You are on page 1of 108

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TS. Trần Thị Hoan, PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ


Chủ biên: TS. Trần Thị Hoan

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN

Học phần: THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP CHĂN NUÔI GIA CẦM
(Lƣu hành nội bộ)
Mã số: MPO551
Số tín chỉ: 5
Ngành đào tạo: Chăn nuôi Thú y

Thái Nguyên, năm 2020


LỜI NÓI ĐẦU

Để sinh viên đại học ngành Chăn nuôi Thú y vững kiến thức, giỏi tay
nghề, trong khung chƣơng trình đào tạo có học phần thực tập nghề nghiệp chăn
nuôi gia cầm. Học phần này đƣợc thực hiện tại các trang trại quy mô vừa và lớn
trong thời gian 3 - 6 tháng. Với thời gian trên sinh viên sẽ thực hiện hoàn chỉnh
quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng, phòng bệnh trên đối tƣợng gia cầm sau đây:
Gà thịt lông màu thả vƣờn.
Gà thịt nuôi công nghiệp chuồng kín.
Gà bố mẹ sinh sản.
Vịt bố mẹ sinh sản và vịt thƣơng phẩm.
Các kỹ năng của sinh viên của sinh viên sau thực tập nghề nghiệp chăn
nuôi gia cầm đƣợc đánh giá theo các yêu cầu tại phụ lục 1 của bài giảng.

i
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... i


Chƣơng 1. Kỹ thuật chăn nuôi gà lông màu thả vƣờn .......................................... 1
Chƣơng 2. Kỹ thuật chăn nuôi gà broiler chuồng kín……………………21
Chƣơng 3. Kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản ......................................................... 48
Chƣơng 4. Kỹ thuật chăn nuôi vịt bố mẹ và vịt thƣơng phẩm……………66

ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ của gà trong thời gian nuôi ............................... 12
Bảng 1.2. Lịch phòng bệnh cho gà từ 5 tuần tuổi đến xuất bán .......................... 17
Bảng 1.3. Theo dõi đàn gà hàng ngày ................................................................. 18
Bảng 1.4. Theo dõi mua thức ăn ......................................................................... 18
Bảng 1.5. Theo dõi sức khỏe đàn gà ................................................................... 19
Bảng 1.6. Theo dõi mổ khám bệnh tích .............................................................. 19
Bảng 1.7. Theo dõi xuất bán ............................................................................... 19
Bảng 2.2. Nhu cầu tốc độ gió phù hợp của gà broiler......................................... 37
Bảng 2.3. Thời gian và cuƣờng độ chiếu sáng của gà broiler ............................. 38
Bảng 2.4. Chƣơng trình sử dụng thuốc và vắc xin .............................................. 45
Bảng 2.5. Thời gian bảo trì các thiết bị chồng trại.............................................. 46
Bảng 3.1. Cách chọn gà mái giai đoạn hậu bị ..................................................... 54
Bảng 3.2. Cách chọn gà mái giai đoạn sinh sản .................................................. 55
Bảng 3.3. Yêu cầu về nhiệt độ ............................................................................ 58
Bảng 3.4. Yêu cầu ánh sáng ................................................................................ 59
Bảng 3.5. Chế độ dinh dƣỡng.............................................................................. 59
Bảng 3.6. Khối lƣợng và thức ăn tiêu thụ đối với gà lông màu .......................... 60
Bảng 3.7. Chế độ dinh dƣỡng cho gà sinh sản lông màu .................................... 63
Bảng 3.8. Khối lƣợng và thức ăn tiêu thụ của gà sinh sản lông màu.................. 65
Bảng 3.9. Chế độ dinh dƣỡng của gà lông màu .................................................. 67
Bảng 4.1. Định mức sử dụng máng ăn cho vịt .................................................... 74
Bảng 4.2. Định mức sử dụng máng uống cho vịt ............................................... 77
Bảng 4.3. Chƣơng trình ánh sáng trong giai đoạn úm vịt ................................... 79
Bảng 4.4. Chƣơng trình ánh sáng trong giai đoạn 15 ngày đến 16 tuần tuổi ..... 79
Bảng 4.5. Nhiệt độ yêu cầu trong giai đoạn úm vịt con ...................................... 79
Bảng 4.6. Định mức ăn cho vịt từ 1 - 56 ngày tuổi ............................................. 80
Bảng 4.7. Định mức thức ăn g/vịt/ngày từ 8 tuần tuổi đến 19 tuần tuổi ............. 82
Bảng 4.8. Định mức thức ăn cho vịt từ 20 đến 27 tuần tuổi ............................... 84
Bảng 4.9. Chƣơng trình vắc xin cho vịt bố mẹ ................................................... 85

