You are on page 1of 13

Kịch bản [Winx thời đại công nghệ số]

Intro: Như mọi người đã biết, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều vấn đề được cải
tiến và phát triển mạnh mẽ, nó bao hàm luôn cả nền công nghiệp quảng cáo tiếp thị. Quảng
cáo ngày nay không đơn thuần chỉ là tờ rơi, biển hiệu, banner… mà nó còn khai thác cả lĩnh
vực dịch vụ mạng Internet, cụ thể ở đây là thông qua email. Và hôm nay, nhóm 5 sẽ truyền
tải nội dung về email thông qua tiểu phẩm viễn tưởng mang tên “Winx thời đại công nghệ
số”... mời thầy và các bạn cùng theo dõi.
*Nhân vật:
Hãng phim Nhóm 5 hân hạnh giới thiệu. Bộ phim viễn tưởng “Winx thời đại công nghệ số”.
với sự tham gia của các diễn viên lồng tiếng cùng nét thoại không hề giả trân:
- Bá Thông trong vai Thầy Thịn (không phải thầy Thịnh nha).
+ Kiều Trâm trong vai Bloom, Tiên nữ của ngọn lửa rồng thiêng.
+ Nam Trân trong vai Flo ra, Tiên nữ của Thiên nhiên.
+ Minh Huyên trong vai Stella, Tiên nữ của Ánh sáng mặt trời.
+ Diễm Ngọc trong vai Tec na, Tiên nữ của Công nghệ.
+ Hoàng Ngân trong vai Musa, Tiên nữ của âm nhạc.
+ và một số diễn viên khác.
Biên kịch: Thông Bá.
Đạo diễn: Bá Thông.
Hình ảnh: Thành Nhân.
âm Thanh: Nhân Thành.
Ánh sáng: Thành Nhân.
*Bối cảnh:
Học viện Alfea dần trở nên yên bình sau khi nhóm Trix bị tiêu diệt, nhóm tiên nữ Winx tiếp
tục học tập và giảng dạy tại học viện. Một thời gian sau, thế giới con người và thế giới phép
thuật dần dần liên thông với nhau, thế giới phép thuật bắt đầu bước vào thời kì công nghệ
số.
Nội dung:
*Trân: Nhóm Trix vừa bị tiêu diệt… là gặp ngay nhóm mấy cô… mệt gke á mn…
Trâm: Mấy cô nào?
Huyên: Bloom chậm tiêu gke á Flora… Covid chứ cô nào :)))
Trâm: omg ra là vậy…
Ngọc: Thu đi để lại lá vàng
Cô đi để lại một làng mỡ lun…
Ngân: Thôi được rồi Tecna… nghe mà gớt nước mắt á...
(Reng… reng… reng… thầy giáo bước vào lớp… có tiếng xì xào… “ ê ê… thầy dô thầy
dô…”)
Thầy: Chào các em nha. Thầy là Thịn… đến từ thế giới công nghệ của loài người… rất vui
vì hôm nay được đến đây để dạy cho nhóm Winx.
Chung: Tụi em chào thầy ạ.
Huyên: Thầy ơi… hôm nay Layla phải về vùng Andros thăm ba mẹ bạn ấy nên vắng buổi
học hôm nay ạ… tại dịch Covid lâu quá nên lâu rồi bạn ấy chưa về á thầy :(((
Thầy: Okie… Layla cũng có báo với thầy rồi… dịch quá nên lâu rồi thầy mới được đi dạy
offline lại nè… Dịch vừa qua… các em khỏe hết mà ha?
Trân: Nhờ được tiêm 2 mũi mà tụi em khỏe lắm thầy ạ… chỉ có điều…
Thầy: Sao á?
Trân: Tụi em lên cân nên bay hơi chậm xí thôi ạ hí hí…
Thầy: Tình trạng chung mà…. thôi được rồi… lấy tập sách ra đi…
(Một khoảng lặng…)
Thầy: Sao nhìn tui… học onl lâu quá rồi, vô lớp quên học off sao luôn rồi hả?
(...)
*Thầy: Rồi hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về email nha mấy em… thì lớp mình có ai chưa
bao giờ sử dụng email hong?
Trâm: Em nè thầy… em hong biết email là gì luôn á thầy…
Trân: Bloom xạo xạo đó thầy… em thấy Bloom có mấy cái nick FB đi thả thính dạo luôn…
nếu mà hong có mail sao đăng kí FB được?
Trâm: Bạn rảnh quá ha… theo dõi tui hay gì mà biết hay dị :)))
Thầy: Ê ê… hai đứa biến hình bán ra quán cà phê rồi cãi luôn :))) Vào lại bài nha… thì nói
chung, mấy em học tới đây rồi… nói hong biết email gì chắc thầy xĩu ngang nha. Vậy mấy
đứa sử dụng email lâu vậy rồi thì thầy biết Email là gì hong?
**Trân: Dạ theo em biết thì Email là từ viết tắt của Electronic Mail, có nghĩa là Thư điện tử.
Là một phương thức trao đổi (gửi – nhận) thư từ thông qua mạng internet.
Thầy: Chính xác rồi á… mà giờ ngta hay nói tắt là mail mail nhiều khi xợ mấy đứa không
biết… thì tên đầy đủ của nó là Electronic Mail. Ngày nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ
email thì nhiệm vụ của họ là đơn vị hỗ trợ người dùng trong các hoạt động giao tiếp, cụ thể:
+ Cung cấp địa chỉ email;
+ Cung cấp bộ nhớ miễn phí hoặc trả phí (tùy nhà cung cấp);
+ Khả năng truy cập từ nhiều loại thiết bị khác nhau;
+ Sử dụng các tính năng thầy sẵn của dịch vụ.
