You are on page 1of 65

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÀI THUYẾT TRÌNH

NGỮ PHÁP TẠO SINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


Thành viên và nhiệm vụ

STT Họ và tên Nhiệm vụ

1 Tôn Nữ Diễm Kiều Tìm kiếm tài liệu, hiệu chỉnh nội dung, góp ý nội dung,
in ấn

2 Châu Thị Đỗ Quyên Tìm kiếm tài liệu, hiệu chỉnh nội dung, góp ý nội dung,
in ấn

3 Danh Minh Phụng Thuyết trình, soạn slide thuyết trình, biên soạn cấu trúc
và nội dung, hiệu chỉnh nội dung, góp ý nội dung

4 Tô Quốc Minh Huân Thuyết trình, soạn slide thuyết trình, biên soạn cấu trúc
và nội dung, hiệu chỉnh nội dung, góp ý nội dung
MỤC LỤC

1. Giới thiệu chung về Trường phái ngữ pháp tạo sinh 1


a. Quá trình hình thành 1
b. Đặc điểm 1
2. Lý thuyết ngôn ngữ học của Trường phái ngữ pháp tạo sinh 4
a. Mô hình ngôn ngữ thứ nhất 4
b. Lý thuyết chuẩn 6
c. Ngữ nghĩa học tạo sinh 10
d. Lý thuyết chuẩn mở rộng và Lý thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh 11
3. Triết học tiếp cận 18
a. Cơ sở triết học của ngôn ngữ học tạo sinh 18
b. Nhận thức luận của ngôn ngữ học tạo sinh 18
4. Kết luận 19
Tài liệu tham khảo 20
1

1. Giới thiệu chung về Trường phái ngữ pháp tạo sinh


a. Quá trình hình thành
Noam Chomsky (sinh 1928) là một nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà khoa học tri
nhận người Mỹ gốc Do Thái. Ông từng là giáo sư tại Đại học Arizona và Viện công nghệ
Massachusetts.
Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học đã được xuất bản của ông bao gồm:
- Syntactic Structures (1957)
- Current Issues in Linguistic Theory (1964)
- Aspects of the Theory of Syntax (1965)
- Cartesian Linguistics (1965)
- Language and Mind (1968)
- The Sound Pattern of English (1968)
- Reflections on Language (1975)
- Lectures on Government and Binding (1981)
- The Minimalist Program (1995)
Từ cuối những năm 1950, Noam Chomsky đã đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết
ngữ pháp tạo sinh hay ngôn ngữ học tạo sinh bằng công trình Syntactic Structures (1957)
và hình thành lý thuyết chuẩn với công trình Aspects of the Theory of Syntax (1965).
b. Đặc điểm
Theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp (2011), lý thuyết ngữ pháp tạo sinh của
Noam Chomsky được phát triển qua ba giai đoạn (Hình 1).

Bảng 1: Các giai đoạn phát triển của lý thuyết ngữ pháp tạo sinh

Tên giai đoạn Thời gian Công trình

Mô hình ngôn ngữ thứ nhất 1957-1965 Syntactic structures


(The First linguistic model)
2

Tên giai đoạn Thời gian Công trình

Lý thuyết chuẩn 1965-1970 Aspects of the6 T-heory of Syntax


(Standard theory)

Lý thuyết chuẩn mở rộng 1970- nay Reflections on Language


(Extended standard theory) Rules and Representations
Lý thuyết chuẩn mở rộng Lectures on Government and Binding
có điều chỉnh The Minimalist Program
(Revised extended standard
theory)

Khác với cách tiếp cận ngôn ngữ học cấu trúc, các nhà ngôn ngữ học tạo sinh cố
tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao con người lại có khả năng ngôn ngữ?”. Họ cho rằng
ngôn ngữ của con người được định hình bởi một tập hợp các nguyên tắc cơ bản vốn là
một phần của bộ não con người. Các nguyên tắc cơ bản gọi là "Ngữ pháp phổ quát"
(Universal grammar) này, theo các nhà ngôn ngữ học như Chomsky, đến từ khả năng
ngôn ngữ bẩm sinh của con người.
Nếu như ngữ pháp định chuẩn (Prescriptive grammar) là để chuẩn hóa các quy luật
ngữ pháp, thì ngữ pháp mô tả (Descriptive grammar) là để miêu tả ngôn ngữ đang được
sử dụng như thế nào. Thì ngữ pháp tạo sinh là để tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản làm cho
ngôn ngữ có thể tồn tại trong thế giới loài người.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu thuộc trường phái này không đi miêu tả các hệ thống
của ngôn ngữ như ngữ âm, âm vị, cú pháp, hình thái, ngữ nghĩa … mà họ tập trung vào
việc phân tích cách bộ não của con người học ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu
ngữ pháp tạo sinh sẽ tập trung vào trẻ nhỏ, do quá trình học ngôn ngữ ở trường lớp sau
này là một quá trình có nhận thức, một quá trình tri nhận. Như vậy bản chất đối tượng
nghiên cứu của trường phái tạo sinh là ngữ năng (Competence) không phải lời nói hay
3

