You are on page 1of 8

ĐẤT NƯỚC

MB : Từng chia sẻ: “Đất Nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh
hùng nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”… “Tôi cố gắng thể hiện
hình ảnh Đất Nước giản dị, gần gũi nhất” nên NDK khi viết về ĐN – một đề tài quen thuộc –
đã chọn cách thể hiện riêng, một lối đi riêng với những khám phá, phát hiện độc đáo, mới mẻ,
mang đến cảm nhận về một ĐN vừa thân quen vừa mới lạ . Bằng giọng thơ trữ tình chính luận,
kết hợp giữa suy tư chiêm nghiệm sâu lắng và cảm xúc nồng nàn, đoạn trích ĐN trong TRường
ca mặt đường khát vọng là sự tiếp cận, khám phá, phát hiện mới mẻ, độc đáo của NKD về ĐN –
từ đó làm hiện lên một ĐN vừa quen thuộc, gian dị mà cũng vô cùng thiêng liêng trong sự tổng
hòa của không gian địa lí, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hóa dân gian…. Đoạn thơ….. là cách
lí giải của NKD về ĐN khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ….. Thành công của đoạn thơ là vận
dụng đa dạng các chất liệu văn học dân gian và sáng tạo từ thành ngữ ca dao để mang lại hơi
thở dân gian cũng như chất trữ tình sâu lắng cho đoạn thơ.

Đề 1: Phân tích 9 câu đầu

Dẫn dắt:  Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” – tác phẩm
được ra đời vào năm 1971, giữa lúc của kháng chiến chống Mĩ diễn ra khốc liệt nhằm thức tỉnh
một bộ phận thanh niên vùng đô thị tạm chiếm miền Nam nhìn rõ bản chất xâm lược của đế
quốc Mỹ, ý thức được vai trò trách nhiệm của thế mình, xuống đường hòa vào cuộc đấu tranh
chung của dân tộc. Đoạn trích là những khám phá, phát hiện mới mẻ độc đáo của NKD về ĐN
được thống nhất trong không gian địa lí, từ chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa dân gian, từ
đó làm toát lên tư tưởng chủ đề ĐN của nhân dân.

Vị tĩ đoạn thơ: Đoạn thơ …. 9 câu thơ đầu, NKD đưa người đọc cùng đi tìm cội nguồn của đn
để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ để từ đó người đọc ngỡ ngàng nhận ra một đất
nước quen thuộc, gần gũi ngay bên mình, ngay trong đời sống lao động, sinh hoạt đấu tranh của
nhân dân bao đời mà ở đó là những nét đẹp về lối sống, về phẩm chất, là nét đặc sắc về phong
tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.
Cam nhận đoạn thơ:
- Ngay câu thơ đầu tiên, bằng giọng thơ triết lí, chiêm nghiệm, NKD đã viết:  “Khi ta lớn
lên Đất Nước đã có rồi”…hay kể, .
Sử dụng cấu trúc”khi…đã có NKD khẳng định một điều hiển nhiên: mỗi chúng ta sinh
ra đất nước đã có rồi. Bởi lẽ, mỗi người khi lớn lên đã thấy đn tồn tại bên mình, đã sống trong
đn, sống cùng đn. Bởi vậy, “ta: vừa là cá nhân tác giả, cũng chính là all mọi người dân đất Việt
– những người đã sinh ra và lớn lên với ĐN này. Điều đó gợi cho ng đọc sự tò mò, hứng thú để
khám phá về nguồn cội của Đất Nước.
Đã có rồi – không gắn với bất kì một mốc thời gian xác định, cụ thể nào nhưng mặc
nhiên mỗi nguời đều xác định rất rõ cái đã có rồi ấy là từ rất lâu đời, từ xa xưa. Cụ thể là có từ
những cái ngày xửa ngày xưa. Ý thơ nhắc đến những câu chuyện cổ tích mẹ vẫn thường kể
ngày thơ bé. ở đó là bao câu chuyện về cuộc sống, hướng mỗi chúng ta đến những giá tị tốt đẹp
của cuộc sống. Cái ngày xửa ngày xưa ấy đã ngược dòng tg đưa người đọc trở về quá khứ xa
xưa với sự tiếp nối cua bao thế hệ nhân dân. Hai câu thơ vì thế thể hiện niềm tự hào mãnh liệt
về một ĐN cổ kính lâu đời với bề dày về lịch sử và phong tục tập quán. Mối chúng ta không biết
Đất Nước có tự bao giờ nhưng khi ĐN đã và vẫn đang song hành cùng chúng ta trong cuộc
sống..