iii
Bảng 4.10. Quản lý quy trình chăn nuôi vịt thƣơng phẩm.................................. 87
Bảng 4.11. Tiêu chuẩn chọn 1 ngày tuổi và khi xuất bán ................................... 88
Bảng 4.12. Tiêu chuẩn cần đạt khi chăn nuôi vịt thƣơng phẩm ......................... 89
Bảng 4.13. Quản lý quy trình sử dụng thuốc cho vịt thƣơng phẩm .................... 90
Bảng 4.14. Quản lý quy trình sử dụng vắc xin cho vịt thƣơng phẩm ................. 90
Bảng 4.15. Theo dõi ghi chép hàng ngày ........................................................... 90
Bảng 4.16. Theo dõi mua thức ăn chăn nuôi ...................................................... 90
Bảng 4.17. Theo dõi vắc xin và thuốc thú y ....................................................... 91
Bảng 4.18. Theo dõi mua vịt giống .................................................................... 91
Bảng 4.19. Theo dõi sử dụng vắc xin và thuốc thú y ......................................... 91
Bảng 4.20. Theo dõi sử dụng thuốc sát trùng..................................................... 91
Bảng 4.21. Theo dõi sức khỏe đàn vịt ................................................................ 91
Bảng 4.22. Theo dõi mổ khám bệnh tích ........................................................... 92
Bảng 4.23. Theo dõi xử lý xác vịt ..................................................................... 92
Bảng 4.24. Theo dõi lấy mẫu xét nghiệm .......................................................... 92
Bảng 4.25. Theo dõi xuất bán vịt thịt ................................................................. 92

iv
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cách chọn gà con lúc 1 ngày tuổi ..................................................... 8


Hình 1.2. Diện tích chuồng nuôi và bãi chăn thả.............................................. 9
Hình 1.3. Quét mạng nhện chuồng trại ........................................................... 10
Hình 1.4. Làm sạch chuồng trại ...................................................................... 10
Hình 1.5. Rửa chuồng làm sạch ...................................................................... 10
Hình 1.6. Quét vôi đặc khử trùng ................................................................... 10
Hình 1.7. Khay ăn, máng ăn, máng uống đƣợc rửa sạch, phơi khô................ 10
Hình 1.8. Quây úm gà con .............................................................................. 11
Hình 1.9. Thiết bị cung cấp nhiệt để sƣởi ....................................................... 11
Hình 1.10. Đủ nhiệt ........................................................................................... 12
Hình 1.11. Thừa nhiệt ....................................................................................... 12
Hình 1.12. Thiếu nhiệt ...................................................................................... 12
Hình 1.13. Gió lùa ............................................................................................. 12
Hình 1.14. Tập cho gà uống nƣớc ..................................................................... 13
Hình 1.15. Bố trí khu vực đặt máng ăn cho gà ................................................. 17
Hình 2.1. Không gian trang trại lý tƣởng........................................................ 25
Hình 2.2. Nhà sát trùng phƣơng tiện vào trại ................................................. 25
Hình 2.3. Phòng sát trùng, tắm và thay đồ ...................................................... 26
Hình 2.4. Khay sát trùng trƣớc cửa chuồng .................................................... 26
Hình 2.5. Xịt rửa nền chuồng.......................................................................... 29
Hình 2.6. Phát quang cỏ dại xung quanh chuồng ........................................... 29
Hình 2.7. Tƣới xút, rắc vôi.............................................................................. 29
Hình 2.8. Phun thuốc sát trùng ....................................................................... 29
Hình 2.9. Vệ sinh máng ăn.............................................................................. 30
Hình 2.10. Đƣa máng ăn vào ô úm ................................................................... 30
Hình 2.11. Trải xơ dừa vào ô úm ...................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.12. Úm gà .............................................................................................. 31
Hình 2.13. Đếm ngẫu nhiên gà trong hộp ......................................................... 33
Hình 2.14. Cân khối lƣợng ngẫu nhiên ............................................................. 33
Hình 2.15. Ngăn ô úm trong chuồng ................................................................ 33
Hình 2.16. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể gà ............................................................. 33
Hình 2.17. Chất lƣợng gà con (chú ý đến chân, bụng, mỏ, lông…) ................. 33

v
Hình 2.18. Kiểm tra nhiệt độ lớp độn chuồng .................................................. 34
Hình 2.19. Nhiệt độ chuồng úm tuần đầu tiên .................................................. 34
Hình 2.20. Quá trình lƣu thông gió trong chuồng nuôi .................................... 37
Hình 2.21. Điều chỉnh độ cao của núm uống.................................................... 40
Hình 2.22. Điều chỉnh độ cao cột nƣớc ............................................................ 40
Hình 2.23. Rãi thức ăn trên giấy trong ngày đầu ................................................. 41
Hình 2.24. Kiểm tra bầu diều ............................................................................. 40
Hình 2.25. Điều chỉnh máng ăn phù hợp với lứa tuổi của gà ........................... 41
Hình 3.1. Chuồng nền khép kín ...................................................................... 52
Bảng 3.2. Chuồng lồng khép kín ..................................................................... 52
Hình 3.3. Chuồng 4 mái kiên cố ..................................................................... 53
Hình 3.4. Chuồng 2 mái kiên cố ..................................................................... 53
Hình 3.5. Rèm che chuồng trại ....................................................................... 49
Hình 3.6. Máng ăn cho gà dò .......................................................................... 50
Hình 3.7. Máng uống cho gà........................................................................... 50
Hình 3.8. Núm uống tự động .......................................................................... 51
Hình 3.9. Quây úm gà con .............................................................................. 56
Hình 3.10. Úm đủ nhiệt..................................................................................... 57
Hình 3.11. Quá nóng ......................................................................................... 57
Hình 3.12. Quá lạnh .......................................................................................... 57
Hình 4.1. Thiết kế khu vực đầu chuồng nuôi (nhìn từ trên xuống) ................ 72
Hình 4.2. Thiết kế khu vực nuôi (nhìn ngang từ phía cuối chuồng)............... 73
Hình 4.3. Một loại máng ăn đổ tay dùng cho vịt ............................................ 75
Hình 4.4. Máng ăn đặt ngoài chuồng cho vịt nuôi bán chăn thả .................... 76
Hình 4.5. Khay ăn và máng ăn cho vịt nuôi giai đoạn úm ............................. 76
Hình 4.6. Máng ăn tròn tự động cho vịt.......................................................... 76
Hình 4.7. Máng uống tròn đổ tay và tự động cho vịt ...................................... 77
Hình 4.8. Ảnh hƣởng của nhiệt độ quây úm đến sự phân bố vịt con ............. 78

