You are on page 1of 6

BÀI 8: GIAO TIẾP KĨ THUẬT SỐ (1)

1 NỘI DUNG BÀI HỌC


o Trình bày được các quy tắc giao tiếp trên môi trường kĩ thuật số.
o Trình bày và lựa chọn được các phương thức giao tiếp phù hợp trong môi
trường kĩ thuật số:
✔ Thư điện tử (Email).
✔ Tin nhắn văn bản (Text Messaging).
✔ Ứng dụng nhắn tin Non-SMS.
✔ Tính năng Chat.
✔ Tin nhắn tức thời (Instant Messaging).
o Trình bày được cấu trúc tiêu chuẩn của một thư điện tử.
o Mô tả được các bước tạo và gửi thư điện tử đúng chuẩn.

2 CHI TIẾT BÀI HỌC


2.1 Một số quy tắc giao tiếp trong môi trường kĩ thuật số.
Trong quá trình giao tiếp trên môi trường kĩ thuật số thì chúng ta cần phải
tuân thủ theo một số quy tắc chung sau:
 Hạn chế sử dụng tất cả các chữ in hoa: Chúng ta không nên gửi
một tin nhắn toàn bộ đều là chữ in hoa. Vì điều này làm người xem
có cảm giác như chúng ta đang hét lớn vào mặt của người xem. Các
em chỉ nên sử dụng chữ in hoa khi cần nhấn mạnh một vấn đề nào đó.
 Cần chú ý về cách đặt câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ: Có thể chúng
ta không đồng ý với ý kiến của người khác nhưng chúng ta không nên
sử dụng lời nói mỉa mai khi giao tiếp.
 Nên chọn phương thức giao tiếp phù hợp. Ví dụ: Nếu chúng
ta muốn có câu trả lời tức thì, chúng ta nên chọn phương thức giao
tiếp theo thời gian thực như: Gọi điện thoại, gọi Video.
 Kiểm ra lỗi trước khi gửi thông tin đến người khác. Trong quá
trình chúng ta soạn tin nhắn, thư điện tử (Email) thì có thể gặp một số
lỗi như: Lỗi chính tả, lỗi viết tắt hay lỗi định dạng. Việc kiểm tra và
đảm bảo không bị lỗi trước khi gửi thông tin sẽ giúp người nhận
không hiểu nhầm nội dung, mà còn thể hiện sự tôn trọng của người
gửi dành cho người nhận.
 Chú ý đến việc sử dụng văn phong trong giao tiếp. Ví dụ: Trong
công việc, chúng ta nên dùng những từ ngữ rõ ràng, thể hiện câu từ
ngắn gọn, súc tích, tránh sử dụng các yếu tố hài hước vì dễ gây hiểu
lầm.
2.2 Một số phương thức giao tiếp trong môi trường kỹ thuật số.
 Tin nhắn văn bản (Text Messaging).
 Tin nhắn văn bản là các chuỗi văn bản ngắn, mỗi tin nhắn có tối
đa 160 kí tự, được gửi qua mạng di động của nhà cung cấp dịch
vụ bằng giao thức SMS (Short Message Service).

 Tin nhắn đa phương tiện MMS (Multimedia Messaging Service).


 Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS cho phép người dùng có
thể gửi ảnh, Video cho những người dùng khác.

 Tin nhắn non-SMS.


 WhatsApp: Là hệ thống nhắn tin đa nền tảng miễn phí, hỗ trợ
các thiết bị di động cho phép gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh,
ghi âm hoặc Video cá nhân,…
 Viber: Hệ thống nhắn tin đa nền tảng miễn phí, hỗ trợ các thiết
bị Android, iOS,... cho phép gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, ghi
âm hoặc Video cá nhân,… Ngoài ra, còn cho phép gửi, nhận và
quản lí tin nhắn trên máy tính cũng như trên thiết bị di động
miễn phí.

