You are on page 1of 29

Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................5
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG........................................................................................6
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHIM CÚT.......................................6
2.2 CON GIỐNG....................................................................................................6
2.2.1 Các giống cút phổ biến...................................................................................6
2.2.1.1 Cút Anh.......................................................................................................6
2.2.1.2 Cút Pharaoh.................................................................................................6
2.2.1.3 Cút Pháp......................................................................................................7
2.2.2 Phân biệt cút trống và cút mái...................................................................7
2.2.3 Cách chọn giống cút...................................................................................7
2.2.4 Cách chọn giống Cút..................................................................................7
2.3 KỸ THUẬT NUÔI CHIM CÚT....................................................................8

2.3.1 Sản xuất cút con..........................................................................................8

2.3.1.1 Chọn trứng................................................................................................8

2.3.1.2 Ấp trứng....................................................................................................8

2.3.1.3 Úm cút con...............................................................................................9

2.3.1.4 Chế độ dinh dưỡng cho cút con..............................................................11

2.3.1.5 Chọn cút con............................................................................................12

2.3.2 Nuôi chim Cút đẻ........................................................................................13

2.3.2.1 Chuồng nuôi cút đẻ..................................................................................13

2.3.2.2 Chọn giống...............................................................................................14

2.3.2.3 Chế độ dinh dưỡng cho cút đẻ................................................................15

2.3.2.4 Chăm sóc cút đẻ.......................................................................................16

Trang 1
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

2.3.2.5 Vệ sinh chuồng nuôi................................................................................16

2.4 CHUỒNG TRẠI.............................................................................................17

2.4.1 Mát mẻ........................................................................................................17

2.4.2 Thoáng khí...................................................................................................17

2.4.3 Yên tĩnh.......................................................................................................17

2.4.4 Hợp vệ sinh..................................................................................................18

2.4.5 Tránh mèo chuột.........................................................................................18

2.5 PHÒNG TRỪ BỆNH CHO CÚT..................................................................19


2.5.1.Chứng suy dinh dưỡng...............................................................................19

2.5.2.Chứng ngộ độc thức ăn...............................................................................19

2.5. 3. Chứng sưng mắt........................................................................................20

2.5.4. Chứng chết đột ngột..................................................................................20

2.5. 5. Chứng nằm liệt của cút đẻ.......................................................................20

2.5.6. Bệnh dịch ở cút..........................................................................................20


2.5. 7. Bệnh CRD ở chim cút..................................................................................21
2.6 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CHIM CÚT................................................21

2.6.1 Giá trị dinh dưỡng của thịt chim cút.........................................................21


2.6.2 Giá trị dinh dưỡng của trứng chim cút......................................................23
2.6.3 Chim cút trong ẩm thực..................................................................................24
2.6.4 Chim cút trong Đông-Nam dược....................................................................25
2.6.5 Theo dược học dân gian Việt Nam................................................................26
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN........................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................28

Trang 2
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Chọn trứng chim Cút để ấp......................................................................8


Hình 2: Chuồng úm cút con.....................................................................................10
Hình 3: Nuôi cút đẻ.................................................................................................13
Hình 4: Chuồng nuôi cút đẻ.....................................................................................14
Hình 5: Các giống chim cút ....................................................................................14
Hình 6: Một số kiểu chuồng nuôi chim cút .............................................................18
Hình 7: Một số sản phẩm chế biến từ cút.................................................................25

Trang 3
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Nhiệt độ úm cút con...................................................................................10


Bảng 2:Khẩu phần ăn hàng ngày của cút.................................................................12
Bảng 3: Công thức pha trộn thức ăn hổn hợp cho cút đẻ..........................................16

Trang 4
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay khi đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu con đòi hỏi ngày
càng cao. Những sản phẩm kém chất lượng dần dần bị loại thải thay vào đó là
những sản phẩm có chất lượng. Một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất
hiện nay là những phẩm được sản xuất từ chim cút. Thịt và trúng cút chế biến
được nhiều món ăn ngon bổ dưỡng. Phân cút cũng là một nguồn phân bón rất
tốt cho các loại cây trồng, đồng thời dùng cho hầm bếp Biogas rất tiện lợi.
Mặc khác việc nuôi chim cút cũng rất đơn giản vốn đầu tư các trang thiết bị
chuồng nuôi ít, giống chim cút ở Việt Nam rất dồi dào giá thành mua con giống
thấp và so với các loại gia cầm khác, nuôi cút ít bị rủi ro hơn, đồng thời ít
bị động với thị trường tiêu thụ nên người nuôi thu được lợi nhuận cao góp
phần phát triển kinh tế đất nước.

Trang 5
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG

2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHIM CÚT.

