You are on page 1of 17

TÊN BÀI HỌC/CHỦ ĐỀ:

SỐT MAYONNAISE NHÀ LÀM


MÔN HỌC: HOÁ HỌC LỚP: 12
Thời lượng: 2 tuần; Số tiết: 3 tiết
Chủ đề Yêu cầu cần đạt
HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN – Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử,
Nội dung tính chất vật lí của protein.

PROTEIN VÀ ENZYME – Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của
protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của
protein với nitric acid và copper (II) hydroxide; sự
đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại
nặng).
– Thực hiện được thí nghiệm về sự đông tụ của
protein: đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng
của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của
lòng trắng trứng với nitric acid; mô tả các hiện
tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học
của protein.
– Nêu được vai trò của protein đối với sự sống;
vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá và ứng
dụng của enzyme trong công nghệ sinh học.
Kiến thức trọng tâm
Trong bài học này, học sinh hình thành và vận dụng các kiến thức sau:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của protein.
- Tính chất hoá học đặc trưng của protein.

Giới thiệu chủ đề: Bạn Nam rất thích ăn các món như khoai tây chiên, gà rán và salad
trộn với sốt mayonnaise. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua khu vực bạn ở bị phong tỏa
nên việc đi lại không được thuận tiện và nhà bạn ấy cũng được tiếp tế hỗ trợ được nhiều
thực phẩm cùng gia vị như cá, trứng gà, chanh, giấm, đường, nước tương, muối, khoai
tây, rau củ và một ít cải xà lách,…nên gia đình bạn Nam muốn thay đổi thực đơn một
chút cho đỡ ngán. Vì vậy bạn Nam đề xuất làm món khoai tây chiên và rau củ, xà lách
trộn giấm ăn kèm sốt mayonnaise. Tuy nhiên, nhà bạn ấy không còn sốt mayonnaise mà
lại không có hàng quán nào mở cửa nên bạn ấy đã cùng gia đình tự làm sốt mayonnaise
tại nhà từ các nguyên liệu có sẵn.
Từ thực tiễn trên, GV đưa ra vấn đề: “Làm thế nào để có thể làm sốt mayonnaise tại nhà,
đảm bảo yêu cầu vệ sinh và tiết kiệm?”, từ đó giới thiệu dự án làm sốt mayonnaise với
các yêu cầu đã nêu.

Yếu tố tích hợp


KHTN:
- Sinh học: phần sinh học tế bào môn Sinh học 10 (thành phần hóa học của tế bào).
- Công nghệ: xây dựng quy trình làm sốt mayonnaise.
- Kĩ thuật: thao tác làm sốt mayonnaise.
- Toán học: tính toán tỉ lệ lượng trứng, chanh, đường, muối, dầu ăn…

I. Mục tiêu
Sau bài học này HS có thể

MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Năng lực hóa học

Nhận thức hóa học – Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất
vật lí của protein.

– Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của protein.

– Nêu được vai trò của protein đối với sự sống; vai trò của
enzyme trong phản ứng sinh hoá và ứng dụng của enzyme
trong công nghệ sinh học.

Vận dụng kiến thức, kĩ - Vận dụng các tính chất của protein để giải thích bản
năng đã học chất và xây dựng quy trình làm sốt mayonnaise.
- Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đông tụ của
protein.

Phẩm chất chủ yếu

Trách nhiệm - Yêu thích môn học, tạo lập thói quen vận dụng kiến thức
đã học từ các môn để giải quyết những vấn đề trong thực
tiễn cuộc sống thông qua việc xây dựng quy trình và làm
sốt mayonnaise.

- Luôn có ý thức bảo vệ sức khỏe, chú trọng quy định về vệ


sinh an toàn thực phẩm và biết tận dụng, tiết kiệm những
nguyên vật liệu sẵn có.

Chăm chỉ Chăm chỉ, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Năng lực chung

Giải quyết vấn đề và sáng - Nêu được nhiều ý tưởng mới về cách chọn lựa nguyên
tạo liệu, liều lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm,…khi
xây dựng quy trình làm sốt mayonnaise.

- Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung,


phương tiện, hoạt động phù hợp.

Giao tiếp và hợp tác - Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát
cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

- Hợp tác để cùng nhau thống nhất quy trình tối ưu và


phân công cụ thể nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên
trong nhóm

- Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá
được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm
khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho
từng người trong nhóm để hoàn thiện dự án tốt nhất.

