You are on page 1of 4

Nhóm 4

Nguyễn Hà An - Nguyễn Thị Tố Loan 

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là khai thác thuộc địa,
chứ không phải là khai hóa văn minh. 

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi xuyên suốt toàn bộ tư
tưởng Hồ Chí Minh; thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của
Người. Từ khi trở thành người cộng sản cho đến khi trở thành lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia,
mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội phù hợp
với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam.

Luận điểm 1: Chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn

Dẫn chứng 1: Nền tảng cách mạng giải phóng con người

Những năm 20 thế kỷ XX, trong một số bài viết, Người nhiều lần đề cập đến sự cần
thiết phải thành lập Đảng Cộng sản theo học thuyết CNXH khoa học để lãnh đạo quần chúng
trong nước và ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để đưa
cách mạng đến thành công. Cũng vào những năm 20 thế kỷ trước, giữa lúc trên thế giới xuất
hiện nhiều trào lưu cách mạng, nhiều khuynh hướng tư tưởng, Hồ Chí Minh đã khẳng định
vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo
CNXH khoa học. Với nhận thức lý luận đó, sinh hoạt trong Đảng Cộng sản Pháp, trực tiếp
tìm hiểu Đảng Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc và các đảng anh em khác, Người đã dẫn dắt
những thanh niên Việt Nam yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với CNXH khoa
học, tạo tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Được học tập lý luận Mác - Lênin, học thuyết CNXH khoa học kết hợp với hoạt động
thực tiễn trong phong trào yêu nước và cách mạng dưới sự hướng dẫn của Hồ Chí Minh, các
thanh niên Việt Nam yêu nước đã đóng vai trò nòng cốt trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin, CNXH khoa học và những tư tưởng cách mạng của Người trong những người Việt
Nam yêu nước một cách sâu rộng. Cụ thể là đã phát triển tổ chức trong công nhân, nông dân
ở các trung tâm công nghiệp, đô thị, hầm mỏ, nông thôn và ảnh hưởng ngày càng lan rộng,
đẩy phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng lên mạnh mẽ, có bước phát triển mới, đáp ứng
yêu cầu của phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do.

Trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Cách mạng xã hội
chủ nghĩa (XHCN) là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, chưa từng có trong lịch sử
nước nhà. Nhưng, “nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: CNXH không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, để “ai cũng được
làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu được giúp đỡ, các cháu bé thì
được chăm sóc”. Người cũng chỉ rõ: “Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, chúng ta nhất định
có những khó khăn. Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện
dễ”. Điều lớn lao nhất của cách mạng XHCN là phải xây dựng được nền tảng, vật chất của
CNXH. Mà muốn xây dựng được nền tảng, vật chất cho CNXH, điều quan trọng nhất lại phải
có những con người XHCN theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì ý nghĩa đó, trong
quá trình lãnh đạo cách mạng gắn với CNXH, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm
đến chủ thể xây dựng CNXH.

Dẫn chứng 2: Chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng triệt để

Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Người, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn:
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng dân tộc dân
chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu,
nhiệm vụ dân chủ được thực hiện tiến trình từng bước và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân
tộc. Vì thế, ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp,
trước mắt, cấp bách. 

Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại. Với dân tộc Việt
Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của
biết bao thế hệ người Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội
dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ
độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập
dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập
dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động. 

Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc,
giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. Độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với đời
sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm nên thắng lợi
của cách mạng dân tộc dân chủ. Để đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc, để không rơi vào lệ
thuộc, đói nghèo lạc hậu, chặng đường tiếp theo chỉ có thể là đi lên chủ nghĩa xã hội. Người
khẳng định "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để các dân tộc
bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc
lập thật sự, chân chính".
Luận điểm 2: Xuất phát từ truyền thông dân tộc, Hồ Chí Minh chọn con đường chủ
nghĩa xã hội thích ứng phương Đông, phương Tây

Dẫn chứng 1: Kinh tế

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, C. Mác đã cho rằng: “Tôi coi sự phát
triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Theo chiều tiệm
tiến thì việc phát triển tuần tự hay bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời lạc hậu, xây
dựng hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn là hợp quy luật phát triển của xã hội loài người. Cả
về lý luận và thực tiễn đều cho thấy, chủ nghĩa tư bản không phải là nấc thang phát triển cao
nhất của xã hội loài người. Trong thời đại hiện nay, các dân tộc chỉ có hai lựa chọn là, theo
con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, hay cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa
xã hội. Sự lựa chọn con đường nào phụ thuộc vào nhận thức và hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của
mỗi dân tộc. Nhưng, xu hướng phát triển chung là các dân tộc đều đi lên chủ nghĩa xã hội, dù
cho con đường đó diễn ra lâu dài, gian khổ và cách thức tiến hành sẽ không giống nhau.