hành vi ngôn ngữ. Ngữ năng là hình thức hóa năng lực ngôn ngữ. Vì thế ngôn ngữ học
tạo sinh là sự mô hình hóa của năng lực ngôn ngữ
Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái này đặt ra câu hỏi “Tại sao trẻ em có thể
nói và hiểu các câu mới trong khi chỉ tiếp nhận số lượng câu nhất định?”. Thông qua câu
hỏi này, các nhà nghiên cứu ngữ pháp tạo sinh đã phản bác quan điểm chủ nghĩa hành vi
cho rằng ngôn ngữ sinh ra do các tác nhân kích thích.
Từ quan điểm trên, ở quyển Các cấu trúc ngữ pháp, Noam Chomsky cho rằng con
người tiếp thu các câu lõi (Kernel sentence), thường là các câu đơn, chủ động và mang
tính khẳng định. Con người tạo ra các câu phái sinh trên nền tảng các câu lõi này như câu
phủ định, câu nghi vấn, câu bị động, .... bằng các quy tắc cải biến. Đây là nền tảng của
ngữ pháp cải biến (Transformational grammar).
Từ lý thuyết chuẩn, các câu lõi dần được thay thế bằng cấu trúc sâu (deep
structure). Từ vựng (Lexicon) và Quy tắc cấu trúc đoản ngữ (Phrase structure rules) là
những yếu tố tác động trực tiếp đến cấu trúc sâu, từ đó sẽ tuân theo các Quy tắc phóng
chiếu để đạt Sự biểu hiện ngữ nghĩa (Semantic representation) hoặc Các quy tắc cải biến
để biểu hiện thành cấu trúc mặt. Từ cấu trúc mặt sẽ tuân theo Quy tắc âm vị để sản sinh
ra các chuỗi âm vị.
Về sau Lý thuyết chuẩn được bổ sung và phát triển thành lý thuyết chuẩn mở rộng
và lý thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh. Trong đó các lý thuyết được phát triển, bổ
sung như Ngữ pháp cốt lõi (Core grammar), Lý thuyết vết (Trace theory), Chuyển di α
(move-α), Tham biến (Parameter), Lý thuyết chi phối và ràng buộc (Government and
binding), Lý thuyết X-bar, Lý thuyết Theta (Theta theory), Nguyên lý phóng chiếu
(Projection principle), Lý thuyết cách (Case theory), Lý thuyết kiểm định (Control
theory) …
Nguyễn Thiện Giáp (2011) còn cho rằng quá trình phát triển của lý thuyết trên còn
thể hiện qua sự biến đổi nhan đề, cụ thể như sau:
4

Hình 1: Quá trình biến đổi của lý thuyết ngữ pháp tạo sinh qua nhan đề

2. Lý thuyết ngôn ngữ học của Trường phái ngữ pháp tạo sinh
a. Mô hình ngôn ngữ thứ nhất
Ở mô hình ngôn ngữ thứ nhất, câu lõi (chủ động, câu đơn, trần thuật, khẳng định)
sẽ phái sinh thành các câu hỏi, câu phủ định qua các thao tác cải biến không bắt buộc.
Các câu phức cũng được tạo ra từ sự cải biến khái quát hóa. Trong đó thành tố là các câu
đơn.
Sampson (1980) đã cho ví dụ giải thích về câu lõi và quy tắc cải biến của Noam
Chomsky. Ông đã đưa ra các quy tắc cải biến theo hình thức hồi quy cho các từ, đoản ngữ
có thể đứng trước đoản ngữ vị từ của câu “______ is on the mat”, cụ thể được liệt kê
trong hình 2:
Hình 2: Ví dụ của Sampson (1980) về quy tắc cải biến
5

Trong đó nhóm N bao gồm các từ như cat, dog, boy, tail, … và cụm danh từ A N.
Nhóm A bao gồm các tính từ như good, bad, gigantic … dùng bổ nghĩa cho nhóm N tạo
thành A N. Nhóm R bao gồm the, a, some … nhóm này có thể đứng trước nhóm N.
Nhóm P bao gồm các tên riêng như John, Mary …, nhóm R N, và nhóm P L.
Trong đó nhóm L được hình thành từ tổ hợp W V -s và E P.
Trong đó:
- W: các đại từ quan hệ như What, Who, Whom, Whose …
- V: các nội động từ
- -s: Hình vị ngôi thứ 3 số ít
- E: từ with
Cuối cùng là S tổ hợp của P V -s.
Các nhóm trên thực chất là các quy tắc cấu thành với đầu tiên là S sau đó có thể
phân tích thành các thành tố nhỏ hơn. Các thành tổ này có thể bao gồm nhiều phạm trù.
Như vậy “The cat is on the mat” có thể mở rộng thành một số câu phái sinh, cụ thể
như sau:
- The cat is on the mat
6

- The dog with a big tail is on the mat

- The boy who snores is on the mat

Cách phân tích của này giúp nhận diện được các câu lõi là câu “The cat is on the
mat”. Từ đó các câu phái sinh sẽ được tạo sinh thông qua các một số quy tắc cải biến như
ở hình 2. Các quy tắc còn có thể được đại diện bởi nhiều cụm như NP (cụm danh từ), VP
(cụm động từ), PP (cụm giới từ) ... (Nguyễn Thiện Giáp, 2012).
b. Lý thuyết chuẩn
Noam Chomsky cho rằng người bản ngữ, dựa trên sự hiểu biết trực giác các quy
tắc ngôn ngữ, có thể quyết định câu nói là đúng hay sai ngữ pháp qua các bài kiểm tra
phân tích ngữ pháp (Grammaticality judgment task). Qua các bài kiểm tra này, các câu sẽ
7

được người tham gia quyết định là đúng ngữ pháp (Grammatical) hay phi ngữ pháp
(Ungrammatical):
Ví dụ:
- The cat is on the mat (đúng ngữ pháp)
- Mat the on is cat the (phi ngữ pháp)
Sampson (1980) cho rằng việc quyết định phân tích ngữ pháp của Noam Chomsky
tương tự như việc các điểm nằm trong vòng tròn hay nằm ngoài vòng tròn. Các câu nằm
trong vòng tròn là đúng ngữ pháp, các câu nằm ngoài là phi ngữ pháp. Đây chính là tính
ngữ pháp.
Lý thuyết chuẩn loại bỏ câu lõi và thay thế bằng cấu trúc sâu. Ở giai đoạn này, ngữ
pháp cải biến của Noam Chomsky có các bình diện: Cấu trúc mặt, cấu trúc sâu. Trong đó
cấu trúc mặt thuộc về bình diện ngữ âm, cấu trúc sâu thuộc về ngữ nghĩa.
Cấu trúc mặt rất đa dạng và có thể tương đồng, có thể lưỡng nghĩa, đồng nghĩa.
Thông tin có thể không biểu hiện ở cấu trúc mặt mà được hiểu bởi người nghe.
Về cấu trúc sâu, các câu lõi ở mô hình ngôn ngữ thứ nhất bị thay thế bởi cấu trúc
sâu ở lý thuyết chuẩn. Cấu trúc sâu chỉ rõ quan hệ ngữ pháp và các chức năng của yếu tố
cú pháp, những thông tin quan trọng của cải biến.
Các quy tắc cấu trúc đoản ngữ là các quy tắc hồi quy được trình bày như những
quy tắc cải biến được đề cập ở mô hình ngôn ngữ thứ nhất. Các quy tắc này thường có
dạng thức A ➔ X1 … Xn.
Ví dụ: S ➔ NP + VP
Câu được hình thành từ đoản ngữ danh từ và đoản ngữ vị từ.
Quy tắc cấu trúc đoản ngữ có thể được biểu diễn thành biểu đồ hình cây. Quy tắc
này bắt buộc không có biểu hiệu “0” ở cả hai vế; không chấp nhận hoán vị; và tự do ngữ
cảnh (context-free). Quy tắc cấu trúc đoản ngữ là nền tảng cho các thành tố của ngữ pháp
tạo sinh được phái sinh.
8

