You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


----------------------------------

Đặng Nguyễn Minh Huyền

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


CÔNG NGHỆ SINH HỌC TẢO

TỔNG QUAN:
Trình bày ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng tảo Ulva Lactuca
và khả năng ứng dụng của tảo này trong cuộc sống.

Nha Trang - năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


----------------------------------

Đặng Nguyễn Minh Huyền

Lớp: BIO 021A, Khóa 2021 – 2023

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


CÔNG NGHỆ SINH HỌC TẢO
TỔNG QUAN:
Trình bày ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng tảo Ulva
Lactuca và khả năng ứng dụng của tảo này trong cuộc sống.

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm

Mã số : 8 42 01 14

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Cao Thị Thúy Hằng

Nha Trang - năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Từ lâu con người đã khai thác rong biển làm nguyên liệu cho nhiều
nghành công nghiệp như dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm và chăn
nuôi,….Polysaccharide là các polymer sinh học được tìm thấy trong tự nhiên trên
cả thực vật và động vật, cả trên cạn và dưới nước, trong đó rong biển được xem là
một nguồn cung cấp polysaccharide rất phong phú và đa dạng. Trên thế giới, các
nhà khoa học đã xác định được khoảng 10.000 loài rong biển, chia làm 03 ngành
rong chính dựa trên sắc tố của chúng là rong lục (Chlorophyte), rong nâu(
Pheophyte) và rong đỏ ( Rhodophyte). Rong lục được biết đến như là nguồn
nguyên liệu để tách chiết các chết có hoạt tính sinh học như lipid, protein,
peptide, polysaccharide, carotenoid, hợp chất phenolic, alkaloid,… trong đó
polysaccharide được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất do khả năng ứng dụng rất
phong phú và đa dạng.
Việt Nam là đất nước có một vùng biển nhiệt đới rộng với bờ biển dài
hơn 3000 km, là nguồn cung cấp các loài rong biển phong phú và đa dạng, rong
lục với với trữ lượng rất lớn lên đến 152 loài chủ yếu thuộc các chi Ulva,
Caulerpa, Chaetomorpha, Enteromorpha, trong đó chi Ulva gồm 69 loài với hai
loài phổ biến nhất là Ulva lactuca và Ulva reticulata. Với số lượng phong phú và
nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng việc khai thác và sử dụng còn quá thô sơ chỉ
dừng lại ở việc thu lượm của các ngư dân ven biển, phơi khô bán cho thương lái
hoặc làm thức ăn cho gia súc. Với giá thành của thức ăn chăn nuôi hiện nay là
khá cao, thì việc sử dụng rong lục bổ sung vào thành phần thức ăn vật nuôi là một
phương án nên quan tâm. Vì giá thành thấp và nhiều dưỡng chất của rong lục.
Tuy nhiên với thành tế bào là celulose việc hấp dưỡng chất từ rong đối với gia
súc còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ở các thời điểm trong năm rong lục
phát triển mạnh nhất, việc rong lục trôi dạt trên bãi biển là ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ thực tiễn trên, cho thấy công nghệ nuôi cấy tảo đang là vấn đề tầm
ảnh hưởng nhất đang được đề cập hiện nay, cùng tìm hiểu chủ đề “Trình bày

1
ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng tảo Ulava Lactuca và khả
năng ứng dụng của tảo này trong cuộc sống.”

I. GIỚI THIỆU TẢO ULVA LACTUCA


I.1. KHÁI NIỆM TẢO ULVA LACTUCA
Trong thời gian gần đây, trên thế giới, rong lục là nguồn tài nguyên tự
nhiên ngày càng được quan tâm sử dụng trong cuộc sống nhiều hơn phục vụ đời
sống con người như làm thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm đặc biệt là trong
lĩnh vực y học. Rong lục là một trong 3 ngành rong chính đã biết hiện nay,
chúng tồn tại trong tự nhiên với số lượng lớn và rất đa dạng về thành phần loài,
bao gồm những chi chủ yếu sau: Enteromorpha, Ulva, Ulothrix, Cladophora,
Valonia, Boergessenia, Caulerpa, Bryopsis, Codium... Trong đó có nhiều loài
thuộc các chi rong lục là Ulva, Enteromorpha, Caulerpa, Codium được sử dụng
như là nguồn thức ăn phổ biến. Ở nước ta, rong lục là ngành có trữ lượng rất lớn
lên tới 152 loài, chủ yếu thuộc về các chi rong Ulva, Caulerpa, Chaetomorpha,
Enteromorpha, trong đó chi Ulva gồm 69 loài trong tổng số 100 loài đã được
định danh trên thế giới. Rong lục chi Ulva được cho là rất giàu protein,
polysaccharide, các vitamin và các khoáng chất, trong đó, polysaccharide ngày
càng được quan tâm nhiều nhất do chúng có những tính chất vật lý và hóa học
đáng chú ý và có nhiều tiềm năng ứng dụng trong y sinh học. Các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, có 4 dạng polysaccharide được tìm thấy từ rong lục chi Ulva bao
gồm: dạng tan trong nước là ulvan, dạng không tan trong nước là cellulose, dạng
tan trong kiềm là xyloglucan mạch thẳng và lượng nhỏ glucuronan.