Kể nghe một số nhà cung cấp mà mấy đứa biết coiiii…
*Trâm: Dạ… em có biết Gmail:
+ Là dịch vụ của Google
+ Dẫn đầu thị trường Việt Nam
+ Dung lượng lưu trữ: 15GB (miễn phí), thầy thể lưu các tệp đính kèm vào
Google Drive
+ Hỗ trợ IMAP, POP3 và trò chuyện video.
● Outlook Mail
+ Là dịch vụ của Microsoft
+ Dung lượng lưu trữ 15GB (miễn phí) trong OneDrive hoặc trả phí cho dung
lượng lớn hơn
Trân: Dạ… em còn biết Yahoo Mail
+ Là dịch vụ email lâu đời nhất
+ Tự động xóa các tin nhắn rác sau 90 ngày
+ Dung lượng lưu trữ lớn (1TB)
+ Được xây dựng trên công cụ trang web tìm kiếm, lịch và notepad
+ Bộ lọc thư rác và mã hoá SSL
● Icloud Mail
+ Tín đồ nhà Apple
+ Độ bảo mật và chống spam hầu như là 100%
+ Là một phần của nền tảng điện toán đám mây bao gồm danh sách liên lạc,
lịch và tiện ích cho ghi chú và lời nhắc
● Và một số nhà cung cấp khác nữa như: Zoho Mail, AOL Mail, Yandex Mail,...
Thầy: Mấy em liệt kê cũng khá là nhiều rồi á. Giao lưu dị đủ rồi… thầy thấy mấy đứa cũng
biết khá nhiều về email á… giờ mình đi sâu hơn xíu nha… lấy gối ra mấy đứa…
Trân: Chi dị thầy?
Thầy: Chuẩn bị học lịch sử nè chứ gì? Sợ mấy đứa buồn ngủ, chán xíu mà ráng nghe nha
mấy đứa. Giờ nghe thầy kể về lịch sử hình thành mail nè… lỡ mai mốt ai có hỏi thì cũng
biết… *Rồi dô công chiện nha.
- Thư điện tử lần đầu tiên được đưa vào sử dụng hạn chế trong thập niên 60.
- 1971, Ray Tomlinson, kỹ sư máy tính người Mỹ gửi đi bức thư điện tử đầu tiên trong
lịch sử
- Năm 1976, nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã sử dụng email đầu tiên.
- Năm 1978, bức email có nội dung quảng cáo đầu tiên trên thế giới được gửi
- Năm 1982, từ “email” (viết tắt của Electronic Mail) lần đầu tiên được sử dụng.
- Năm 1997, khi email bắt đầu trở thành một dịch vụ quen thuộc, Microsoft đã bỏ ra số
tiền 400 triệu USD để mua lại dịch vụ cung cấp email HotMail. Cũng trong năm này,
Microsoft cho ra mắt phần mềm quản lý email Microsoft Outlook.
- Tháng 10/1997, Yahoo! trình làng dịch vụ email của riêng mình
- Năm 1999, một bức email lừa đảo được gửi đi
- *Năm 2003, tổng thống Mỹ George Bush đã ký vào đạo luật đầu tiên về giới hạn việc
sử dụng email cho các dịch vụ thương mại và quảng cáo để ngăn chặn nạn Spam
thư rác.
- Năm 2004, các từ viết tắt như LOL (cười sảng khoái) và nhiều từ viết tắt khác
thường được sử dụng trong email được đưa vào từ điển tiếng Anh Oxford.
- 21/3/2004, Google lần đầu tiên thử nghiệm dịch vụ email Gmail của mình dưới dạng
Beta.
- Đến năm 2007, Gmail chính thức trở thành dịch vụ email cho tất cả mọi người tham
gia.
- Năm 2008, Barack Obama (khi đó là ứng cử viên tổng thống) đã thu thập được 13
triệu địa chỉ email của người dùng tại Mỹ.
- 2016, cùng với sự phát triển của email, nhiều dịch vụ về email đã ra đời giúp cải
thiện những điểm hạn chế của Gmail.
- ***Ngày nay, email trở thành một phần không thể thiếu của người dùng Internet và
được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Tất cả mọi thông tin, mọi cập nhật…
đều được gửi đi một cách nhanh chóng qua email. Ngta sử dụng mail trong nhiều
mục đích lắm… ví dụ như là nhắn tin bình thường, mà giờ nhắn bằng FB, mess,
Zalo cho nhanh chứ ít ai nhắn bằng mail pk ha, rồi còn dùng mail để tuyển dụng
hoặc là chạy email MKT,... mấy này chắc mấy đứa cũng biết rồi.
Thức dậy đi mấy đứa ơiiii...
Huyên: Lịch sử nhiều quá dị thầy :(((
Thầy: Nhiều gì mà nhiều… thầy chỉ kể mấy cái mốc quan trọng thôi đó… còn chi tiết như
thế nào thì mấy đứa có gì tìm hiểu thêm… mấy đứa nhớ mấy cái trọng tâm thôi... kể nhiều
quá, lát hết giờ, thầy của thầy cắt ngang là nghĩ diễn :)))) Thôi đến phần tiếp theo, chúng ta
sẽ tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống email. Thì hệ thống email gồm 3 phần là client, servers
và giao thức. Hôm trước, thầy có nhờ cô hiệu trưởng Faragonda dặn mấy đứa về nhà
chuẩn bị trước về phần này… các em chuẩn bị sao rồi?
Trâm: Dạ đúng rồi thầy… tụi em có chia thành hai nhóm, một nhóm tìm hiểu về client và
server, một nhóm tìm hiểu về giao thức email á thầy.
Thầy: Okie… vậy thì bây giờ thầy mời nhóm tìm hiểu về client và servers trình bày trước
nha. Trong quá trình bạn trình bày, có chỗ nào không hiểu thì các em hỏi ngay cho nóng
nha.
Trân: Dạ là nhóm của Bloom và FIora ạ.
Thầy: Các em trình bày đi.
