You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Thử thách mùa hè


Đáp án (bài thi buổi sáng)

Bài 1. (5đ) Tìm tất cả các cặp số nguyên tố (p, q) sao cho p(p2 − p − 1) = q(2q + 3).

Lời giải. Giả sử p = q. Khi đó p2 − p − 1 = 2p + 3, hay p2 − 3p − 4 = 0, dẫn đến p = −1 hoặc


p = 4, mâu thuẫn với tính nguyên tố của p. Như vậy, p 6= q. Vì thế p | 2q + 3. Đặt 2q + 3 = kp,
với k là một số nguyên dương. Khi đó p2 − p − 1 = kq. Suy ra 2p2 − 2p − 2 = 2kq = k(kp − 3),
hay
2p2 − (k2 + 2)p + 3k − 2 = 0.
Đây là một phương trình bậc 2 của p. Nói riêng, biệt thức của nó, ∆ = (k2 + 2)2 − 8(3k − 2),
phải là một số chính phương. Xét các trường hợp:
3±1
• Nếu k = 1 thì ∆ = 1 và ta thu được p = 4
, mâu thuẫn (do p được giả thiết là số nguyên
tố).

• Nếu k = 2 thì ∆ = 4. Từ đó, ta thu được p = 6±2


2
, dẫn đến p = 2 do p nguyên tố. Nhưng
kp−3 2·2−3
khi đó q = 2 = 2 , không là số nguyên tố, mâu thuẫn.

• Nếu k = 3 thì ∆ = 65, không là số chính phương, mâu thuẫn.

• Nếu k = 4 thì ∆ = 244 = 22 · 61, không là số chính phương, mâu thuẫn.

• Nếu k = 5 thì ∆ = 625 = 252 . Trong trường hợp này ta lần lượt tìm được p = 13, q = 31.

• Nếu k ≥ 6 thì ∆ = (k2 +2)2 −8(3k−2) = k4 +4k2 −24k+20 = k4 +4(k−1)(k−5) >


k4 . Ngoài ra, hiển nhiên ∆ < (k2 + 2)2 . Chính vì thế, để ∆ là số chính phương thì ta phải
có ∆ = (k2 + 1)2 , nghĩa là k4 + 4k2 − 24k + 20 = k4 + 2k2 + 1, hay 2k2 − 24k + 19 = 0.
Thế nhưng đẳng thức cuối cùng không thể xảy ra do vế trái là một số lẻ, mâu thuẫn.

Vậy, ta kết luận rằng (p, q) = (13, 31) là cặp số duy nhất thỏa mãn yêu cầu của bài toán.

Bài 2. (5đ.) Gọi S là tập hợp các số thực k có tính chất sau sau: với mọi bộ số thực dương (a, b, c)
mà ab + bc + ca = 1, ta luôn có bất đẳng thức:
s
a b c 3
√ +√ +√ ≥ .
a2 + ab + b2 + k b2 + bc + c2 + k c2 + ca + a2 + k k+1

a) Giả sử k ∈ S. Chứng minh rằng k ≥ 2.

1
b) Chứng minh rằng 2 ∈ S.
 2

Lời giải. a) Giả sử k ∈ S. Xét (a, b, c) = x, x, 1−x
2x
với x ∈ (0; 1). Cho x tiến tới 0, khi đó vế
trái của bất đẳng thức cần có tiếnq
tới 1. Như vậy, để bất đẳng thức đúng với mọi bộ số dương có
3
dạng như trên thì ta phải có 1 ≥ k+1 . Điều này tương đương với

k ≥ 2.

b) Ta sẽ chỉ ra rằng 2 ∈ S. Đặt


X a
S= √ .
cyc
a2 + ab + b2 + 2

Theo bất đẳng thức Holder, ta có


!
X
2 2 2
S · a(a + ab + b + 2) ≥ (a + b + c)3 .
cyc

Thế nhưng,
X X X
a(a2 + ab + b2 + 2) = a3 + (a2 b + ab2 ) + 2(a + b + c)
cyc cyc cyc

= a + b + c + a2 b + ab2 + b2 c + bc2
3 3 3

+ c2 a + ca2 + 2(a + b + c)(ab + bc + ca)


= (a + b + c)3 .

Từ đó suy ra S 2 ≥ 1 và do đó S ≥ 1. Chứng minh hoàn tất.


1
Nhận xét. Nhắc lại bất đẳng thức Holder: cho p, q là các số thực dương thỏa mãn p
+ 1q = 1. Khi
đó, với mọi số thực dương x1 , x2 , . . . , xn , y1 , y2 , . . . , yn , ta có
1 1
(xp1 + xp2 + · · · + xpn ) p · (y1q + xq2 + · · · + xqn ) p ≥ x1 y1 + · · · + xn yn .

