You are on page 1of 6

Bài thi kết thúc môn học:

Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh


GVGD: PGS-TS. Phan Nhật Thanh
Học viên: Nguyễn Thanh Truyền; MSHV: 196022246

Câu hỏi:
Anh (chị) hãy lựa chọn một đề tài nghiên cứu và lập thành đề cương với các
nội dung sau:
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Phạm vi giới hạn đề tài
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
7. Kết cấu luận văn
8. Dự kiến tiến độ thực hiện luận văn
9. Tài liệu tham khảo

Bài làm:
Đề tài: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Tính cấp thiết của đề tài


Hợp đồng thương mại là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá
nhân, tổ chức xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động
thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 và Bộ
luật Dân sự 2015.
Theo Điều 3.1 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại được định nghĩa
là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 định nghĩa thương nhân bao gồm các tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Hợp đồng thương mại đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của
nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội.
Trong quá trình kinh doanh, bất kể hoạt động kinh doanh nào cũng đều được thể hiện
thông qua hợp đồng. Hợp đồng thương mại, dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ
là những thỏa thuận bằng lời nói, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động
đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở
tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác
như nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm. Thực tế cho
thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau và tiến hành các
hoạt động kinh doanh, nhưng khi một tranh chấp nhỏ xảy ra, một trong hai bên đối
tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi riêng cho mình.
Quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, trong những năm qua, việc vi phạm
hợp đồng thương mại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt xuất hiện những
hành vi vi phạm mang tính chất phức tạp, nghiêm trọng và vi phạm những hợp đồng
có giá trị kinh tế cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó
đề ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại theo
quy định của Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành có liên quan.
Việc nghiên cứu đề tài là nhằm mục đích chỉ rõ những vấn đề lý luận về thực
hiện hợp đồng thương mại; thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ đó đề xuất
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng thương mại.
3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2
Thời gian qua đã có một số công trình khoa học về vấn đề này được công bố
mà tiêu biểu phải kể đến một số công trình sau đây: - Một số luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; - Một số luận văn thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh);… Ngoài ra,
còn có: Một số ý kiến về hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện hình thức, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, Số 7/2017,... Có thể nhận thấy rằng các công trình kể trên mới
chỉ nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng thương mại
mà chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về pháp luật thương mại
theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện
các quy định về hợp đồng thương mại tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định này
trên thực tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa
học luật, cụ thể:
- Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích các khái niệm quy định
pháp luật hiện hành trong việc thực thi các quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng
thương mại và chỉ ra những điểm bất cập trong việc thực thi các quy định này ở Việt
Nam;
- Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yếu để so sánh những quy định của
pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành, so sánh các quy định pháp
luật với thực tiễn áp dụng, từ đó chỉ ra những mâu thuẫn và những khó khăn còn tồn
tại trong thực tế;
- Phương pháp thống kê: nhằm chỉ ra những thực trạng còn tồn tại trong việc
thực thi các quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng thương mại, từ đó đề ra
phương hướng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về thực hiện hợp đồng thương mại.
5. Phạm vi giới hạn đề tài
Với giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ luật học, học viên tập trung nghiên
cứu các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, Luật
Trọng tài Thương mại năm 2010 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thực

3
hiện hợp đồng thương mại. Đồng thời, học viên cũng sẽ nghiên cứu so sánh, đối
chiếu, đánh giá với các quy định về thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015.
Trên cơ sở những nghiên cứu về lý luận, quy định của pháp luật hiện hành, học viên
cũng nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thực tế những việc có liên quan đến đề tài, nhằm
xem xét vấn đề áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Qua đó, học viên sẽ chỉ ra những hạn
chế trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này. 
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Đối tượng nghiên cứu: Các quan điểm về thực hiện hợp đồng thương mại để
làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng; các quy định của pháp
luật hiện hành về thực hiện hợp đồng thương mại (Luật Thương mại năm 2005 và Bộ
luật Dân sự năm 2015), các văn bản liên quan và các trường hợp thực tế điển hình để
chỉ ra những vướng mắc trong các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về hợp đồng thương mại, mà cụ thể là tập trung vào các quy định về hợp đồng thương
mại trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn, đặt trong tương quan
một số quy định của Luật thương mại, Luật doanh nghiệp… và thực tiễn áp dụng các
quy định về hợp đồng thương mại.
Đối tượng khảo sát: Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên đại
bàn TP. Hồ Chí Minh; một số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên đại bàn TP. Hồ Chí
Minh; các Trung tâm trọng tài thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng
tại Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả điều chỉnh về hợp đồng thương mại tại Việt Nam.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

4
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại của hợp đồng thương mại
2. Khái niệm hợp đồng thương mại
3. Đặc điểm của hợp đồng thương mại
4. Phân loại hợp đồng thương mại
Kết luận chương 1
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại
2.1.1. Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại
2.1.2. Các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu
2.1.2.1. Hợp đồng thương mại vô hiệu do nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật
2.1.2.2. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị nhầm lẫn
2.1.2.3. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
2.2. Các quy định của pháp luật về việc xử lý hậu quả pháp lý khi hợp đồng
thương mại vô hiệu
2.2.1. Khôi phục lại tình trạng ban đầu
2.2.2. Hoàn trả lại những gì đã nhận
2.2.3. Một số vấn đề khác
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp về hợp đồng thương mại
2.3.2. Một số án điển hình và thực trạng giải quyết tranh chấp
2.3.3. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam
Kết luận chương 2
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
3.1. Một số yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương
mại
3.1.1. Phù hợp với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam

5
3.1.2. Đảm bảo sự thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Dân
sự 2015
3.1.3. Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong xu thế toàn cầu
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại
3.2.1. Về khái niệm
3.2.2. Các quy định về điều kiện có hiệu lực
3.2.3. Các quy định về căn cứ vô hiệu và hậu quả pháp lý
3.3. Một số biện pháp hạn chế tranh chấp hợp đồng thương mại
3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc giải
quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Kết luận chương 3
8. Dự kiến tiến độ thực hiện luận văn
Dự kiến từ 4/2021 đến tháng 10/2021
9. Tài liệu tham khảo
Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Thế Giới, Hà Nội.
Luật Thương mại năm 2005, NXB Tư Pháp, Hà Nội.
Luật Trọng tài Thương mại 2010, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật.
PGS-TS. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại: Phần Chung và
Thương Nhân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Một số luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Một số luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh).
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 7/2017.

You might also like