**Trâm: Dạ chào thầy và các bạn thì sau khi tìm hiểu thì đầu tiên em xin trình bày vềEmail
client (từ kỹ thuật là Mail User Agent (MUA), trong tiếng Việt là trình duyệt mail) là một phần
mềm máy tính được dùng để truy cập và quản lý email của người dùng.
Các mail client phổ biến như Microsoft Outlook, IBM Lotus Notes, Mozilla
Thunderbird,, Evolution và Apple Inc.'s Mail.
Ngoài ra, một ứng dụng web cung cấp các dịch vụ quản lý tin nhắn, các thành phần,
và các tính năng nhận mail đôi khi cũng được gọi là một trình duyệt mail, nhưng
thường được gọi là webmail. Các webmail phổ biến gồm Gmail, Lycos Mail,
Mail.com, Outlook.com và Yahoo! Mail.
Ngọc: Vậy thì email client làm việc như thế nào á Bloom?
***Trâm:
À… Mọi địa chỉ email đều có 2 phần: Tên người dùng và tên miền. *Khi bạn gửi một
email cho một ai đó, máy chủ tên miền phải liên lạc với tên miền của người nhận.Ví
dụ, giả sử địa chỉ email của bạn là nguyenvana.org. Về cơ bản, sau khi bạn gửi
xong, máy chủ tên miền của bạn (example.com) tìm kiếm địa chỉ email sau đó liên
lạc với tên miền máy chủ của người nhận (nguyenvana.org) và thông báo rằng có
một tin nhắn của một ai đó gửi tại tên miền này. Khi kết nối được thiết lập, máy chủ
dẫn đến miền của người nhận (nguyenvana.org) sau đó tìm tên người dùng của địa
chỉ email và chuyển tin nhắn đến tài khoản này.
*Có rất nhiều email client và dịch vụ khác nhau, mỗi một email client đều có giao
diện riêng. Một vài cái là các ứng dụng của web, một vài cái khác là các ứng dụng
độc lập được cài đặt trực tiếp trên máy tính và một số ứng dụng khác dựa trên văn
bản. Ngoài ra cũng có phiên bản khác của email client được thiết kế đặc biệt dành
cho các thiết bị di động ví dụ như điện thoại.
*Trân: Dạ để em tiếp lời Bloom … Về Servers thì:
Mail server (hay máy chủ thư điện tử) là nơi để lưu trữ, phân loại và sắp xếp toàn bộ
email đến trước khi gửi đi trên môi trường internet. Bên cạnh đó, Mail Server còn là
một giao thức chuyên nghiệp để giao tiếp thư tín, quản lý và truyền thông nội bộ,
giao dịch thương mại… Không chỉ thao tác với tốc độ nhanh chóng và ổn định, Mail
server còn đảm bảo tính an toàn với khả năng khôi phục dữ liệu cao

Mặc dù có thể gửi và nhận email trong tích tắc nhưng thực chất, khi email được
gửi đi, nó sẽ trải qua hàng loạt các giai đoạn chuyển giao phức tạp (khác địa chỉ
email thì các bước này càng phức tạp hơn) rồi mới đến hộp thư của người nhận.
Nếu không qua trung gian là Mail server thì chỉ gửi và nhận được email từ cùng địa
chỉ email mà thôi. Ví dụ, gửi thư từ tài khoản abc@emailbusiness.vn đến một tài
khoản xyz@emailbusiness.vn.
a. Các loại mail server hiện nay
*Mail server giống như người đưa thư, như vậy đối với mỗi mail server sẽ có hai
chiều: mail server đi (để gửi email đi) và mail server đến (để nhận email). Hai loại
mail server này tương ứng với hai tác vụ quen thuộc mà chúng ta thường hay làm
(gửi/nhận).
+ Mail server đi (Outgoing mail server): Được gọi là máy chủ SMTP (Simple Mail
Transfer Protocol).
+ Mail server đến (Incoming mail server): Có hai loại phổ biến là POP3 (Post Office
Protocol) và IMAP (Internet Message Access Protocol)
b. *Các dịch vụ mail server
- Mail Server Microsoft, Google
Mail server Microsoft và Google là 2 cái tên lớn đại diện cho dịch vụ này. Nền tảng
xây dựng loại server mail này có quy mô lớn, hệ thống bảo mật chặt chẽ. Có thể
quản lý tốt những dữ liệu hiện có. Người dùng có thể sử dụng được nhiều tiện ích
khác nhau. Cũng chính vì thế mà giá cả sử dụng dịch vụ server mail loại này thường
khá cao. Ví dụ: Email 365 (Microsoft), G Suite (Google),….
- Mail Server độc lập
Mail Server độc lập là hệ thống Mail Server được thiết kế cho các tổ chức hoặc ISP
xử lý khối lượng thư lớn, yêu cầu kiểm soát và linh hoạt hơn đối với các dịch vụ thư.
Nó bổ sung các tính năng như hợp tác, đồng bộ hóa Outlook, quản trị từ xa,
Webmail và Quản trị Web nâng cao hơn và kết nối cơ sở dữ liệu, cung cấp sức
mạnh và kiểm soát cần thiết cho các hoạt động quy mô lớn.
*Huyên: Vậy thì tại sao chúng ta nên sử dụng mail server?
Trân:
Ngày này tình trạng spam mail, email chứa phần mềm độc hại ảnh hưởng đến an
toàn và bảo mật dữ liệu cho các doanh nghiệp. Vì vậy, an toàn dữ liệu là vấn đề
nhiều doanh nghiệp quan tâm. Mail Server được đánh giá cao hơn các máy chủ
khác. Vậy Mail Server có những lợi ích gì:
- Có server riêng, tăng cường tính bảo mật và an toàn dữ liệu cho email.
- Tạo email theo tên miền doanh nghiệp tăng sự uy tín và chuyên nghiệp trong hoạt
động trao đổi sử dụng email.