- Sáu câu thơ tiếp theo: NKD tiếp tục mạch logic, khám phá quá trình hình thành, phát triển của
đn trong chiều sâu văn hóa, phong tục. 

-. Trước hết, là sự bắt đầu của ĐN:              Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

+ miếng trầu bà ăn bây giờ là sự khởi nguồn của ĐN. Ý thơ Nghe tưởng như vô lí:
bởi ĐN là một giá trị lớn lao, miếng trầu là một giá trị nhỏ bé, mà lại hợp lí vô cùng: bởi mọi
giá trị lớn lao đều được tạo dựng từ những giá trị nhỏ nhặt, thậm chí bình thường, tầm thường.
Và miếng trầu của bà đã trở thành cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa buổi bắt đầu của ĐN
với ngày hôm nay (bây giờ).

+. Miếng trầu của bà cũng gợi lại cả một kho tàng văn học dân gian, trong đó tiêu biểu
là những câu chuyện cổ tích gắn với đạo lí làm người trong lối sống. Miếng trầu ấy gắn với câu
chuyện Trầu cau thủa nào, ngợi ca tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh em, tình cảm gia đình.
Sau này, miếng trầu lại là vật giao tiếp giao duyên, có mặt trong mọi sinh hoạt văn hóa làng xã,
lại trở thành vật kết nối tình làng nghĩa xóm. Thì ra, đẹp biết bao nhiêu tình cảm con người, nói
cách khác từ khi con người biết yêu thương nhau, chung sống hòa thuận cùng nhau, quan tâm
chia sẻ cùng nhau là khi DN được bắt đầu. Cũng như cái ngày xửa ngày xưa trong lời ru của
mẹ, miếng trầu của bà là nguồn sữa thơm lành nuôi dưỡng cho ta hướng đến cái thiện, cái mĩ,
biết yêu đất nước, biết yêu con người, hình thành truyền thống tốt đẹp của dt – lối sống tình
nghĩa, thảo thơm. Về ý nghĩa của truyện cổ với đời sống tinh thần con người, nhà thơ Lâm Thị
Mỹ Dạ đã từng viết:                                 Tôi yêu truyện cổ nước tôi

                                 Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

                                 Thương người rồi mới thương ta

                                 Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần (Truyện cổ nước mình)
->. “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mĩ, là hiện thân của tình yêu
thương, lòng thủy chung của lối sống dân tộc.

-. Quá trình lớn lên của ĐN: lớn lên từ khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

     + “lớn lên” chỉ sự trưởng thành của Đất Nước. Câu thơ gợi nhắc cho ta nhớ đến truyền
thuyết Thánh Gióng, lên ba đã xông pha trận mạc, đánh đuổi giặc ngoại xâm, với sm phi thường
và tinh thần chiến đấu sôi sục. Sức mạnh Phù Đổng ấy đã trở thành biểu tượng của sự kiên
cường bất khuất trong đấu tranh bảo vệ bờ cõi của dt Việt Nam. (Từ “mà” trùng xuống, bởi để
có đn ngày nay là biết bao mất mát hi sinh, biết bao gian lao khó nhọc – một quá trình gian khổ
mà hào hùng, đau thương mà bất khuất). Câu thơ gợi lại cả một bề dày lịch sử chống giặc ngoại
xâm của cha ông ta, qua bao đời vẫn được tiếp nối và đã hóa thân thành những anh hùng thời
địa như chị VTS, chị Trần Thị Lý, anh NGuyễn Văn TRỗi…. tạc nên dáng đứng VN kiêu hùng,
anh dũng, hiên ngang.

+ hình ảnh thơ cũng gợi nhắc những lũy tre làng quen thuộc gắn bó với làng quê VN. Hình
ảnh cây tre cũng đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp phẩm chất, cốt cách, lối sống của con ng
VN: thật thà chất phác, cần cù chịu khó trong lao động; đoàn kết kiên cường, bất khuất trong
tranh đấu mà như Nguyễn Duy đã từng viết: “Nòi tre đâu chịu mọc cong. Chưa lên đã nhọn
như chông lạ thường”.