Tự chủ tự học - Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của
bản thân trong học tập và trong cuộc sống

- Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong
học tập và đời sống

- Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá


nhân cần cho hoạt động mới: HS tự nghiên cứu kiến thức
nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng quy trình làm
sốt mayonnaise.

II. Thiết bị dạy học và học liệu


- Giấy khổ lớn A0, bút lông dầu
- Máy tính.
- Bảng rubric đánh giá theo tiêu chí các hoạt động học.
- Bảng nhóm, phiếu học tập nhóm và các câu hỏi vấn đáp.
- Bài báo cáo.
- Hóa chất, dụng cụ để thực hiện 2 thí nghiệm về tính chất hoá học của protein
+ TN1: lòng trắng trứng tác dụng với nitric acid
+ TN2: lòng trắng trứng tác dụng copper (II) hydroxide.

III. Tiến trình dạy học


1. Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM
SỐT MAYONNAISE
(20 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Biết được bản chất hóa học của việc tạo sốt mayonnaise từ trứng là quá trình đông tụ protein.
- Xác định được nhiệm vụ dự án là làm sốt mayonnaise với các yêu cầu:

 Nghiên cứu xây dựng quy trình làm sốt mayonnaise có vận dụng kiến thức về quá trình
đông tụ protein.

 Làm bằng các nguyên liệu như trứng, đường, muối, chanh.

 Đáp ứng một số tiêu chí về sản phẩm: độ đặc, độ mịn, màu sắc, mùi vị của sốt
mayonnaise.
 Có đủ các thông tin về quy trình: nguyên liệu, liều lượng các nguyên liệu, các bước tiến
hành và đề xuất những lưu ý để thành phẩm tối ưu.

 Chi phí hoàn thành sản phẩm.

b. Cách thức tổ chức hoạt động


- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án từ 5-6 HS. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư
kí.
- Đặt vấn đề - giao nhiệm vụ học tập: Bạn Nam rất thích ăn các món như khoai tây chiên, gà
rán và salad trộn với sốt mayonnaise. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua khu vực bạn ở bị
phong tỏa nên vấn đề đi lại không được thuận tiện và nhà bạn ấy cũng được tiếp tế hỗ trợ được
nhiều thực phẩm cùng gia vị như cá, trứng gà, chanh, giấm, đường, nước tương, muối, khoai
tây, rau củ và một ít cải xà lách,…nên gia đình bạn Nam muốn thay đổi thực đơn một chút cho
đỡ ngán. Vì vậy bạn Nam đề xuất làm món khoai tây chiên chấm với tương ớt có trộn sốt
mayonnaise và rau củ, xà lách trộn giấm ăn kèm sốt mayonnaise. Tuy nhiên, nhà bạn ấy không
còn sốt mayonnaise mà lại không có hàng quán nào mở cửa nên bạn ấy đã cùng gia đình tự
làm sốt mayonnaise tại nhà từ các nguyên liệu có sẳn. Vậy để tìm hiểu xem quá trình làm ra
món sốt mayonnaise đó có khó khăn không, chúng ta có thể tự làm được không thì chúng ta sẽ
tiến hành dự án làm món sốt mayonnaise từ các nguyên liệu như trên đồng thời thông qua đó
tìm hiểu nội dung kiến thức về protein.
- GV cho HS xem hình ảnh vài công đoạn của quá trình làm sốt mayonnaise mà GV đã thực
hiện trước đó. GV đặt câu hỏi để định hướng bước đầu cho HS về bản chất hóa học của việc
tạo sốt mayonnaise từ trứng là quá trình đông tụ protein, từ đó hình thành ý tưởng khởi đầu
cho sản phẩm của dự án.
- GV đưa tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí học tập

Hoạt động chính Thời lượng

Tiết 1
(GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ, định 20 phút
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án
hướng hoạt động, thống nhất tiêu chí
đánh giá)

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền


và chuẩn bị, thực hiện xây dựng quy trình
Tiết 1 và tiết 2
làm sốt mayonnaise với các yếu tố tác 40 phút
( HS chuẩn bị bài theo nhóm ở nhà).
động để thành phẩm đạt tối ưu để báo
cáo.