Rong lục thuộc giới Plantae, là nhóm sinh vật nguyên sinh quang dưỡng
có thể là đơn bào, đa bào, hoặc coenocytic. Vỏ tế bào do chất nguyên sinh phân
hoá tạo ra, gồm có cellulose ở phía trongvà pectin ở phía ngoài. Chất nguyên
sinh tạo 6 thành 1 lớp mỏng ở sát thành vỏ tế bào; ở giữa tế bào là một không
bào lớn chứa đầy dịch bào. Thể sắc tố có các dạng phiến, đai vành móng ngựa,
hình sao nhiều cạnh, hình xoắn lò xo, mắt lưới, dạng hạt nhỏ v.v. Sắc tố chủ yếu
là chlorophyl a, chlorophyl b làm cho rong có màu xanh, β-caroten và 10 loại
xanthophyll. Trong thể sắc tố còn có các hạt tạo bột hình tròn nhỏ. Hạt tế bào
thường nằm ở giữa khoang túi dịch bào, hay sát bên thành lớp nguyên sinh. Thể
2
nhiễm sắc hình que ngắn hay hạt nhỏ, số lượng ít. Sản phẩm đồng hoá là tinh bột
hoặc đôi khi là chất bơ. Trong dịch bào, sản phẩm của quá trình trao đổi chất
chủ yếu là đường, tanin, canxi sunfat và các chất có màu antocyan. Rong lục có
ba kiểu sinh sản là: sinh sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

I.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc, nét đặc trưng
Ulva Lactuca có tính đa hình: phân tích di truyền cho thấy rằng các kiểu
hình khác nhau không liên quan đến các biến thể di truyền mà phụ thuộc vào
môi trường sống (độ mặn của môi trường, ký sinh với vi khuẩn). Rong dạng
phiến rộng, mềm mại, mọc xòe, xé thùy, mép nhăn gấp, màu lục thẫm hoặc lục
nhạt, cao 10-25cm, rộng 4-10cm, trông giống như cây rau diếp hay xà lách. Tế
bào có dạng góc tròn, mặt cắt ngang hình chữ nhật ngang, trong thể sắc tố có 2
hạt tạo bột.

Hình 1. Hình ảnh tảo Ulva Lactuca

I.1.2. Phân loại học


Ulva thường được gọi là rau diếp biển, là một chi tảo lục ăn được, phân
bố rộng rãi dọc theo các bờ biển các đại dương trên thế giới. Loài điển hình
là Ulva lactuca, lactuca là một từ tiếng Latinh nghĩa là "rau diếp". Ulva lactuca
thuộc ngành Chlorophyta, lớp Ulvophyceae, Bộ Ulvales, Họ Ulvaceae, Chi
Ulva.
I.1.3. Môi trường sống và hình thức sinh sản
Rau diếp biển, Ulva lactuca là loài tảo đa bào thường gặp trên các mám
đá giữa các mức triều. Cơ thể gồm nhiều tế bào tạo nên một bản hình phiến dẹp
3
được gọi là tản có độ dày hai tế bào. Tản này được đính chặt vào giá thể bởi một
chân bám nhá . Mỗi tế bào có một nhân và một lục lạp hình chén có một hạch
tạo bột.
Có thể sinh sản bằng hai cách: sinh sản hữu tính và sự tự phân mảnh. Đây
là điểm khác biệt, hiếm thấy ở các loài tảo khác giúp chúng có khả năng cho
sinh sôi nhanh chóng. Mọi cá thể dinh dưỡng có vẻ giống nhau nhưng thực chất
là hai kiểu khác nhau có thể phân biệt được theo cách sinh sản của chúng. Mỗi
tế bào của tản đơn tính hay là thể giao tử có thể trở thành một túi giao tử (tế bào
sản sinh giao tử). Trong trường hợp điển hình có 8 hoặc 16 giao tử đồng hình
được sinh ra, mỗi giao tử có hai roi . Các giao tử này có thể kết hợp chỉ vì những
giao tử của các tản khác, do đó Ulva là tảo dị tản. Hợp tử lưỡng bội phát triển
tạo nên một tản lưỡng bội phức tạp hay là thể bào tử. Các bào tử động được sản
sinh khi tế bào của thể bào tử phát triển thành cấu tạo được gọi là túi bào tử
trong đó xảy ra quá trình giảm phân. Các bào tử động thường lớn hơn giao tử và
có thể nhận biết do có bốn roi. Bào tử động đơn bội và nảy mầm trực tiếp thành
các cá thể mới của thể giao tử. Chu trình này thể hiện ra sự xen kẽ các thế hệ
trong một của các dạng đơn giản nhất. Do chỗ các thế hệ thể giao tử và thể bào
tử trong giống nhau và là quan trọng như nhau trong chu trình sống. Ulva là ví
dụ của sự xen kẽ đồng hình các thế hệ.

Hình 2. Cấu trúc chu trình sống của Ulva Lactuca


I.1.4. Thành phần dinh dưỡng
- Ulva Lactuca có hàm lượng protein cao nhất trong chi Ulva, hàm lượng
protein tổng số dao động từ 4,3 -8,5%.
4
- Chứa nhiều loại acid amin thiết yếu: valine, histidine, methionine
isoleucine, lysine, phenylalanine, threonine, tryptophan… và acid amin
không thiết yếu: cysteine, glycine; aspartic…
- Lipid: từ 7,9 -10,69%
- Tổng chất xơ, 54, 90 % (chất xơ hòa tan, 20,53% và không hòa tan
(34,37%)
- Khoáng chất: Sắt, K, Mn, Cobalt, Ca…

