2.1. Thiết lập quan hệ

2.2. Thu thập thông tin

- Tiền sử phát triển:

+ Bắt đầu từ khi thai nghén phát triển lên

+ Mỗi 1 thời kỳ thì điều gì là quan trọng nhất? (Động lực phát triển là gì?)

- Sang chấn trong quá khứ/trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ:

+ Các mốc thích ứng: Đi học, tuổi dậy thì, chuyển cấp, kết thúc giai đoạn phổ
thông, môi trường đại học, mối quan hệ yêu đương đầu tiên, thích ứng với nghề
nghiệp, hôn nhân,...

- Vấn đề sức khoẻ tâm thần hiện tại:

+ Nhận thức: kiểu nhận thức


+ Cảm xúc hiện tại của TC như thế nào? Cảm xúc chủ đạo là gì? Cảm xúc đó kéo
dài trong bao lâu? Gắn với ai? Yếu tố nào làm duy trì/giảm nhẹ cảm xúc này?

+ Hành vi: Có những hành vi gì? Hành vi kém thích ứng? Ảnh hưởng đến TC như
thế nào? Xuất hiện như thế nào? Gắn với ai? Những yếu tố nào làm tăng/giảm?

- Hoạt động chức năng của TC ntn?

+ Ăn, ngủ

+ Chăm sóc bản thân: Bình thường/vốn có trước đây? Trang phục?

+ Các hoạt động chức năng khác (học tập, làm việc, hoạt động tình duv có bình
thường không?)

- Nhân cách của TC: Các dạng nhân cách ranh giới – VD:

+ Thích kiểm soát, thao túng người khác => Làm chủ, thoả mãn cái tôi

+ Làm quá mọi thứ, phóng đại => Dễ bị rối loạn cảm xúc

+ Cầu toàn => ít chấp nhận

+ Tuyệt đối hoá mọi thứ/mọi thứ phải hoàn hảo

+ Qúa tập trung vào chi tiết

+ Qúa nhạy cảm

+ Mức độ chánh niệm thấp (sống với quá khứ/tương lai nhiều)

- Mối quan hệ của TC

- Điểm mạnh của ca LS:

+ Thuộc về cá nhân TC: Động lực trị liệu, sự phục hồi tốt, lòng yêu thương và lòng
trắc ẩn. niềm tin tôn giáo/tâm linh

+ Bức tranh LS nói chung (Môi trường): Có 1 người luôn ủng hộ, có gia đình là
nguồn lực tốt, có 1 ng lớn tin cậy (cha sứ,...), có điều kiện kinh tế tốt

*Note: Đối với trẻ em, trị liệu tập trung vào môi trường; Đối với người lớn, trị liệu
tập trung vào TC
*Note: Triệu chứng là những thứ bên ngoài

2.3. Định hình trường hợp

- Bản chất của định hình trường hợp là giải thích nguyên nhân và cơ chế (sử dụng
các lý thuyết tlh để giải thích)

- Về phân tâm, có các keywords: cắm chốt, phức cảm ơ đíp, trải nghiệm tiêu cực,
gắn bó, phòng vệ, ...

- Hành vi: phạn xạ có đk, củng cố, yếu tố duy trì, yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ, dập
tắt, chức năng hành vi,...

- Nhận thức: Sai lệch nhận thức, tối thiểu hoá, tối đa hoá,...

- Nhân văn: hiện thực hoá bản thân, giá trị, khủng hoảng giá trị, xung đột, điều
kiện/trải nghiệm tích cực vô điều kiện

- Chánh niệm: tập trung vào hiện tại

+ MBSR (giảm stress dựa trên chánh niệm): tập trung hướng dẫn TC quan sát ý
nghĩ, nhận thức của mình

+ MBCT: Trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm

+ ACT: Thân chủ vì thiếu chánh niệm nên không chấp nhận cảm xúc, giá trị, ý nghĩ
của mình => Chia tách nhận thức (Nhận thức nào mới là chân thực, nhận thức nào
là bản thân nghĩ ra, giúp TC lựa chọn nhận thức phù hợp)

+ DBT: Trị liệu hành vi biện chứng: Hướng dẫn hành vi, các kỹ năng ứng phó dựa
trên chánh niệm

*Note: Có bằng chứng hiệu quả với rối loạn nhân cách ranh giới, trầm cảm, nghiện
và chán ăn tâm thần

+ MiCBT: CBT dựa trên chánh niệm


22.9.2022 – Buổi 2
Bài tập thực hành ca lâm sàng:

H là một cô gái 27 tuổi. H đến phòng tâm lý và than phiền rằng, cô mất ngủ,
chán ăn, cảm thấy cuộc sống bế tắc vì gặp rất nhiều xung đột trong các mối quan hệ.
Trước đây, H cảm thấy mình là người mạnh mẽ nhưng bây giờ lại cho rằng mình rất
yếu đuối và không thể tự quyết định được điều gì. Hơn nữa, theo H, con người ngày
càng phức tạp, thậm chí là ác độc, hung hăng và đạo đức giả hơn nên khó có thể có
quan hệ tốt với họ được. H đã đi khám ở bệnh viện và đang uống thuốc chống trầm
cảm.