Chim cút có thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chọn lọc
thức ăn cao, nhưng vị giác và khứu giác lại kém phát triển nên khó nhận
biết mùi vị thức ăn. Vì vậy, cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức
ăn ôi, mốc.
Chim cút mặc dầu đã được thuần hóa nuôi dưỡng từ lâu nhưng còn mang
nhiều đặc tính hoang dã. Đáng chú ý là vẫn sợ tiếng động, tiếng ồn, thường
bay lên va vào thành lồng, chết.
Ngày nay, chim cút nuôi nhốt,cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt cho sản lượng
trứng 300 – 360 trứng/năm, có con đến 400 trứng/năm. Tỷ lệ đẻ trung bình
đến 80-90%, khối lượng trứng trung bình 10 - 15g/quả. Tuổi bắt đầu đẻ
trứng khoảng 40 ngày, thời gian sử dụng đẻ trứng 14- 18 tháng.
Nuôi cút đẻ không đòi hỏi nhiều diện tích chuồng nuôi, thức ăn chi phí
không nhiều nhưng hiệu quả chăn nuôi cao. Mỗi ngày cho ăn 20-25gr thức
ăn và cút cho một quả trứng nặng 10-11 gam cho thấy cút là loài gia cầm
có năng suất tạo trứng cao.
2.2 CON GIỐNG
2.2.1 Các giống cút phổ biến
2.2.1.1 Cút Anh
Nhập vào nước ta từ lâu, thân to trung bình (khoảng 220 – 240 g), lông
màu nâu, trứng nâu nhạt với những đốm to, đen sậm.
2.2.1.2 Cút Pharaoh
Nhỏ con (trọng lượng trung bình 180 – 200 g), trứng có vỏ trắng với những
đốm to, đen nhạt.Cút Pharaoh có nguồn gốc hoang dã nên ít thích hợp việc

Trang 6
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

nuôi trong chuồng. Do đó người ta chỉ thường nuôi các con lai của giống
này.
2.2.1.3 Cút Pháp
Nhập vào nuớc ta khoảng 1980. Cút Pháp to con (trọng lượng trung bình
250 – 300 g), màu lông trắng hơn cút Pharaoh. Trứng có vỏ màu trắng với
các đốm đen nhạt nhỏ lấm tấm như đầu kim.
2.2.2 Phân biệt Cút trống và Cút mái
Nếu mục đích chăn nuôi cút để khai thác trứng thì chỉ cần nuôi cút mái.
Cút trống chỉ nuôi để bán thịt.
Trường hợp nuôi cút để sản xuất con giống thì cần cút trống. Tỉ lệ thích
hợp là 1 con trống phối cho 2,5 – 3 con mái. Thả theo tỉ lệ này sẽ đạt
khoảng 90% trứng là trứng có cồ (thụ tinh) và tỉ lệ trứng nở sẽ đạt khoảng
70% đạt yêu cầu về kỹ thuật.
Những đặc điểm để phân biệt cút trống, mái như sau: (kể từ tuần lễ thứ 3)
-Cút trống : toàn bộ lông ở phía dưới cổ và ức có màu đỏ verni.
-Cút mái : lông ở phía dưới cổ và ức có lốm đốm đen như hạt cườm.
2.2.3 Cách chọn giống Cút
Cả cút trống lẫn cút mái đều phải khỏe mạnh, lanh lẹ, háu ăn. Khi cút trống
được 3 tháng tuổi và cút mái được trên 3 tháng tuổi thì mới nên cho giao
phối để lấy trứng ấp sản xuất cút giống.

Cút giống tốt khi đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

Cút mái:

Thân hình êm, mịn.Vóc dáng trung bình.Khoảng cách giữa xương sống và
xương ức rộng. Xương chậu nở rất rộng và rất mềm. Hậu môn đỏ tươi và
mở rộng.

Trang 7
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Cút trống

Thân hình gọn, nhỏ nhăn hơn cút mái. Đầu nhỏ, cổ ngắn, mỏ dài. Bầu tinh
no tròn, đỏ sẫm, co bóp thường xuyên. Khi bóp nhẹ bầu tinh tiết ra nhiều
tinh dịch trắng như bọt xà phòng.

2.3 KỸ THUẬT NUÔI CHIM CÚT.

2.3.1 Sản xuất cút con

2.3.1.1 Chọn trứng

Trứng phải được nhặt thường xuyên, ít nhất 3 lần/ ngày. Trứng không dự
trữ quá 7 ngày sau khi đẻ.Trong thời gian dự trữ, nhiệt độ dự trữ là 160 C và
ẩm độ khoảng 65%.

Trứng có trọng lượng trung bình, không dị hình, vỏ trứng không bị nứt,
không vấy bẩn.

Hình 1: Chọn trứng chim Cút để ấp


2.3.1.2 Ấp trứng

Trứng được xếp vào các khay ấp, đầu to quay lên trên. Đặt các khay ấp vào
máy ấp trứng, sau 14 ngày trong phòng ấp và 2 ngày trong phòng nở, trứng
sẽ nở. Trong thời gian trứng ở trong phòng ấp, cần trở trứng theo định kỳ
để điều hòa nhiệt độ của các trứng:

Trang 8
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Đối với máy ấp hiện đại: Việc đảo trứng được thực hiện tự động theo đồng
hồ đo giờ.

Đối với máy ấp trứng thủ công: đảo trứng bằng tay ngày 3 lần.

2.3.1.3 Úm cút con

Cút con được úm trong lồng có đay bằng lưới kẽm hoặc trong chuồng có
nền lót trấu.

Lồng hoặc chuồng úm phải được rửa sạch sẽ và phơi nắng trước khi đưa
cút vào. Nếu có điều kiện, nên sát trùng chuồng bằng Formol 10%.