vi
Chƣơng 1
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT LÔNG MÀU THẢ VƢỜN

1.1. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG


1.1.1. Mục tiêu
Hƣớng dẫn sinh viên biết cách chăm sóc nuôi dƣỡng và phòng bệnh cho
gà thịt lông màu thả vƣờn đúng kỹ thuật.
1.1.2. Yêu cầu
1.1.2.1. Yêu cầu đối với sinh viên
- Trƣớc khi đi thực tập nghề nghiệp (TTNN): Sinh viên đã học xong các
học phần cơ sở ngành và học phần Chăn nuôi gia cầm, đƣợc nghe nội quy, quy
định, đƣợc giảng viên tập huấn các kỹ năng nghề và kỹ năng mềm trƣớc khi đi
TTNN (có bản yêu cầu kỹ năng nghề kèm theo tại phụ lục).
- Trong khi đi TTNN: Sinh viên đọc tài liệu, thực hiện các thao tác nghề,
viết nhật ký thực tập hàng ngày, thảo luận nhóm, học hỏi trao đổi với kỹ sƣ và
chủ trại gia cầm, thƣờng xuyên báo cáo với giảng viên hƣớng dẫn (ít nhất là 1
lần/tuần).
- Sau khi đi TTNN: Sinh viên viết báo cáo và gửi cho giảng viên hƣớng
dẫn góp ý, hoàn thành báo cáo trong 1 tuần kể từ khi hết thời gian TTNN, bảo vệ
trƣớc Hội đồng về kết quả TTNN.
1.1.2.2. Yêu cầu đối với giảng viên
Tập huấn cho sinh viên trƣớc khi đi TTNN: Giảng viên tập huấn nội quy,
quy định, các kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho sinh viên trƣớc khi sinh viên đi
TTNN (có bản yêu cầu kỹ năng nghề kèm theo tại phụ lục).
1.1.3. Địa điểm và thời gian thực tập
- Tại các trang trại chăn nuôi gà thịt lông màu thả vƣờn quy mô > 3.000 gà.
- 5 tín chỉ (25 ngày).
1.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO CHĂN NUÔI GÀ THỊT LÔNG
MÀU THẢ VƢỜN
1.2.1. Chọn vị trí làm chuồng nuôi gà

1
Tuỳ theo điều kiện tự nhiên và quỹ đất, quy hoạch chăn nuôi của mỗi địa
phƣơng, mỗi trang trại mà đạt đƣợc càng nhiều càng tốt các tiêu chí dƣới đây:
Vị trí cao ráo, dễ thoát nƣớc.
Hƣớng Đông Nam là tốt nhất (tránh gió Bắc thổi trực tiếp vào chuồng).
Không xây dựng chuồng gà chung với các chuồng gia súc khác.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thú y cũng nhƣ vành đai an toàn dịch.
Không gây ô nhiễm và chịu ảnh hƣởng ô nhiễm.
Có khả năng mở rộng quy mô khi cần.
Không gần nơi đƣờng đi lại, gần cổng ra vào khu nhà ở.
1.2.2. Chọn vị trí để làm vƣờn thả gà
Liền với chuồng nuôi, phía trƣớc cửa chuồng.
Không bị đọng nƣớc, dễ thoát nƣớc sau mƣa, tốt nhất là hơi dốc.
Có nơi treo máng ăn không bị ƣớt khi mƣa nhỏ.
Có nơi đặt hoặc treo máng uống.
Có cây bóng mát nhƣng không bị che kín hoàn toàn bởi tán cây.
Có độ thông thoáng, gió thổi qua vƣờn thả.
Vƣờn thả nên có thảm thực vật để gà ăn thêm cỏ và côn trùng, vì vậy nên
có vƣờn thả luân phiên.
Diện tích : 1 - 3 m2/ gà
1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của chuồng nuôi
1.2.3.1. Yêu cầu kỹ thuật
Sạch sẽ, thoáng, khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Kiểu chuồng phù hợp với mục đích, điều kiện kinh tế và diện tích mặt bằng.
Nếu là chuồng nền có đệm lót, đảm bảo 8 gà/ 1 m2.
Nếu là chuồng làm sàn, đảm bảo mật độ 10-12 gà/ 1 m2.
Chuồng phải chắc chắn, chống chuột, mèo, thú ăn thịt xâm nhập, chống
đƣợc trộm.
Vững vàng trong mƣa bão.
Chiều cao của chuồng và cửa đủ để ngƣời chăn nuôi dễ dàng ra vào chăm
sóc gà và vệ sinh, quét dọn.
1.2.3.2. Kích thước chuồng nuôi