H kể mình là con duy nhất trong một gia đình có bố mẹ đều là trí thức nhưng
từ trong ký ức của H về gia đình chỉ có sự im lặng lạnh lùng đến đáng sợ giữa bố
mẹ. Đến khi lớn hơn, khoảng 10 tuổi H đã nhận ra rằng, bố mẹ đều có cuộc sống
riêng, nghĩa là cả bố và mẹ đều có quan hệ tình cảm bên ngoài gia đình. Cả hai
dường như đều biết điều đó nhưng không ai làm gì để giải quyết tình trạng này. H
cứ thế lặng lẽ sống giữa bố mẹ và không cảm nhận được tình thương yêu của bố mẹ.
Tuổi thơ của H là học, học và luôn luôn cần phải học giỏi hơn nữa, phải học giỏi
hơn tất cả các bạn, ở tất cả các lớp. Và thực tế, H cũng đã đáp ứng nguyện vọng ấy
của bố mẹ và của chính mình. Khi H học lớp 9 thì bố mẹ ly hôn, H ở với mẹ. Mẹ
nói với H rằng, cần cẩn thận trong các mối quan hệ đặc biệt là trong mối quan hệ
với người khác giới nếu không muốn bị lừa. Từ sau khi bố mẹ ly hôn, H rất hiếm
khi gặp bố, và H cũng không muốn gặp bố, chẳng biết gặp để làm gì.

Khi học hết lớp 11, H có thích 1 bạn trai, bạn này cũng thích H và đã có một
khoảng thời gian ngắn H cảm thấy hạnh phúc trong mối quan hệ với bạn ấy. Nhưng
sau đó H phát hiện ra bạn trai cũng thường đi chơi và hẹn hò với một bạn gái khác
lớp. H đã rất shock và ngay lập tức quyết định chia tay mà không nói lời nào với
bạn ấy, và cũng không cho bạn ấy cơ hội để giải thích. Từ đó, H lại lao vào học,
không còn để ý đến bạn bè cũng như mọi người xung quanh. Đỗ đại học điểm rất
cao nhưng H cho rằng mình rất kém vì không tìm được học bổng để đi du học. Cô
cảm thấy “mất mặt” – từ dùng của H. Bù vào đó, H học rất giỏi trong suốt 4 năm
đại học. Cũng trong chừng ấy thời gian, H không hề chơi thân với ai kể cả bạn gái.
H nói rằng mọi người trong lớp cũng không ai thích H cả: “Chẳng có lý do gì để họ
thích mình, không xinh đẹp, không con nhà giàu, không nhiều năng khiếu, không
nói hay, chẳng có gì”

H tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, có cơ hội được giữ lại làm giảng viên
nhưng H quyết định phải kiếm nhiều tiền để không phải dựa dẫm vào ai vì thời gian
đó mẹ H bị bệnh nặng (và đã mất sau đó 2 năm). H được tuyển vào làm ở một ngân
hàng lớn. Thời gian đầu, H thấy công việc không có gì khó, mọi thứ có vẻ ổn vì H
đã cố gắng làm tốt nhất có thể những gì được giao. Trong quan hệ với đồng nghiệp,
H cảm thấy họ lạnh lùng và ít thân thiện nên giữ khoảng cách với họ. Rất ít khi H đi
ăn uống cùng với ai, H cũng không đi dự những buổi tiệc của cơ quan. H nói rằng:
“Điều đó vô bổ và mọi người không thân thiện với nhau thì dự tiệc và cười nói vui
vẻ là đạo đức giả” . Dần dần H phát hiện ra rằng, mọi người đều ghét mình và chơi
xấu mình, cố tình làm cho mình mất mặt. H tin rằng, người trưởng nhóm cũ thù ghét
mình vì mình không phục họ và “chắc đã nói xấu em với lãnh đạo nên lãnh đạo đã
tin họ và ghét em, không có em lên làm trưởng nhóm, trong khi đó, họ biết là năng
lực của em có thừa. Họ bổ nhiệm một đứa ít tuổi hơn em và năng lực kém em rất
nhiều. Em không thể làm nhân viên của nó được”. H nói bây giờ thì mình chán rồi,
không muốn làm gì nữa và cũng không làm được tốt như trước đây nữa. H cảm thấy
bất lực với bản thân vì “không được như trước đây”. Vì thế, H muốn bỏ làm nhưng
không thể quyết định được, cũng chưa biết sẽ làm ở đâu. H thấy tương lai đen tối và
không biết mình muốn gì và phải làm gì. Khi được hỏi về mối quan hệ tình cảm, H
nói rằng mình sẽ không lấy chồng vì không muốn làm cho cuộc sống của mình
phức tạp và đau khổ hơn, mặc dù đôi lúc cũng cảm thấy cô đơn và muốn có một đứa
con.

Yêu cầu: (Lưu ý: sử dụng 1 dạng tiếp cận)

1. Thân chủ còn thiếu thông tin gì?

2. Với những thông tin hiện có, giả định thân chủ đang gặp vấn đề gì?

3. Đáp ứng/không đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán nào? (Trong DSM-5)
4. Giải thích cơ chế dẫn đến vấn đề của thân chủ.

5. Sử dụng công cụ đánh giá nào trong ca này?

Chữa bài:

You might also like