- Kiểm tra mail mọi nơi: tại văn phòng (thông qua phần mềm duyệt mail) và tại bất kỳ
nơi đâu (khi đi công tác), trên tất cả các loại trình duyệt mail (Outlook…)
- Có thể tùy biến các thông số và chức năng cho từng User.
- Ngăn chặn spam và virus cực kỳ hiệu quả.
- Hỗ trợ tính năng Forwarder Email để cài đặt Email Offline.
Trong hoạt động của máy chủ mail nhiều giao thức được sử dụng
Thầy: Các em tìm hiểu rất tốt luôn… các em có dùng phép thuật xem trước bài giảng của
thầy không đó :))) tiếp theo nhóm còn lại đi mấy em…
Huyên: Dạ là nhóm của Stella,Tecna và Musa ạ… về giao thức email tụi em tìm hiểu thì tìm
hiểu được 4 giao thức đó là: SMTP, POP, IMAP, HTTP. Em xin trình bày về SMTP trước
nha thầy…
Trâm: Khoan đã… bạn nhắc về giao thức là gì trước dùm mình được hong… mình quên
mất rồi…
*Huyên: Giao thức mạng là tập hợp tất cả các quy ước để đảm bảo máy tính có thể trao đổi
thông tin được với nhau. Như vậy, các máy tính muốn giao tiếp với nhau phải có chung một
giao thức mạng. Các giao thức mạng này nhằm thực hiện những hành động, chính sách và
giải quyết vấn đề từ đầu đến cuối giúp quá trình giao tiếp mạng hoặc dữ liệu diễn ra kịp thời.
*Trâm: Okie cảm ơn bạn nha.
***Huyên: Không sao… em trình bày tiếp về SMTP nha thầy…
Simple Mail Transfer Protocol (viết tắt là SMTP) là hệ thống giao thức có nhiệm vụ
nhận hay truyền tải dữ liệu trong email của người dùng. Hệ thống chỉ nhận và gửi
thư điện tử email thông qua thiết bị có kết nối mạng Internet. Những thiết bị nhận và
gửi email được gọi là máy chủ SMTP, mỗi máy chủ đều liên kết tới cổng mạng
Internet 25 – cổng TCP. Giao thức này có nhiệm vụ chính là tập trung vào gửi email,
sau đó IMAP hoặc POP3 sẽ tiến hành truy xuất các dữ liệu.
SMTP Server (Máy chủ SMTP) là hệ thống truyền tải email qua các thiết bị đã kết nối
Internet. Nó còn được biết đến như một loại hình dịch vụ cho phép người dùng gửi
một lượng lớn email. Hệ thống này không bị giới hạn giống như Gmail hay các email
đi kèm với hosting. Các máy chủ trong hệ thống đều liên kết với cổng TCP 25. Giảm
thời gian truyền tải dữ liệu, cho phép gửi email có dung lượng lớn, bảo mật tốt, thao
tác đơn giản, ... là những lý do khiến giao thức này phổ biến và được sử dụng rộng
rãi.
*Đặc điểm:
- SMTP là một chương trình được sử dụng để gửi tin nhắn cho người dùng
máy tính khác dựa trên địa chỉ email.
- Port SMTP mặc định: Port 25, Port 465/587 – SSL/TLS.
- SMTP cung cấp trao đổi thư giữa những người dùng trên cùng một máy tính
hoặc các máy tính khác nhau.
- SMTP có thể gửi một tin nhắn cho một hoặc nhiều người nhận. Tin nhắn gửi
có thể bao gồm văn bản, thoại, video hoặc đồ họa.
- SMTP cũng có thể gửi tin nhắn trên các mạng bên ngoài internet.
*Cơ chế hoạt động:
● Gửi email đi
● Hệ thống SMTP tự động gửi thông báo cho máy chủ của SMTP dựa theo địa
chỉ email
● Hệ thống SMTP nhận được tín hiệu
● Trao đổi với máy chủ DNS để cố tìm tên miền gốc ở Hostname có trong máy
chủ SMTP
➔ Sau quy trình này, máy chủ sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin của
người dùng và thông tin email xem chúng có khớp nhau không. Nếu khớp,
doanh nghiệp có thể tiến hành gửi - nhận các dữ liệu, thư điện tử thông qua
email hoặc phần mềm.
Trân: Ủa vậy thì giao thức này có thuận lợi hay khó khăn gì trong quá trình hoạt động không
á?
Huyên: Mình cũng đang định trình bày tiếp luôn nè...
*Vê ưu điểm:
- SMTP Gmail được phát triển từ rất sớm và hiện đang là tiêu chuẩn sử dụng
của hầu hết server mail trên thế giới.
- Tăng tỷ lệ gửi email thành công cao hơn.
- Người dùng không cần cài đặt máy chủ nếu dùng hosting VPS.
- Hầu hết email của người dùng gửi đều được hệ thống mail server của người
nhận đánh dấu an toàn. Vì thế, số lượng email bị chuyển vào thư mục Junk,
Spam giảm đáng kể.
- SMTP bao gồm 25 cổng giao thức hệ thống TCP giúp truyền tải thư điện tử
trên trang web đơn giản và hiệu quả.
- Hiện nay, gần như mọi Email Client như Outlook, Thunderbird, Webmail, ...
để dùng giao thức SMTP cho việc truyền tải thư điện tử.
*Còn nhược điểm:
- Chỉ sử dụng định dạng NVT 7 bit ASCII.
- Không có chức năng nhận thực.
- Bản tin gửi đi không được mã hóa.
**Ngọc: Cảm ơn Stella, để mình trình bày tiếp về giao thức POP...
Hầu hết người dùng Internet có tài khoản email sẽ sử dụng một số dạng phần mềm
mail client (VD như Outlook, Thunderbird...) để truy cập và quản lý email. Để truy
xuất email, các mail client này cần được cấu hình Post Office Protocol (POP) trước
khi có thể tải thư xuống từ máy chủ. POP – Post Office Protocol hay Giao thức Bưu
điện là một giao thức tầng ứng dụng, dùng để lấy thư điện tử từ server mail, thông
qua kết nối TCP/IP.