I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

I.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước


Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống phân loại, và đa
dạng thành phần loài chi Ulva của các tác giả trên thế giới, nhận thấy mỗi quan
điểm đều có luận riêng, phù hợp với thời điểm đó và lãnh thổ, bên cạnh đó vẫn
còn những yếu điểm và thiếu sót nhất định. Ở Việt Nam chủ yếu là các công
trình mang tính chất thống kê dựa trên các hệ thống nước ngoài, đến nay còn
thiếu một công trình đầy đủ và hệ thống. Tuy nhiên, trong các hệ thống có thể
thấy từ sau khi nghiên cứu của Hayden và cộng sự (2003) thì chi rong biển
Enteromorpha không được coi là một chi riêng biệt mà thuộc chi Ulva
Linnaeus, họ Ulvaceae, bộ Ulvales, lớp Ulvophyceae, ngành Chlorophyta.
Trong đó chi Ulva phân bố tại Việt Nam với 15 loài và 1 phân loài.
Một số nghiên cứu của một số trường Đại học về Ulva đã đem đến một số
sản phẩm nổi bật như Trường Đại học Nha Trang- Khánh Hòa đã tạo ra thành
phẩm Rong lục Ulva tách nước dạng xá, Rong Lục Ulva tách nước là sản phẩm
được Trung Tâm NC và CBTP của trường Đại học Nha Trang sản xuất duy nhất
tại Việt Nam.

Hình 3. Sản phẩm rong lục Ulva tách nước


5
I.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Việc sử dụng rong biển chi Ulva làm thực phẩm ở các nước Châu Á đã có
niên đại từ hàng trăm năm nay. Hàm lượng lớn các vitamin và các nguyên tố vi
lượng, khoáng chất thiết yếu so với các loài thực vật trện cạn đã làm cho rong
biển trở thành một nguồn thực phẩm đầy hứa hẹn. Một trong những loại thực
phẩm rong biển được sử dụng thương mại quan trọng ở Nhật Bản là “Green
laver” hay “aonori” - là hỗn hợp của các loài thuộc chi Ulva và các loài thuộc
chi rong giấy (Monostroma) chứa nhiều protein, canxi, vitamin và sắt và hàm
lượng chất béo cùng natri thấp. Tại Ấn Độ, rong biển chi Ulva cũng đã được sử
dụng như một trong những thành phần trong món ăn nhẹ. Trong nông nghiệp và
chăn nuôi, rong biển chi Ulva được coi là nguồn thức ăn cho một số loại gia cầm
nhằm tăng chất lượng thịt, và giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính
trong huyết thanh của gà. Ngoài ra với hàm lượng chất xơ 18 cao, rong biển chi
Ulva cũng được xem xét thử nghiệm là thức ăn trong ngành chăn nuôi dê và cừu
tại Bồ Đào Nha. Trong dược phẩm, các chất phytochemical khác nhau được
chiết xuất từ chi Ulva thể hiện các hoạt động kháng khuẩn, kháng vi rút, chống
oxy hóa, chống đông máu, chống viêm và chống ung thư. Ngoài ra, rong biển
chi Ulva còn được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học. Trong
một nghiên cứu gần đây, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã ước tính (trong các điều
kiện cụ thể) năng suất nhiên liệu sinh học từ Ulva cao gấp hai và năm lần so với
năng suất ethanol thu được từ mía và ngô, một số nghiên cứu sản xuất nhiên liệu
sinh học khác như diesel sinh học và hydro sinh học, axeton, butanol cũng cho
kết quả khả quan, hầu hết các tác giả đánh giá rong biển Ulva là một trong
những nguồn sản xuất nhiên liệu sinh học tiềm năng trong tương lai.

I.3. CÁC CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY TẢO HIỆN NAY


I.3.1. Phương pháp nuôi trồng tảo truyền thống
Các loài rong biển thuộc chi Ulva sp. có thể nuôi cùng với tôm, cá và một
số loại động vật thân mềm khác để làm thức ăn trực tiếp cho chúng. Đây là
một sự kết hợp và thay thế bền vững để giảm thức ăn cho vật nuôi. Nuôi
trồng dưới nước, có kiểm soát về dinh dưỡng. Có nhiều cách khác nhau
6
như nuôi trồng bằng lưới hoặc các dây nilon để dưới biển, hoặc nuôi trồng
trong các bể thủy sinh.
 Lựa chọn vị trí:
Vị trí nuôi trồng là vùng biển cạn, yên tĩnh, ở trong vịnh hay cửa song,
nơi có nước ngọt. Gần đây người ta chọn những vùng sâu hơn. Bãi nuôi
trồng tương đối bằng phẳng. Vị trí nuôi trồng nên tránh xa vùng nước lợ bị
ô nhiễm, tránh gió bão.
 Chuẩn bị cây giống:
- Vớt giống tự nhiên: dùng lưới trong vùng nước có quần thể rong Ulva sp.
- Sản xuất giống nhân tạo: Sản xuất giống nhân tạo được bắt đầu bằng việc
vớt giao tử vào tháng 4. Việc phóng giao tử có thể được kích thích bằng
cách làm khô cây bố mẹ suốt đêm trong tối. Một “dung dịch giao tử”
được hòa trộn (đực, cái) cùng với nước biển sạch để tạo thành hợp tử.
Hợp tử sau đó sẽ bám vào các tấm vật bám bằng nhựa, dài 20-30cm, rộng
10cm, có hai mặt nhám. Suốt mùa hè, các tấm vật bám có hợp tử được giữ
trong những bể nước lợ, đặt trong phòng có ánh sáng khuyếch tán từ mái
(lợp tôn nhựa).
 Kỹ thuật trồng thương phẩm:
- Phương pháp lưới ngang cố định: lưới có kích thước mắt lưới 2a = 15cm,
chiều dài và chiều rộng tùy thuộc vào điều kiện thực tế, thường là 1,5m x
18m. Lưới được buộc vào các cọc đước, gỗ tốt. Cọc dài 1m, chôn sâu
50cm. Lưới thường được cố định ở mức mà khi triều rút, cây rong lộ ra
không khí khoảng 4 giờ.
- Phương pháp lưới ngang nổi: lưới tương tự như trên. Hai bên tấm lưới là
hai dây thừng, trên đó có bố trí phao để tăng sức nổi. Bốn góc lưới được
neo lại. Lưới luôn được giữ dưới mặt nước.
 Thu hoạch và sơ chế
Thu hoạch: tùy theo loài mà kích thước rong lúc thu hoạch có thể dao
động trong khoảng 2-12cm. khi rong đạt đến kích thước thu hoạch thì ta
thu tỉa. Mỗi vụ có thể thu 3-4 lần. Việc thu tỉa nhiều lần trong một vụ cho
sản lượng lớn hơn so với việc để rong tổng thu một lần.
Sơ chế: rửa sạch, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo.