Tiết 2
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế
(GV tổ chức để các nhóm HS báo cáo 25 phút
quy trình và các yếu tố ảnh hưởng.
trực tiếp trên lớp)

Hoạt động 4: Thực hiện hoàn thành sản


Tiết 3 20 phút
phẩm

Hoạt động 5: Giới thiệu sản phẩm. Tiết 3 30 phút

2. Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẶC TRƯNG CỦA PROTEIN
VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN LÀM SỐT MAYONNAISE SẠCH TẠI NHÀ
(40 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
– Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của protein.
– Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu
của protein với nitric acid và copper (II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và
muối kim loại nặng).
– Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đông tụ của protein: đun nóng lòng trắng trứng hoặc
tác dụng của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của lòng trắng trứng với nitric acid;
mô tả các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của protein.
– Nêu được vai trò của protein đối với sự sống; vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá và
ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học. Có thể theo hướng (1) kiến tạo khám phá
kiến thức nội dung mới để giải quyết vấn đề hoặc (2) vận dụng (huy động) kiến thức đã học để
giải quyết vấn đề.
b. Cách thức tổ chức thực hiện
- GV sử dụng kỹ thuật KWL và yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng sau ( GV cần
chú ý thời gian và định hướng câu hỏi vào chủ đề bài học, nội dung liên quan vấn đề cần cho
HS tìm hiểu)
K W L
Hoàn thành PHT Tập trung vào các - HS xem video về thành phần cấu trúc của
số 1 câu hỏi gợi ý cho protein
hs muốn biết về https://www.nagwa.com/en/videos/596183579676/
đặc điểm cấu tạo,
tính chất vật lí,
tính chất hóa học,
vai trò của protein,
enzime...

- Tổ chức báo cáo kết quả


- GV nhận xét – điều chỉnh (nếu có)
- GV cùng các nhóm HS rút kết nội dung kiến thức trọng tâm cần nắm vững.
- GV động viên, dẫn dắt và định hướng HS tiếp tục tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập
tiếp nối.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
GV yêu cầu mỗi HS vận dụng sự hiểu biết cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1 với
thời gian 03 phút
1. Tại sao chúng ta phải ăn những thực phẩm có chứa protein?
……………………………………………………………………………………..
2. Hãy kể hai nhóm thực phẩm có chứa protein?
…………………………………………………………………………………….
3. Liệt kê những nguồn thực phẩm chứa protein
Nhóm Nguồn thực phẩm
…………………………………
…………………………………………… …………………………………
…………………………………
…………………………………………… …………………………………

4. Kể lại một số món ăn có chứa protein mà bạn đã ăn ngày hôm qua


…………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


GV cho HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2 với thời
gian 05 phút
Câu 1. Bạn có thể tìm thấy protein trong các loại thực phẩm nào sau đây?

1. Đường 2. Cá 3. Trứng

4. Gạo 5. Thịt 6. Muối


Câu 2: Điền những từ thích hợp vào chỗ trống
- Protein là những …………………… có phân tử khối từ ………… đến ……….
- Protein được phân thành …. loại:
- Protein đơn giản là loại protein khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các …………
- Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ ………… cộng với thành phần …
- Lòng trắng trứng là nguồn thực phẩm giàu protein, bị……………..khi đun nóng hoặc
tác dụng với acid, base và một số muối.
Câu 3. Cho hai cột với các thông tin dưới đây
THÍ NGHIỆM HIỆN TƯỢNG
1) Hiện tượng khi cho axit nitric vào dung a) thủy phân
dịch lòng trắng trứng
2) Hiện tượng khi cho dung dịch lòng trắng b) đông tụ
trứng vào copper (II) hydroxide.
3) Hiện tượng xảy ra khi cho protein tác c) hợp chất màu tím
dụng với axit, bazơ và một số muối hoặc
khi đun nóng d) kết tủa vàng
Hãy nối hiện tượng tương ứng với các thí nghiệm.
1)………
2)………
3)……….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


GV cho HS thực hành thí nghiệm và hoàn thành PHT theo nhóm với thời gian
12 phút
+ TN1: Cho dung dịch lòng trắng trứng tác dụng với nitric acid
+ TN2: Cho dung dịch lòng trắng trứng vào copper (II) hydroxide.
- HS tiến hành thực nghiệm và hoàn thành tường trình theo nhóm.
Thí nghiệm Các bước tiến Hiện tượng, Ghi chú
hành thí nghiệm
giải thích
TN1: ………………
TN2: ….. ………….

