You are on page 1of 10

PHẦ I: KIẾ THỨC CẦ HỚ

MỆ H ĐỀ
Mệnh đề
 Mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc một câu khẳng định sai.
 Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
Mệnh đề phủ định: Cho mệnh đề P.
 Mệnh đề "không phải P" được gọi là mệnh đề phủ định của P và kí hiệu là P.
 Nếu P đúng thì P sai, nếu P sai thì P đúng.
Mệnh đề kéo theo: Cho mệnh đề P và Q.
 Mệnh đề "Nếu P thì Q" được gọi là mệnh đề kéo theo và kí hiệu là: P ⇒ Q, (P suy ra Q ).
 Mệnh đề P ⇒ Q chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Lưu ý rằng: Các định lí toán học thường có dạng P ⇒ Q. Khi đó:
• P là giả thiết, Q là kết luận. • P là điều kiện đủ để có Q. • Q là điều kiện cần để có P.
Mệnh đề đảo
Cho mệnh đề kéo theo P ⇒ Q. Mệnh đề Q ⇒ P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P ⇒ Q.
Mệnh đề tương đương: Cho mệnh đề P và Q.
 Mệnh đề "P nếu và chỉ nếu Q" được gọi là mệnh đề tương đương và kí hiệu là P ⇔ Q.
 Mệnh đề P ⇔ Q đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh để P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng.
Lưu ý rằng: Nếu mệnh đề P ⇔ Q là 1 định lí thì ta nói P là điều kiện cần và đủ để có Q.
Mệnh đề chứa biến: Mệnh đề chứa biến là một câu khẳng định chứa biến nhận giá trị trong một tập X nào đó
mà với mỗi giá trị của biến thuộc X ta được một mệnh đề.
Kí hiệu ∀ và ∃: Cho mệnh đề chứa biến P ( x ) với x ∈ X . Khi đó:
 "Với mọi x thuộc X để P ( x ) đúng" được ký hiệu là: " ∀x ∈ X , P ( x )" hoặc " ∀x ∈ X : P ( x )".
 "Tồn tại x thuộc X để P ( x ) đúng" được ký hiệu là: " ∃x ∈ X , P ( x )" hoặc " ∃x ∈ X : P ( x )".
 Mệnh đề phủ định của mệnh đề " ∀x ∈ X , P ( x )" là " ∃x ∈ X , P ( x )".
 Mệnh đề phủ định của mệnh đề " ∃x ∈ X , P ( x )" là " ∀x ∈ X , P ( x )".
------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP HỢP – CÁC PHÉP TOÁ TRÊ TẬP HỢP
Tập hợp
 Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa.
 Có 2 cách xác định tập hợp:
+ Liệt kê các phần tử: viết các phần tử của tập hợp trong hai dấu móc { ; ; } ⋅
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
 Tập rỗng: là tập hợp không chứa phần tử nào, kí hiệu ∅.
Tập hợp con – Tập hợp bằng nhau
 Tập hợp con: A ⊂ B ⇔ (∀x ∈ A ⇒ x ∈ B).
+ A ⊂ A , ∀ A. B AA
+ ∅ ⊂ A , ∀A .
+ A ⊂ B , B ⊂ C ⇒ A ⊂ C.
A ⊂ B
 Tập hợp bằng nhau: A = B ⇔  . Nếu tập hợp có n phần tử ⇒ 2n tập hợp con.
 B ⊂ A
Một số tập hợp con của tập hợp số thực R
 Tập hợp con của ℝ : ℕ * ⊂ ℕ ⊂ ℤ ⊂ ℚ ⊂ ℝ. Trong đó:
ℕ ∗ : là tập hợp số tự nhiên không có số 0. ℕ : là tập hợp số tự nhiên.
ℤ : là tập hợp số nguyên. ℚ : là tập hợp số hữu tỷ.
ℝ = ( −∞ ; +∞ ) : là tập hợp số thực.
 Khoảng: a b
+ ( a; b) = {x ∈ ℝ a < x < b} : –∞ ////////// ( ) /////////// +∞

