You are on page 1of 2

Mở đầu về vp

Ngày 2 tháng 12 năm 2022

1 Lý thuyết
1.1 vp của một số nguyên
Định nghĩa : Cho p nguyên tố và n nguyên. Ta kí hiệu vp (n) là số tự nhiên k lớn nhất sao
cho pk | n và pk+1 ∤ n. Nói cách khác, vp (n) chính là số mũ của p khi phân tích n ra thừa số
nguyên tố.
Ví dụ : 600 = 2· 3 · 52 . Do đó, v2 (360) = 3, v3 (600) = 1 và v5 (360) = 2.
Lưu ý : Theo quy ước, vp (0) = ∞.
Tính chất :
1. vp (n) ≥ 0 với mọi n nguyên. Ngoài ra, vp (n) = 0 nếu p ∤ n và vp (n) ≥ 1 nếu p | n.
2. vp (ab) = vp (a) + vp (b)
3. vp (a + b) ≥ min{vp (a), vp (b)}. Hơn nữa, nếu vp (a) ̸= vp (b) thì vp (a + b) = min{vp (a), vp (b)}
4. vp (a1 +a2 +· · ·+an ) ≥ min{vp (a1 ), vp (a2 ), · · · , vp (an )}. Hơn nữa, nếu chỉ có duy nhất 1 số ai sao
cho vp (ai ) = min{vp (a1 ), vp (a2 ), · · · , vp (an )} thì vp (a1 +a2 +· · ·+an ) = min{vp (a1 ), vp (a2 ), · · · , vp (an )}
5. a|b ⇐⇒ vp (a) ≤ vp (b) với mọi p nguyên tố.
6. a ≥ 0 là lũy thừa bậc n của một số nguyên ⇐⇒ n | vp (a) với mọi p nguyên tố.
7. vp (gcd(a, b)) = min{vp (a), vp (b)}, vp (lcm(a, b)) = max{vp (a), vp (b)}

1.2 vp của một số hữu tỷ


a
Định nghĩa : Cho p nguyên tố và là số hữu tỷ (không nhất thiết tối giản). Khi đó, ta định
a b
nghĩa vp = vp (a) − vp (b).
b 
a
Lưu ý : vp có thể bé hơn 0.
b
Tính chất : Mọi tính chất của vp của một số nguyên vẫn đúng với số hữu tỷ, ngoại trừ tính chất
1.

2 Bài tập
1. Cho a, b nguyên dương, a < 1000. Giả sử b10 | a21 . CMR : b | a2 .
2. (Áo 2019) Cho x, y, z nguyên dương sao cho x | y 3 , y | z 3 , z | x3 . CMR : xyz|(x + y + z)13 .

1
ab bc ca ab bc ca
3. (Áo 2016) Cho a, b, c nguyên sao cho + + là số nguyên. CMR : , , là các số
c a b c a b
nguyên.
4. (Đài Loan 2022) Cho x, y, z nguyên dương thỏa mãn : gcd(x, y, z) = 1, x | yz(x + y + z), y |
zx(x + y + z), z | xy(x + y + z) và x + y + z | xyz. CMR : xyz(x + y + z) là số chính phương.
a b c
5. (BAMO 2018) Cho a, b, c nguyên dương sao cho + + là số nguyên. CMR : abc là lập
b c a
phương (tức là lũy thừa bậc 3 của một số nguyên).
pk
6. (APMO 2017) Một số hữu tỉ r được gọi là "powerful" nếu r viết được dưới dạng với p, q là
q
các số nguyên tố cùng nhau, k > 1 nguyên dương. Giả sử a, b, c là các số hữu tỉ dương sao cho
abc = 1 và tồn tại x, y, z nguyên dương sao cho ax + by + cz là số nguyên. Chứng minh rằng a, b, c
đều "powerful".
7. a) Cho p nguyên tố và a, b nguyên dương sao cho a + b = pk (k nguyên dương). CMR :
vp (a) = vp (b).
b) Tìm a, b nguyên dương sao cho (a + b2 )(b + a2 ) là lũy thừa của 2.
c) Tìm a, b nguyên dương sao cho (a + b3 )(b + a3 ) là lũy thừa của 3.
Ngoài ra, có thể xem thêm bài 5 IMO 2018.

You might also like