Trước khi đưa cút vào, cần sưởi nóng chuồng bằng bóng đèn 75W trong 12
giờ.

Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng úm: tuần lễ đầu: 35 o C, tuần lễ thứ hai:
32 o C. Từ tuần lễ thứ ba trở đi thì không cần sưởi nữa.

Tuy vậy, vào mùa lạnh, nếu nhiệt độ xuống thấp hơn 29o C thì cần sưởi ấm
cho cút. Có thể quan sát chuồng úm để biết nhiệt độ trong chuồng có thích
hợp chưa để điều chỉnh công suất đèn úm: Nếu nhiệt độ thích hợp: cút con
hiện diện đều trong chuồng, nếu nóng, cút tản ra xa nguồn nhiệt, nếu lạnh,
cút tụ lại gần nguồn nhiệt.

Chuồng úm cút phải đặt nơi không bị nguồn ánh sáng chiếu trực tiếp và
không bị gió lùa nhưng phải đảm bảo độ thoáng khí cần thiết.

Trang 9
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Hình 2: Chuồng úm cút con


Mật độ úm: tuần lễ đầu: 200 con/m2 , tuần lễ thứ hai: 100 con/m2 . Từ tuần
lễ thứ ba chuyển cút con sang nuôi tại chuồng nuôi cút lớn.

Bảng 1: Nhiệt độ úm cút con

Ngày tuổi Nhiệt độ (c) Thời gian úm/ngày

1-3 34-35 24 giờ


4-7 32-33 Ban đêm hoặc trời lạnh
8-10 30-31 Ban đêm hoặc trời lạnh

11 28-29 Ban đêm hoặc trời lạnh

Khi úm chim non tùy thuộc vào nhiệt độ và thời tiết để điều chỉnh thời
gian úm và nhiệt độ cho phù hợp.

Trong thời gian úm cần quan sát thường xuyên để theo dõi tình trạng sứ
khỏe của cút. Úm cút thường gặp tình trạng cút con chồng chất lên nhau.
Gặp trường hợp này phải xem:

Có đủ độ ấm không (nóng quá hoặc lạnh quá).

Có độ thông thoáng không.

Trang 10
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Có ăn uống bình thường và thức ăn có bị nhiễm độc không.

Phải có phương pháp dự phòng lúc cúp điện.

Có bị lây nhiễm dịch bệnh không để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Nếu không có nhiệt kế thì có thể quan sát bằng mắt: nhiệt độ vừa phải cút tản
đều ăn uống bình thường, quá nóng cút tránh xa bóng đèn ăn ít uống nhiều
nước, quá lạnh cút chụm lại gần bóng đèn ăn uống giảm
2.3.1.4 Chế độ dinh dưỡng cho cút con

Loại thức ăn

Cho cút con ăn thức ăn hỗn hợp pha trộn theo công thức riêng (nhiều bánh
dầu và bột cá nhưng lại ít bột xương, bột sò hơn so với thức ăn của cút đẻ).
Thức ăn của cút con phải được xay nhuyễn để cút con có thể mổ ăn hết.

Cách cho ăn

Trong 3 ngày đầu, dùng máng ăn dẹt có lót lưới 1cm x 1cm để cút con tập
ăn. Sau đó dùng máng ăn con quay dài 0,9m. Bình quân 200 con dùng 2
máng ăn dài và 2 bầu nước nhỏ dành riêng cho cút. Không nên dùng bầu
nước lớn của gà để cút con uống vì cút con sẽ lọt vào ướt mình, dồn đống
và chết. Máng ăn uống không nên để gần nguồn nhiệt vì thức ăn và nước
uống sẽ bị sưởi nóng cút con sẽ chê, không ăn uống.

Ngoài ra, trong chuồng úm, nên đặt các bầu nước nhỏ chứa nước sạch sẽ để
cho cút uống. Thay nước uống và rửa bầu mỗi ngày 2 lần. Nếu có điều
kiện, pha Polyvitamin vào nước cho cút uống.

Lượng thức ăn phụ thuộc vào ngày tuổi và trọng lượng cơ thể:

Giai đoạn từ 0-30 ngày tuổi nên cho chim cút non ăn thức ăn nhiều chất
dinh dưỡng, có mùi thơm, dễ tiêu hóa, cho ăn nhiều lần trong ngày.
Giai đoạn 31-42 ngày tuổi, thay đổi dần tỉ lệ thức ăn cho chim cút đẻ và
chim cút non, cho ăn vừa đủ để chim không quá béo và đẻ sớm.

Trang 11
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Giai đoạn đẻ, dùng thức ăn cho chim cút đẻ, cho ăn vào ban ngày và ban
đêm cần có đủ ánh sáng để chim ăn được nhiều hơn.

Bảng 2: Khẩu phần ăn hằng ngày của cút

Ngày tuổi Lượng thức ăn (g) Trọng lượng cơ thể (g)


0 0 8
1-7 4 26
8-14 8 65
15-21 11 97
22-28 14 118
29-35 17 135
36-42 19 148
43 22-25 150-200

Bảng 2 2.3.1.5 Chọn cút con

Nếu nuôi cút để lấy trứng thương phẩm thì chỉ cần nuôi cút mái. Cút trống
nuôi để bán thịt. Nếu nuôi cút để lấy trứng ấp thì cần nuôi cả mái lẫn trống
theo tỉ lệ 1 trống/ 3 mái.