+ ( a; +∞) = {x ∈ ℝ a < x} : –∞ ////////// ( +∞

+ ( −∞; b) = {x ∈ ℝ x < b} : –∞ ) ////////// +∞


 Đoạn:  a; b  = {x ∈ ℝ a ≤ x ≤ b} : – ∞ //////////   ////////// +∞
 
 Nửa khoảng: a b
+  a; b ) = {x ∈ ℝ a ≤ x < b} : – ∞ ////////// 
 ) ////////// +∞

+ ( a; b = {x ∈ ℝ a<x≤b : } – ∞ ////////// (  //////////


 +∞

+  a; +∞ ) = {x ∈ ℝ a ≤ x} : – ∞ //////////  +∞

+ ( −∞; b = {x ∈ ℝ }
x≤b : –∞ ] ////////// +∞
Các phép toán tập hợp A B
 Giao của hai tập hợp: A ∩ B ⇔ {x x ∈ A và x ∈ B} ⋅

 Hợp của hai tập hợp: A ∪ B ⇔ {x x ∈ A hoặc x ∈ B} ⋅ A B

 Hiệu của hai tập hợp: A \ B ⇔ {x x ∈ A và x ∉ B} ⋅


A B
Phần bù: Cho B ⊂ A thì C A B = A\B.

-----------------------------------------------------------------------
SỐ GẦ ĐÚ G – SAI SỐ
Số gần đúng
Trong đo đạc, tính toán ta thường chỉ nhận được các số gần đúng.
Sai số tuyệt đối
Nếu a là số gần đúng của số đúng a thì ∆ a = a − a gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
Độ chính xác của một số gần đúng
Nếu ∆ a = a − a ≤ d thì a − d ≤ a ≤ a + d. Ta nói a là số gần đúng của a với độ chính xác d và qui ước viết gọn là
a = a ± d.
Qui tròn số gần đúng
 Nếu chữ số ngay sau hàng qui tròn nhỏ hơn 5 thì ta chỉ việc thay thế chữ số đó và các chữ số bên phải nó
bởi số 0.
 Nếu chữ số ngay sau hàng qui tròn lớn hơn hay bằng 5 thì ta thay thế chữ số đó và các chữ số bên phải nó
bởi số 0 và cộng thêm một đơn vị vào chữ số ở hàng qui tròn.
Nhận xét: Khi thay số đúng bởi số qui tròn đến một hàng nào đó thì sai số tuyệt đối của số qui tròn không
vượt quá nửa đơn vị của hàng qui tròn. Như vậy, độ chính xác của số qui tròn bằng nửa đơn vị của hàng qui
tròn.
PHẦ II: VÍ DỤ MI H HỌA
MỆ H ĐỀ
Ví dụ 1. Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề?
a) Hãy đi nhanh lên!
b) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.

c) 5 + 7 + 4 = 15.

d) Năm 2018 là năm nhuận.

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Ví dụ 2. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. ∀n ∈ ℕ, n 2 + 1 không chia hết cho 3 . B. ∀x ∈ ℝ, x < 3 ⇔ x < 3 .

C. ∀x ∈ ℝ, ( x − 1) ≠ x − 1 .
2
D. ∃n ∈ ℕ, n 2 + 1 chia hết cho 4 .

Lời giải
Chọn A.
Với mọi số tự nhiên thì có các trường hợp sau:

n = 3k ⇒ n2 + 1 = ( 3k ) + 1 chia 3 dư 1.
2

n = 3k + 1 ⇒ n2 + 1 = ( 3k + 1) + 1 = 9k 2 + 6k + 2 chia 3 dư 2.
2

n = 3k + 2 ⇒ n2 + 1 = ( 3k + 2 ) + 1 = 9k 2 + 12k + 5 chia 3 dư 2.
2

Ví dụ 3. Mệnh đề nào sau là mệnh đề sai?


A. ∀n ∈ ℕ : n ≤ 2 n . B. ∃n ∈ ℕ : n2 = n .

C. ∀x ∈ ℝ : x 2 > 0 . D. ∃x ∈ ℝ : x > x 2 .

Lời giải
Chọn C.

Ta có: ∃0 ∈ ℝ : 02 = 0 .

Ví dụ 4. Cho mệnh đề A : “ ∀x ∈ ℝ, x 2 − x + 7 < 0 ” Mệnh đề phủ định của A là:


A. ∀x ∈ ℝ, x 2 − x + 7 > 0 . B. ∀x ∈ ℝ, x 2 − x + 7 > 0 .

C. Không tồn tại x : x 2 − x + 7 < 0 . D. ∃x ∈ ℝ, x 2 - x + 7 ≥ 0 .

Lời giải
Chọn D.
Phủ định của ∀ là ∃
Phủ định của < là ≥ .
-----------------------------------------------------------------------------

TẬP HỢP

Ví dụ 1. Cho A = {0; 2; 4;6} . Tập A có bao nhiêu tập con có 2 phần tử?
A. 4 . B. 6 . C. 7 . D. 8 .