2
Kích thƣớc chuồng phụ thuộc vào số lƣợng gà nuôi và mặt bằng xây dựng:
Chiều cao tối thiểu của mái trƣớc là 2,5 m; chiều cao tối thiểu của mái sau là 2,0 m,
chiều rộng chuồng: 7 - 12 m, chiều dài 60-100 m.
Nền chuồng: Cao hơn xung quanh, ít nhất là 30 cm. Mặt nền phải nhẵn để
tiện quét dọn tẩy uế (phổ biến nhất là nền láng xi măng), có độ nghiêng nhất định
và hệ thống rãnh thoát nƣớc. Nền chuồng nên làm bằng gạch hoặc nền xi măng.
Khung, tƣờng chuồng: Khung nhà phải bền vững, chịu đƣợc gió bão
mạnh, thƣờng đƣợc xây dựng bằng bê tông - kim loại hay gỗ, tre loại tốt. Tƣờng
có thể dùng gạch, gỗ, tre, nứa... Hai đầu hồi có thể xây bằng gạch, phía trƣớc và
phía sau xây bằng gạch cao khoảng 0,6m; phía trên dùng gỗ, tre, nứa ken thƣa
hoặc dùng lƣới mắt cáo để che chắn.
Mái chuồng: Mái chuồng làm kiểu 2 hoặc 4 mái (hai mái trên cao hơn hai
mái dƣới 30 - 40 cm); có thể đƣợc làm bằng các nguyên vật liệu nhƣ: Fibro xi
măng, tôn, ngói, lá cọ, cỏ tranh. Nếu lợp bằng lá cọ thì mái có độ nghiêng 45 o,
lợp ngói thì độ nghiêng là 35o, còn fibro xi măng hoặc tôn thì độ nghiêng là 16o
đến 20o.
1.2.4. Thiết kế khu chăn nuôi
1.2.4.1. Khu nuôi cách ly
Cách biệt với khu chăn nuôi chính. Gia cầm bổ sung, nhận thêm từ nơi
khác về phải nuôi cách ly để theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh tật trƣớc khi nhập
vào đàn.
1.2.4.2. Khu cách ly gia cầm bị bệnh
Ở vị trí thấp hơn hoặc cuối hƣớng gió chính so với khu nuôi gia cầm khỏe
mạnh và kho chứa thức ăn.
1.2.4.3. Khu xử lý chất thải
Ở phía cuối nơi có địa thế thấp nhất của trại chăn nuôi. Có đƣờng thoát
nƣớc theo hệ thống chuồng nuôi. Nhà ủ phân có nền cao ủ theo nguyên lý ủ hiếu
khí/ compost.
1.2.4.4. Khu tiêu hủy xác gia cầm chết
Đặt ở cuối hƣớng gió, cuối trại và cách xa khu chăn nuôi. Nên có lò thiêu
xác gia cầm hoặc hố hủy xác xây cố định tùy thuộc vào trang trại.