7
I.3.2. Phương pháp ứng dụng công nghệ tế bào trần protoblast để
nhân nhanh rong lục Ulva sp.
Tế bào trần là tế bào đã được tách bỏ thành tế bào. Lúc này, nguyên sinh
chất và các bào quan chỉ được bao bọc bởi màng nguyên sinh chất. Tế bào trần
có hai đặc điểm bao gồm có khả năng tiếp nhận một đoạn hoặc toàn bộ DNA lạ
và khi được đưa vào môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng thích hợp, tế bào
trần có khả năng tái sinh vách tế bào. Tế bào trần thường được tạo ra từ lá thực
vật. Việc chọn mẫu lá phụ thuộc rất nhiều vào mục đích nghiên cứu. Mục đích
của việc này là tạo ra hiện tượng co nguyên sinh để màng tế bào tách khỏi vách
tế bào, giúp cho quá trình xử lý vách được thuận lợi hơn.
Xử lý enzyme tạo tế bào trần: Các chế phẩm có chứa enzyme cellulase
thường được sử dụng để tạo tế bào trần. Enzyme cellulase sẽ tham gia phân cắt
cellulose có rất nhiều ở thành tế bào mà không ảnh hưởng đến màng tế bào và
các thành phần khác có trong tế bào thực vật. Ngoài cellulase, các chế phẩm
enzyme còn chứa nhiều loại enzyme khác như hemicellulase, pectinase, lignase.
Trong kỹ thuật tạo tế bào trần, không thể sử dụng các phương pháp cơ học hoặc
hóa học để phá vỡ vách tế bào vì cần phải bảo đảm hoạt tính sinh học của tế bào.
Quá trình nuôi cấy và tái sinh tế bào trần:
Đặc trưng cơ bản của thực vật là tính toàn thế, do đó từ một tế bào trần cô lập có
thể tái sinh thành một cây nguyên vẹn trong điều kiện nuôi cấy thích hợp. Bước
đầu tiên trong quá trình nuôi cấy và tái sinh tế bào trần là tái tạo vách tế bào bao
quanh phía ngoài màng tế bào. Môi trường nuôi cấy tế bào trần thường chứa
13% manitol. Khi vách tế bào được tái tạo thì sự phân chia tế bào được cảm ứng
để tạo ra những cụm tế bào. Những cụm tế bào này có thể được cảm ứng để tiếp
tục tạo ra những mô sẹo nhỏ. Mô sẹo được cấy chuyền sang môi trường mới,
nếu môi trường mới có chứa auxin thì mô sẹo sẽ tăng sinh khối, nếu môi trường
mới không có auxin và manitol thì mô sẹo sẽ phát sinh phôi và phôi này sẽ phát
triển thành cây hoàn chỉnh trên môi trường thích hợp (giúp duy trì áp suất thẩm

8
thấu của môi trường để tránh trường hợp tế bào bị mất nước ảnh hưởng đến khả
năng sống và tăng trưởng của tế bào).
Quá trình nuôi cấy và tái sinh tế bào trần: Thành phần môi trường nuôi
cấy tế bào trần thường tương tự như thành phần môi trường nuôi cấy mô sẹo và
huyền phù tế bào. Điều khác nhau chủ yếu là sự ổn định áp suất thẩm thấu trong
cả môi trường cô lập và môi trường nuôi cấy tế bào trần để thay thế cho áp lực
của thành tế bào lên màng tế bào như trong một tế bào nguyên vẹn. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng áp lực thẩm thấu lên môi trường nuôi cấy tế bào
trần cô lập từ lá có thể bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi các điều kiện môi trường
xung quanh. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ Fe2+, Zn2+, NH4+,… trong môi
trường nuôi cấy mô là quá cao so với môi trường nuôi cấy tế bào trần. Việc tăng
nồng độ Ca2+ trong môi trường nuôi cấy tế bào trần thích hợp để duy trì tính
nguyên vẹn của màng tế bào. Nếu như không có một áp suất thẩm thấu thích
hợp thì màng tế bào trần sẽ nhanh chóng bị co lại. Quá trình nuôi cấy và tái sinh
tế bào trần: Vitamin cũng cần thiết trong môi trường nuôi cấy tế bào trần và
nồng độ sử dụng cũng tương tự như trong môi trường nuôi cấy mô. Thiamine,
myoinositol, acid nicotinic và pyridoxine thường được bổ sung trong môi trường
nuôi cấy. Nguồn nitrogen hữu cơ thường được cung cấp bởi casein hydrolysate.
Đặc tính này chỉ có ở tế bào vi khuẩn, các tế bào nguyên thủy trong mô
thực vật không có đặc tính này. Đây là đặc tính hết sức đặc biệt của tế bào trần.
Nhờ đó, tế bào trần mới phục hồi được toàn bộ chức năng của một tế bào
nguyên thủy. Khi tế bào trần tái tạo được vách và trở lại thành tế bào nguyên
thủy, chúng sẽ lại có khả năng phát triển và phân chia hoàn toàn giống như
những tế bào bình thường. Các nhà khoa học cho thấy khả năng vô cùng lớn của
nó trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất:
- Sử dụng tế bào trần như một đối tượng sinh học trong công tác lai giống.
Khi sử dụng các tế bào trần cùng loài để lai giống, vật chất di truyền của
các cá thể trong cùng một loài có thể trao đổi cho nhau. Kết quả là thu
nhận được những tính trạng mới trong mỗi loài. Ngoài ra, các nhà khoa