Lời giải
Chọn B

Có thể sử dụng máy tính bỏ túi để tính số tập con có 2 phần tử của tập hợp A gồm 4 phần tử là: C42 = 6

Các tập con có 2 phần tử của tập hợp A là: {0; 2} , {0; 4;} , {0;6} , {2; 4;} , {2;6} , {4;6} .

Ví dụ 2. Cho tập hợp A = {a, b, c, d } . Tập A có mấy tập con?


A. 16 . B. 15 . C. 12 . D. 10 .

Lời giải
Chọn A

Số tập con của tập A là: 24 = 16 .


Ví dụ 3. Cách viết nào sau đây là đúng:
A. a ⊂ [ a; b ] . B. {a} ⊂ [ a; b] . C. {a} ∈ [ a; b ] . D. a ∈ ( a; b] .

Lời giải
Chọn B

Ta có: x ∈ [ a; b ] ⇔ a ≤ x ≤ b nên:

+B đúng do {a} là một tập con của tập hợp [ a; b] được ký hiệu: a ⊂ [ a; b ] .

+A sai do a là một phần tử của tập hợp [ a; b] được ký hiệu: a ∈ [ a; b] .

+C sai do {a} là một tập con của tập hợp [ a; b] được ký hiệu: a ⊂ [ a; b ] .

+ D sai do a ∉ ( a; b] .

Ví dụ 4. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng:


A. ℝ \ ℚ = ℕ . B. ℕ* ∪ ℕ = ℤ . C. ℕ * ∩ ℤ = ℤ . D. ℕ* ∩ ℚ = ℕ* .

Lời giải
Chọn D

D đúng do ℕ* ⊂ ℚ ⇒ ℕ* ∩ ℚ = ℕ* .

Ví dụ 5. Cho các tập hợp:


M = { x ∈ ℕ x là bội số của 2 }. = { x ∈ ℕ x là bội số của 6 }.

P = { x ∈ ℕ x là ước số của 2 }. Q = { x ∈ ℕ x là ước số của 6 }.

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. M ⊂ . B. Q ⊂ P . C. M ∩ = . D. P ∩ Q = Q .

Lời giải
Chọn C

+ M = {0; 2; 4;6;8;10;12;...} , = {0;6;12;...} ⇒ ⊂ M,M ∩ = .

+ P = {1; 2} , Q = {1; 2;3;6} ⇒ P ⊂ Q, P ∩ Q = P .

Ví dụ 6. Tìm x , y để ba tập hợp A = {2;5}, B = {5; x } và C = {x ; y;5} bằng nhau.

A. x = y = 2. B. x = y = 2 hoặc x = 2, y = 5.
C. x = 2, y = 5. D. x = 5, y = 2 hoặc x = y = 5.

Lời giải
Vì A = B nên x = 2. Lại do B = C nên y = x = 2 hoặc y = 5.

Vậy x = y = 2 hoặc x = 2, y = 5. Chọn B.

Ví dụ 7. Cho X = {7; 2;8; 4;9;12} ; Y = {1;3;7; 4} . Tập nào sau đây bằng tập X ∩ Y ?
A. {1; 2;3; 4;8;9;7;12} . B. {2;8;9;12} . C. {4;7} . D. {1;3} .

Lời giải
Chọn C

X = {7; 2;8; 4;9;12} , Y = {1;3;7; 4} ⇒ X ∩ Y = {7; 4} .

Ví dụ 8. Cho hai tập hợp A = {2, 4, 6,9} và B = {1, 2,3, 4} .Tập hợp A \ B bằng tập nào sau đây?
A. A = {1, 2,3,5} . B. {1;3;6;9} . C. {6;9} . D. ∅.

Lời giải
Chọn C

A = {2, 4,6,9} , B = {1, 2,3, 4} ⇒ A \ B = {6,9} .

Ví dụ 9. Sử dụng các kí hiệu khoảng, đoạn để viết tập hợp A = { x ∈ ℝ 4 ≤ x ≤ 9} :


A. A = [ 4;9] . B. A = ( 4;9]. C. A = [ 4;9 ) . D. A = ( 4;9 ) .

Lời giải
Chọn A
A = { x ∈ ℝ 4 ≤ x ≤ 9} ⇔ A = [ 4;9] .

