You are on page 1of 7

BÀI 12.

HÔ HẤP Ở THỰC VẬT


TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Khái quát về hô hấp ở thực vật
1. Hô hấp ở thực vật là gì?
- Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách, hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật,
đặc biệt là các cơ quan có hoạt động sinh lí mạnh: hạt đang nẩy mầm, hoa, quả đang tăng trưởng, …
- Hô hấp ở thực vật: là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó các phân tử
cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng
được tích luỹ trong ATP.
- Thí nghiệm về hô hấp ở thực vật: phát hiện sự thải khí CO 2, sự hấp thu O2, sự tăng nhiệt độ (hình 12.1
sách giáo khoa sinh học 11 trang 51).
2. Phương trình tổng quát
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O +Năng lượng (ATP + Nhiệt)
3.Vai trò của hô hấp
-Năng lượng dưới dạng nhiệt: duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống.
-Năng lượng tích luỹ trong ATP được sử dụng cho các hoạt động sống: vận chuyển vật chất trong cây,
sinh trưởng, tổng hợp các chất,…
-Tạo sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất khác.
II. Con đường hô hấp ở thực vật
1. Phân giải kị khí (đường phân, lên men): điều kiện xảy ra, nơi diễn ra, sản phẩm.
2. Phân giải hiếu khí (đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyển electron): điều kiện xảy ra, nơi diễn ra,
sản phẩm.
III. Hô hấp sáng
- Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
- Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra, hậu quả của hô hấp sáng.
IV. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường
1. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp
- Sản phẩm quang hợp là nguyên liệu cho quá trình hô hấp.
- Hô hấp tạo nguyên liệu cho quá trình quang hợp
2. Mối quan hệ giữa hô hấp với môi trường: nhiệt độ, nước, nồng độ CO2, nồng độ O2 ảnh hưởng như
thế nào đến quá trình hô hấp?
3. Ứng dụng trong bảo quản nông phẩm
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh phải hiểu được hô hấp ở thực vật là gì?
- Nắm được quá trình hô hấp xảy ra như thế nào, xảy ra ở đâu và sản phẩm tạo ra như thế nào?
- Hiểu được quá trình hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể thực vật và ứng dụng quá trình hô hấp
vào việc bảo quản nông sản.
BÀI 15. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Tiêu hóa là gì?
• Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ
thể hấp thụ được.
• Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào, vừa tiêu hoá ngoại bào vừa tiêu hoá nội bào và tiêu hóa
ngoại bào.
2. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
• Đại diện: trùng roi, trùng giày, amip,...
• Thức ăn được tiêu hóa nội bào.
• Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn:
+ Hình thành không bào tiêu hóa.
+ Tiêu hóa chất dinh dưỡng phức tạp thành chất đơn giản.
+ Hấp thụ chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất.
3. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
• Đại diện: ruột khoang và giun dẹp.
• Cấu tạo túi tiêu hóa:
+ Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào.
+ Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (hậu môn).
+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
• Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
4. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
• Đại diện: động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống (trừ ruột khoang, giun dẹp).
• Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu
môn.
• Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của
dịch tiêu hóa.
• Trình bày hoạt động tiêu hoá ở từng bộ phận trong ống tiêu hoá
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Phân biệt được các dạng tiêu hóa ở động vật.
- Hiểu được quá trình tiêu hóa ở động vật.
Bài 16:
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP)

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


V/ Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt
 Thức ăn: thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng.
 Cấu tạo ống tiêu hóa:
 Răng ăn thịt phát triển, phân hóa: răng nanh, răng hàm.
 Dạ dày đơn to.
 Ruột ngắn, manh tràng kém phát triển.
 Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.
2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật

 Thức ăn: cứng và khó tiêu hóa 


 Cấu tạo ống tiêu hóa:
 Răng nhai và nghiền phát triển: răng hàm, răng cửa.
 Dạ dày 1 ngăn hay 4 ngăn.
 Manh tràng rất phát triển, ruột dài.
 Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học, biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết: được các bộ phận tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Nhận biết: được đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Thông hiểu: điểm khác nhau cơ bản cấu tạo ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa của thú ăn thịt và
thú ăn thực vật.
BÀI 17. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. HÔ HẤP LÀ GÌ?

Hô hấp là tập hợp những quá trình trong đó cơ thế lấy O 2 từ bên ngoài vào cung cấp cho các quá
trình ôxi hoa các chất trong tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO 2 ra khỏi cơ
thể.

II. BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ

- Bề mặt trao đổi khí là bộ phận cho O 2 khuếch tán vào tế bào (hoặc máu) và CO 2 khuếch tán từ tế
bào (hoặc máu) ra ngoài. → Nó quyết định hiệu quả trao đổi khí.

- Đặc điểm của bề mặt TĐK: Khác nhau ở các loài động vật→ hiệu quả cũng khác nhau, có 4 đặc
điểm:

+ Diện tích bề mặt lớn → tỉ lệ S/V lớn

+ Mỏng và luôn ẩm ướt → O2 và CO2 dễ khuếch tán qua

+ Có rất nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

+ Có sự lưu thông khí, nguyên tắc trao đổi khí là khuếch tán.

III. CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP:

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

- Ở động vật đơn bào hay đa bào bậc thấp: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.

- Khí O2 khuếch tán qua da vào máu → tế bào

- Khí CO2 khuếch tán từ trong cơ thể qua da → ra ngoài.

- Da của giun đất có đầy đủ 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí à hấp thụ khí qua bề mặt cơ thể
ẩm ướt.

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

- Nhiều loài động vật trên cạn: côn trùng, … sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp.

- Cấu tạo: từ lỗ thở các ống khí phân nhánh nhỏ dần và phân bố đến tận tế bào, gồm: lỗ thở, ống khí lớn,
ống khí nhỏ.

- O2 →lỗ thở → ống khí lớn → ống khí nhỏ → tế bào trong cơ thể.

- CO2 từ tế bào → ống khí nhỏ → ống khí lớn →lỗ thở ra ngoài.
3. Hô hấp bằng mang

- Đại diện: Thân mềm, chân khớp, cá… thích nghi sống ở nước

- Cấu tạo của mang:

+ Gồm nhiều cung mang, cung mang gồm nhiều phiến mang

+ Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc → S TĐK lớn

- Hai đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí:

+ Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng

→ dòng nước chảy 1 chiều liên tục từ miệng qua mang

+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho → Dòng máu trong mao mạch song song,
ngược chiều với dòng nước bên ngoài mao mạch của mang.

→ Cá xương lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang.

4. Hô hấp bằng phổi

- Đại diện: Bò sát, chim, thú và con người, thích nghi sống ở cạn

- Cơ quan trao đổi khí là phổi, không khí đi vào và ra khỏi phổi qua đường dẫn: khoang mũi, hầu,
khí quản và phế quản

- Lưỡng cư: Sống dưới nước và trên cạn → TĐK qua phổi và da

- Phổi lưỡng cư cấu tạo đơn giản, ít phế nang → không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng → cần
thêm hô hấp bằng da → luôn sống ở nơi ẩm ướt.

- Bò sát, thú và con người: HH bằng phổi →TĐK qua phổi

- Phổi của thú có rất nhiều phế nang → S bề mặt TĐK lớn

→ đáp ứng được nhu cầu TĐK cao giúp giữ thân nhiệt ổn định.

- Chim: HH bằng phổi và hệ thống túi khí → TĐK hiệu quả nhất

- Ở bò sát, chim và thú sự thông khí nhờ co dãn của cơ hô hấp → thay đổi thể tích khoang bụng,
lồng ngực.

- Ở lưỡng cư sự thông khí nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết:

+ Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp.

+ Cấu tạo và hoạt động hệ HH của ĐV ở dưới nước và trên cạn.


- Thông hiểu: Liệt kê được các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn.

- Vận dụng: Giải thích được tại sao động vật sống ở dưới nước và trên cạn có khả năng trao đổi khí hiệu
quả.

BÀI 18-19. TUẦN HOÀN MÁU

NỘI DUNG CẦN NẮM:

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN: Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần
hoàn.

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

Có những dạng tuần hoàn nào, ở những động vật nào?

Phân biệt được tuần hoàn kín (đơn, kép), tuần hoàn hở. Nêu được cấu tạo, đặc điểm của các dạng
tuần hoàn.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

1. Tính tự động của tim

- Tim cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi
và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn nhịp nhàng theo chu kì tim được gọi là tính tự động của tim.

- Trình bày các thành phần và hoạt động của hệ dẫn truyền tim.

2. Chu kì hoạt động của tim

- Chu kì hoạt động của tim gồm những pha nào? Diễn biến và thời gian các pha của chu kì tim.

- Bảng 19.1 Nhịp tim của thú (trang 82) rút ra nhận xét mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể.

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH

1. Cấu trúc của hệ mạch:

- Hệ mạch bao gồm: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

- Nhận biết sự khác nhau giữa các loại mạch trong cơ thể.

2. Huyết áp

- Khái niệm huyết áp: Khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo nên một áp lực lên thành mạch. Áp lực
của máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp.

- Các giá trị huyết áp bình thường ở người. Huyết áp thay đổi như thế nào trong suốt chiều dài của hệ
mạch?

- Huyết áp phụ thuộc vào các yếu tố nào?

- Nhịp tim tăng, giảm thì huyết áp thay đổi như thế nào? Tại sao?
- Khi cơ thể bị mất máu, huyết áp có thay đổi không? Tại sao?

3. Vận tốc máu

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.

- Trong hệ mạch, vận tốc máu biến động như thế nào? Nêu nguyên nhân của sự biến động đó.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

+ Nêu được cấu tạo và chức năng của tuần hoàn.

+ Phân biệt các dạng của tuần hoàn ở động vật.

+ Hiểu được hoạt động của tim và hệ mạch của hệ tuần hoàn ở người.

You might also like