Từ tuần lễ thứ 3, có thể phân biệt cút trống và cút mái.

Cút trống: toàn bộ lông ở phía dưới cổ và ức có mảu đỏ nâu.

Cút mái: lông ở phía dưới cổ và ức có lốm đốm đen.

Riêng đối với các giống cút nâu (như cút Anh) thì không phân biệt được
bằng màu sắc lông. Do đó phải chờ đến tuần lễ thứ 6 mới phân biệt được.

Cút trống: có bầu tinh phát triển rõ ở sau đuôi. Cút mái không có.

Trang 12
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

2.3.2 Nuôi chim Cút đẻ

Những năm gần đây nghề chăn nuôi chim cút đã phát triển ở nhiều vùng
trong tỉnh; tập trung ở ven thành phố, thị trấn và đã đem lại hiệu quả kinh
tế cho nhiều hộ nông dân. Trong đó nuôi cút đẻ lấy trứng cung cấp cho thị
trường tiêu dùng có lợi thế hơn so với nuôi cút lấy thịt.

Hình 3: Nuôi cút đẻ


Cút mái bắt đầu đẻ lúc 10 – 11 tuần tuổi, tỉ lệ đẻ tăng dần đến tuần tuần
18, sau đó giảm dần đến tuần tuổi 60 thì giảm rất nhanh.

2.3.2.1 Chuồng nuôi cút đẻ

Chuồng nuôi cút đẻ cần mát mẻ, thông thoáng, yên tĩnh, sạch sẽ và tránh
được động vật khác đe dọa.

Cút đẻ thường được nuôi trong các lồng cá nhân (đối với giống cút
Pharaoh) hoặc lồng tập thể (đối với các giống cút khác).

Lồng thường làm bằng kẽm, hoặc lưới, nẹp gỗ, nóc làm vật liệu mềm vì cút
hay có thói quen nhảy lên cao, đụng vào nóc lồng.

Đáy lồng làm bằng lưới kẽm tròn hoặc lỗ ô vuông để phân lọt xuống vỉ
hứng bên dưới. Đáy lồng có độ dốc 2 – 3% để trứng lăn ra vỉ hứng trứng.
Chiều cao của mỗi lồng là 16 – 18 cm.

Trang 13
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Vỉ hứng phân có kích thước dư ra 10cm chiều rộng so với đáy lồng để che
không cho phân rơi xuống máng ăn, máng uống ở ngăn dưới.

Máng ăn, uống treo ở dọc theo chiều dài của lồng.

Hình 4: Chuồng nuôi Cút đẻ


2.3.2.2 Chọn giống

Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật
Bản, có tên khoa học là “Corturnix japonica”.

Giống này Có đặc điểm là dễ nuôi, sức kháng bệnh cao, đẻ nhiều trứng và
thời gian khai thác trứng kéo dài, nhiều con đẻ trên 300 quả/năm.

Hiên nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến. Bởi vì nuôi chim cút rất
dễ, vốn đầu tư thấp, có thể xây dựng chuồng trại với diện tích rất nhỏ. Thời
gian sinh trưởng của chim cút ngắn, xoay vòng vốn đầu tư nhanh.

Hình 5: Các giống chim Cút

Trang 14
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Cút giống phải khỏe
mạnh, nhanh nhẹn, háu ăn và không bị dịch bệnh, dị tật...

Cút con lúc ngày 20 ngày tuổi có thể phân biệt trống mái. Nuôi đến 25
ngày tuổi thì chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng:

Chọn cút mái: Lông ức màu vàng rơm, lốm đốm chấm đen. Đầu thanh tú,
cổ nhỏ, lông da bóng mượt, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và
mềm mại. Khối lượng 70-75g/con lúc 20 ngày tuổi.

Chọn cút trống: Lông ức và hai bên má màu nâu đỏ (verni) không xen màu
khác. Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình thon gọn, đầu
nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, 25 ngày tuổi nặng từ 70-90g.

Phối giống: Chọn 1 trống cho 2-3 mái. Cho phối giống khi cút được 3 – 4
tháng tuổi. Phối giống sớm sẽ làm cho bầy cút nhanh bị loại thải.

2.3.2.3 Chế độ dinh dưỡng cho cút đẻ:

Cút là loại gia cầm có hệ số biến dưỡng rất lớn: mỗi ngày một con cút mái
ăn khoảng 23 – 25g thức ăn và đẻ một quả trứng nặng 10 – 11g.

Muốn cút đẻ sai, phải cho ăn đầy đủ và thức ăn phải có chất lượng tốt.
Thức ăn tốt nhất cho cút phải chứa đủ 24% đạm tổng số, 4% canxi, vitamin
và đầy đủ các nguyên tố vi lượng.

Các nguyên tố có kích thước lớn như bắp, đậu, bánh dầu… phải được xay
nhỏ thành các mảnh vụn 1mm.

Thức ăn pha trộn xong, chỉ nên sử dụng trong vòng 3 – 5 ngày để tránh bị
ẩm và nhiễm nấm .

Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho cút uống. Mỗi ngày thay nước 2 lần.
Nếu có điều kiện, nên pha thêm Polyvitamin vào nước uống để cung cấp
thêm vitamin cho cút.

Trang 15
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Bảng 3: Công thức pha trộn thức ăn hỗn hợp cho cút đẻ

Thực liệu Tỷ lệ
Bắp vàng 28%
Cám mịn 7%
Đậu nành rang 8%
Đậu xanh 5%,
Bánh dầu đậu phộng 25%
Bột cá lạt 17,5%
Bột xương 1,5%
Bột xò 7%
Premix 1%

2.3.2.4 Chăm sóc cút đẻ

Trang bị đèn thắp sáng vào đầu buổi tối, đảm bảo thời gian chiếu sáng
trong ngày là 15 – 16 giờ để kích thích cút đẻ trứng đều. Độ sáng thích hợp
là: 10 W/m2 chuồng.

Tránh gây tiếng ồn hoặc di chuyển cút từ chuồng này sang chuồng khác khi
cút đang đẻ vì sẽ gây stress làm cút giảm đẻ.

Giữ cho nhiệt độ trong chuồng ổn định khoảng 20 – 25 o C bằng cách dùng
các vật liệu cách nhiệt và thông gió.

2.3.2.5 Vệ sinh chăn nuôi

Một số bệnh thường gặp ở chim cút: Dịch tả, Marek, thương hàn, cầu
trùng...

Phòng bệnh cho cút đẻ bằng vaccin: Cút 20 ngày tuổi dùng vaccin ND-
Lasota hòa vào nước uống. Cách 3 tháng sau hòa cho uống lại.

Định kỳ vệ sinh và sát trùng chuồng trại

Trang 16
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

2.4 CHUỒNG TRẠI

Chuồng nuôi phải Cách xa khu dân cư, có nguồn nước sạch, mát mẻ về mùa
hè và ấm về mùa đông, nên xây chuồng nuôi theo hướng đông, đông –
nam. Kích thước: chiều rộng< 8m, chiều cao>2.5m.

Dùng lưới sắt để ngăn các vách chuồng giữ cho chim và chuột không lọt
vào chuồng, nền chuồng bằng ximăng, hơi dốc để dễ dàng vệ sinh.
Nếu có nhiều dãy chuồng, nên bố trí mỗi chuồng cách nhau 10m để đảm
bảo an toàn dịch bệnh.
2.4.1 Mát mẻ

Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ là 18 o C – 25 o C. Nóng quá hay lạnh quá đều
làm cho cút đẻ giảm. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn thì sẽ
càng gây “Stress”, kéo theo sự gia tăng mức độ điều chỉnh ảnh hưởng đến
sinh lý. Có thể khắc phục bằng cách dùng vật liệu có độ cách nhiệt và
thông gió một cách hợp lý.

2.4.2 Thoáng khí

Nhu cầu về lưu lượng không khí để cung cấp oxy cho cút rất lớn. Nhịp thở
bình thường của cút lên đến 200 nhịp/phút.

Hiện tượng hô hấp của cút và các loài gia cầm khác là hiện tượng thở kép
nên chuồng nuôi cút cần cấu tạo cho có độ thoáng mát cao, không khí sạch
sẽ vào chuồng liên tục để thay đổi không khí cho cút hô hấp tốt nhất. Như
vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu oxy cho các phản ứng hóa học xảy ra trong
cơ thể, cần thiết cho sự duy trì thân nhiệt và tạo trứng.

2.4.3 Yên tĩnh

Nguồn gốc của chim cút hiện nay là loài cút rừng sống hoang dã trong các
lùm bụi nên bản tính cút rất nhút nhát. Dù đã được thuần hóa nhưng cút

Trang 17
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

nuôi vẫn còn giữ bản tính của tổ tiên, có thính giác và thị giác rất phát
triển nên dễ bị kích động bởi các xáo trộn của môi trường bên ngoài.

Do đó để cút đẻ tốt cần giữ môi trường yên tĩnh và quen thuộc càng nhiều
càng tốt.

2.4.4 Hợp vệ sinh

Cùng với sự phát triển của đàn cút thì mật độ phát triển của mầm bệnh tăng
cao. Để cắt đứt mối nguy hiểm ấy cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi để cút
phát triển, chuồng trại phải sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.

2.4.5 Tránh mèo, chuột

Mèo và chuột là kẻ thù của cút, vì cút là mồi ngon của chúng. Vì vậy cần
có biện pháp rào chắn bảo vệ cẩn thận, chắc chắn, tùy điều kiện cụ thể mà
đề phòng sự phá hoại gây ra của mèo và chuột.

Hình 6: Một số
kiểu chuồng nuôi chim Cút
2.5 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CÚT

Trang 18
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chơng trình 3 sạch: ở sạch,
ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải
vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt, có thể bổ sung kháng sinh và vitamin cho
cút 3-5 ngày để tăng cờng sức đề kháng và chống stress gây hại.