Hình 3: Các bình diện của mô hình ngôn ngữ học cải biến

Tính hoàn chỉnh của lý thuyết chuẩn thể hiện nhiều ở việc bổ sung từ vựng
(Lexicon) và Ngữ nghĩa học thuyết giải (Interpretive semantics) trong các bình diện của
lý thuyết chuẩn (Hình 3). Từ vựng thông qua Quy tắc chèn từ vựng (Lexical insertion
rules) sẽ cung cấp thông tin về cú pháp và ngữ nghĩa cho cấu trúc sâu. Cấu trúc sâu sẽ
cung cấp thông tin cho việc thuyết giải ngữ nghĩa thông qua quy tắc phòng chiếu
(Projection rules). Quy tắc phóng chiếu là thao tác nảy sinh giúp phóng chiếu ý nghĩa từ
bậc thấp nhất đến bậc tiếp theo, quy tắc này thể hiện việc người tham gia giao tiếp lĩnh
hội ý nghĩa toàn thể của câu khi sử dụng tri thức về từ vựng và quan hệ cú pháp.
Noam Chomsky (2014) đã đưa ra ví dụ về cấu trúc hình cây có lý thuyết này, cụ
thể như sau:
Ví dụ:
- Câu biểu hiện ở cấu trúc mặt: Sincerity may frighten the boy
9

- Câu biểu hiện ở cấu trúc sâu và các quy tắc

Các quy tắc

(1) (2)

(3)

Trong ví dụ trên, nhóm quy tắc (1) biểu hiện các quy tắc cấu trúc đoản ngữ. Nhóm
quy tắc (2) biểu hiện nhóm quy tắc về khái niệm từ vựng, và nhóm (3) là các từ vựng và
10

các thẻ khái nhiệm của chúng. Tính có đánh dấu (Markedness) được thể hiện rõ nhất ở
đây. Cũng có thể thấy nhóm (1) Chính là quy tắc cấu trúc đoản ngữ và nhóm (2), (3) là
nhóm từ vựng. Đây chính là hai thành tố tác động vào cấu trúc sâu.
c. Ngữ nghĩa học tạo sinh
Ngữ nghĩa học tạo sinh được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Haj Ross, Paul
Postal, James McCawley, và George Lakoff. Ngữ nghĩa học tạo sinh nhấn mạnh vai trò
cốt lõi của ngữ nghĩa học trong quá trình tạo sinh ngôn ngữ, đây là điều hoàn toàn đối lập
với ngữ nghĩa học thuyết giải xem cú pháp là cốt lõi của quá trình tạo sinh ngôn ngữ.
Bảng 2: Đối ngữ nghĩa học tạo sinh và ngữ nghĩa học thuyết giải

Ngữ nghĩa học thuyết giải Ngữ nghĩa học tạo sinh

Cú pháp là cốt lõi, ngữ nghĩa sinh ra dựa Ngữ nghĩa là cốt lõi, cú pháp được sinh ra
trên cú pháp. dựa trên ngữ nghĩa.
Ngữ pháp tạo sinh cho rằng cấu trúc sâu không có cấp độ cú pháp thuần túy và
ngữ nghĩa trực tiếp chuyển đổi, phóng chiếu thành cấu trúc bề mặt. Điều này đặc biệt liên
quan đến quan điểm rằng từ vựng chỉ là đơn vị ở cấp độ bề mặt. Vì thế các câu khác nhau
có thể cùng chung một cấu trúc sâu.
Ví dụ:
- Mary sold the book to John
- John bought the book from Mary.
Ví dụ trên cho thấy Mary sold và from Mary có tính đồng nhất với nhau. Từ đó có
thể cho rằng cả hai có cùng cấu trúc sâu. Như vậy ngữ nghĩa đã ánh xạ từ ngữ nghĩa đến
cấu trúc mặt, sự xáo trộn không thể gây ra thay đổi ý nghĩa. Tuy nhiên một ví dụ khác lại
gây ra thách thức với ngữ nghĩa học tạo sinh.
Ví dụ:
- Many men read few books.
- Few books read by many men.
Ở câu bị động thứ hai, việc đảo Few books lên trước làm thay đổi ý nghĩa của câu.
Điều này dẫn đến việc bổ sung Quy tắc tổng quát (Global rules). Theo ví dụ trên thì quy
11