=>. Như vậy ĐN lớn lên chính trong quá tình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta,
gắn với vẻ đẹp phẩm chất của con người Vn trong suốt quá trình của lịch sử

-. Đất Nước cứ như thế được duy trì và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử, hình thành nên
văn hóa riêng biệt gắn với những phong tục tập quán, thuần phong mĩ tục trong đời sống sinh
hoạt và trong lao động sx qua bao thế hệ:

+ đó là hình ảnh búi tóc của mẹ - gợi hình ảnh những ng phụ nữ VN với mái tóc cuộc
thành búi sau đầu, vừa cho thấy sự gọn gàng, nữ tính, vừa gợi lên đức tính cần cù, chịu khó,
trong lao động. Ý thơ vì thế dẫu giản dị nhưng lại mang nét đẹp văn hóa của nhân dân bao đời.
Chẳng thế mà ca dao đã từng viết: Tóc ngang lưng vừa chừng em bới.  Để chi dài cho rối lòng
anh. Những cái đời thường như thế vẫn luôn là cốt lõi của những phong tục tập quán của dân
tộc.

+ Không chỉ búi tóc của mẹ mà tình nghĩa mẹ cha, tình cảm vợ chồng cũng đã góp phần làm
nên ĐN. Thương nhau tự nó đã nói nên lối sống trọng tình nghĩa của con người Việt. và cặp
hình ảnh gừng cay muối mặn đã trở thành biểu tượng cho vẻ đạp ấy mà ca dao đã từng viết: tay
bưng….đừng quên nhau, muối ba năm….mới xa để ngợi ca tình nghĩa vợ chồng thủy chung son
sắt. Tình nghĩa được bồi đắp theo thời gian, mỗi lúc một đong đầy, dày nặng. Chẳng vậy mà
trên khắp dải Bắc- Nam vẫn còn đó những Hòn trống mái, những núi Vọng Phu … tô điểm cho
bức tranh họa đồ ĐN.

+ Trọng tình nghĩa, nên: cái kèo cái cột thành tên. Câu thơ nhắc đến phong tục đặt tên con
giản dị, mộc mạc của cha ông xưa. Không quá cầu kì, kén chọn, những cái tên luôn bắt nguồn
từ những thứ gắn bó, gần gũi, thân thuộc trong đời sống hàng ngày. Kèo, cột – vốn là hai bộ
phận làm nên giá đỡ mái nhà ở nông thôn xưa, trong đó kèo là bộ phận kết nối, căn chỉnh các
góc, cột là bộ phận chống đỡ; cả hai kết hợp với nhau tạo nên sự chắc chắn cho ngôi nhà.
Dường như ẩn sau cách đặt tên con như thế gửi gắm ước muốn, hi vọng của cha mẹ về tình anh
em đoàn kết gắn bó, yêu thương, đùm bọc nhau. Đó cũng chính là một phần làm nên ĐN.

+ Cuối cùng, ĐN hiện diện ngay trong cuộc sống lao động vất vả - trong quá tình lao động
sản xuất vốn còn nhiều vất vả, khó khăn. hạt gạo phải môt nắng hai…sàng.

Ý thơ gợi lại cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước của dân tộc. Thành ngữ
“Một nắng hai sương” gợi hình dung về những lam lũ, nhọc nhằn vất vả sớm hôm, dầm mưa
dãi nắng của nhân dân trong lao động sx vốn còn thô sơ lạc hậu.

Từ “phải” kết hợp với liệt kê các động từ “xay, giã, giần, sàng” cho thấy quá trình
gian khố của nhân dân để làm ra hạt gạo, bát cơm. Câu thơ chất chứa sự ngợi ca, tấm lòng biết
ơn, sự trân trọng của tg với quá trình lao động sản xuất của bao thế hệ người Việt. Lần đầu tiên,
ĐN được tìm thấy từ những vật dụng quen thuộc, từ trong hạt gạo nhỏ nhoi mà lại mang cảm
hứng ngợi ca, tự hào bởi: bàn tay ta làm nên…thành cơm, và một thực tế: ai ơi…muôn phần.
Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của nông dân bao thế hệ đời nay.

Như vậy, từ miếng trầu bà ăn, từ những khóm tre làng, từ búi tóc của mẹ, từ tình cảm mẹ
cha, từ cách đặt tên con đến hạt gạo được làm ra trong quá trình lao động vất vả … all đều là
những cái gắn liền với quá trình lao động sx và đời sống sinh hoạt – những cái thân thuộc, bình
dị, bình thường, đời thường nhưng lại là gốc rễ của bao phong tục tập quán để làm nên bản sắc
riêng của dân tộc, duy trì, phát triển ĐN.