Thường xuyên theo dõi cân cút để phòng và trị bệnh kịp thời, nhất là những bệnh
thường gặp như: Ngộ độc thức ăn (Aflatoxin), suy dinh dưỡng, sưng mắt, tiêu
chảy và phân sáp, bệnh thương hàn, CRD, viêm ruột hoại tử…
2.5.1 Hội chứng suy dinh dưỡng

Cút chậm lớn, phát triển không đồng đều, lông xác xơ. Ở cút đẻ thì năng
suất trứng giảm đi, kích thước trứng nhỏ lại.

Phòng trị: Cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, pha thêm vitamin vào
nước uống hoặc trộn vào các thức ăn cho cút ăn.

2.5.2 Hội chứng ngộ độc thức ăn

Do ăn phải các thức ăn hư cũ, bị nấm mốc, không hợp vệ sinh.

Triệu chứng: Cút gầy còm, ăn ít, đứng yên một chỗ đầu chúc xuống đất
hoặc đi lảo đảo, thụt lùi hoặc xoay vòng vòng.

Phòng trị: Chọn thức ăn tốt, mới pha trộn trong vòng 3 – 5 ngày, hợp vệ
sinh.

Nếu vừa thấy hiện tượng ngộ độc thì ngưng ngay loại thức ăn đang dùng.
Thay thế bằng loại thức ăn mới, có chất lượng bảo đảm.

Dùng thuốc I.M hỗn hợp gồm: Strychnin 1 mg + Vitamin B1 50 mg +


Vitamin B12 1000… chích cho 3 – 5 cút đẻ hoặc cho 10 – 15 cút con uống.
Mỗi ngày 2 lần.

2.5.3 Hội Chứng sưng mắt

Trang 19
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Do thiếu Vitamin A hoặc do chuồng thiếu thông thoáng, tích tụ khí độc.

Phòng trị: Bổ sung vitamin A: 10.000 IU/ con/ ngày. Điều chỉnh cho
chuồng nuôi được thông thoáng.- Nhỏ mắt ngày 2 lần.

2.5.4 Chứng chết đột ngột

Thông thường khi nuôi cút thì tỉ lệ cút chết là 1 – 1,5%/ tháng. khi điều
kiện chuồng trại không tốt, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hợp lý,
nhiễm trùng bộ phận sinh dục thì tỷ lệ chết sẽ tăng cao đột ngột…

phòng trị: cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh ngay các sai sót. Nên
thường xuyên pha vào nước uống của cút các vitamin và Terramycine.

2.5.5 Chứng nằm liệt của cút đẻ

Do xương cánh bị gãy vì thiếu canxi, thường gặp ở cút đã đẻ trên 4 tháng.
Cút không đi đứng được, không ăn uống được, ốm lần rồi chết.

Phòng: Đảm bảo đầy đủ canxi và phôtpho trong khẩu phần ăn của cút đẻ.

2.5.6 Bệnh dịch ở cút

Do một loại vi trùng đặc biệt gây nên làm cút chết hàng loạt.

Triệu chứng:

Ở cút con: cút lờ đờ, bỏ ăn, đầu gục xuống, nằm chồng chất lên nhau, đít
dính phân trắng.

Ở cút đẻ: cút bị ỉa chảy, phân lỏng như nước, và có đốm trắng, bỏ ăn, ủ rũ,
đẻ kém. Vỏ trứng mềm, màu nâu, không có các đốm trên vỏ

Phòng trị: Dùng thuốc đặc hiệu do cán bộ thú y hướng dẫn, để cho cút
uống phòng bệnh định kỳ.

2.5.7 Bệnh CRD ở chim cút

Trang 20
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Bệnh CRD là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma gây nên.


Bệnh gây viêm đường hô hấp từ xoang mũi, thanh quản, lây nhiễm qua
đường hô hấp là chính, cũng có thể lây qua trứng khi vỏ trứng bị nhiễm
mầm bệnh, lúc cút con nở ra hít phải mầm bệnh sẽ bị lây bệnh.
Triệu chứng: Chim cút khó thở, sức ăn giảm hẳn, chảy nước mũi kêu
quéc quéc, tỉ lệ đẻ giảm. Bị nặng, cút bỏ ăn và chết. Bệnh dễ nhầm với
bệnh cảm cúm ở cút, nếu cho uống nước gừng, sả càng làm cho đàn cút
bị lây lan nhiều và thiệt hại càng lớn.
Khi bị bệnh CRD thì cút sẽ bị nhiễm E.coli kế phát làm cho tình trạng sức
khoẻ của cút càng suy sụp hơn.
Biện pháp phòng trị
Phòng bệnh: giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nhất là đối với đàn cút
con trong giai đoạn 2-6 tuần tuổi và đàn cút đang đẻ trứng.
Thường bệnh xảy ra vào mùa mưa nhiều hơn, nên cần che chắn kỹ
không để gió lùa và mưa tạt vào chuồng.
Vào thời điểm trời mưa nhiều, thay đổi nhiệt độ lớn, độ ẩm không khí
cao cần dùng kháng sinh pha nước cho cút uống liên tục trong nhiều
tuần. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh sau: Suanovil 50 pha 0,5g/lít
nước uống, Tylan 50 pha 5ml/lít nước uống, Norfloxillin pha 2ml/lít
nước uống.
Điều trị: vẫn sử dụng các loại kháng sinh trên nhưng liều lượng tăng
gấp đôi, dùng liên tục từ 5-7 ngày khi đàn cút đã có biểu hiện bệnh
CRD. Cần tách riêng những con bị bệnh để điều trị.
2.6 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CHIM CÚT
2.6.1 Giá trị dinh dưỡng của thịt chim cút
100 gram thịt chim cút (tươi) chứa:
- Calories 134
- Chất đạm 22 g
- Chất béo tổng cộng 4.53g