tắc tổng quát cho rằng một yếu tố logic có phạm vi rộng hơn yếu tố khác trong trình hiện
ngữ nghĩa thì phải đặt trước trong cấu trúc mặt.
Ngữ nghĩa học tạo sinh dù đã kết thúc từ những năm 1970, nhưng cũng để lại
nhiều kết quả cho ngành ngôn ngữ học đặc biệt là củng cố ngữ nghĩa học thuyết giải của
lý thuyết ngữ pháp tạo sinh.
Ngữ nghĩa thuyết giải cho rằng việc giải thích ngữ nghĩa phụ thuộc vào cấu trúc cú
pháp. Có nghĩa là, bằng cách thay đổi cách sắp xếp của các từ trong một câu, nghĩa của
câu đó sẽ thay đổi. Ngữ nghĩa thuyết giải có ba phiên bản: Lý thuyết Chuẩn cho rằng ý
nghĩa nằm trong cấu trúc sâu. Sự cải biến sẽ không thay đổi ý nghĩa.
Lý thuyết tiêu chuẩn mở rộng phát biểu rằng ý nghĩa nằm trong cả cấu trúc sâu và
cấu trúc mặt. Vì vậy, cải biến sẽ thay đổi ý nghĩa. Lý thuyết tiêu chuẩn mở rộng có sửa
đổi cho rằng ý nghĩa nằm ở cấu trúc mặt.
Tới năm 1975, Noam Chomsky đưa ra Lý thuyết vết (Trace theory). Lý thuyết này
cho rằng việc lược bỏ và chuyển di cải biến để lại dấu vết của các thành phần, do đó cho
phép tất cả các diễn giải ngữ nghĩa xảy ra ở cấu trúc bề mặt.
d. Lý thuyết chuẩn mở rộng và Lý thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh
Về nền tảng của giai đoạn này, ngữ pháp cốt lõi (Core grammar) bao gồm các sự
kiện ngôn ngữ phổ quát và các nguyên lý hướng đến làm hiện ra các hiện tượng ngữ pháp
phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ tự nhiên. Chúng hình thành nên cốt lõi của ngữ năng
riêng biệt bao gồm các tính đều đặn của các ngôn ngữ riêng biệt có bản chất khác nhau. Ý
niệm ngữ pháp cốt lõi bắt nguồn từ giả thuyết về hiện tượng tương ứng trong thụ đắc
ngôn ngữ. Ngữ pháp cốt lõi được hiểu như phương tiện hỗ trợ học tập gốc (genetic
learning aid) và nếu áp dụng theo lý thuyết Tính có đánh dấu (markedness) thì không cần
phải học.
Một lý thuyết quan trọng chi phối giai đoạn này và vẫn được phát triển là lý thuyết
chi phối và ràng buộc (Government and Binding theory), được phát triển bởi Noam
Chomsky vào những năm 1980. Lý thuyết này cho rằng phần lớn ngữ pháp của bất kỳ
ngôn ngữ nào đều phổ biến trong tất cả ngôn ngữ và thuộc về ngữ pháp phổ quát. Quan
12

điểm của lý thuyết này cho rằng ngữ pháp phổ quát bao gồm hai thành phần: cấp độ biểu
diễn (levels of representation) và một hệ thống các chế định (system of constraints).
Lý thuyết chi phối và ràng buộc cho rằng mô hình phái sinh bao gồm 4 cấp độ
biểu diễn (hình 4). Từ vựng liệt kê các thuộc tính đặc trưng của các mục từ vựng cấu
thành các đơn vị nguyên tử của cú pháp. Các thuộc tính này bao gồm các tham tố các
danh mục phụ ví dụ như các mục từ vựng được kết hợp với nhau tại cấu trúc sâu
(D-structure, Deep structure). Cấu trúc sâu được ánh xạ thành cấu trúc mặt, là cách biểu
diễn cú pháp phản ánh gần nhất trật tự bề mặt của câu. Cấu trúc mặt không được thuyết
giải trực tiếp mà được đưa vào Hình thức âm vị học (Phonological Form) và Hình thức
logic (Logical Form). Hình thức âm vị học là giao diện với Âm vị học nơi hình dạng, âm
thanh và nhóm các mục được thể hiện trực tiếp. Logical Form là giao diện với Ngữ nghĩa.
Các mối quan hệ dự đoán và phạm vi của các định lượng (Scope of quantifier) và toán tử
(Operators) của các loại khác nhau được trình bày rõ ràng trong cấu trúc cụm từ ở Hình
thức logic.
Hình 4: Lý thuyết chi phối và ràng buộc

Các cấp độ này có liên quan với nhau theo các quy tắc. Quy tắc chuyển di α
(move-α), ánh xạ giữa cấu trúc sâu và cấu trúc mặt và quy tắc tương tự ánh xạ cấu trúc bề
mặt thành Hình thức logic. Phong cách và các quy tắc âm vị học khác được giả định diễn
ra ở hình thức Âm vị học.
Lý thuyết chi phối và ràng buộc mô-đun hóa các lý thuyết trước đây thành các
mô-đun đơn giản, ví dụ như quy tắc cấu trúc đoản ngữ thành lược đồ X-bar hay các thành
13

tố cải biến thành chuyển di α (Lanik & Lohndal, 2010). Nhờ sự mô-đun hóa này, các
mô-đun và lý thuyết bên trong sẽ có quan hệ với một sự miêu tả câu và tự quyết định tính
biến đổi của mình (Nguyễn Thiện Giáp, 2012).
Chuyển di α (movement-α) là phạm vi các cải biến có thể bị rút gọn vào một cải
biến chung gọi là chuyển di alpha (movement-α), nó thay thế cho các cải biến kết cấu
chuyên biệt trong lý thuyết chuẩn. Các quy tắc chuyển di hữu quan phải là kết quả của sự
tương tác giữa các điểm từ vựng của phạm trù được chen vào kết cấu và các chế định
chung với các quy tắc chuyển di. Tuỳ theo các chỗ đậu của sự chuyển di mà những kiểu
nhỏ của chuyển di alpha được phân biệt tên gọi. Chuyển di α (move-α) cho phép bất cứ
thứ gì di chuyển đến bất kỳ đâu, vì hệ thống các chế định chịu trách nhiệm hạn chế chính
xác chuyển động này.
Cấu trúc đoản ngữ tổng quát hóa (Generalized phrase structures) hay lý thuyết
X-bar (X-bar theory) được phát triển nhằm giải quyết các vấn đề của Phrase structure
rules của Lý thuyết chuẩn. Chữ “X” trong X-bar theory tương ứng với biến số trong toán
học. Biến số X này có thể thay thế bằng các phạm trù cú pháp N, V, A và P. Các phạm trù
này sẽ thuộc về từ vựng chứ không phải là cụm từ. X-bar sẽ là một đơn vị ngữ pháp lớn
hơn X (từ vựng). X-double-bar (XP) sẽ lớn hơn X-single-bar và thuộc về phạm trù các
cụm NP, VP, AP, and PP. Lý thuyết X-bar giả định rằng tất cả các loại cụm từ đều có cấu
trúc như trong Hình 4. Cấu trúc này được gọi là lược đồ X-bar.
Hình 5: Lược đồ X-bar (X-bar schema)