9
học còn dựa vào khả năng tiếp nhận không chọn lọc các vật chất di truyền
của tế bào trần để tiến hành lai khác loài và từ đó tạo ra được tính đa dạng
sinh học.
- Sử dụng tế bào trần như cơ thể nhận các vật liệu di truyền từ các giới sinh vật
khác. Đây là bước đột phá rất quan trọng trong Công nghệ sinh học. Nhờ đó, các
nhà khoa học có khả năng tạo ra những giống mới không chỉ có đặc tính của một
loài, khác loài mà còn khác cả giới sinh vật. Việc tái sinh tế bào trần thành cây
hoàn chỉnh đã được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu và trong sản xuất.

II. ỨNG DỤNG CỦA TẢO ULVA LACTUCA TRONG CUỘC SỐNG
II.1. ỨNG DỤNG TRONG THỨC ĂN GIA SÚC
Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng,
chi phí thức ăn chiếm khoản 50% chi phí đầu vào. Năng suất ao nuôi chân trắng
rất cao, có thể đạt từ 15 – 20 tấn/ha, lượng thức ăn đưa vào ao nuôi trong một vụ
sẽ vào khoảng 19 – 26 tấn/ha. Do vậy, tìm giải pháp để giảm hệ số chuyển đổi
thức ăn, tìm nguồn thức ăn thay thế nhờ các phương pháp công nghệ mới để tiết
kiệm và sử dụng hiệu quả thức ăn, từ đó làm tăng lợi nhuận luôn là mối quan
tâm hàng đầu đối với người nuôi tôm.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Harbor Branch thuộc Đại học
Atlantic Florida (HBOI-FAU) đã thiết kế một loại hình hệ thống nuôi trồng thủy
sản độc đáo kết hợp đa dạng dinh dưỡng trên đất liền sử dụng một hệ thống lọc
trung tâm để kiểm soát đưa khối lượng các dòng thải đã chọn lọc xử lý trước đến
mỗi bộ phận trong hệ thống. Các bộ phận được cho ăn trong hệ thống này bao
gồm cá nục Florida pompano, cá chim vây vàng Trachinotus carolinus và tôm
thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Tảo lớn Ulva lactuca được sử dụng để
quản lý chất thải nitơ sinh ra trong hệ thống. Cá nục được nuôi trong hệ thống
nước trong và tôm được nuôi trong một hệ thống dị dưỡng được duy trì bằng
cách cung cấp biofloc từ một lò phản ứng sinh học bên ngoài.

10
Hình 4. Nuôi trồng tảo Ulva ngoài trời tại HBOI-FAU (ảnh trái). Tôm ăn
tảo lục Ulva sẵn có, nhưng đã tỏ ra thích ăn thức ăn viên hơn trong suốt
thực nghiệm (ảnh phải).

Trong quá trình thực nghiệm với hệ thống này đã nhận thấy tôm nuôi ăn các
mảnh nhỏ U. lactuca có trong chất rắn do hệ thống sinh ra cũng như trên biofloc
được tạo ra. Tảo lớn được coi là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và
protein tốt cũng như đã từng được sử dụng làm chất bổ sung chế độ ăn trong
nuôi cá chẽm, cá lóc và tôm. Nuôi ghép rong biển đã được ghi nhận nhằm thúc
đẩy tăng trưởng và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn bổ sung thêm vào các chất
dinh dưỡng đồng hóa từ nước nuôi giúp cải thiện chất lượng nước. Ngoài việc
làm chức năng đồng hóa, U. lactuca có giá trị kinh tế tiềm năng là một nguồn
thức ăn. Năng suất U. lactuca được nuôi trồng trong hệ thống HBOI-FAU là 20
g trọng lượng khô/m2/ngày. Phân tích thành phần U. lactuca đã xác định có
34% protein tính trên cơ sở trọng lượng khô. Do hàm lượng protein cao, cũng
như quan sát tôm trong hệ thống nhận thấy nó có thể làm cho chế độ ăn thức ăn
viên ngon hơn, một nghiên cứu đã được tiến hành kiểm tra tiềm năng sử
dụng U. lactuca tươi được thu hoạch từ hệ thống làm chất bổ sung hoặc thay thế
một phần chế độ thức ăn viên, từ đó làm cho hệ thống tăng thêm giá trị kinh tế
bằng cách giảm chi phí thức ăn.

11
Trong quá trình thực nghiệm với hệ thống này đã nhận thấy tôm nuôi ăn các
mảnh nhỏ U. lactuca có trong chất rắn do hệ thống sinh ra cũng như trên biofloc
được tạo ra. Tảo lớn được coi là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và
protein tốt cũng như đã từng được sử dụng làm chất bổ sung chế độ ăn trong
nuôi cá chẽm, cá lóc và tôm. Nuôi ghép rong biển đã được ghi nhận nhằm thúc
đẩy tăng trưởng và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn bổ sung thêm vào các chất
dinh dưỡng đồng hóa từ nước nuôi giúp cải thiện chất lượng nước. Ngoài việc
làm chức năng đồng hóa, U. lactuca có giá trị kinh tế tiềm năng là một nguồn
thức ăn. Năng suất U.lactuca được nuôi trồng trong hệ thống HBOI-FAU là 20g
trọng lượng khô/m2/ngày. Phân tích thành phần U.lactuca đã xác định có 34%
protein tính trên cơ sở trọng lượng khô. Do hàm lượng protein cao, cũng như
quan sát tôm trong hệ thống nhận thấy nó có thể làm cho chế độ ăn thức ăn viên
ngon hơn, một nghiên cứu đã được tiến hành kiểm tra tiềm năng sử dụng U.
lactuca tươi được thu hoạch từ hệ thống làm chất bổ sung hoặc thay thế một
phần chế độ thức ăn viên, từ đó làm cho hệ thống tăng thêm giá trị kinh tế bằng
cách giảm chi phí thức ăn.