- Đó là lí do vì sao, NKD khẳng định: Đất Nước có từ ngày đó. Với hình thức kết cấu quy
nạp, câu thơ là sự chiêm nghiệm, suy tư của NKD về sự hình thành của ĐN. “Ngày đó” là ngày
nào, chúng ta không xác định được mốc thời gian cụ thể song lại cho một câu trả lời đầy đủ
nhất, xác định nhất. Ngày đó chắc chắn là ngày chúng ta có truyền thống, có phong tục tập
quán, có bản sắc văn hóa. All những điều đó được hình thành trong quá trình đấu tranh và trong
lao động , trong sinh hoạt hàng ngày, trong lối sống, trong phẩm chất của nhân dân bao đời
Đánh giá chung:
Xây dựng đoạn thơ với cấu trúc tổng -phân -hợp kết hợp với các cụm từ: đn đã có, đn bắt
đầu, đn có từ… NKD giúp ng đọc hình dung đc quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đn
trong chiều dài ls, trong chiều sâu văn hóa dân gian. Cùng với đó là việc sử dụng linh hoạt và
sáng tạo chất liệu văn học dân gian đã mang lại chất trữ tình cho đoạn thơ, khơi gợi sự xúc động
của ng đọc đối với sự cổ kính, lâu đời của ĐN. Vì thế mà gương mặt Đất Nước hiên lên gần gũi,
quen thuộc, đời thường mà vẫn lớn lao, cao cả, vĩ đại. Đó là cách khám phá mới mẻ độc đáo của
NKD về ĐN. Đoạn thơ cũng là sự kết hợp hài hoà giữa trí tuệ và cảm xúc đã làm nổi bật lên
lối thơ tữ tình chính luận _ phong cách độc đáo riêng của Nguyễn Khoa Điềm.

 Đề 2: cảm nhận về đoạn thơ sau:


Những người vợ nhớ chồng…

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Khái quát chung, dẫn dắt: hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích

Dẫn: đoạn thơ, NKĐ đã dẫn dắt người đọc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Ai đã làm ra ĐN trên
phương diện ko gian địa lí. Không lăp lại thói quen ngợi ca những không gian rộng lớn, kì vĩ
khi viết về Đn, NKD lại chú ý đến những địa danh, những vùng đất gắn liền với cuộc sống cần
lao của nhân dân, phát hiện ở đó những vẻ đẹp về lối sống, phẩm chất, tâm hồn, cống hiến của
bao thế hệ nhân dân. Bằng tình yêu và nỗi đau, bằng sự dũng cảm hay cần cù nhẫn nại, bằng
cách sống và cách nghĩ nhân hậu, thủy chung, bằng những ước mơ đẹp đẽ, những khát khao
bình dị, nhân dân đã tạo nên hình sông dáng núi, đã làm nên “đất nước muôn đời”.
11 câu đầu:

- trước hết, NKD đã liệt kê một loạt các danh thắng trên khắp dải đất hình S, từ B chí N đã thể
hiện niềm tự hào, kiêu hãnh của tác giả về một đn nhiều danh thắng, về gấm vóc giang sơn. Đặt
trong bối cảnh sáng tác – khi Đn đang bị chia cắt thì cách liệt kê những địa danh từ Bắc chí N
ấy đã đã ẩn chứa một khát vọng về B – N nối liền một dải, sum họp một nhà mà ko kẻ thù nào
chia cắt được

-. Không dừng lại ở đó, điều đặc biệt hơn cả, mỗi danh thắng ấy kh«ng chØ lµ s¶n phÈm cña
t¹o hóa tô điểm cho bức tranh họa đồ đn, mµ đó cßn là những huyền thoại, những sự tích kết
tinh những vẻ đẹp phẩm chất, tính cách nhân dân suốt 4000 năm lịch sử.