Lý thuyết X-bar tuân thủ các nguyên tắc sau:


14

- Mỗi cụm đều có một từ làm head (Headedness principle)


- Mỗi nút đều nhị phân (Binarity principle)
Lược đồ X-bar (hình 4) có những điểm lần lượt như sau:
- Specifier: Là điểm có quan hệ ngang hàng với X’.
- Head: Là cốt lõi của cụm từ và tương ứng với phạm trù từ vựng. Head quyết định
cấu trúc và tính chất của cụm từ.
- Complement: một tham tố theo yêu cầu của head.
- Adjunct: Phụ ngữ cho cụm từ được cấu thành bởi head.
Ví dụ:

- XP hay X-double-bar là VP và CP
- X-bar là V’ và C’
- Head của V’ là V 0 - “read”
- Head của C’ là C 0 - “that” và Complement cho C0 là S - “the economy is poor”.
Đặc biệt, Noam Chomsky cho rằng cấu trúc câu là một đoản ngữ biến tố
(Inflectional phrase). Đều này đảm bảo nguyên tắc Headedness.
Ví dụ:
15

Như vậy, head của IP sẽ là X-double-bar và I’ là X-bar với I 0 làm head.


Như đề cập ở trên chuyển di α giúp ánh xạ cấu trúc sâu lên cấu trúc mặt. Ví dụ sau
sẽ thể hiện quá trình chuyển di cấu trúc sâu thành câu hỏi Wh- trong tiếng Anh (Black,
1999).
Ví dụ: Cấu trúc sâu và Chuyển di α
16

Ở ví dụ trên, cấu trúc sâu được thể hiện bằng lược đồ X-bar và các chuyển di được
thể hiện bằng mũi tên. chuyển di α bao gồm các chuyển di nhỏ hơn:
1. V[+aux] di chuyển đến I[+fin]
2. I[+fin] di chuyển đến C[+q]
3. Và XP[+wh] (ở đây là NP[+wh]) di chuyển đến Specifier của C[+q]
Kết quả của về việc chuyển hóa của chuyển di α là cấu trúc mặt với các vết của
quá trình chuyển di. Quá trình này được thể hiện ở ví dụ sau (Black, 1999).
Ví dụ: Câu trúc mặt và Lý thuyết vết
17

Các dấu vết để lại của quá trình chuyển di ở cấu trúc sâu được ký diệu bằng tx
trong đó x là các thành tố được di chuyển (ở đây là tk cho NP[+wh], ti cho V[+aux] và I[+fin]).
Đây chính là các vết của quá trình chuyển di ở cấu trúc sâu và là ví dụ cho lý thuyết vết
(Trace theory) được nhắc ở trên.
Lý thuyết ràng buộc (Binding theory) là lý thuyết áp dụng trong các NP (đoản ngữ
danh từ) để thể hiện quan hệ giữa các NP. Theo Noam Chomsky có ba kiểu danh ngữ:
Kiểu thứ nhất: Các danh từ phản thân bị ràng buộc với danh ngữ trong cùng một
câu. Kiểu thứ hai: Các đại từ nhân xưng có thể là hồi chỉ (anaphor) hoặc trực chỉ. Kiểu
thứ ba: Các danh ngữ còn lại là danh từ riêng, các dấu vết của sự chuyển di -wh.
Ở giai đoạn sau, Nguyên lý và tham biến (Principles and Parameters) được phát
triển và là một khung lý thuyết quan trọng trong ngữ pháp tạo sinh. Khung lý thuyết này
cho rằng Kiến ​thức cú pháp của một người có thể được mô hình hóa bằng hai cơ chế
chính thức:
18

- Một tập hợp hữu hạn các nguyên tắc cơ bản chung cho mọi ngôn ngữ. Ví dụ như
một câu phải luôn có một chủ ngữ, ngay cả khi nó được lược bỏ ở cấu trúc mặt.
- Một tập hợp hữu hạn các tham biến xác định sự thay đổi cú pháp giữa các ngôn
ngữ. Ví dụ: tham số nhị phân xác định chủ ngữ của câu có được phát âm rõ ràng
hay không.
Dựa vào khung lý thuyết này, ngôn ngữ học có nhiệm vụ khám phá các nguyên lý
và tham biến mang tính phổ quát của ngôn ngữ loài người, hay còn gọi là ngữ pháp phổ
quát.
3. Triết học tiếp cận
a. Cơ sở triết học của ngôn ngữ học tạo sinh
Chủ nghĩa duy lý là cơ sở triết học của ngôn ngữ học tạo sinh. Chủ nghĩa duy lý
cho rằng chân lý đạt được thông qua sự rèn luyện của lý trí hay suy luận hơn là thông qua
kinh nghiệm. Điều này ngược lại với chủ nghĩa kinh nghiệm thì cho rằng tư tưởng và sự
hiểu biết được hình thành thông qua kinh nghiệm thu được từ các giác quan. Đối với chủ
nghĩa duy lý, các giác quan dùng để góp nhặt kinh nghiệm có thể đánh lừa con người.
Trong khi đó, chủ nghĩa duy lý đòi hỏi việc suy luận từ các dữ liệu từ các dữ liệu quan sát
được.
b. Nhận thức luận của ngôn ngữ học tạo sinh
Đối với Noam Chomsky, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học là miêu tả các phổ
niệm ngôn ngữ. Đối với trường phái ngữ pháp tạo sinh, trẻ em sở hữu một thiết bị thụ đắc
ngôn ngữ bẩm sinh và bộc lộ rất rõ việc học ngôn ngữ. Ngữ pháp phổ quát là tập hợp các
nguyên tắc mà các hệ thống ngôn ngữ con người đều có và đại diện cho các nội dung cơ
bản nhất. Trong quá trình trưởng thành, sự tích lũy kinh nghiệm sống như nơi sinh, môi
trường ngôn ngữ khác nhau làm chất xúc tác cho ngữ pháp phổ quát và biến nó thành ngữ
pháp cá biệt.
Cải biến (Transformation) là những thao tác làm trung gian giữa cấu trúc sâu và
cấu trúc mặt. Cải biến giúp chuyển biểu đồ hình cây tạo ra từ quy tắc cấu trúc đoản ngữ ở
19