Kể từ khi phiên bản đầu tiên được tạo ra vào năm 1984, Post Office Protocol (hiện
tại là Phiên bản 3 – POP3) đã trở thành một trong những giao thức phổ biến nhất và
được sử dụng bởi hầu hết mọi ứng dụng email cho đến nay. Sự phổ biến của nó là
có lý do: sự đơn giản trong việc cấu hình, vận hành và bảo trì.
*Đặc điểm:
- Khi POP3 ra đời, nó đã ngay lập tức thay thế hoàn toàn các phiên bản cũ.
- Port POP3 mặc định: Port 110, Port 995 - SSL/TLS port.
- POP3 là một giao thức truyền email tiêu chuẩn được sử dụng để nhận email
từ máy chủ từ xa đến máy khách email cục bộ.
- POP3 cho phép tải xuống các email trên máy tính cục bộ và đọc chúng ngay
cả khi ngoại tuyến.
- POP3 được thiết kế để xóa thư trên máy chủ ngay khi người dùng đã tải
xuống.
- POP3 là chuẩn giao thức thông dụng nhất dùng để lấy nhận email. Hầu như
các máy tính hiện nay đều hỗ trợ giao thức này.
*Cơ chế hoạt động:
● Kết nối đến server
● Nhận toàn bộ mail
● Lưu cục bộ như mail mới
● Xóa mail trong server
● Ngắt kết nối
➔ POP giải phóng không gian mailbox trên máy chủ vì email và tệp đính kèm
được tải xuống và xóa ở server bất cứ khi nào email client kiểm tra thư mới.
Email ngoại tuyến được lưu trữ trong máy tính của người dùng không có giới
hạn kích thước hộp thư, ngoại trừ dung lượng lưu trữ ổ cứng của PC.
*Ưu điểm:
- Mail được lưu cục bộ, luôn có thể truy cập ngay cả khi không được kết nối
với internet.
- Kết nối Internet chỉ dùng để gửi và nhận mail.
- Tiết kiệm được không gian lưu trữ trên server.
- Được lựa chọn để lại bản sao mail trên server.
- Hợp nhất nhiều tài khoản email và nhiều server vào một hộp thư đến.
- Rất phổ biến, dễ cấu hình và sử dụng.
Nhược điểm:
- Email không thể được truy cập từ các máy khác (phải cấu hình máy tính để
thực hiện).
- Khó khăn trong việc xuất folder lưu trữ mail cục bộ sang email client hoặc
máy vật lý khác.
- Thư mục email có thể bị hỏng, có khả năng mất toàn bộ hộp thư cùng một
lúc.
- Tệp đính kèm email có thể chứa vi-rút, khiến người dùng PC bị tổn hại nếu
trình quét vi-rút không thể phát hiện ra.
Tiếp là giao thức IMAP...
(Musa cắt ngang…)
*Ngân: Phần của mình mà sao Tecna lại giành dị nè… và tiếp theo là giao thức IMAP.
IMAP (hay Internet Message Access Protocol) là giao thức truyền mail giúp bạn truy
cập tài khoản và đọc email của mình từ bất kỳ thiết bị nào (miễn là kết nối internet).
Được tạo ra vào năm 1986
*Đặc điểm:
● Dùng để nhận mail
● Sử dụng cổng Port: Port 143, Port 993
Về cơ bản, dữ liệu email được lưu trữ trên máy chủ. Bất cứ khi nào bạn kiểm tra hộp
thư đến, ứng dụng email của bạn sẽ liên lạc với máy chủ để kết nối với nội dung
email của bạn.
Khi đọc email bằng IMAP, dữ liệu không thực sự tải xuống hoặc lưu trữ trên máy
tính. Do đó, bạn có thể kiểm tra email từ một số thiết bị khác nhau mà không bỏ sót
điều gì (không phụ thuộc vào máy chủ vật lý)
*Cơ chế hoạt động:
● Kết nối đến server
● Lấy nội dung được người dùng yêu cầu và lưu vào bộ nhớ đệm trên thiết bị
cục bộ. VD: danh sách các email mới, danh sách email theo một truy vấn tìm
kiếm...
● Xử lý các biên tập từ người dùng, ví dụ như đánh dấu email là mail để đọc
hay xóa…
● Ngắt kết nối.
*Ưu điểm:
● Mail được lưu trữ trên server, có thể truy cập từ nhiều thiết bị
và địa điểm khác nhau (điện thoại, máy tính…)
● Xem nhanh hơn do chỉ cần tải trước danh sách email với các
tiêu đề với các yêu cầu rõ ràng thay vì phải đồng bộ toàn bộ.
● Tiết kiệm không gian lưu trữ trên thiết bị cục bộ đặc biệt là
điện thoại
● Vẫn cho phép lưu trữ email cục bộ (cài đặt trên phần mềm).
Nhược điểm:
● Vì IMAP lưu các email trên mail server, nên dung lượng hòm
thư của bạn sẽ bị giới hạn bởi các nhà cung cấp dịch vụ mail.
● Nếu bạn có một lượng lớn email cần lưu trữ, bạn sẽ gặp nhiều
vấn đề khi gửi nhận email khi hòm thư bị đầy.
● IMAP sẽ không thể lưu trữ dữ liệu của bạn trên máy tính cục
bộ.
● Ngoài ra, nếu sử dụng IMAP thì bạn cần phải có kết nối
Internet nếu muốn truy cập email.
Một số ứng dụng email hỗ trợ giao thức IMAP miễn phí: Gmail, Zoho Workplace,
Outlook Mail, Yahoo Mail, AOL Mail, ICloud Mail…
Và cuối cùng là giao thức HTTP…
*Khái niệm: HTTP (HyperText Transfer Protocol) là giao thức truyền tải siêu văn bản
được sử dụng trong www dùng để truyền tải dữ liệu giữa Web server đến các trình
duyệt Web và ngược lại. Tuy nhiên nó có thể được dùng để truy cập hộp thư của
bạn, còn gọi là thư điện tử dựa trên Web (Web based Email).