3
1.2.4.5. Nhà xưởng và công trình phụ
Bao gồm kho chứa thức ăn, kho chứa thuốc thú y, hóa chất khử trùng, kho
chứa các dụng cụ chăn nuôi, xƣởng sửa chữa cơ khí: phải đƣợc bố trí riêng biệt với
chuồng trại chăn nuôi.
1.2.4.6. Thiết kế chuồng trại
Thiết kế chuồng trại sao cho dễ thực hiện nguyên tắc cách ly và kiểm soát
vào ra của an toàn sinh học.
1.2.5. Thiết kế kho
Kho chứa thức ăn đảm bảo thoáng mát, không bị ƣớt, ẩm, chống chuột,
chim, côn trùng xâm nhập, có kệ kê bao thức ăn.
Kho chứa đệm lót, thuốc thú y, hóa chất khử trùng phải đảm bảo thông
thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nƣớc khi mƣa gió.
1.2.6. Thiết bị chăn nuôi
Tuỳ theo tuổi gà mà sử dụng các dụng cụ khác nhau, các dụng cụ thƣờng
dùng trong chăn nuôi gà là: khay ăn, máng uống, quây úm, chụp sƣởi...
1.2.6.1. Máng ăn, khay ăn
a. Yêu cầu máng, khay ăn:
Làm bằng các vật liệu không thấm nƣớc, không gây độc hại cho gà, có
hình dạng làm giảm thấp nhất sự rơi vãi thức ăn, gà dễ nhận biết và lấy đƣợc
thức ăn, đặc biệt giai đoạn gà con, máng dễ cạo phân dính, dễ cọ rửa. Vì vậy
dụng cụ cho ăn thƣờng đƣợc làm bằng kim loại (tôn hoa, nhôm) hoặc nhựa
cứng, hình dáng, kích thƣớc phù hợp với độ tuổi của gà, ngăn đƣợc gà nhảy vào
bới thức ăn.
b. Kích thước và tiêu chuẩn sử dụng máng, khay ăn
Khi gà còn nhỏ 1 - 10 ngày tuổi: Dùng khay ăn có kích thƣớc: dài 70 x
rộng 60 x cao 3 cm, sử dụng 1 khay cho 80 - 100 gà con, khay nhựa tròn đƣờng
kính 35 cm, cao 3cm, sử dụng 1 khay cho 50 gà.
Gà lớn, sử dụng máng ăn tròn, treo dây: Máng ăn tròn bằng nhựa, có chu
vi vành ngoài khoảng 120 cm, một máng dùng cho 60 gà thịt. Cũng có thể sử
dụng máng ăn dài có chân đế đặt trực tiếp trên nền chuồng và điều chỉnh độ cao
máng thông qua giá đỡ, định mức là 5cm2 máng /1gà.

4
1.2.6.2. Máng uống
a. Yêu cầu máng uống: Làm bằng các vật liệu không thấm nƣớc, không gây độc
hại cho gà. Gà dễ dàng uống nƣớc và có chắn máng để gà không nhúng chân
vào. Đảm bảo vệ sinh, sát trùng, bền, chịu đƣợc cọ rửa thƣờng xuyên, vững
vàng, chống bị gà làm bẩn, làm ƣớt lông, hay làm đổ, rơi vãi nƣớc ra đệm lót, đủ
cho uống ít nhất 24 giờ
b. Các loại máng uống và tiêu chuẩn sử dụng: Làm bằng các vật liệu nhƣ nhựa,
tôn hoa, nhôm…
Một số máng chụp làm bằng nhựa có bán trên thị trƣờng, máng uống tròn
đổ tay (1 - 1,5 lít /máng), loại này dùng cho gà con hai tuần đầu. Yêu cầu mật
độ là 50 gà/máng.
Loại máng tròn: định mức 1cm chu vi vành máng /gà thì loại máng có
đƣờng kính (ĐK) vành máng 15 cm thì dùng cho 50 gà thịt; loại ĐK vành máng
là 25 cm thì dùng 75 gà thịt trên 1 máng; tƣơng ứng với gà đẻ giống thịt là 3,5
cm ĐK/gà thì 1 máng nhƣ vậy dùng cho 12 - 20 gà.
Dùng máng uống dài bằng nhựa hoặc kim loại với định mức giống nhƣ
máng tròn.
Máng có thể đặt trực tiếp trên nền chuồng trong quây úm, trên cầu máng
nƣớc hoặc treo trong chuồng, hiên chuồng hoặc ngoài bãi thả.
1.2.6.3. Quây úm để úm gà
Là nơi để quản lý, nuôi dƣỡng và chăm sóc gà con trong giai đoạn còn
nhỏ (thƣờng là từ 1 - 3 tuần tuổi), quây tạo điều kiện giữ gà dƣới chụp sƣởi để
gà ấm áp và ăn uống đƣợc nhiều hơn.
Quây có hình tròn hoặc ô van.
Quây gà có thể bằng lƣới kim loại, nhựa, cót hoặc cót ép… có chiều cao
trên 40 cm.
Quây đƣợc nới rộng dần theo tuổi của gà.
Diện tích quây úm: 1 m2 úm đƣợc 50-75 gà con trong 3-5 ngày đầu.
Quây úm có thể đặt ngay trong chuồng hoặc ở vị trí thuận lợi cho việc
chăm sóc gà con.