Trang 21
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

- bão hòa 1.32 g


- chưa bão hòa mono 1.28 g
- chưa bão hòa poly 1.17 g
- Cholesterol 70 mg
- Sodium 51 mg
- Potassium 237 mg
- Phosphorus 307 mg
- Calcium 13 mg
- Sắt 4.51 mg
- Magnesium 25 mg
- Kẽm 2.7 mg
- Selenium 17.4 mcg
- Vitamin A 57 IU
- Thiamin (B1) 0.283 mg
- Riboflavin 0.285 mg
- Niacin 8.3 mg
- Vitamin B6 0.53 mg
- Vitamin B12 0.47 mcg
- Folate 7 mcg
- Pantothenic acid 0.787 mcg
Về phương diện dinh dưỡng có thể xem thịt chim cút như một nguồn cung cấp
chất sắt dưới dạng heme (cơ thể dễ hấp thu), và nhiều vitamin nhóm B nhất là
Niacin và B6. Thịt cũng cung cấp nhiều chất đạm và tương đối nạc, rất tốt với
những người muốn ăn thịt nhưng kiêng chất béo. Thịt cút cũng cung cấp nhiều
khoáng chất kể cả kẽm và magnesium, và Vitamin C thường ít có trong thịt
động vật.

Thành phần Acid béo trong Thịt Cút (Caille, Wachtel) :

Trang 22
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

100 gram chứa:


- Myristic acid (14:0) 35 mg
- Palmitic acid (16:0) 440 mg
- Stearic acid (18:0) 320 mg
- Palmitoleic acid (16:1) 40 mg
- Oleic acid (18:1) 555 mg
- Linoleic acid (18:2) 530 mg
- Linolenic acid (18:3) 20 mg
(Theo Food Composition and Nutrition Tables của Souci-Fachmann-Kraut)
2.6.2 Giá trị dinh dưỡng của Trứng cút
Một quả trứng cút nặng trung bình 9 gram chứa:
- Calories 14
- Chất đạm 1.2 g
- Chất béo tổng cộng 1g
- bão hòa 0.3 g
- chưa bảo hòa mono 0.4 g
- chưa bão hòa poly 0.1 g
- Cholesterol 76 mg
- Sodium 13 mg
Trứng cút cũng chứa các vitamins A (300IU), B1 (0.12mg), Nicotinic acid
(010mg),C , Riboflavine, Pantothenic acid, B12 (0.85mg) và các khoáng chất
như Calcium (0.59mg), Sắt (3.8 mg), Phosphorus (220 mg), Selenium).
Về phương diện dinh dưỡng nên chú ý là trứng cút chứa luợng cholesterol khá
cao, đồng thời acid béo loại bảo hòa cũng cao (so với trọng lượng thực phẩm
khi ăn vào cơ thể). Lượng lecithin trong trứng cũng cao hơn các trứng gia cầm
khác.

2.6.3 Chim cút trong Ẩm thực

Trang 23
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Tại Âu- Mỹ
Tại Hoa Kỳ, món chim cút không thông dụng lắm, có lẽ vì chim quá nhỏ
(chừng 80-90 gram), nhưng tại Âu châu, nhất là tại Pháp chim lại được xem là
một món ăn 'đặc biệt'. Chim hoang, săn bắt trong mùa Thu, béo và tròn trịa,
được xem là có hương vị ngon và thơm hơn chim nuôi (thịt làm sẵn). Chim cút
tại Pháp thường được xâu que nướng, nướng vỉ, đút lò, chiên sào, nhồi thịt rồi
quay hay có thể giã để làm patê. Trong Larousse Gastronomique có liệt kê đến
17 món chim cút: từ món đơn giản như thịt cút nướng (grilled quails) đến các
món cầu kỳ hơn như 'jellied stuffed quails à la perigourdine': thịt chim cút sau
khi sửa soạn được ướp với rượu madeira, nhồi với gan ngỗng cắt vụn, rồi đút
lò.
Tại Á châu
Tại Trung Hoa, ngoài các món bình thường như Chim cút quay giòn, Chim cút
chiên ngũ vị hương (kiểu Hằng Châu), còn có những món' đặc sản' được cho là
bổ dưỡng như:
- Chim cút nấu với Đông trùng hạ thảo giúp bổ phế, ích thận, kiện tỳ.
- Chim cút quế chi công dụng ôn thận, trợ dương, bổ ích ngũ tạng chữa hoạt
tinh, xuất tinh sớm.
- Tại Việt nam, cũng có những món đặc biệt như Chim cút thuôn hành răm
(Thịt chim băm nhỏ, trộn với thịt heo nạc, hành hoa..trộn và thêm gia vị rồi vo
thành viên, nấu chín; ăn với rau răm) và Chim cút tần (Chim được nhồi với
nấm hương, hạt sen, hành khô, hành tươi, gia vị) hấp cách thủy.

