You are on page 1of 5

1

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KỲ 1 MÔN SINH HỌC


Câu 1: Nêu chức năng của bộ xương
Tạo bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất điịnh
Làm chỗ bám của các cơ ---> cơ thể vận động được
Tạo thành các khoang, bảo vệ các cơ (quan tim, phổi, não, tuy sống,…)
Câu 2: Phân biệt các loại khớp xương (cấu tạo, vị trí, cử dộng và vai trò)
Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp khửu tay, chân; khớp bán động như
khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.
  Khớp động Khớp bán động Khớp bất động

Cấu Hai đầu có lớp sụn trơn, Phẳng, hẹp. Giữa hai Có đường nối giữa hai
tạo bóng. Ở giữa có dịch khớp đầu xương có đĩa sụn xương là hình răng cưa
và dây chằng sít với nhau

Vị trí Khớp ở tay, chân Khớp ở các đốt sống Khớp ở hộp sọ

Cử Cử động dễ dạng Cử động hạn chế Không cử động được


động

Vai giúp cơ thể có những cử giúp cơ thể mềm dẻo Giúp bảo vệ các cơ quan
trò động linh hoạt đáp ứng trong dáng đi thẳng phía trong nó. 
được những yêu cầu lao và lao động phức
động và hoạt động phức tạp, cử động của
tạp.  khớp hạn chế

Câu 3: Tính chất của cơ và ý nghĩa của sự co cơ. Nguyên nhân mỏi cơ và
cách khắc phục
* Tính chất của cơ và ý nghĩa của sự co cơ
- Tính chất của cơ
+ Cơ có tính chất co và dãn
+Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của cơ làm tế bào cơ
ngắn lại
+Hoạt động co cơ khi có kích thích từ môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần
kinh
- Ý nghĩa hoạt động co cơ
+ Cơ co giúp xương cử động nên cơ thể vận động được trong không gian, lao động
+ Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các cơ.
* Nguyên nhân mỏi cơ và cách khắc phục
2

-Do cơ thể ko được cung cấp đủ Oxi nên tế bào hô hấp trong điều kiện thiếu oxi
nên sản sinh ra ít năng lượng đồng thời lượng axit lactic tích tụ tăng gây đầu độc

* Biện pháp chống mỏi cơ:
- Khi mỏi cơ cần:
+ Nghỉ ngơi, hít thở sâu
+ Xoa bóp cơ, mát xa vùng cơ mỏi
+ Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý
+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
+ Thường xuyên xoa bóp cơ để máu lưu thông tốt
+ Cung cấp đủ oxigen
Câu 4: Các biện pháp vệ sinh hệ vận động
- Để cơ và xương phát triển cần:
+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
+ Tắm nắng lúc sáng sớm
+ Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
+ Lao động vừa sức
- Để tránh cong vẹo cột sống, khi học tập và lao động cần:
+ Lao động, mang vác vừa sức, khi mang vác phải đều 2 bên vai
+ Học tập: Ngồi ngay ngắn, không nghiêng vẹo, gò lưng
Câu 5:
- Vì sao người trưởng thành thường xương không dài ra được nữa
Đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra
các tế bào mới và hóa xương
- Vì sao xương bị gãy có thể liền lại được sau 1 thời gian cố định?
Sau khi xương bị gãy, màng xương ở bề mặt chất kích thích trở nên năng động,
hưng phấn, nhanh chóng điều tiết chất dinh dưỡng ở các bộ phận của cơ thể tập
trung lại chỗ bị thương. Nó liên tục sản sinh ra tế bào xương mới, gắn liền bộ
phận bị gãy lại với nhau. Xương mới dần dần lấp đầy chỗ trống từ ngoài vào
trong. Lúc này, xương đã hoàn toàn được nối lại.
- Tại sao xương to và dài ra được?
+ Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những
tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.
Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
Câu 6: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
+ Khi có vi khuẩn, vi rút... xâm nhập cơ thể, BC trung tính và BC mônô di chuyển
nhanh đến, tạo chân giả bao vây lấy vi sinh vật rồi tiêu hóa chúng (sự thực bào).
3

+ Khi vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của TB
limphô B: TB limphô B tiết kháng thể để kết hợp với kháng nguyên tương ứng
(theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa) làm vô hiệu hóa kháng nguyên.
+ Khi vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của TB limphô B sẽ gặp hoạt
động bảo vệ của TB limphô T bằng cách tiết các phân tử Prôtein đặc hiệu làm tan
màng TB nhiễm và TB nhiễm bị phá hủy.

Câu 7: Khái niệm miễn dịch. Các loại miễn dịch. Vì sao phải tiêm phòng
vacxin?
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh truyền nhiễm nào đó.
- Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

- Phải tiêm phòng Vacxin vì Vắc-xin giúp cơ thể tạo ra hàng phòng thủ tự nhiên
từ khi cơ thể đang khỏe mạnh để giúp phát triển miễn dịch cách an toàn và có hiệu
quả cao để phòng bệnh
Câu 8: Cơ chế đông máu và các nguyên tắc truyền máu. Giải thích sự cho và
nhận máu
* Cơ chế đông máu
+ Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng
enzim.
+ Giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu (trong huyết tương) biến thành tơ máu.
+ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.
+ Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion
canxi (Ca2+)
* Các nguyên tắc truyền máu
Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
4

- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ


bị kết dính hồng cầu
- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì
sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu
→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra
các mầm bệnh trước khi truyền máu
* Giải thích sự cho và nhận máu
- Nhóm máu AB:
+ Kháng nguyên trên hồng cầu: A, B
+ Kháng thể trong huyết tương: không có.
→ Huyết tương không kết dính với hồng cầu của bất kì nhóm máu cho nào, do đó
nhận bất kì nhóm máu, là nhóm máu chuyên nhận.
- Nhóm máu O:
+ Kháng nguyên trên hồng cầu: không có.
+ Kháng thể trong huyết tương: Beta và alpha.
→ Hồng cầu không kết dính với bất kì huyết tương của nhóm máu nhận nào, do đó
cho bất kì nhóm máu, là nhóm máu chuyên cho.
- Nhóm máu A:
+ Kháng nguyên trên hồng cầu: A
+ Kháng thể trong huyết tương: beta.
→ Có thể cho nhóm máu AB, A vì không có khảng thể alpha gây kết dính kháng
nguyên A.
- Nhóm máu B:
+ Kháng nguyên trên hồng cầu: B
+ Kháng thể trong huyết tương: alpha.
→ Có thể cho nhóm máu AB, B vì không có khảng thể beta gây kết dính kháng
nguyên B.
Câu 9: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn, nhỏ. Các biện pháp vệ
sinh tim mạch
Vòng Tuần Hoàn Nhỏ Vòng Tuần Hoàn Lơn
Đường đi Dẫn máu đỏ thẫm từ Dẫn máu đỏ tươi từ tâm
tâm thất phải -> qua thất trái -> Động mạch
động mạch phổi  -> mao chủ -> mao mạch (TĐC,
mạch phổi (TĐK)-> tĩnh TĐK) -> Tình mạch chủ
mạch phổi (máu đỏ (máu đỏ thẫm) -> Tâm
tươi) -> tâm nhĩ trái.  nhĩ phải
5

* Các biện pháp vệ sinh tim mạch


- Không sử dụng các chất kích thích như hút thuốc la, uống rượu bia, …
- Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh các cảm xúc âm tính.
- Khám bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh về tim mạch.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như cảm cúm, thương hàn, bạch hầu.
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch như thức ăn có chứa nhiều mỡ
động vật, thức ăn mặn.
- Thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức
- Ăn uống lành mạnh

You might also like