+ đó là tình nghĩa vợ chồng thủy chung, gắn bó với núi Vọng phu, hòn Trống mái. Hình ảnh
thơ gợi nhắc đến những người vợ bồng con ngóng chồng đến hóa đá, nhưng cặp vợ chồng yêu
thương nhau hóa thành hòn trống mái để mãi mãi bên nhau, hướng về nhau. Trải qua bao thăng
trầm ls, những hình ảnh đó vẫn trường tồn cùng đất nước. Tình nghĩa vợ chồng thủy chung ấy
vì vậy đã đi vào ca dao: tay bưng…quên nhau. Vẻ đẹp trong lối sống của mẹ cha, vợ chồng đã
trở thành dáng hình đất nước như thế
+ đó là những ao đầm làng Gióng do gót ngựa Thánh Gióng năm xưa để lại. hình ảnh thơ không
chỉ gợi nhắc đến truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta khi chống giặc
ngoại xâm mà còn gợi nhắc về không gian làng quê đậm màu sắc nông thôn Việt Nam bao đời.
Thì ra, ao đầm không chỉ là sản phẩm của tạo hóa, của mục đích sd của con ng trong cs sau mỗi
lũy tre làng mà còn là chứng tích còn lại của một thời đánh đuổi giặc ngoại xâm của cha ông
trong buổi dựng nước, giữ nước

+ đó là ý thức hướng về nguồn cội với hình ảnh Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ
Hùng Vương". Ý thơ gợi nhớ truyền thuyết Vua Hùng dựng nước thủa sơ khai. Chính NKD
từng viết: hàng năm dù ăn đâu làm đâu cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. Như vậy, ngọn núi
Hi Cương sừng sững và những núi đồi xung quanh không chỉ làm nên vẻ đẹp hùng vĩ mà còn
làm nên sự thành kính, thiêng liêng của mảnh đất Tổ Hùng Vương.
+ Đó là mảnh đất 9 rồng ở miền Tây Nam Bộ, với dòng sông Cửu Long xanh mát bốn mùa. Câu
thơ mang giá trị gợi hình, gợi liên tưởng cao: dòng sông CL với 9 cửa đổ ra biển được hình
dung như 9 con rồng vẫy vùng nơi biển lớn, không chỉ làm nên vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ cho nơi
đây mà còn kiến tạo nên sự trù phú tốt tươi của những miệt vườn sông nước Cửu Long.

+ Đó cũng là vẻ đẹp của tinh thần hiếu học của những cậu học trò nghèo qua hình ảnh núi bút
non nghiên ở mảnh đất Quảng Ngãi. Sinh ra trong buổi nước nhà còn bao khó khăn vất vả
nhưng con ng VN vẫn khao khát ánh sáng chữ nghĩa, khoa khát tri thức học vấn. Bao tấm
gương Trạng nguyên hiếu học vẫn còn lưu danh sử sách. Điều đó làm nên niềm tự hào của tg về
một đất nước nghìn năm văn hiến, có truyền thống hiếu học lâu đời, mà nói như HUY Cận thì
đó là một đất nước “lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”.

+ đó cũng là sự trân trọng ngay cả những sự vật nhỏ bé nhất trong cuộc sống hàng ngày của
nhân dân ta, để rồi: con cóc, con gà cũng góp phần giúp Hạ Long thành thắng cảnh. Vẫn là
điểm nhìn kề cận, gắn với những gì thân thuộc, bình dị nhất, một lần nữa NKD khẳng định làm
nên ĐN không chỉ là những cái lớn lao,kì vĩ, ko chỉ là bàn tay khối óc con người mà còn là sự
góp cùng của những thứ nhỏ bé nhất, bình thường nhất.
+ rồi đó cũng là lòng yêu nước thầm lặng của những ông Đốc ông Trang bà Đen bà Điểm… -
những con người đại diện cho vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn của nhân dân, có công mở đất, mở làng đã
trở thành những sơn danh, địa danh ở Nam Bộ.