- GV cho HS báo cáo kết quả sau khi hoàn thành mỗi PHT
- GV giao nhiệm vụ cho hoạt động kế tiếp
Nhiệm vụ học tập: Dựa trên kiến thức vừa tìm hiểu, lập bản thiết kế quy trình làm sốt
mayonnaise từ những nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm, thỏa mãn các tiêu chí đánh giá.
Yêu cầu sản phẩm:
- Nguyên vật liệu dự kiến (có định lượng).
- Quy trình làm sốt mayonnaise .
- Chi phí tiết kiệm
- Đề xuất hướng cải tiến nguyên liệu, lưu ý các yếu tố ảnh hưởng để thành phẩm đạt tối ưu.

3. Hoạt động 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN


THIẾT KẾ QUY TRÌNH LÀM SỐT MAYONNAISE
(25 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Mô tả được quy trình làm sốt mayonnaise .
- Vận dụng được các kiến thức liên quan đến protein và enzyme để lí giải, bảo vệ cơ sở khoa
học và cách thức thực hiện đã lựa chọn trong phương án thiết kế quy trình làm sốt
mayonnaise.
- Lựa chọn quy trình, đề xuất cải tiến nguyên liệu, quan tâm đến chi phí tiết kiệm và cách thức
tối ưu để làm sốt mayonnaise .
b. Cách thức tổ chức hoạt động
- HS làm việc nhóm trong 2 ngày để hoàn thành bản thiết kế.
Hướng dẫn lập phương án thiết kế.
- Mỗi thành viên nêu ít nhất một ý tưởng thiết kế quy trình, không trùng lặp nhau.
- Tất cả các thành viên trong nhóm cùng thảo luận tất cả các ý tưởng và thống nhất lựa chọn
một ý tưởng tốt nhất.
- Phát thảo sơ lược ý tưởng thiết kế quy trình tốt nhất vào nhật kí học tập của nhóm, sau đó
tiếp tục góp ý để hoàn thiện.
- Xây dựng phát thảo quá trình thực hiện, có chú ý bố cục trình bày hợp lý.
Cần ghi rõ:
 Chú thích từng công đoạn của quá trình.
 Liệt kê đầy đủ chi tiết các nguyên liệu, điều kiện thực hiện ứng với từng công đoạn.
 Dự kiến về nguyên liệu, thời gian, khối lượng nguyên liệu, tỉ lệ nguyên liệu trong từng
công đoạn ứng với lượng thành phẩm nhất định.
 Thống kê chi phí thực hiện, điều chỉnh nguyên liệu sao cho hợp lý, kinh tế nhất.
 Hướng cải tiến nguyên liệu để sốt mayonnaise phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
Tổ chức báo cáo
- GV thông báo cụ thể về thời gian và hình thức nộp bài báo cáo và báo cáo trực tiếp.
- GV xem và đánh giá sơ bộ về các bài báo cáo của các nhóm; định hướng, dẫn dắt chuẩn bị
báo cáo thông qua các câu hỏi đặt vấn đề, phản biện,…
- Các nhóm HS hoàn thiện, chuẩn bị bài báo cáo và các câu hỏi định hướng của GV.
- GV thông báo và thống nhất với HS về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế.

Yêu cầu Điểm tối đa

Bản thiết kế

Sơ đồ quy trình làm sốt mayonnaise: 3


- Giải thích được kiến thức liên quan nội dung bài học
( đông tụ protein,…)
- Đầy đủ, đúng các bước và rõ ràng
- Ghi rõ liều lượng, giá thành nguyên liệu.

Giải thích được các bước làm sốt mayonnaise và các 3


yếu tố đảm bảo sản phẩm thành công.

Báo cáo bản thiết kế

Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. 2

Vận dụng kiến thức giải đáp hợp lý các câu phản biện 2

Tổng điểm 10

- Nhóm học sinh ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện .
- GV nhận xét – điều chỉnh (nếu có).
- GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của học sinh với hình thức đánh giá
đồng đẳng.
Tổng kết và dặn dò
- GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí:
 Nội dung.
 Hình thức bài báo cáo.
 Kỹ năng trình bày và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh quy trình và lựa chọn
phương án tối ưu.
- GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi công và báo cáo sản phẩm.