*Đặc điểm:
● Giao thức này có thể được dùng để gửi hoặc tải thư từ
account của bạn trên nền tảng web.
● Sử dụng cổng port 80
*Cơ chế hoạt động:
HTTP hoạt động dựa trên mô hình Client – Server. Trong mô hình này, các máy tính
của người dùng sẽ đóng vai trò làm máy khách (Client). Sau một thao tác nào đó của
người dùng, các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) và chờ đợi câu trả
lời từ những máy chủ này.
*Ưu điểm:
● Linh hoạt trong sử dụng: Bạn có thể truy cập webmail từ bất kỳ
địa điểm nào, miễn là có kết nối Internet. Việc truy cập có thể
thực hiện trên nhiều loại thiết bị khác nhau: máy tính, điện
thoại, máy tính bảng,…
Nhược điểm:
● Người dùng phải luôn online để đọc và viết e-mail
Một số webmail: Google Mail, Yahoo Mail, Hotmail,...
Dạ tụi em xin hết nha thầy...
Thầy: Vẫn câu nói đó… nhóm này có dùng phép thuật để xem giáo án của thầy không
vậy… đùa thôi chứ các em chuẩn bị bài rất tốt luôn á… chắc do trong nhóm các em có tiên
nữ công nghệ Tecna quá…
Trâm: Dạ mấy phần này Tecna cũng phải cùng tụi em tìm hiểu đó thầy...
Thầy: Ohhhh… Có lẽ là giờ các em đã hiểu rõ về hệ thống email rồi phải không nè… thôi để
thầy trình bày về *cấu trúc địa chỉ email nha… để các em làm hết thì thầy đến đây ngồi chơi
mất.
*Cấu trúc một địa chỉ email bao gồm 3 phần:
- Username - Tên người dùng: Phần đầu tiên của địa chỉ email là tên người
dùng. Đây là tên duy nhất mà bạn hoặc ISP (nhà cung cấp) của bạn chọn.
Đây có thể là tên thật của bạn hoặc biệt hiệu. Doanh nghiệp có thể sử dụng
tên người dùng theo chủ đề hoặc tên pháp lý của công ty họ. Tên người dùng
phải là duy nhất - không có hai người hoặc tổ chức nào có thể có cùng tên
người dùng với cùng một nhà cung cấp - vì vậy, trước tiên nhà cung cấp của
bạn phải xác minh rằng không có ai khác đang sử dụng nó trước khi cho
phép bạn sử dụng.
- @ - Ký tự @: Ký hiệu "at" hoặc "@," là phần thứ hai của địa chỉ email. Điều
này phù hợp giữa tên người dùng và miền địa chỉ email của bạn. Khi bạn
chèn biểu tượng, chương trình email của bạn nhận dạng ký tự và gửi email
đến tên miền theo sau nó.
- Domain - Tên miền: Phần cuối cùng của địa chỉ email là tên miền, có thể
được chia thành hai phần: mail server và top-level domain. Mail server là máy
chủ lưu trữ tài khoản email. Ví dụ: tài khoản email Yahoo sử dụng "yahoo"
làm tên máy chủ, trong khi Gmail sử dụng "Gmail" làm tên máy chủ. Top-level
domain là phần mở rộng, chẳng hạn như .com, .net hoặc .info. Ví dụ: email
từ các tổ chức giáo dục thường có đuôi .edu, trong khi nhân viên của cơ
quan chính phủ sử dụng đuôi .gov.
*Ngoài ra:
- Gmail hỗ trợ địa chỉ email cộng: Có nghĩa là tin nhắn có thể được gửi tới
những địa chỉ có dạng tênngườidùng+kýtựthêm@gmail.com, trong đó
kýtựthêm có thể là bất cứ chuỗi ký tự nào, và sẽ đi đến Hộp thư đến của địa
chỉ tênngườidùng@gmail.com. Ví dụ: gửi email cho mai123+1@gmail.com sẽ
được chuyển đến cho mai123@gmail.com
- Gmail không nhận ra những dấu chấm "." là ký tự trong tên người dùng: thay
vào đó, nó sẽ bỏ qua tất cả dấu chấm. Ví dụ: mai123@gmail.com sẽ nhận
thư từ địa chỉ mai.123@gmail.com
*Thầy: Đó là cấu trúc địa chỉ email… một phần nữa mà thầy muốn nói đến các em đó là cấu
trúc trong phần tin nhắn mail… các em sử dụng cũng nhiều rồi thì các em giới thiệu một vài
thành phần trong tin nhắn email cho thầy nghe xem nào…
*Trâm: Dạ em nhớ là có…
- To line - Người nhận: đây là nơi bạn sẽ nhập địa chỉ email của người sẽ nhận email.
Nếu trước đó bạn đã lưu địa chỉ email thành liên hệ, bạn chỉ việc nhập tên liên hệ đó.
Trong phần người nhận, có thể nhập tối đa là 500 người. Nếu bạn nhập trên 500
người nhận cho một email, bạn sẽ nhận được thông báo "Bạn đã đạt đến giới hạn
gửi thư".
- CC line: CC hay Carbon Copy là một hình thức gửi email cho đối tượng không phải
chính yếu được nhắc đến trong thư, nhưng vẫn có liên quan và cần nắm thông tin
đó. Carbon Copy có nghĩa là tạo ra các bản sao nên được hiểu như việc người dùng
sẽ gửi thêm một bản sao của email cho người khác. Khi dùng CC để gửi email đến
nhiều người cùng lúc, những người này có thể xem danh sách người nhận được nội
dung email. Một trường hợp thường thấy của CC trong học tập là việc nhóm trưởng
gửi email nộp bài cho giáo viên và gửi CC cho thành viên nhóm. Người nhận email
lúc này là giáo viên sẽ vẫn thấy được địa chỉ email hoặc liên hệ được gửi CC của
email.