5
Đặt quây trên nền xây bằng xi măng hoặc nền gạch xung quanh có tƣờng,
bên trên có mái che chắn, bên dƣới có đệm lót.
1.2.6.4. Chụp sưởi
Chụp sƣởi dùng để sƣởi ấm gà con giai đoạn nuôi úm
Chụp sƣởi có thể làm từ bóng đèn 60 - 100W có chao đèn, mai so hoặc
bếp than.
a. Yêu cầu
Chụp sƣởi phải bảo đảm cung cấp nhiệt theo yêu cầu và an toàn cho
ngƣời và vật nuôi.
b. Các loại chụp sưởi
Chụp sƣởi điện: Sử dụng khá phổ biến, thuận lợi và đầu tƣ ban đầu thấp.
Định mức: Một chụp sƣởi đƣờng kính từ 80 - 100cm, lắp 2 bóng điện tròn
100W thì sƣởi ấm cho khoảng 100 - 300 gà.
Chụp sƣởi than: Có thể áp dụng cho mọi vùng kể cả nơi xa chƣa có điện lƣới
hoặc khi điện lƣới bị trục trặc. Tuy nhiên khi sử dụng loại chụp sƣởi này cần lƣu
ý tránh hoả hoạn, có đƣờng thoát khí độc ra ngoài quây để tránh khí độc ảnh
hƣởng đến gà và sau khoảng 4 - 5 giờ phải thay than mới. Định mức: một bếp
than có chụp sƣởi đƣờng kính 50-60 cm dùng cho khoảng100 - 300 gà.
1.2.6.5. Rèm che
Dùng để che chắn mƣa gió cho đàn gà.
Sử dụng các loại vật liệu không thấm nƣớc, bền, dễ dàng vệ sinh.
Kích thƣớc rèm phụ thuộc vào kích thƣớc chuồng.
Rèm che có thể làm bằng bao tải dứa, nilon tráng nhựa hoặc vải bạt.
1.2.6.6. Các loại dụng cụ khác
Các loại dụng cụ dùng cho bảo quản và phối trộn thức ăn: thúng, ca để
đong đựng thức ăn, các loại dần, sàng để sàng sẩy thức ăn trƣớc lúc bổ sung
thức ăn mới vào máng.
Các loại dụng cụ phục vụ công tác thú y và vệ sinh chuồng trại: bơm
tiêm, ống đong để pha thuốc, bình phun thuốc khử trùng (trƣờng hợp dùng
chung với bình phun thuốc trừ sâu thì phải rửa sạch trƣớc và sau khi dùng) kim
chủng đậu, cuốc, xẻng...

6
1.2.6.7. Hướng dẫn tính lượng chất khử trùng, nguyên tắc phun
a. Hướng dẫn tính lượng chất khử trùng
Bƣớc 1. Tính tổng diện tích cần phun khử trùng
Diện tích sàn nhà (m2) = chiều dài x chiều rộng
Diện tích cả nhà (sàn, tƣờng, trần) cần phun (m2) = Diện tích sàn x 2,5
Bƣớc 2. Tính lƣợng dung dịch khử trùng cần dùng
Lƣợng dung dịch khử trùng cần dùng (lít) = Tổng diện tích cần phun x 0,3
Liều phun trung bình là 300 ml (0,3 lít) dung dịch đã pha cho 1m²
Bƣớc 3. Tính lƣợng hóa chất khử trùng (dạng nguyên chất) cần dùng
Căn cứ vào tỷ lệ pha loãng dung dịch khử trùng do nhà sản xuất khuyến cáo
Ví dụ: Virkon S với tỷ lệ pha loãng 1 và liều lƣợng là 300 ml dung
dịch đã pha phun cho 1 m2 để khử trùng nhà gà trên? (Biết rằng diện tích cả nhà
gà gồm sàn, tƣờng, trần = diện tích sàn x 2,5)
Bƣớc 1. Tính tổng diện tích cần phun khử trùng
• Diện tích sàn nhà gà = 10 x 4 = 40 m2
• Diện tích cả nhà gà (sàn, tƣờng, trần) cần phun
= Diện tích sàn x 2,5
= 40 x 2,5 = 100 m2
Bƣớc 2. Tính lƣợng dung dịch cần dùng (Đổi 300 ml = 0,3 lít)
= 100 x 0,3 = 30 lít
Bƣớc 3. Tính lƣợng Virkon S bột cần dùng
1 Virkon S nghĩa là: 1 gam Virkon S pha đƣợc 100 ml dung dịch
hay 10 gam 1.000 ml = 1 lít dung dịch
Vậy lƣợng Virkon S bột cần dùng là: 30 x 10 = 300 gam
b. Lưu ý khi pha loãng hóa chất
Cho khoảng 1/3 lƣợng nƣớc cần dùng vào bình.
Cho từ từ lƣợng hóa chất cần dùng vào bình, chú ý tránh làm rơi rớt lên
nắp, thành bình; Dùng que khuấy đều.
Đổ tiếp lƣợng nƣớc còn lại vào bình: Dùng que khuấy đều. Nếu hóa chất đổ
vào tay, rửa tay ngay lập tức. Thay và giặt quần áo sau khi làm việc với hóa chất.
c. Nguyên tắc phun khử trùng
Phun xuôi chiều gió.
Phun từ trên xuống dƣới, từ trong ra ngoài.
Phun theo hình chữ Z, lƣợt sau phun đè lên một phần của lƣợt trƣớc để

7
thuốc thấm đều lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng.
1.3. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI
1.3.1. Kỹ thuật chọn gà giống
1.3.1.1. Yêu cầu
Chỉ mua gà ở cơ sở giống.
Nên chọn gà con từ đàn bố mẹ rõ nguồn gốc,
không có bệnh.
Không mua gà trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Chỉ chọn những con có đủ tiêu chuẩn
Gà con mới nở đƣa về chuồng nuôi càng nhanh càng tốt.
1.3.1.2. Cách chọn
Thả gà đứng trên bàn (có phủ vải) để quan sát đi lại, loại những con chân
yếu, đi gối, chân khoèo.
Bắt lần lƣợt từng con và cầm gà trên tay, quan sát toàn diện từ lông, đầu,
cổ, chân, bụng và lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật, loại những con không đạt
yêu cầu.