II.2. ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI


Khả năng hấp thụ kim loại cao trong rong biển nói chung đã làm cho
chúng trở thành nguồn hấp thụ sinh học hiệu quả trong các quá trình xử lý ô
nhiễm môi 16 trường. Sinh khối rong biển có thể được sử dụng ở cả hai dạng
tươi và khô. Các đặc điểm sinh thái như phân bố rộng, phiến lá rộng (tạo sinh
khối cao) và tốc độ tăng trưởng nhanh khiến rong biển Ulva trở thành đối tượng
thích hợp thường được sử dụng trong các quá trình xử lý sinh học, môi trường.

Ô nhiễm kim loại nặng là một mối quan tâm lớn của thế giới công nghiệp
hóa nơi nước được coi là một trong những nguồn chính của các chất ô nhiễm
này. Các chất hấp thụ tổng hợp và tự nhiên khác nhau, và các vật liệu lọc đã
được thử nghiệm cho loại bỏ loại chất độc hại này. Giống như các nguồn tự
nhiên khác, Ulva sp. chất hấp thụ sinh học dựa trên đã được thử nghiệm cho sự
12
thích hợp. Khối đông khô của thalli và thành tế bào của Ulva sp. đã được đánh
giá. Nó đã nhận thấy rằng sự hấp phụ của Cd, Co, Cu và Zn phụ thuộc vào nồng
độ, và nó theo Freundlich và mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir. Các mô
hình hấp phụ khác nhau đề xuất các ái lực liên kết khác nhau cho các kim loại
khác nhau trong nghiên cứu.

Người ta cho rằng oxy có chứa các nhóm chức (OH, SO4) trong bột Ulva
chịu trách nhiệm về khả năng liên kết kim loại. Để kiểm tra tính chất hấp thụ
kim loại của U. lactuca, các mẫu tươi và khử nước được đặt trong dung dịch
natri clorua (0,01-5,0 M). Để ước tính độ ổn định của các nhóm chức axit, người
ta thực hiện chuẩn độ thủ công và tìm ra giá trị Pka. Các nhóm chức axit ổn định
ở dải cường độ ion đã được thử nghiệm. Sự ổn định tốt hơn của các chức năng
này các nhóm ủng hộ công dụng của rong biển như chất hấp thụ sinh học và chất
tạo màng sinh học không chỉ cho nước biển, mà cho nước ngọt để nước muối.
Ngoài ra, các este sulfat có tính axit cao của U. lactuca, cũng có thể đóng một
vai trò trong việc hấp phụ các vết kim loại. Bộ lọc sinh học rong biển đã được
thử nghiệm và thấy hữu ích trong việc xử lý nước thải ao cá.

Kiểm tra hiệu quả của U. lactuca bằng cách xem xét ba giai đoạn thiết kế
bộ lọc. U. lactuca tươi được thả với mật độ 1 kg / m2 trong ao. Tổng nitơ
amoniac (TAN) đã được loại bỏ một cách hiệu quả (85-90%), với sản xuất
protein cao bởi U. lactuca (44% trọng lượng khô) trong tất cả ba giai đoạn.
Người ta đề xuất rằng thiết kế ba giai đoạn có thể cung cấp một chức năng đáng
kể và kinh tế lợi ích trong quá trình lọc sinh học của nước ao nuôi cá. Ulva sp.
cho thấy sản lượng sinh khối cao hơn nhiều so với cây trồng trên cạn. Cao hơn
hiệu suất quang hợp của loại cỏ dại này cao hơn nhiều. Phân hủy kỵ khí sinh
khối ướt đối với việc sản xuất khí mêtan được coi là có triển vọng hơn, cho thấy
sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường của năng lượng sinh học. Để
kiểm tra khả năng thay thế thức ăn cho bột U. lactuca đã được thêm vào chế độ
ăn của Cá da trơn châu Phi và thành phần cơ thể, hiệu suất tăng trưởng, việc sử

13
dụng nguồn cấp dữ liệu đã được thử nghiệm. Thức ăn đối chứng được tìm thấy
tương tự như bột Ulva 10% về trọng lượng cơ thể, tốc độ tăng trưởng tỷ lệ và sử
dụng nguồn cấp dữ liệu, cho biết có thể thay thế cho các nguồn cấp dữ liệu khác.