cấu trúc sâu thành biểu đồ hình cây phái sinh ở cấu trúc mặt. Cải biến gồm hai thành tố là
Phân tích cấu trúc (Structural analysis) và Thay đổi cấu trúc (Structural change).
Lược bỏ (Deletion) là sự lược bỏ các yếu tố khỏi đoản ngữ hoặc câu khi biểu thị từ
cấu trúc sâu sang cấu trúc mặt.
Tính hồi quy (Recursiveness) để chỉ việc sử dụng các yếu tố và quy tắc hữu hạn để
hình thành vô hạn các câu. Đặc trưng cho tính hồi quy chính là Quy tắc cấu trúc đoản
ngữ.
Tính mô-đun (Modularity) để chỉ các hệ thống con với các nhiệm vụ riêng biệt. Ví
dụ ngữ pháp là một mô-đun tách biệt với thị giác, thính giác và dựa trên các nguyên lý
cho ngôn ngữ.
Tính có đánh dấu (Markedness) liên quan đến sự phân biệt giữa cái trung hòa, tự
nhiên với cái đi chệch khỏi trung hòa. Ví dụ việc đánh dấu [- tròn môi] cho các nguyên
âm hàng trước và [+ tròn môi] cho nguyên âm hàng sau.
4. Kết luận
Lý thuyết ngữ pháp tạo sinh đến hiện nay vẫn đang được phát triển. Lý thuyết giúp
đưa ra một cách tiếp cận mới đối với ngành ngôn ngữ học. Hướng tiếp cận này tập trung
nhiều vào các quy tắc, lý thuyết giúp thấu hiểu cơ chế ngôn ngữ của con người đặc biệt là
ngữ pháp phổ quát. Ngữ pháp tạo sinh hiện đang được ứng dụng trong các mảng như
phân tích câu, giáo dục ngôn ngữ … và cả trong lý thuyết âm nhạc.
20

Tài liệu tham khảo


Bagha, K. N. (2011). Generative Semantics. English Language Teaching, 4(3), 223-231.
10.5539/elt.v4n3p223
Black, C. (1999). A step-by-step introduction to the Government and Binding theory of
syntax. SIL - Mexico Branch and University of North Dakota.
https://mexico.sil.org/sites/mexico/files/e002-introgb.pdf
Chomsky, N. (2014). Aspects of the Theory of Syntax. MIT Press Limited.
Jackendoff, R. (2003). Précis of Foundations of language: brain, meaning, grammar,
evolution. The Behavioral and brain sciences, 26(6), 651–707.
http://dx.doi.org/10.1017/S0140525X03000153
Lanik, H., & Lohndal, T. (2010). Government–binding/principles and parameters theory.
Wiley Interdisciplinary Reviews: Cognitive Science, 1(1), 40-50.
http://www.socsci.uci.edu/~lpearl/courses/readings/LasnikLohndal2010_Generativ
istOverview.pdf
Nguyễn Thiện Giáp. (2011). Ngôn ngữ học tạo sinh của N. Chomsky: Mô hình ngôn ngữ
thứ nhất. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 27, 217-224.
Nguyễn Thiện Giáp. (2012). Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Sampson, G. (1980). Schools of Linguistics: Competition and Evolution. Hutchinson.
Waria Omar, A. (n.d.). Models of Generative Grammar. Ibn Rushd College of Education,
University of Baghdad. https://www.iasj.net/iasj/download/6b7288eba9e5bca2
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Thành viên, nhiệm vụ
STT Họ và tên Nhiệm vụ
Tìm kiếm tài liệu, hiệu chỉnh nội dung, góp ý
1 Tôn Nữ Diễm Kiều
nội dung, in ấn
Tìm kiếm tài liệu, hiệu chỉnh nội dung, góp ý
2 Châu Thị Đỗ Quyên
nội dung, in ấn
Thuyết trình, soạn slide thuyết trình, biên
3 Danh Minh Phụng soạn cấu trúc và nội dung, hiệu chỉnh nội
dung, góp ý nội dung
Thuyết trình, soạn slide thuyết trình, biên
4 Tô Quốc Minh Huân soạn cấu trúc và nội dung, hiệu chỉnh nội
dung, góp ý nội dung
1. Giới thiệu chung về Trường phái ngữ pháp tạo sinh
a. Quá trình hình thành
b. Đặc điểm
2. Lý thuyết ngôn ngữ học của Trường phái ngữ pháp tạo sinh
a. Mô hình ngôn ngữ thứ nhất
b. Lý thuyết chuẩn
c. Ngữ nghĩa học tạo sinh
d. Lý thuyết chuẩn mở rộng và Lý thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh
3. Triết học tiếp cận
a. Cơ sở triết học của ngôn ngữ học tạo sinh
b. Nhận thức luận của ngôn ngữ học tạo sinh
4. Kết luận
3
4
Quá trình
hình thành

5
Noam Chomsky (sinh 1928) là
một nhà ngôn ngữ học, triết học,
nhà khoa học tri nhận người Mỹ
gốc Do Thái. Ông từng là giáo sư
tại Đại học Arizona và Viện công
nghệ Massachusetts.

6
Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học tiêu biểu của
ông bao gồm:
× Syntactic Structures (1957)
× Current Issues in Linguistic Theory (1964)
× Aspects of the Theory of Syntax (1965)
× Cartesian Linguistics (1965)
× Language and Mind (1968)
× The Sound Pattern of English (1968)
× Reflections on Language (1975)
× Lectures on Government and Binding (1981)
× The Minimalist Program (1995)

7
× Từ cuối những năm 1950, Noam Chomsky đã
đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết ngữ pháp
tạo sinh hay ngôn ngữ học tạo sinh bằng công
trình Syntactic Structures (1957) và hình
thành lý thuyết chuẩn với công trình Aspects of
the Theory of Syntax (1965).