Hình 1.1. Cách chọn gà con lúc 1 ngày tuổi

Nên chọn gà con có đủ những ƣu Không chọn những gà có 1 trong


điểm nhƣ sau: các nhƣợc điểm sau
a. Khối lƣợng sơ sinh lớn (con to) a. Khối lƣợng quá bé (con nhỏ)
b. Lông bông, tơi xốp, có màu đặc b. Màu lông không đặc trƣng; Lông
trƣng của giống dính ƣớt
c. Bụng thon nhẹ, rốn kín c. Bụng nặng, hở rốn, rốn thâm, rốn
d. Mắt to, sáng có dị tật
e. Chân bóng, cứng cáp, không bị dị d. Mắt nhắm, mắt mở
tật, đi lại bình thƣờng e. Da chân nhăn, khô; khoèo chân, dị
f. Lỗ huyệt khô, sạch dạng

8
Nên chọn gà con có đủ những ƣu Không chọn những gà có 1 trong
điểm nhƣ sau: các nhƣợc điểm sau
g. Hai mỏ khép kín f. Lỗ huyệt dính phân
g. Vẹo mỏ

1.3.2. Kỹ thuật nuôi dƣỡng và chăm sóc gà


1.3.2.1. Kỹ thuật nuôi gà con 0 - 4 tuần tuổi
a. Chuồng nuôi và bãi chăn thả
Chuẩn bị diện tích chuồng nuôi và bãi chăn thả theo số lƣợng gà định nuôi.
- Mật độ chuồng nuôi bán chăn thả: 10 con/m2
- Mật độ bãi chăn thả: 1- 3 m2/con

Hình 1.2. Diện tích chuồng nuôi và bãi chăn thả


Chuồng trại phải đƣợc vệ sinh sát trùng trƣớc khi đƣa gà vào nuôi.
Sau khi xuất gà, nền chuồng, tƣờng, trần, rèm che kể cả hành lang phải
đƣợc quét sạch bụi bẩn, rửa sạch bằng nƣớc.
Sau khi khô nền, tiến hành tiêu độc bằng dung dịch sát trùng, liều lƣợng 1lít/
2
4m , hoặc quét nƣớc vôi đặc.
Thay thế trang thiết bị, sửa chữa chuồng (nếu cần).
Tiêu độc, sát trùng chất độn chuồng 2 lần.
Trong quá trình phun sát trùng, đảo đều đệm lót, có thể ủ thành đống, sau
đó phơi cho thật khô. Trải nền một lớp đệm lót có độ dày tối thiểu là 5cm.

9
Hình 1.3. Quét mạng nhện chuồng trại Hình 1.4. Làm sạch chuồng trại

Hình 1.5. Rửa chuồng làm sạch Hình 1.6. Quét vôi đặc khử trùng
Đƣa vào chuồng nuôi những dụng cụ đã đƣợc cọ rửa sạch, sát trùng và
ngâm trong dung dịch sát trùng, thời gian 10 - 15 phút.

Hình 1.7. Khay ăn, máng ăn, máng uống đƣợc rửa sạch, phơi khô
Kéo rèm che và đóng kín chuồng nuôi thời gian 7 - 10 ngày.
Thời gian trống chuồng sau khi vệ sinh càng lâu càng tốt.
b.Trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi
Quây gà: Mỗi quây nên úm nhỏ hơn 500 gà để tiện chăm sóc, khi quây
tròn có đƣờng kính 2,8-3m, đủ diện tích cho 400-500 gà. Quây có thể làm bằng
cót ép,mành, lƣới kim loại, tôn… có chiều cao khoảng 45 - 50 cm.

10
Hình 1.8. Quây úm gà con

Chụp sƣởi: Nếu là chụp sƣởi điện thì treo cách mặt nền 30 - 40 cm, nếu
là bếp dầu, bếp than, củi... thì để ở giữ quây (chú ý: kê cao hơn mặt nền 20 - 30
cm để tránh hỏa hoạn và thông khí độc). Quây úm phải đƣợc sƣởi ấm vài giờ
trƣớc khi thả gà con vào.

Hình 1.9. Thiết bị cung cấp nhiệt để sƣởi


Máng ăn, máng uống: đƣợc bố trí đặt xen kẽ trong quây trƣớc khi đƣa gà
vào. Khay ăn có kích thƣớc 60 cm x 70 cm dùng cho 100 gà. Khay ăn tròn,
đƣờng kính 35 - 40 cm thì dùng cho 50 gà. Máng uống dùng máng 1,5 - 2 lít thì
số lƣợng cần 2 máng cho 100 gà.
c. Nhận gà và chăm sóc trong những ngày đầu
Trƣớc khi nhận gà vào chuồng vài giờ, nƣớc uống đã đƣợc chuẩn bị
trƣớc, đặt sẵn các máng trong chuồng. Gà con sau khi nở, càng nhanh đƣa vào
chuồng nuôi càng tốt.
Kiểm tra số lƣợng và tình trạng sức khỏe, tách riêng gà yếu và gà chết
Cho gà uống nƣớc trƣớc khi cho ăn.
Thả gà vào quây ngay dƣới chụp sƣởi, không đƣợc để gà bị lạnh.