=>. Không chỉ nhìn ở hình dáng bên ngoài, NKD nhìn sâu vào lớp trầm tích bên trong những
danh thắng để phát hiện, khảng định vẻ đẹp của tâm hồn, khát vọng nhân dân được kết tinh ở
đó. Đó là lí do vì sao tg sd các cách diễn dạt khác nhau nhưng cùng chung một ý nghĩa: “góp
cho”, “góp nên”, “để lại”, “góp mình”, “đã góp tên”... Góp mang nhiều sắc thái biểu cảm đã
khơi dậy liên tưởng mang đậm tính nhân văn: ĐN là thành quả của trí tuệ, tài năng, của tâm
hồn, lối sống của nhân dân cả trong đấu tranh, trong lao động và trong cs sinh hoạt đời thường
trong suốt chiều dài lịch sử dt.
Vì lẽ đó, mỗi địa danh ko phải là những dòng tên vô nghĩa mà luôn gắn với công lao,
tâm huyết của nhân dân. Một mảnh đất chưa có tên tức là chưa có dấu ấn của con người. Bởi
vậy, địa danh lan đi đến đâu thì đất n lại được mở rộng đến đó, lại ghi dấu ấn sinh tồn của người
khai phá, tạo dựng. Chính nhân dân đã góp tên để làm nên Đất nước. mà nói như NKD thì:
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra ĐN)
Chuyển ý sang 4 câu còn lại:
Dẫn: Để rồi bằng giọng thơ đậm chất suy tưởng, triết lí, NKD tiếp tục khẳng định:
+ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình một áo ước một lối sống ông cha
++ Ruộng đồng gò bãi vốn chẳng có tên gọi cụ thể, chỉ là nơi gắn liền với cuộc
sống lao động còn nhiều vất vả, nhọc nhằn của nhân dân, vừa lam lũ vừa lấm láp. Thế nhưng,
trên những gò bãi ấy lại chở nặng bao ước mơ của nhân dân về một cuộc sống no đủ yên bình.
Vì vậy, với ngth liệt kê kết hợp với cách nói phủ định để khẳng định: chẳng mang một dáng
hình…ông cha, NKD đã giúp ng đọc trân trọng biết bao nhiêu những ruộng đồng gò bãi ấy. Với
nhân dân ta thì tấc đất là tấc vàng, vì nhân dân luôn tin rằng: bàn tay ta…. Bởi vậy mà không
gian quen thuộc, bình thường đến tầm thường ấy mà vẫn lớn lao, đáng quý. Với nhân dân, mảnh
đất nào làm nên sự sống, duy trì sự sống thì đó đều là mảnh đất vàng.
+ + Cùng với đó, thán từ ôi được cất lên vừa thể hiện sự chiêm nghiệm vừa thể
hiện sự biết ơn, ngợi ca của tác giả:
Ôi đn 4000 năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Mốc thời gian 4000 năm được nhắc đến một lần nữa khẳng định sự lâu
đời cổ kính của ĐN, khơi dậy bao nhiềm tự hào. Bởi trong chiều dài ls ấy là cả một bề dày của
văn hóa, của phong tục tập quán - vốn là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng, khát vọng, lối sống
nhân dân bao đời. Cũng trong chiều dài ls ấy, bao cuộc đời nhân dân đã hóa thân vào Đn. Từ
hóa tự nó đã nói lên all. Đó ko chỉ là gắn bó, là hòa nhập mà còn là hiến dâng. Nhân Dân
không chỉ góp tuổi, góp tên mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình. Ý thơ giản dị mà đậm
màu sắc nhân văn cao quý. Dường như NKD đang muốn nhắn nhủ với người đọc:
ĐN là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải iết hóa thân thành dáng hình xứ sở
Làm nên ĐN muôn đời
Đặt trong bối cảnh sáng tác chương V của trường ca MDKV thì những lời thơ trữ tình
chính luận ấy của NKD quả thực đã thức tỉnh sâu sắc nhận thức của một bộ phận thanh niên lúc
bấy giờ vẫn đang mơ hồ, dao động trước những luận điệu phản động của Mỹ - (Biên giới Hoa
Kì kéo dài đến vỹ tuyến 17. Nơi nào sung sướng nhiều tiền thì đó là tổ quốc). ĐN là Nhân dân
gây dựng bằng cả máu xương của mình. Là thế hệ được kế thừa cần phải ý thức được trách
nhiệm của mình để giữ gìn, bảo vệ và dựng xây.
Bình: Lời thơ giản dị kết hợp với giọng thơ suy tư chiêm nghiệm mà thấm đẫm cảm xúc trữ
tình cũng như tình yêu, tự hào về non sông ĐN, NKD đã khẳng định ĐN này là của Nhân dân,
do nhân tạo dựng. Và như vậy, chẳng phải là những anh hùng, những nhân vật lịch sử trứ danh
với các triều đại ls hào hùng làm nên ĐN, mà chính nhân dân là chủ nhân của ĐN, đã góp bao
trí tuệ, công lao, khát vọng để tạc nên diện mạo non sông. Chất liệu văn hóa dân gian được tác
giả vận dụng sáng tạo. Qua hình tượng đất nước mà nhà thơ ca ngợi tám hồn nhân dân, khẳng
định phẩm chất, bản lĩnh và dáng đứng Việt Nam.

You might also like