1.3. ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


Với sự quan tâm ngày càng tăng đến các loại thực phẩm dinh dưỡng và
thực phẩm chức năng, tảo biển đang được được xem xét, nơi chúng cung cấp vô
số chức năng khác nhau, từ cải thiện dinh dưỡng đơn giản đến các cơ chế phức
tạp về mặt sinh lý. Thực phẩm chức năng được xem như một loại thực phẩm làm
tăng và giảm khả năng mắc một căn bệnh, có tác dụng phòng bệnh hơn chữa
bệnh. Thực phẩm chức năng chức năng mới có nguồn gốc từ rong biển, gần đây
đã được phát triển và được nghiên cứu rộng rãi. Những loại sản phẩm này được
dùng dưới dạng thực phẩm hoặc như một loại thực phẩm bổ sung, và hầu hết
chúng được bán dưới dạng thuốc viên hoặc viên nén.
Độ phức tạp trong chiết xuất chất xơ ăn kiêng (DF) từ rong biển là do các
polysaccharid phức tạp thành phần hóa học, và các yếu tố góp phần khác là độ
chín, mùa, nguồn gốc, loài và điều kiện sinh trưởng. U. lactuca đã được coi là
một nguồn DF tốt hơn so với trái cây và rau quả . Khai thác DF từ các nguồn
biển là một điều quan trọng để cải thiện ngành công nghiệp thực phẩm lành
mạnh. Bổ sung DF chiết xuất vào chế độ ăn uống là một biện pháp thúc đẩy sức
khỏe bổ sung và một nguồn nguyên liệu thô tái tạo. Các polysaccharid của U.
lactuca đã được phân tích và phát hiện ra rằng chúng chứa các nhóm glucose,
glucuronic acid, xylose, rhamnose và sulfate.
1.4. ỨNG DỤNG TRONG Y SINH
Với lượng đáng kể các chất dinh dưỡng vi lượng, các hợp chất hoạt tính
sinh học có chức năng dồi dào cũng đã được xác định ở U. lactuca. Loại tảo
xanh này có đủ chất chống oxy hóa, các đặc tính kháng khuẩn, kháng vi rút,
chống tăng lipid máu, kháng u và chống viêm cho thấy nó có tác dụng mạnh
nguồn chống lại các bệnh khác nhau. Nó đã được ghi nhận tiền sử để điều trị
chứng tăng lipid máu, say nắng và nhiều bệnh tiết niệu dưới dạng thực phẩm bổ
sung trong y học Trung Quốc.

14
- Kháng vi rút: Ở người, bệnh viêm não cấp chủ yếu do vi rút viêm
não Nhật Bản gây ra. Các triệu chứng của cuộc tấn công liên quan đến một số
phản ứng viêm và các vấn đề thần kinh. Ulvan chiết xuất một polysaccharide
sulfat hóa từ U. lactuca được phát hiện có hoạt tính kháng vi rút. Chiu và cộng
sự (2012) đã mô tả hoạt động của U. lactuca chiết xuất, có thể ức chế sự lây
nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản trong tế bào Vero bằng cách ngăn chặn sự hấp
phụ của vi rút và mục nhập. Ngoài ra, ulvan làm giảm sản xuất các cytokine gây
viêm ở người nhiễm virus nguyên phát tế bào thần kinh hỗn hợp. Theo mô hình
in vivo, chuột C3H / HeN bị nhiễm virus. Những con chuột trình bày một số
triệu chứng hành vi thần kinh bất thường và đã chết trong vòng bảy ngày sau khi
nhiễm bệnh, trong khi những con chuột được xử lý trước bằng polysaccharid
ulvan vẫn có khả năng chống tê liệt và tử vong, cho thấy khả năng tiềm năng
kháng virus của chiết xuất.
- Tiềm năng chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa rất quan trọng trong việc
điều chỉnh các bệnh liên quan đến stress oxy hóa ở người. Trong trường hợp này
tảo lục biển đã được khám phá và phát hiện ra có hoạt tính chống oxy hóa mạnh
phổ rộng. Qiet al. (2005) đã đánh giá hoạt động chống oxy hóa của ulvan tự
nhiên và đã được sửa đổi. Ulvan là các polysaccharid dị sulfat thu được từ Ulva
sp. của Chlorophyta. Hàm lượng sulfat của ulvan đã được sửa đổi (19,5-32,8%)

sử dụng lưu huỳnh trioxit / N, N-đimetyl formamit. Sức mạnh chống oxy hóa
được đánh giá về hoạt động nhặt rác của các gốc hydroxyl và superoxide, làm
giảm công suất thử nghiệm và khả năng tạo chelat kim loại. Tất cả các nghiên
cứu các thông số về đặc tính chống oxy hóa được xác định tốt hơn sau khi cải
thiện các nhóm sulfat. Người ta cho rằng ulvan tự nhiên đã có sunfat nhưng
bằng cách tăng số lượng gốc sunfat trong polyme mạnh hơn tiềm năng chống
oxy hóa đã được quan sát thấy.