4. Hoạt động 4: LÀM SỐT MAYONNAISE TẠI NHÀ


(20 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này HS có khả năng:
- Làm được sốt mayonnaise trên quy trình tối ưu đã lựa chọn.
- Thử nghiệm sản phẩm, điều chỉnh và cải tiến.
b. Cách tổ chức thực hiện
- HS làm sốt mayonnaise theo nhóm trực tiếp trong giờ học sau khi được góp ý hoàn hiện bản
thiết kế.
- GV theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS.
Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm
- Chế tạo: dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh sau buổi báo cáo, nhóm HS tiến hành làm sốt
mayonnaise theo đúng quy trình đã lựa chọn.
- Thử nghiệm sản phẩm:
 Quan sát, ghi nhận đầy đủ các tiến trình và kết quả.
 Đánh giá theo các tiêu chí đã đặt ra ban đầu.
TT Tiêu chí Đạt Không đạt
1 Quy trình có vận dụng kiến thức về sự đông tụ protein
2 Quy trình đơn giản, dễ thực hiện, nguyên vật liệu dễ tìm
3 Có đủ thông tin cơ bản về các quá trình thực hiện
4 Sốt mayonnaise có đông, có độ sánh, bóng, mịn; có màu
vàng sáng, hơi nhạt và có mùi thơm đặc trưng
5 Chi phí thực hiện tiết kiệm

- Ghi nhận những sản phẩm chưa tốt, tìm hiểu nguyên nhân để cải tiến lần sau:
 Phần nào trong trong quy trình không tốt?
 Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình?
 Phác họa và ghi rõ cách cải tiến. Có thể suy nghĩ về lượng chất, nhiệt độ, thời gian, loại
nguyên liệu và phương án cho các nguyên liệu…
- Thực hiện điều chỉnh sản phẩm đến phiên bản tối ưu nhất trong điều kiện thời gian và nguồn
lực thực tế cho phép.

5. Hoạt động 5: BÁO CÁO SẢN PHẨM “ LÀM SỐT MAYONNAISE AN TOÀN”
(30 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này HS có khả năng:
- Trình bày quy trình và làm được sốt mayonnaise an toàn.
- Giải thích được sự thành công và thất bại của sản phẩm nhóm đã làm.
- Đề xuất các ý tưởng cải tiến quy trình làm sốt mayonnaise .
b. Cách thức tổ chức hoạt động
GV tổ chức buổi báo cáo theo 2 bước
1. Báo cáo
* Nội dung báo cáo của mỗi nhóm:
- Tiến trình thi công sản phẩm
- Kết quả các lần thử nghiệm
- Phương án thiết kế cuối cùng, những thay đổi so với đề xuất ban đầu, lí do.
- Trưng bày sản phẩm.

* Một số câu hỏi định hướng trong buổi báo cáo:


- Bản chất hóa học của quá trình tạo thành sốt mayonnaise là gì?
- Cho chanh vào trong quá trình thực hiện có tác dụng gì ? Nếu không dùng chanh mà chỉ
dùng giấm thì có tạo được sản phẩm tương tự không?
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay không? Nên thực hiện ở khoảng nhiệt
độ nào là tốt nhất?
- Điều kiện đông tụ sản phẩm như thế nào là phù hợp? (nhiệt độ, pH,… ).
- Nếu không có máy đánh trứng thì đánh bằng tay có tạo được sản phẩm như mong muốn
hay không?

2. Tổng kết, đánh giá dự án


- HS và GV nhận xét về sản phẩm sốt mayonnaise.
- GV tổng kết và đánh giá chung về dự án.
+ Kiến thức, kĩ năng liên quan đến protein và enzyme.
+ Quá trình thiết kế và thực hiện quy trình làm sốt mayonnaise.
+ Kĩ năng làm việc nhóm.
+ Kĩ năng trình bày, thuyết phục.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.
PHỤ LỤC

BẢNG DỰ KIẾN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM

TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ

1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài báo cáo

2 Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm

3 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập

4 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm

5 Thành viên Mua vật liệu

Việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên sẽ mang tính linh hoạt, các thành viên đều sẽ cùng
hỗ trợ hoạt động chung của nhóm, có thể điều chỉnh nhiệm vụ cụ thể, hợp lý hơn trong mỗi
hoạt động học tập được giao.

NHẬT KÍ NHÓM: QUY TRÌNH LÀM SỐT MAYONNAISE (Thực hiện ở nhà)
Ghi lại hoạt động các quy trình làm sốt mayonnaise, các vấn đề gặp phải trong quá trình thực
hiện, nguyên nhân và cách giải quyết.

GÓP Ý VÀ CHỈNH SỬA SẢN PHẨM


(Thực hiện trong buổi trình bày sản phẩm)
- Ghi lại góp ý, nhận xét của các nhóm và giáo viên về sản phẩm của nhóm khi báo cáo
- Đưa ra các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện sản phẩm
Hình: bản thiết kế của nhóm

You might also like