Trân: Em thì nhớ là có…
- BCC line: BCC hay còn gọi là Blind Carbon Copy. BCC có hình thức giống như CC,
điểm khác biệt ở đây là người nhận được email sẽ không nhìn thấy danh sách các
liên hệ hay địa chỉ email khác cùng nhận được email đó. BCC được sử dụng khi
người gửi muốn giữ bảo mật danh sách người nhận email. Ví dụ: Khi thông báo kết
quả của một đợt tuyển dụng, người gửi sẽ lựa chọn BCC để gửi email cho các ứng
viên khác nhau.
- Subject line - Tiêu đề: Tiêu đề của email là nội dung chính mà email nhắc đến. Ai
cũng thường sẽ đọc tiêu đề đầu tiên trước khi quyết định có xem email đó không. Vì
vậy, tiêu đề của email nên là một tiêu đề ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm. Trong
tiêu đề thông thường sẽ có ghi tên tổ chức - phòng ban, hoặc hình thức thư trước
khi nói đến nội dung chính. Ví dụ: [UEH] - Thông báo lịch thi kết thúc học phần;
[Thông báo] Mật khẩu tài khoản đã được thay đổi.
Huyên: Hình như còn có…
- Message body - Phần thư: Phần thư của một email thường bao gồm ba phần: mở
đầu, nội dung, và phần kết. Phần mở đầu thường bắt đầu bằng lời chào. Dear hoặc
Thân gửi/ Kính gửi [Tên của người/ bộ phận nhận thư] (lưu ý chỉ nên dùng hoàn toàn
tiếng Việt hoặc tiếng Anh, không “Dear anh/ chị”). Nếu đây là lần đầu liên hệ với
nhau, bạn nên có phần giới thiệu bản thân trước khi đề cập đến nội dung thư. Phần
nội dung của email dài hay ngắn tùy thuộc vào mục đích diễn đạt của người sử
dụng, nên trình bày rõ ràng, đề cập thẳng vào vấn đề cần trao đổi, tránh lối diễn đạt
dài dòng, vòng vo để đạt hiệu quả cao nhất. Khi chuyển ý, bạn có thể ngắt dòng để
người đọc nắm dễ dàng nắm bắt vấn đề. Khi muốn nhấn mạnh, chỉ nên dùng kiểu
chữ in đậm, in nghiêng, gạch chân hay đổi màu chữ cho những từ cần nhấn mạnh,
không nên áp dụng cho cả câu. Trong phần kết thư, thông thường người gửi sẽ ghi
những lời chúc hoặc chào nhau. Mình cũng có thể bày tỏ mong đợi như mong đợi
nhận được phản hồi sớm, hoặc mong chờ đến buổi hẹn tiếp theo.
- Attach line - Phần đính kèm: Bạn có thể thêm tệp đính kèm, như tệp hoặc ảnh, vào
email. Bạn có thể gửi tệp đính kèm có tổng kích thước tối đa là 25MB. Nếu tệp của
bạn lớn hơn 25MB, thì Gmail sẽ tự động thêm đường liên kết Google Drive trong
email, chứ không bao gồm tệp đó dưới dạng tệp đính kèm. Bạn có thể bảo mật tài
liệu đính kèm nếu bạn đang sử dụng Gmail bằng tài khoản công việc hoặc tài khoản
trường học. Ngoài ra, để ngăn chặn vi-rút, Gmail không cho phép bạn đính kèm các
tệp thực thi, chẳng hạn như các tệp có đuôi .exe.
Thầy: Còn gì nữa không các em…
Trân: Dạ chắc hết rồi đó thầy…
Thầy: Các em liệt kê cũng gần hết rồi đó… ngoài ra còn 1 thành phần nữa đó là…
- Signature - Chữ ký: Chữ ký trong email là văn bản, chẳng hạn như thông tin liên hệ
hoặc câu châm ngôn bạn thích, và được tự động thêm làm phần chân trang ở cuối
thư. Chữ ký có thể có tối đa 10.000 ký tự. Bạn có thể tạo nhiều chữ ký khác nhau và
cài đặt hiển thị cho chữ ký của bạn. Trong văn hóa gửi email, chữ ký là điều bắt buộc
để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
Thì để có được phần chữ ký này, các em có thể tạo thêm trong phần cài đặt á… nhanh
lắm… *Rồi mình đến nội dung tiếp theo nha… đó là về quy trình gửi nhận của một email…
Các em có biết vấn đề này không…
Trân: Phần này chắc chỉ có Tecna biết quá thầy…
Thầy: Tecna… em biết thì trình bày cho các bạn nghe với…
*Ngọc: Dạ thầy… nội dung này em cũng có tìm hiểu á thầy…
Các bước cơ bản của quy trình này bao gồm:
● Bước 1: Sau khi soạn bài và nhấn gửi, ứng dụng email của bạn – cho dù đó là
Outlook Express hay Gmail – sẽ kết nối với máy chủ SMTP của miền.
● Bước 2: Ứng dụng email của bạn Trao đổi với máy chủ SMTP, cho địa chỉ email của
bạn, địa chỉ email của người nhận, nội dung nhắn và file đính kèm bất kỳ.
● Bước 3: Các máy chủ SMTP xử lý địa chỉ email của người nhận – các bài viết được
chuyển qua trực tiếp đến POP3 hoặc IMAP.
● Bước 4: Để tìm thấy máy chủ của người nhận, máy chủ SMTP của người gửi phải
kết nối với DNS, hoặc Domain Name Server. DNS dịch tên miền của người nhận
sang một địa chỉ IP. Mỗi máy chỉ có một địa chỉ IP duy nhất. Khi biết thông tin này,
mail server gửi đi sẽ bắt đầu gửi mail cho mail server người nhận.