Bài 3. (5đ.) Cho một hình thang cân (nhưng không phải là hình chữ nhật) và kẻ một đường chéo
của nó (như vậy nhận được hai tam giác). Trên biên của mỗi tam giác thu được có một con kiến
bò dọc trên đó. Tốc độ của chúng là không đổi và bằng nhau. Hai con kiến cũng không thay đổi
hướng bò khi di chuyển và hướng của chúng là ngược nhau trên đường chéo. Chứng minh rằng
với mọi vị trí ban đầu của các con kiến, chúng sẽ gặp nhau tại một thời điểm nào đó.
Lời giải. Không mất tổng quát, giả sử ABCD là hình thang cân với đáy lớn là AB, đáy nhỏ là
CD và đường chéo được kẻ là AC. Ta cũng giả sử con kiến thứ nhất bò trên biên của ACD
theo hướng A −→ C −→ D −→ A và con bọ thứ hai bò trên biên của ABC theo hướng
A −→ B −→ C −→ A.

2
D C

A B

Xét các thời điểm mà con kiến thứ hai bò tới điểm C. Cứ mỗi lần con kiến thứ hai bò được một
vòng trên biên của CAB thì con kiến thứ nhất cũng bò được một quãng đường như con kiến thứ
hai, nghĩa là CA + AB + BC = AC + CD + DA + (AB − CD), nghĩa là một vòng của tam
giác ABC và thêm một quãng đường có độ dài bằng AB − CD. Để ý rằng
AB − CD < BC + AC − CD = AD + AC − CD < AC + CD + AC − CD = 2AC.
Từ đó suy ra tại một trong các thời điểm nào đó mà con kiến thứ hai ở điểm C thì con kiến thứ
nhất sẽ ở một khoảng cách tới điểm C nhỏ hơn 2AC. Từ đó suy ra hai con kiến sẽ gặp nhau sau
đó tại một điểm nào đó trên đường chéo AC.

Bài 4. (5đ.) Cho tam giác nhọn không cân ABC nội tiếp đường tròn (O). Lấy các điểm M, N, P
lần lượt trên các cạnh AB, BC, CA sao cho AM N P là hình bình hành. Đoạn thẳng CM cắt
N P tại E; đoạn thẳng BP cắt N M tại F ; và đoạn thẳng BE cắt CF tại D.
a) Chứng minh rằng ba điểm A, D và N thẳng hàng.
b) Gọi I và J , theo thứ tự, là tâm đường tròn ngoại tiếp của các tam giác M BF và P CE.
Chứng minh rằng đường thẳng OD đi qua trung điểm của IJ .

3
Lời giải. a) Vì
ME AP MF
= = ,
MC AC MN
nên EF k BC. Ta có

DE EF EF CN ME CN BN CN
= = · = · = · . (1)
DB BC CN BC MC BC BC BC
Mặt khác,
EN EN MB CN NB
= · = · . (2)
BA MB BA CB BC
Từ (4) và (5), ta suy ra
DE EN
. =
DB BA
Từ đó dễ dàng suy ra A, D, N thẳng hàng.
b) Gọi K là giao điểm thứ hai của BE và đường tròn (M BF ), H là giao điểm thứ hai của CF
và đường tròn (P CE) và O 0 là tâm đường tròn (N EF ). Dễ thấy phép vị tự có tâm D biến tam
giác ABC thành tam giác N EF . Do đó D, O, O 0 thẳng hàng. Gọi T là giao điểm của EF và
KH; L là giao điểm của KF và EH. Ta có

(KE, KF ) = (KB, KF ) = (M B, M F ) = (AB, AC) = (P E, P C) = (HE, HC)


= (HE, HF ) (mod π).

Suy ra các điểm E, F, K, H đồng viên. Do đó

(KH, KB) = (KH, KE) = (F H, F E) = (CH, CB) (mod π).

Vậy các điểm B, C, K, H đồng viên. Ta có

PD/(M BF ) = DB · DK = DC · DH = PD/(P CE) .

Dễ thấy
PL/(M BF ) = PL/(M BF ) .
Vậy LD là trục đẳng phương của các đường tròn (I), (J ). Do đó LD ⊥ IJ . Áp dụng định lí
Brocard cho tứ giác EF KH, ta thu được LD ⊥ O 0 T . Suy ra

O 0 T k IJ. (3)

Vì O 0 I ⊥ LK, O 0 J ⊥ LH, O 0 D ⊥ LT và O 0 T ⊥ LD, nên O 0 (IJ DT ) = L(KHT D) = −1.


Kết hợp với (3) và tính chất quen thuộc của chùm điều hòa, ta có điều phải chứng minh.

————— HẾT —————

You might also like