Trang 24
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Hình 7: Một số sản phẩm chế biến từ cút


2.6.4 Chim cút trong Đông-Nam dược
Dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam dùng thịt và trứng chim cút làm
thuốc. Thịt chim (toàn con) được gọi là Am thuần, trứng chim là Thuần noãn.
Thịt chim cút được xem là có vị ngọt, tính bình có những tác dụng 'bổ trung
Khí', bổ ngũ tạng, lợi cửu khiếu, tráng cân cốt, chỉ tả, chỉ lỵ và thường được
dùng để trị kiết lỵ, cam tích và tê thấp..Trong dân gian thịt chim cút được xem
là bổ dưỡng chữa suy nhược, trẻ suy dinh dưỡng, bổ thần kinh, bổ thận.
Trứng chim có vị ngọt-mặn, tính bình có tác dụng bổ trung, ích khí.

Trang 25
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Trong 'Nam Dược thần hiệu', Tuệ Tĩnh đã ghi: ' Thuần điểu-Chim cút, vị ngọt,
tính bình, không độc, bổ gân xương, chịu được rét nắng, trị phiền nhiệt, bệnh
bao tử và kiết lỵ '
Trong 'Lĩnh nam bản thảo', Hải thượng Lãn ông ghi :
'.. Thuần điểu tục gọi con Cun cút
Ngọt bình, không độc, bổ gân cốt
Trừ hàn nhiệt, nóng buồn phiền
Mọi bệnh dạ dày, chữa lỵ tốt..
2.6.5 Theo Dược học dân gian Việt Nam
Thịt chim cút: Nấu cháo ăn hàng ngày chung với nhộng-tằm để làm thuốc bổ
cho người suy nhược, biếng ăn.. Thịt chim ninh nhừ với đậu ván và gừng tươi
chữa kiết lỵ, chữa sưng phế quản kinh niên. Thịt cút (400g) nhồi đỗ trọng
(15g) và kỷ tử (30g) , chưng cách thủy, ăn mỗi ngày trong 10 ngày đễ trị đau
lưng, mỏi gối. Thịt cút (300g) xào với Củ cải trắng (200g), Gừng (3g) và Hành
ta (5 củ) dùng trị ù tai, mất ngủ.
Trứng chim cút : Cho trẻ em ăn mỗi ngày dưới dạng trứng luộc hay quậy với
bột để chữa suy dinh dưỡng. Phụ nữ dùng trứng luộc và ninh nhừ với ích mẫu
để tăng cường khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Trứng cút (10 quả), hấp chung
với Hà thủ ô (50g) tán mịn chia ăn làm 2 lần trong 10 ngày, nghỉ 5 ngày rồi ăn
lại 10 ngày, trong mỗi đợt trị liệu, để trị suy nhược, mắt kém. Trứng cút (10
quả) hấp cách thủy sau khi trộn với hẹ (50g) băm vụn ăn liên tục mỗi ngày một
lần trong 10 ngày để giúp gia tăng khả năng tình dục.

Trang 26
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN


So với các loại gia cầm khác, cút là loài vật tương đối dễ nuôi, ít bệnh và
có hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. Tuy rằng trong quá trình nuôi có thể
xuất hiện một số bệnh như đã đề cập nhưng nhìn chung thì người chăn nuôi
hoàn toàn có thể phòng và điều trị có hiệu quả.

Nhu cầu trứng và thịt cút trên thị trường hiện nay tương đối ổn định và có
thể được xem là rất nóng nên việc tiêu thụ sản phẩm vật nuôi khá dễ dàng.
Ngoài trứng và thịt, thì nhu cầu nuôi cút phục vụ cho du lịch cũng rất khả
quang.
Tuy cút nuôi có rất nhiều ưu điểm nhưng cần khắc phục một số khuyết
điểm của nó như thể trọng, khả năng tận dụng các phế phẩm trong nông
nghiệp, khối lượng trứng, sức đề kháng…để tăng khả năng đáp ứng cho thị
trường hơn nữa về loài gia cầm “cũ mà mới này”.

Trang 27
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Võ Thị Ngọc Lan, Trần Thông Thái, 2000. Nuôi cút. Nhà xuất bản nông nghiệp
TP. Hồ Chí Minh
Lưu Hữu Mãnh, Võ Văn Sơn, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 1991. Bài giảng dinh
dưỡng gia súc. Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ
Lưu Hữu Mãnh, 2000. Bài giảng thức ăn gia súc. Khoa nông nghiệp và sinh học
ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Kim Diệu, 1999. Bài giảng dược lý thú y.Khoa nông nghiệp và sinh học
ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Hồ Thị Việt Thu, 2006. Giào trình bệnh truyền nhiễm gia súc và gia cầm. Khoa
nông nghiệp và sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
http//:www.google.com.vn

Võ văn Chi, 2009. Từ điển Động vật & Khoáng vật làm Thuốc ở Việt Nam.

http//:www.yduocngaynay.com

Trang 28
Chuyên đề: Kỹ thuật chăn nuôi chim cút

Trang 29

You might also like