Ví dụ 10. Cho A = [ −4;7 ] , B = ( −∞; −2 ) ∪ ( 3; +∞ ) . Khi đó A ∩ B :


A. [ −4; −2 ) ∪ ( 3;7 ] . B. [ −4; −2 ) ∪ ( 3;7 ) .

C. ( −∞; 2] ∪ ( 3; +∞ ) . D. ( −∞; −2 ) ∪ [3; +∞ ) .

Lời giải
Chọn A

A = [ −4;7 ] , B = ( −∞; −2 ) ∪ ( 3; +∞ ) , suy ra A ∩ B = [ −4; − 2 ) ∪ ( 3;7 ] .

Ví dụ 11. Cho A = { x ∈ R : x + 2 ≥ 0} , B = { x ∈ R : 5 − x ≥ 0} . Khi đó A ∩ B là:


A. [ −2;5] . B. [ −2;6] . C. [ −5; 2] . D. ( −2; +∞ ) .

Lời giải
Chọn A

Ta có A = { x ∈ R : x + 2 ≥ 0} ⇒ A = [ −2; + ∞ ) , B = { x ∈ R : 5 − x ≥ 0} ⇒ B = ( −∞;5]

Vậy ⇒ A ∩ B = [ −2;5] .

Ví dụ 12. Cho hai tập A = {x ∈ ℝ (2 x − x 2 )(2 x 2 − 3 x − 2) = 0} và B = {n ∈ ℕ ∗ 3 < n 2 < 30} . Tìm A ∩ B.

A. A ∩ B = {2;4}. B. A ∩ B = {2}. C. A ∩ B = {4;5}. D. A ∩ B = {3}.

Lời giải


x = 0
  1 
Ta có (2 x − x )(2 x − 3x − 2) = 0 ⇔  x = 2 ⇒ A = − ;0;2.
2 2

 
 2 
 1
x = −
 2

n ∈ ℕ ∗ n ∈ ℕ∗
Và  ⇔  ⇒ B = {2;3;4;5}.
3 < n < 30  3 < n < 30
2
 

Suy ra A ∩ B = {2}. Chọn B.

Ví dụ 13. Cho tập hợp A = [−4;4 ] ∪ [7;9 ] ∪ [1;7) . Khẳng định nào sau đây đúng?

A. A = [−4;7). B. A = [−4;9 ]. C. A = (1;8). D. A = (−6;2].

Chọn B.
Ví dụ 14. Cho A = [0;3], B = (1;5) và C = (0;1). Khẳng định nào sau đây sai?

A. A ∩ B ∩ C = ∅. B. A ∪ B ∪ C = [0;5).

C. ( A ∪ C ) \ C = (1;5). D. ( A ∩ B ) \ C = (1;3].
Lời giải
Xét các đáp án:

Đáp án A. Ta có A ∩ B = [0;3] ∩ (1;5) = (1;3] 


→ A ∩ B ∩ C = (1;3] ∩ (0;1) = ∅ .

Đáp án B. Ta có A ∪ B = [0;3] ∪ (1;5) = [0;5) 


→ A ∪ B ∪ C = [0;5) ∪ (0;1) = [0;5) .

Đáp án C. Ta có A ∪ C = [0;3] ∪ (0;1) = [0;3] 


→ ( A ∪ C ) \ C = [ 0;3] \ (0;1) = {0} ∪ [1;3] .

Đáp án D. Ta có A ∩ B = (1;3] 
→ ( A ∩ B ) \ C = (1;3] \ (0;1) = (1;3] .

Chọn C.
Ví dụ 15. Cho hai tập hợp A = [−2;3] và B = (1; +∞). Xác định C ℝ ( A ∪ B ).

A. C ℝ ( A ∪ B ) = (−∞;−2 ]. B. C ℝ ( A ∪ B ) = (−∞;−2).

C. C ℝ ( A ∪ B ) = (−∞;−2 ] ∪ (1;3]. D. C ℝ ( A ∪ B ) = (−∞;−2) ∪ [1;3).

Lời giải
→ C ℝ ( A ∪ B ) = (−∞;−2). Chọn B.
Ta có A ∪ B = [−2; +∞) 

Ví dụ 16. Cho hai tập hợp A = [−2;3) và B = [ m; m + 5) . Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để A ∩ B ≠ ∅.