8
Đặc điểm

9
Các giai đoạn phát triển
Tên giai đoạn Thời gian Công trình
Mô hình ngôn ngữ thứ nhất 1957-1965 Syntactic structures
(The First linguistic model)
Lý thuyết chuẩn 1965-1970 Aspects of the6 T-heory of
(Standard theory) Syntax
Lý thuyết chuẩn mở rộng 1970- nay Reflections on Language
(Extended standard theory) Rules and Representations
Lý thuyết chuẩn mở rộng có điều Lectures on Government
chỉnh and Binding
(Revised extended standard theory) The Minimalist Program

10
“Tại sao con người lại
có khả năng ngôn ngữ?”
“Tại sao trẻ em có thể nói
và hiểu các câu mới trong
khi chỉ tiếp nhận số lượng
câu nhất định?”
11
Lý thuyết
ngôn ngữ học
của Trường
phái ngữ pháp
tạo sinh

12
13
Câu lõi (chủ động, câu đơn,
trần thuật, khẳng định) sẽ phái
sinh thành các câu hỏi, câu
phủ định … qua các thao tác
cải biến không bắt buộc. Các
câu phức cũng được tạo ra từ
sự cải biến khái quát hóa.
Trong đó thành tố là các câu
đơn.
14
“______ is on the mat”
*(Sampson ,1980)

N: bao gồm các danh từ và cụm danh từ


AN
A: bao gồm các tính từ
R: bao gồm the, a, some (DET)
P: tên riêng, R N, và nhóm P L
L: W V -s và E P
W: What, Who, Whom, Whose …
V: các nội động từ
-s: Hình vị ngôi thứ 3 số ít
E: từ with
S: P V -s.
15
The cat is on the mat

P→RN

16
The dog with a big tail is on the mat

P→PL
P→RN
L→EP
P→RN
N→AN

17
The boy who snores is on the mat

P→PL
P→ R N
L→ W V -s
18
Lý thuyết chuẩn
Noam Chomsky cho rằng người bản ngữ, dựa trên sự
hiểu biết trực giác các quy tắc ngôn ngữ, có thể quyết
định câu nói là đúng hay sai ngữ pháp qua các bài
kiểm tra phân tích ngữ pháp (Grammaticality judgment
task). Qua các bài kiểm tra này, các câu sẽ được
người tham gia quyết định là đúng ngữ pháp
(Grammatical) hay phi ngữ pháp (Ungrammatical)

Ví dụ:
- The cat is on the mat (đúng ngữ pháp)
- Mat the on is cat the (phi ngữ pháp)
19
- Loại bỏ câu lõi và thay
thế bằng cấu trúc sâu.
- Mô hình binh diện: Cấu
trúc mặt, cấu trúc sâu.
- Cấu trúc mặt: thuộc về
bình diện ngữ âm,
- Cấu trúc sâu thuộc về
ngữ nghĩa cú pháp
Quy tắc hồi quy = quy tắc cải biến (mô hình
ngôn ngữ thứ nhất)
Cấu trúc A ➔ X1 … Xn
Ví dụ:
S ➔ NP + VP
*Không sử dụng “0” ở cả hai vế
*Không hoán vị
*Tự do ngữ cảnh (context-free)
20
Ví dụ của Noam Chomsky (2014):
Câu biểu hiện ở cấu trúc mặt:

“Sincerity may frighten the boy”

21
(1)

(2)

(3)

22
(1) biểu hiện các quy tắc cấu trúc đoản ngữ
(2) biểu hiện nhóm quy tắc về khái niệm từ vựng
(3) là các từ vựng và các thẻ khái nhiệm của chúng.

(1) (2) (3) → thành tố tác động vào cấu trúc sâu.
→ Tính có đánh dấu (Markedness)

23
Ngữ nghĩa học
tạo sinh

24
Ngữ nghĩa học tạo sinh

Ngữ nghĩa học tạo sinh được phát triển


bởi các nhà nghiên cứu Haj Ross, Paul
Postal, James Mc Cawley, và George
Lakoff.
Ngữ nghĩa học tạo sinh nhấn mạnh vai trò
cốt lõi của ngữ nghĩa học trong quá
trình tạo sinh ngôn ngữ, đây là điều
hoàn toàn đối lập với ngữ nghĩa học
thuyết giải xem cú pháp là cốt lõi của
quá trình tạo sinh ngôn ngữ.
25
Ngữ nghĩa học tạo sinh

Ngữ nghĩa học tạo sinh dù đã kết


thúc từ những năm 1970, nhưng
cũng để lại nhiều kết quả cho
ngành ngôn ngữ học đặc biệt là
củng cố ngữ nghĩa học thuyết giải
của lý thuyết ngữ pháp tạo sinh.

26
Ngữ nghĩa học tạo sinh

Tới năm 1975, Noam Chomsky


đưa ra Lý thuyết vết (Trace theory).
Lý thuyết này cho rằng việc lược
bỏ và chuyển di cải biến để lại dấu
vết của các thành phần, do đó cho
phép tất cả các diễn giải ngữ nghĩa
xảy ra ở cấu trúc bề mặt.