● Bước 5: Khi máy chủ SMTP có địa chỉ IP của người nhận, Mail Server gửi đi sẽ bắt
đầu kết nối với máy chủ SMTP.
● Bước 6: Máy chủ SMTP của người nhận sẽ quét các tin nhắn gửi đến. Nếu nó Nhận
thấy tên miền và tên người sử dụng đúng, nó sẽ chuyển tiếp các thông điệp. Từ đó,
mail của người gửi đến được đặt trong một hàng đợi sendmail đến ứng dụng email
của người nhận cho đến khi nó được tải về. Khi đó các tin nhắn sẽ được đọc bởi
người nhận.
Thầy: Đúng là về công nghệ thì Tecna là trùm rồi… không làm thầy thất vọng… *Tiếp theo
là đến chuyên mục chia sẻ nha mấy em… Các em dùng email cũng nhiều rồi… các em có
biết một số tính năng nào lạ lạ mà hữu ích không… biết thì các em share với các bạn đi…
*Ngân: Dạ… Tecna có chỉ em chế độ trả lời mail tự động á thầy… Để thiết lập, click vào
biểu tượng bánh răng nằm phía trên bên phải Gmail và chọn mục Settings (Cài đặt) >
General (Chung) > chọn Vacation Responder on (Bật tự động trả lời thư) trong mục
Vacation responder (Tự động trả lời thư) > chọn thời gian bật trả lời thư tự động trong Ngày
đầu tiên và Ngày cuối cùng > gõ tiêu đề và nội dung tin nhắn bạn muốn người khác nhận
được trong hộp Messenger.
Trâm: Tecna cũng có chỉ em tính năng Snooze (tạm hoãn) á thầy… Tính năng này sẽ giúp
mình ẩn một email, sau đó đưa nó trở lại đầu hộp thư đến vào ngày và giờ mà mình chỉ
định. Để hoãn lại email, chỉ cần nhấp chuột phải vào email, nhấp vào Snooze (tạm hoãn),
sau đó chọn thời gian bạn muốn báo lại.
Trân: Tecna thì chỉ em tính năng cài đặt thời gian lấy lại email đã gửi… Có một tùy chọn lấy
lại các email bạn gửi ngay sau khi bạn lỡ gửi đi một bức thư chưa hoàn thiện hoặc có lỗi gì
đó. Truy cập vào Settings (cài đặt) > General (chung) > Undo (hủy gửi), chọn thời gian giới
hạn, kéo xuống dưới và nhấn nút Save Changes (lưu thay đổi).Sau khi bạn nhấn gửi, hãy
tìm banner có nội dung “Your message has been sent” ở cuối màn hình. Sau đó kích vào
Undo để lấy lại email.
Thầy: Ủa sao gì cũng là Tecna chỉ hết dị…
Trâm: Tecna là tiên nữ công nghệ mà thầy nên gì cũng biết hết trơn á…
Thầy: Haha các em cũng dựa dẫm vào Tecna đó nha… kẻo không có Tecna bên cạnh thì
các em lowtech hết đó :))))... Ủa mà gần hết giờ học rồi phải không các em…
Trân: Ôi không… em còn muốn học, học, học nữa, học mãi…
*Thầy: Thôi bớt thảo mai đi em… thôi chốt lại… sau khi mà học nhiều thứ về email như vậy
á… Các em nghĩ xem email có ưu nhược điểm gì nè?
*Huyên: Về ưu điểm thì em nghĩ là…
-Rút ngắn thời gian, khoảng cách giữa việc gửi và nhận thư
-Tiết kiệm chi phí cho quá trình chuyển thư nơi này sang nơi khác
-Không mất nhiều thời gian cho việc viết thư
-Chứa nhiều nội dung thông tin trong 1 lần gửi
-Có thể gửi cùng lúc nhiều người
-Nội dung email đa dạng ví dụ như chứa hình ảnh ,video sinh động
Thầy: Okie vậy nhược điểm thì các em thấy có những vấn đề nào nè…
*Ngọc: Dạ theo em thì…
-Tình trạng thư rác ,thư spam quảng cáo
-Thư lừa đảo quảng cáo thông báo trúng thưởng giả để đánh cắp thông tin, lây lan
mã độc thông qua việc bạn nhấn vào đường dẫn
-Tính bảo mật chưa cao và đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của email .Nếu
chẳng may bị hack địa chỉ email, hậu quả sẽ thật khó lường. Nhất là khi chúng ta
thường sử dụng email để đăng ký rất nhiều tài khoản, thậm chí sẽ có những tài
khoản link với thẻ ngân hàng. Qua đó đối tượng xấu có thể chi tiêu bằng tiền của
bạn, hay đọc những tin quan trọng trong công việc
*Từ đó, em có nghĩ đến một vài giải pháp…
-Tăng lớp bảo mật cho email
-Hạn chế những nguồn thư rác và thư quảng cáo
(Mặt đất rung chuyển)
Thầy: Có chuyện gì vậy các em…
Ngân: Không ổn rồi thầy ơi… Trái Đất đang bị tên phù thủy Valtor làm hại…
Trân: Ủa sao Valtor lại thót khỏi phong ấn được vây…
Trâm: Mình nhớ là đã phong ấn hắn kỹ lắm mà...
Thầy: Được rồi… kết học kết thúc tại đây… mọi chuyện nó simple lắm, mấy em đừng make
it complicated nha. Các em mau đi giải cứu Trái Đất đi… thầy không muốn phải enjoy cái
moment này đâu…
Ngọc: Dạ thầy… hẹn gặp lại thầy sau ạ…
Trâm: Để mình gọi Zalo cho Layla bảo bạn ấy đến ngay...
Huyên: Đi thôi các cậu...
(Clip biến hình - Phép thuật Winx Enchantix)

You might also like