A. −7 < m ≤ −2. B. −2 < m ≤ 3. C. −2 ≤ m < 3. D. −7 < m < 3.

Lời giải
Nếu giải trực tiếp thì hơi khó một chút. Nhưng ta đi giải mệnh đề phủ định thì đơn giản hơn, tức là đi tìm m để
A ∩ B = ∅. Ta có 2 trường hợp sau:

−2 3

m m +5
Hình 1

−2 3

m m +5
Hình 2

Trường hợp 1. (Xem hình vẽ 1) Để A ∩ B = ∅ ⇔ m ≥ 3.

Trường hợp 2. (Xem hình vẽ 2) Để A ∩ B = ∅ ⇔ m + 5 ≤ −2 ⇔ m ≤ −7.

m ≥3 
Kết hợp hai trường hợp ta được  thì A ∩ B = ∅.
m ≤ −7

Suy ra để A ∩ B ≠ ∅ thì −7 < m < 3. Chọn D.

-------------------------------------------------------------------------------
SỐ GẦ ĐÚ G – SAI SỐ

Ví dụ 1. Viết giá trị gần đúng của số 3 , chính xác đến hàng phần trăm và hàng phần nghìn
A. 1, 73;1, 733 B. 1, 7;1, 73 C. 1, 732;1, 7323 D. 1, 73;1, 732 .

Lời giải
Chọn D

Sử dụng máy tính bỏ túi ta có 3 = 1, 732050808...

Do đó giá trị gần đúng của 3 chính xác đến hàng phần trăm là 1,73;

giá trị gần đúng của 3 chính xác đến hàng phần nghìn là 1,732.

Ví dụ 2. Hãy viết số quy tròn của số a với độ chính xác d được cho sau đây a = 17658 ± 16 .
A. 18000 B. 17800 C. 17600 D. 17700 .

Lời giải
Chọn D.
Ta có 10 < 16 < 100 nên hàng cao nhất mà d nhỏ hơn một đơn vị của hàng đó là hàng trăm. Do đó ta
phải quy tròn số 17638 đến hàng trăm. Vậy số quy tròn là 17700 (hay viết a ≈ 17700 ).

Ví dụ 3. Hãy viết số quy tròn của số a với độ chính xác d được cho sau đây a = 15,318 ± 0, 056 .
A. 15 B. 15,5 C. 15,3 D. 16 .

Lời giải
Chọn C.
Ta có 0, 01 < 0, 056 < 0,1 nên hàng cao nhất mà d nhỏ hơn một đơn vị của hàng đó là hàng phần chục.
Do đó phải quy tròn số 15,318 đến hàng phần chục. Vậy số quy tròn là 15,3 (hay viết a ≈ 15,3 ).

PHẦ III: BÀI TẬP TỰ LUYỆ


MỆ H ĐỀ
Câu 1. Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề:
a. Huế là một thành phố của Việt Nam.
b. Sông Hương chảy ngang qua thành phố Huế.
c. Hãy trả lời câu hỏi này!
d. 5 + 19 − 24 .
e. 6 + 81 = 25 .
f. Bạn có rỗi tối nay không?
g. x + 2 = 11 .
A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 .

Câu 2. Mệnh đề phủ định của mệnh đề P : “ ∃x : x 2 + 2 x + 5 là số nguyên tố” là :


A. ∀x : x 2 + 2 x + 5 không là số nguyên tố. B. ∃x : x 2 + 2 x + 5 là hợp số.

C. ∀x : x 2 + 2 x + 5 là hợp số. D. ∃x : x 2 + 2 x + 5 là số thực.

Câu 3. Cho mệnh đề P ( x ) : " ∀x ∈ ℝ, x 2 + x + 1 > 0" . Mệnh đề phủ định của mệnh đề P ( x ) là:
A. " ∀x ∈ ℝ, x 2 + x + 1 < 0" . B. " ∀x ∈ ℝ, x 2 + x + 1 ≤ 0" .
C. " ∃x ∈ ℝ, x 2 + x + 1 ≤ 0" . D. " ∃ x ∈ ℝ, x 2 + x + 1 > 0" .

Câu 4. Trong các mệnh đề sau tìm mệnh đề đúng?


A. ∀x ∈ ℝ : x 2 > 0 . B. ∀x ∈ ℕ : x ⋮ 3 . C. ∀x ∈ ℝ : − x 2 < 0 . D. ∃x ∈ ℝ : x > x 2 .
Câu 5. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. −π < −2 ⇔ π 2 < 4 . B. π < 4 ⇔ π 2 < 16 .