27
Lý thuyết chuẩn mở rộng

Lý thuyết chuẩn mở rộng
có điều chỉnh

28
Về nền tảng của giai đoạn này, ngữ pháp cốt lõi (Core
grammar) bao gồm các sự kiện ngôn ngữ phổ quát và các
nguyên lý hướng đến làm hiện ra các hiện tượng ngữ pháp
phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ tự nhiên. Chúng hình
thành nên cốt lõi của ngữ năng riêng biệt bao gồm các tính
đều đặn của các ngôn ngữ riêng biệt có bản chất khác nhau.
Ý niệm ngữ pháp cốt lõi bắt nguồn từ giả thuyết về hiện
tượng tương ứng trong thụ đắc ngôn ngữ. Ngữ pháp cốt lõi
được hiểu như phương tiện hỗ trợ học tập gốc (genetic
learning aid) và nếu áp dụng theo lý thuyết Tính có đánh dấu
(markedness) thì không cần phải học.
29
Lý thuyết chi phối và ràng buộc

30
Chuyển di α
Movement-α

Phạm vi các cải biến có thể bị


rút gọn vào một cải biến chung
gọi là chuyển di alpha

31
Lý thuyết X-bar

Lý thuyết X-bar tuân thủ các


nguyên tắc sau:
•Mỗi cụm đều có một từ làm head
(Headedness principle)
•Mỗi nút đều nhị phân (Binarity
principle)
Specifier: Là điểm có quan hệ ngang hàng với X’.
Head: Là cốt lõi của cụm từ và tương ứng với phạm
trù từ vựng. Head quyết định cấu trúc và tính chất
của cụm từ.
Complement: một tham tố theo head.
Adjunct: Phụ ngữ
32
Ví dụ
XP hay X-double-bar là VP và CP
X-bar là V’ và C’
Head của V’ là V0 - “read”
Head của C’ là C0 - “that”
Complement cho C0 là S - “the
economy is poor”.

33
Noam Chomsky cho rằng
cấu trúc câu là một đoản
ngữ biến tố (Inflectional
phrase).
Đều này đảm bảo nguyên
tắc Headedness.
34
Ví dụ: chuyển di cấu trúc sâu
thành câu hỏi Wh- trong tiếng Anh
(Black, 1999).

Cấu trúc sâu được thể hiện bằng


lược đồ X-bar và các chuyển di
được thể hiện bằng mũi tên.

Chuyển di α
V[+aux] di chuyển đến I[+fin]
I[+fin] di chuyển đến C[+q]
Và XP[+wh] (ở đây là NP[+wh]) di
chuyển đến Specifier của C[+q]
Dạng thức tx
x là các thành tố được di chuyển
tk cho NP[+wh]
ti cho V[+aux] và I[+fin]
➔ Vết của quá trình chuyển di ở cấu trúc sâu
➔ Lý thuyết vết (Trace theory)
36
Lý thuyết ràng buộc (Binding theory) là lý thuyết áp
dụng trong các NP (đoản ngữ danh từ) để thể hiện quan
hệ giữa các NP. Có ba kiểu danh ngữ:
Kiểu thứ nhất: Các danh từ phản thân bị ràng buộc
với danh ngữ trong cùng một câu.
Ví dụ: John[+antecedent] washed himself[+anaphor]
Kiểu thứ hai: Các đại từ nhân xưng có thể là hồi chỉ
(anaphor) hoặc trực chỉ.
Ví dụ: Caroline believes that she telling the truth
Kiểu thứ ba: Các danh ngữ còn lại là danh từ riêng,
các dấu vết của sự chuyển di -wh.
37
Nguyên lý và tham biến (Principles and Parameters)
- Một tập hợp hữu hạn các nguyên tắc cơ bản chung cho mọi ngôn ngữ.
Ví dụ như một câu phải luôn có một chủ ngữ, ngay cả khi nó được lược bỏ ở
cấu trúc mặt.
- Một tập hợp hữu hạn các tham biến xác định sự thay đổi cú pháp giữa các
ngôn ngữ.
Ví dụ:Dựa
tham sốkhung
vào nhị phân xác định
lý thuyết này,chủ ngữngữ
ngôn củahọc
câucócónhiệm
đượcvụ
phát âm phá
khám rõ ràng
các
hay không.
nguyên lý và tham biến mang tính phổ quát của ngôn ngữ loài người, hay còn
gọi là ngữ pháp phổ quát.

38
Triết học tiếp cận
Cơ sở triết học của ngôn ngữ học tạo sinh
Chủ nghĩa duy lý là cơ sở triết học của ngôn ngữ học tạo sinh. Chủ
nghĩa duy lý cho rằng chân lý đạt được thông qua sự rèn luyện của lý
trí hay suy luận hơn là thông qua kinh nghiệm. Điều này ngược lại với
chủ nghĩa kinh nghiệm thì cho rằng tư tưởng và sự hiểu biết được hình
thành thông qua kinh nghiệm thu được từ các giác quan. Đối với chủ
nghĩa duy lý, các giác quan dùng để góp nhặt kinh nghiệm có thể đánh
lừa con người. Trong khi đó, chủ nghĩa duy lý đòi hỏi việc suy luận từ
các dữ liệu từ các dữ liệu quan sát được.

39
Nhận thức luận của ngôn ngữ
học tạo sinh
Đối với Noam Chomsky, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học là miêu tả
các phổ niệm ngôn ngữ. Đối với trường phái ngữ pháp tạo sinh, trẻ em sở
hữu một thiết bị thụ đắc ngôn ngữ bẩm sinh và bộc lộ rất rõ việc học ngôn
ngữ. Ngữ pháp phổ quát là tập hợp các nguyên tắc mà các hệ thống ngôn
ngữ con người đều có và đại diện cho các nội dung cơ bản nhất. Trong
quá trình trưởng thành, sự tích lũy kinh nghiệm sống như nơi sinh, môi
trường ngôn ngữ khác nhau làm chất xúc tác cho ngữ pháp phổ quát và
biến nó thành ngữ pháp cá biệt.

40
Kết luận
Lý thuyết ngữ pháp tạo sinh đến hiện nay vẫn đang được
phát triển. Lý thuyết giúp đưa ra một cách tiếp cận mới đối với
ngành ngôn ngữ học. Hướng tiếp cận này tập trung nhiều vào
các quy tắc, lý thuyết giúp thấu hiểu cơ chế ngôn ngữ của con
người đặc biệt là ngữ pháp phổ quát. Ngữ pháp tạo sinh hiện
đang được ứng dụng trong các mảng như phân tích câu, giáo
dục ngôn ngữ … và cả trong lý thuyết âm nhạc.

41
42

You might also like