 Facebook Messenger: Cho phép kết nối với tất cả người dùng
Facebook. Ứng dụng hỗ trợ trên các thiết bị di động và máy
tính.

 Nhiều trang mạng xã hội (Facebook, Twitter,…) tích hợp tính


năng "Chat", cho phép chúng ta gửi và nhận văn bản, siêu liên
kết, tập tin ảnh,… nhằm kết nối, trò chuyện và trao đổi thông
tin với bạn bè trên các trang mạng xã hội.
 Tin nhắn tức thời IM (Instant Messaging).
 Tin nhắn tức thời IM là phương thức giao tiếp cho phép hai hoặc
nhiều người tham gia "trò chuyện" với nhau theo thời gian thực
bằng cách nhắn tin trong cửa sổ của chương trình tin nhắn tức
thời.
Một số ứng dụng nhắn tin tức thời phổ biến như: Skype, Facebook
Messenger,… cho phép mọi người trên thế giới có thể trò chuyện với
nhau. Để có thể sử dụng các ứng dụng tin nhắn tức thời này người dùng
cần phải có tài khoản. Thông thường, chúng ta có thể tạo tài khoản dễ
dàng thông qua Email và số điện thoại.

2.3 Tìm hiểu về thư điện tử.


 Thư điện tử (Email) là một phương pháp chuẩn và phổ biến được sử
dụng để trao đổi công việc hoặc gửi thư cá nhân khi không cần gấp câu
trả lời.
 Thư điện tử là một phương thức truyền thông có độ trễ.
Một số dịch vụ thư điện tử phổ biến như:

 Các thành phần cơ bản của một thư điện tử (Email):


 Trường To: Nhập địa chỉ Email của những người nhận chính và
những người này có nhiệm vụ tham gia trao đổi và phản hồi thư.
 Trường Cc: Nhập địa chỉ Email của những người sẽ nhận được
một bản sao của thư với mục đích thông báo mà không cần thiết
phản hồi cho người gửi, danh sách địa chỉ Email của những người
trong trường này được hiển thị công khai với những người cùng
nhận được Email.
 Trường Bcc: Cũng tương tự như tính năng của trường Cc. Tuy
nhiên, danh sách địa chỉ Email của những người trong trường này
KHÔNG được hiển thị công khai với những người cùng nhận
được Email.
 Trường Subject (chủ đề của thư): Dùng để nhập chủ đề của thư
điện tử. Em cần nhập chủ đề thư ngắn gọn, súc tích giúp mô tả sơ
lược nội dung của thư điện tử.
Phần nội dung của thư gồm:
 Phần nội dung chính của thư.
 Phần chữ kí: Hiển thị thông tin liên hệ của người gửi thư. Phần
chữ kí thì không bắt buộc nhưng việc em thêm chữ kí vào
cuối thư giúp thể hiện được sự chuyên nghiệp.
 Đính kèm tập tin (Attach Items): Em có thể đính kèm vào thư
điện tử các tập tin như: Hình ảnh, Video, tài liệu,…
 Ngoài ra, em có thể định dạng cho thư điện tử với các lệnh cơ
bản như: Font chữ, in đậm, in nghiêng, gạch chân,…

 Các bước thực hiện giúp tạo và gửi một thư điện tử trong Gmail:
Bước 1: Nhấp chọn Compose để tạo một thư điện tử mới.
Bước 2: Nhập địa chỉ Email của người nhận chính ở trường To. Nhập địa
chỉ Email ở trường Cc hoặc Bcc (nếu có).
Bước 3: Nhập chủ đề (Subject) cho thư. Sau đó, nhập nội dung thư và
áp dụng các định dạng phù hợp. Ngoài ra, em có thể đính kèm (Attach
Items) để thêm tập tin vào thư.
Bước 4: Sử dụng trình kiểm tra chính tả và đọc lại thư của em để loại bỏ
lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
Bước 5: Nhấn nút gửi thư (Send).

You might also like