C. 23 < 5 ⇒ 2 23 < 2.5 . D. 23 < 5 ⇒ − 2 23 > −2.5 .

Câu 6. Cho tam giác ABC với H là chân đường cao từ A . Mệnh đề nào sau đây sai?
1 1 1
A. “ ABC là tam giác vuông ở A ⇔ 2
= 2
+ ”.
AH AB AC 2

B. “ ABC là tam giác vuông ở A ⇔ BA2 = BH .BC ”.

C. “ ABC là tam giác vuông ở A ⇔ HA2 = HB.HC ”.

D. “ ABC là tam giác vuông ở A ⇔ BA2 = BC 2 + AC 2 ”.

Câu 7. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là định lí?


A. ∀x ∈ ℝ, x > −2 ⇒ x 2 > 4 .

B. ∀x ∈ ℝ, x > 2 ⇒ x 2 > 4 .

C. ∀x ∈ ℝ, x 2 > 4 ⇒ x > 2 .

D. Nếu a + b chia hết cho 3 thì a, b đều chia hết cho 3 .

------------------------------------------------------------------------------------

TẬP HỢP
Câu 1. Trong các tập sau, tập hợp nào có đúng một tập hợp con?

A. ∅ . B. {a} . C. {∅} . D. {a;∅} .

Câu 2. Số các tập con 2 phần tử của B = {a, b, c, d , e, f } là:

A. 15 . B. 16 . C. 22 . D. 25 .

Câu 3. Cho hai tập hợp X = { x ∈ ℕ x⋮ 4; x ⋮ 6} , Y = { x ∈ ℕ x ⋮12} . Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?

A. X ⊂ Y . B. Y ⊂ X .

C. X = Y . D. ∃n : n ∈ X và n ∉ Y .
Câu 4. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập rỗng?

{
A. A = x ∈ ℕ x 2 − 4 = 0 . } {
B. B = x ∈ ℝ x 2 + 2 x + 3 = 0 . }
{
C. C = x ∈ ℝ x 2 − 5 = 0 . } { }
D. D = x ∈ ℚ x 2 + x − 12 = 0 .

Câu 5. Cho hai tập hợp A = (−∞; m ] và B = (2; +∞). Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để A ∪ B = ℝ.

A. m > 0. B. m ≥ 2. C. m ≥ 0. D. m > 2.

Câu 6. Cho hai tập hợp A = (−∞; m) và B = [3m −1;3m + 3] . Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để A ⊂ C ℝ B .

1 1 1 1
A. m = − . B. m ≥ . C. m = . D. m ≥ − .
2 2 2 2

Câu 7. Lớp 10 A có 7 học sinh giỏi Toán, 5 học sinh giỏi Lý, 6 học sinh giỏi Hoá, 3 học sinh giỏi cả Toán và
Lý, 4 học sinh giỏi cả Toán và Hoá, 2 học sinh giỏi cả Lý và Hoá, 1 học sinh giỏi cả ba môn Toán, Lý, Hoá. Số
học sinh giỏi ít nhất một môn (Toán, Lý, Hoá ) của lớp 10 A là

A. 9 . B. 18 . C. 10 . D. 28 .

------------------------------------------------------------------------------

SỐ GẦ ĐÚ G – SAI SỐ

Câu 1. Viết giá trị gần đúng của số π 2 , chính xác đến hàng phần trăm và hàng phần nghìn.

A. 9, 9 , 9,87 B. 9,87 , 9,870 C. 9,87 , 9,87 D. 9,870 , 9,87 .

Câu 2. Cho số gần đúng a = 2 841 275 có độ chính xác d = 300. Hãy viết số quy tròn của số a .

Câu 3. Hãy viết số quy tròn của số gần đúng a = 3,1463 biết: a = 3,1463 ± 0,001.

Câu 4. Cho số gần đúng a = 23748023 với độ chính xác d = 101 . Hãy viết số quy tròn của số a .

A. 23749000. B. 23748000. C. 23746000. D. 23747000.

Câu 5. Một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng x = 43m ± 0,5m và chiều dài y = 63m ± 0,5m . Tính chu vi P của
miếng đất đã cho.

A. P = 212m ± 4m. B. P = 212m ± 2m.

C. P = 212m ± 0,5m. D. P = 212m ± 1m.

Câu 6. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là x = 23m ± 0,01m và chiều rộng là y = 15m ± 0, 01m . Tính diện
tích S của thửa ruộng đã cho.

A. S = 345m ± 0,001m. B. S = 345m ± 0,38m.

C. S = 345m ± 0,01m. D. S = 345m ± 0,3801m.

You might also like