- Hoạt động chống viêm: Nhiều loại thuốc có mặt trên thị trường dược
phẩm có hoạt tính chống viêm. Giảm bạch cầu trung tính là một tác dụng phụ
thường gặp của thuốc hóa trị liệu. Hơn nữa, quản lý thuốc dẫn đến tổn thương
hình thành máu tế bào và các tế bào khác cần thiết để duy trì cơ chế bảo vệ, dẫn
đến cơ hội được nâng cao di căn của khối u. Các tế bào miễn dịch như đại thực
15
bào đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch bằng cách điều chỉnh thực bào hoặc
bằng cách sản xuất cytokine (Robertson và Ritz, 1990). Gần đây, các hợp chất
hóa học danh nghĩa đã được xác định và chiết xuất hoặc phân lập cho các hoạt
động sinh học khác nhau. Awad (2000) cô lập một steroid hoạt tính sinh học (3-
O-β-D-glucopyranosyl clerosterol) từ U. lactuca. Dịch chiết cô lập đã được thử
nghiệm chống lại thử nghiệm chống viêm, cụ thể là phù tai chuột, nơi các dẫn
xuất phorbol được sử dụng để gây ra phù (5 mg / tai). Giảm đáng kể (p <0,05)
phù nề (62,2 và 72,2%) ở liều 1000 và 1500 mg / tai cho thấy chiết xuất này có
thể là một chất chống viêm đầy hứa hẹn. Tương tự, U.lactuca đã được thử
nghiệm trên mô hình chuột để bảo vệ phù nề bằng cách giảm viêm. Hơn nữa,
các cơ quan tinh hoa đã được kiểm tra bằng kính hiển vi, và không có sự thay
đổi nào được nhìn thấy ở những con đối chứng và được điều trị tích cực.
- Hoạt động chống khối u: Thuật ngữ khối u và ung thư chủ yếu
được sử dụng thay thế cho nhau nhưng không nhất thiết phải giống nhau. Khối u
đề cập đến một khối lượng và nó có hai loại chính là u lành tính và u ác tính.
Trong bệnh ung thư, khối u là loại thứ hai và nguy hiểm nhưng ác tính đôi khi
được bắt chước bởi lành tính và được điều trị tương ứng. Lee và cộng sự (2004)
đã đánh giá chiết xuất metonolic của U. lactuca trong việc điều chỉnh nguồn gốc
khối u. Phần hòa tan trong nước của chiết xuất là đậm đặc tới 140µg / ml và tế
bào bệnh bạch cầu ở người (U 937) đã được xử lý). Điều thú vị là tăng trưởng
50% sự ức chế được quan sát thấy sau khi điều trị. Mặt khác, kích thích sự phát
triển của các tế bào lách đã được quan sát thấy ở một nồng độ 100µg / ml. Hơn
nữa, việc sản xuất oxit nitric đã được cải thiện bởi dòng tế bào đại thực bào

(RAW 264.7), vì oxit nitric cũng được cho là trung gian cho chức năng của
cytokine. Tương tự, trong tế bào lách của chuột, hoạt động của phosphatase
kiềm được kích thích với nồng độ 10µg / ml của phần hòa tan trong nước. Trong
ba dòng tế bào, phản ứng phụ thuộc vào liều lượng đã được quan sát, cho thấy
một kích thích miễn dịch tự nhiên hữu ích và chất chống u.

- Hoạt động chống tăng lipid máu: Rối loạn mỡ máu được coi là một
trong những nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch. Khai thác nước nóng được
thực hiện để nhận ulvan từ Ulva sp. và kết tủa bằng cách sử dụng etanol. Một
nhóm 50 ICR (một loại chuột bạch tạng) đã được điều trị với ulvan bằng cách
cho ăn bằng đường uống và mức lipid huyết tương của họ đã được nhận thấy.
16
Để so sánh inositol niacinate đã được sử dụng như kiểm soát tích cực. Những
con chuột được điều trị với liều ulvan có tổng lượng cholesterol thấp hơn đáng
kể (p <0,01), lipoprotein tỷ trọng thấp và triglyceride, trong khi sự gia tăng của
lipoprotein tỷ trọng cao trong huyết thanh đã được quan sát thấy.
Ngoài ra, nguồn cấp dữ liệu ulvan cũng làm giảm chỉ số gây xơ vữa trong
huyết tương, cho thấy ulvan là một người bảo vệ tiềm năng chống lại các bệnh
tim mạch do thiếu máu cục bộ và mạch máu não. Các báo cáo liên quan đến việc
sử dụng polysaccharides của nó trong phân phối thuốc, vết thương kỹ thuật thay
quần áo và mô xác thực sự ứng cử của nó trong các ứng dụng y sinh. Tuy nhiên,
những tiến nên được sản xuất bằng cách pha trộn các polysaccharid của U.
lactuca với các polyme tổng hợp hoặc tự nhiên chưa được thử nghiệm khác có
bản chất không gây độc tế bào.

17
KẾT LUẬN
Các ứng dụng tiềm năng đầy hứa hẹn của Ulva sp. liên quan đến U. lactuca
đã được thảo luận. Giống như màu xanh lá cây khác tảo, U. lactuca cũng là một
nguồn phong phú của nhiều phần hoạt tính sinh học thiết yếu khác nhau, từ chất
chống oxy hóa và các khoáng chất thiết yếu đối với các cấu trúc axit amin và
axit béo được đánh giá cao và đầy đủ. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ hòa tan cao
hơn làm cho nó trở thành một nguồn tiềm năng cho các loại thực phẩm lành
mạnh và có ý nghĩa về mặt y học. Các polysaccharides (ulvan) của loài này đã
được thử nghiệm để giải phóng thuốc, băng vết thương cho đến kỹ thuật mô
trong composite với các polyme tự nhiên hoặc tổng hợp khác. Thật thú vị, các
cấu trúc dựa trên ulvan đã được tìm thấy tương hợp tế bào và không độc hại về
bản chất. Vì vậy, việc định giá bền vững và khôn ngoan các nguồn tài nguyên
biển thể hiện một nền tảng rất hấp dẫn để phát triển các vật liệu sinh học mới,
tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Trong các ứng dụng hiện tại, cần xem xét
thêm để phát triển một số chất bổ sung dinh dưỡng.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://thucphamsachfntu.com/
2. https://kienthucnhanong.org/su-dung-tao-luc-ulva-lactuca-trong-che-do-
an-cua-tom-the-chan-trang/
3. 4. Đặc điểm phân loại ULva.pdf
4. Phân loại một số loại rong biển thuộc chi ULVA.pdf
5. Luận án tiến sĩ_Rong lục Ulva.pdf
6. Ulva (chi) – Wikipedia tiếng Việt
7. 1. Ứng dụng Ulva lactuca.pdf
8. Giáo trình mô đun_ Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển (Ngành_nghề_ Nuôi trồng thủy
sản)_1368787.pdf

19

You might also like