Điều ấy được kiểm chứng rõ trong tính đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam, là từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập đã bỏ qua
sự phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội. Nước ta phải trải qua một
quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh với quyết tâm chống
lại ách đô hộ và xâm lược của đế quốc, thực dân, để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền
thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Việt Nam là một tấm gương mẫu
mực trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội; đó là cơ sở bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là
đường lối cơ bản, xuyên suốt và nhất quán của cách mạng Việt Nam.

Dẫn chứng 2: Chính trị

Trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tư
duy sáng tạo, phân tích hoàn cảnh cụ thể của đất nước, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm
các nước, nhưng không máy móc, giáo điều. Năm 1956, Người đã nhận thức “Chủ nghĩa xã
hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”. “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong
tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác”. “Còn giai cấp tư sản ở ta thì họ có xu hướng chống
đế quốc, có xu hướng yêu nước... cho nên, nếu mình thuyết phục khéo, lãnh đạo khéo, họ có
thể hướng theo chủ nghĩa xã hội”. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích điều kiện của
Việt Nam vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu. “Trong những điều kiện
như thế, chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến
dần lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những vấn đề đặt ra trước mắt Đảng ta hiện nay”. Người chỉ
rõ: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan
điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân
tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần
hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối,
phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước
ta”

Dẫn chứng 3: Văn hóa xã hội

Việt Nam nằm ở ngã tư giao lưu văn hoá từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Viêt
Nam khi hình thành quốc gia trên bán đảo Ấn Độ - Trung Quốc thì hai quốc gia châu Á vĩ đại
này đã có nền văn hoá phát triển rực rỡ, đang toả ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước xung
quanh. Văn hoá Việt Nam có chung cơ tầng văn hoá bản địa với các nước Đông Nam Á,
nhưng đã sớm chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá của Trung Quốc và Ấn Độ. Bản thân hai nền
văn hoá lớn này cũng có chung đặc điểm của văn hoá phương Đông là tính hỗn dung, cộng
sinh cao, nên cũng không trái với truyền thống khoan dung, đối thoại cởi mở của văn hoá
Việt Nam.

Tại Pháp, Người đã tiếp thu lý tưởng nhân quyền, dân quyền và pháp quyền của các
nhà Khai sáng Pháp và vận dụng nó vào cuộc đấu tranh, phê phán chế độ thực dân, đòi các
quyền ấy cho các dân tộc thuộc địa. Có thể tìm thấy dấu ấn ảnh hưởng các giá trị của nền
Cộng hoà Pháp trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc
lập 1945, trong Hiến pháp đầu tiên 1946, …

Đúng là Hồ Chí Minh đã sớm bị hấp dẫn bởi lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái của
Đại cách mạng Pháp và muốn đi sang Pháp để tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau ba từ ấy.
Và Người đã nhận ra rằng nền Cộng hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên quan điểm giá trị
vềcon người cá nhân, nhất là về quyền tự do, bình đẳng của cá nhân theo tinh thần cách
mạng tư sản Pháp; còn Hồ Chí Minh xuất phát từ vị trí người dân thuộc địa phương
Đông, vốn đề cao tinh thần cộng đồng, luôn đặt quốc gia, dân tộc lên trên cá nhân. Với Hồ
Chí Minh, Tự do trước hết vẫn là tự do của toàn dân tộc chứ chưa phải là tự do cá nhân; Bình
đẳng cũng được Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc; còn Bác
ái (fraternité) – một khái niệm quá rộng, như lòng bác ái của Chúa đòi hỏi phải “yêu cả kẻ thù
của mình”, là điều khó chấp nhận đối với các dân tộc bị áp bức! Hồ Chí Minh hiểu khái niệm
này theo đúng nghĩa của nó là tình hữu ái, như tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”, nên Người
thường quen gọi những người lao động, các dân tộc bị áp bức là anh em (hỡi anh em ở các
thuộc địa, các dân tộc anh em, các nước anh em, …).

You might also like