You are on page 1of 3

TRANG CHỦ

GIỚI THIỆU

TIN HOẠT ĐỘNG

VĂN BẢN - TÀI LIỆU

HỆ THỐNG GỬI NHẬN VĂN BẢN

HỎI ĐÁP

ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM
VỤ ĐƯỢC GIAO

TRANG CHỦHỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

19/03/2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội – tiếp cận từ phương diện đạo đức và sự vận dụng, phát triển
của Đảng ta

Lượt xem: 559

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội từ tiếp cận đạo đức, bài viết tập trung
làm rõ nội dung cơ bản và nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội
là lý trưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới; chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, chủ
nghĩa nhân đạo chiến đấu; đặc trưng bao trùm là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con
người; chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân nhưng không phủ nhận cá nhân. Từ đó bài viết
khẳng định, dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức ngày càng đúng đắn, sâu
sắc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đã đạt được những thành tựu
to lớn có ý nghĩa lịch sử.

anh tin bai

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm (ngày 19-5-1955), Người nhắc nhở cán bộ, công
nhân phát huy truyền thống cách mạng của nhà máy, ra sức xây dựng miền Bắc, ủng hộ miền Nam –
Ảnh: Tư liệu
Trong lịch sử nhân loại ở thể kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả
dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người
đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH, đã vận dụng và phát triển một
cách sáng tạo, đưa ra nhiều kiến giải mới nhằm bổ sung vào lý luận Mác – Lênin, phù hợp với thực tế
Việt Nam.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội – tiếp cận từ phương diện đạo đức

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là lý tưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới

Cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, trong xã hội đã từng tồn tại những lý tưởng xã hội
khác nhau. Lý tưởng của giai cấp phong kiến với việc lấy quyền lực tối cao là cơ sở để tồn tại. Lý tưởng
của giai cấp tư sản lấy lợi nhuận kinh tế làm thước đo giá trị. Lịch sử nhân loại cũng đã từng chứng kiến
sự xuất hiện lý tưởng của những nhà XHCN không tưởng. Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời đã đánh dấu sự
phát triển nhảy vọt trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Những tư tưởng về lý tưởng tốt đẹp, cao cả của
CNXH được các nhà kinh điển đề cập sâu sắc theo quan điểm khoa học và cách mạng qua các tác phẩm
của mình, đặc biệt là tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848. Đó là tư tưởng giải phóng
hoàn toàn con người để đem lại hạnh phúc cho con người, không có người bóc lột người và do chính
con người thực hiện.

Trong khi đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã mơ ước cho dân tộc mình và cho cả loài người một
đời sống thật sự tự do, bình đẳng, bác ái. Một cuộc sống mà chính giai cấp tư sản đã nêu lên trên lá cờ
của nó, nhưng cái quyền tối thiểu ấy của con người được nêu lên trong cách mạng tư sản đã nhanh
chóng héo khô như những bông hoa chưa nở đã tàn. Trên các ngả đường của thế giới, Người đã không
thấy tự do mà chỉ thấy nhà tù và máy chém. Người không thấy bình đẳng mà chỉ thấy đói rét và nhục
nhã, thấy những phố nghèo của công nhân, qua những túp lều xiêu đổ của dân thuộc địa. Người chẳng
thấy bác ái mà chỉ thấy hành hạ, chém giết, bạo tàn. Và theo Người, “Cách mệnh Pháp cũng như cách
mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực
trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”(1). Đây là cuộc cách mạng chưa đem lại
quyền lợi thật sự của quần chúng lao động bị áp bức và cũng không trả lời được con đường giải phóng
dân tộc. Chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mới vạch rõ con đường đi tới của cách mạng Việt
Nam.
Về phương diện lý luận, Hồ Chí Minh tìm thấy nhiều câu trả lời cho cách mạng Việt Nam trong lý luận
của V.I.Lênin, đặc biệt là những vấn đề dân tộc và thuộc địa, về khả năng và triển vọng của các dân tộc
phương Đông. Kế thừa tư tưởng V.I.Lênin, Người khẳng định: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh,
vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động
trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”(2).

Chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản là một quá
trình nhận thức về lý luận và thực tiễn, suy ngẫm và so sánh để rồi cuối cùng đi đến một quyết định lựa
chọn dứt khoát có ảnh hưởng đến vận mệnh và tương lai của dân tộc “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đường lối thực hiện cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH là một cống hiến lý luận quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho
tàng lý luận Mác – Lênin và đã được thực tế lịch sử Việt Nam kiểm chứng và thực hiện. Độc lập dân tộc
là tiền đề, để tiến lên CNXH, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Như vậy, CNXH
là lý tưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới. Vậy CNXH là gì? Dưới góc độ đạo đức, những giá trị CNXH
được Hồ Chí Minh định nghĩa ở một số khía cạnh nổi bật sau:

Một là, định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu tốt đẹp và chỉ ra phương hướng, phương thức để đạt
mục tiêu đó. Đây là cách định nghĩa phổ biến mà Hồ Chí Minh thường dùng và cũng là lý tưởng tốt đẹp
mà Việt Nam và nhân loại hướng tới. Trong hơn 20 định nghĩa về CNXH, thì có hơn 2/3 định nghĩa thuộc
nội dung này. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh hỏi: “chủ nghĩa xã hội là gì?” và Người tự trả lời: “Là mọi người
được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”, “Là đoàn kết, vui khỏe”. Hoặc, “Mục đích của chủ nghĩa xã hội
là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”(3).

You might also like