11
Xử lý gà chết (nếu có), xử lý và vệ sinh với hộp hay khay đựng gà.
Cách bố trí khay ăn, máng uống và chụp sƣởi trong quây nhƣ hình 1.8.
Thƣờng xuyên quan sát hoạt động của gà để điều chỉnh chụp sƣởi cho
thích hợp.

Hình 1.10. Đủ nhiệt Hình 1.11. Thừa nhiệt Hình 1.12. Thiếu nhiệt Hình 1.13. Gió lùa

Kiểm tra chuồng nuôi, đàn gà vài lần trong ngày, đặc biệt trong vài ngày
đầu để chắc chắn gà ăn uống bình thƣờng.
Sau 7 - 8h kiểm tra diều gà phải đầy thức ăn hỗn hợp, mềm.
Chú ý không đƣợc để thiếu thức ăn hỗn hợp và nƣớc uống.
Trong 1 lô nuôi chỉ nhận gà từ một trạm ấp, cùng một loại gà, cùng tuổi.
Mùa hè sau 2 tuần, mùa đông sau 3 tuần thì bỏ quây.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ của gà trong thời gian nuôi
Ngày tuổi Nhiệt độ
1 34
2 33
3 33
4 32
5 31
6 - 30 31 - 29
>30 ngày 28 - 26

d. Thức ăn và cách cho gà con ăn


Cung cấp thức ăn đúng chủng loại, đúng kích cỡ (nếu là thức ăn viên)

12
vào các khay, nếu cần có thể sử dụng thêm cả bìa giấy cứng. Yêu cầu thức ăn
có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao
Thức ăn tự trộn thì không đƣợc để quá 7 ngày.
Ngày đầu có thể chỉ cho gà ăn ngô nghiền.
Cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.
Mỗi ngày dần sàng và bổ sung thức ăn mới cho gà tối thiểu từ 4 - 6 lần.
e. Nước uống và cách cho gà con uống nước
Nƣớc uống phải đƣợc chuẩn bị trƣớc khi cho gà vào quây.
Tập cho gà con uống nƣớc bằng cách nhúng mỏ một vài con, số còn lại
sẽ học theo, tập cho gà uống đƣợc nƣớc càng nhanh càng tốt.

Hình 1.14. Tập cho gà uống nƣớc


Nƣớc uống cho gà con phải có nhiệt độ tối thiểu là 20 - 220C (không cho
gà con uống nƣớc lạnh). Khi gà mới nở tốt nhất là cho uống nƣớc đun sôi để
nguội bằng nhiệt độ của chuồng (30 - 320C).
Cho gà uống nƣớc trƣớc, sau 2 - 3 giờ mới cho ăn.
Nhận gà về cho gà nghỉ 10 - 15 phút rồi cho uống nƣớc có pha theo tỉ lệ
50g đƣờng glucoza + 1g Vitamin C + 1 g B.complex / 3 lít nƣớc để chống stress
cho gà chỉ cho gà ăn sau khi đã đƣợc uống nƣớc.
Lƣợng nƣớc uống pha thuốc tính đủ cho gà trong ngày, chia 2 lần để
tránh lãng phí thuốc pha. Ví dụ: định lƣợng nƣớc uống là 1,5 - 2 lít/100
gà/ngày. Nhƣ vậy cần chuẩn bị nƣớc uống cho 1 quây 100 gà là 0,5 lít x 2 máng
x 2 lần/ ngày = 2 lít. Thƣờng xuyên cọ rửa máng uống và thay nƣớc cho gà.
g. Phòng bệnh cho gà bằng vắc xin và thuốc tăng sức đề kháng

13
Tùy theo tình hình dịch tễ tại các địa phƣơng mà có lịch phòng vắc xin
khác nhau.
Hƣớng dẫn cách sử dụng vắc xin:
Pha và chủng vắc xin lasota
Lấy 3 ml nƣớc vào lọ nhỏ giọt (đã cắt lỗ nhỏ giọt): đếm tổng số giọt, chia
cho 3 để tính 1 ml đƣợc bao nhiêu giọt.
Tính lƣợng dung dịch pha đủ cho 100 giọt = 100 liều là bao nhiêu ml.
Pha xong, lắc đều, nhỏ vào 1 bên mắt gà con, mỗi con 1 giọt (tất cả 1 bên).
Pha và chủng vắc xin gumboro
Lấy 3 ml nƣớc vào lọ nhỏ giọt (đã cắt lỗ nhỏ giọt): đếm tổng số giọt, chia
cho 3 để tính 1 ml đƣợc bao nhiêu giọt.
Tính lƣợng dung dịch pha đủ cho 400 giọt = 100 liều là bao nhiêu ml.
Pha xong, lắc đều, nhỏ miệng gà con, mỗi con 4 giọt.
Pha và chủng vắc xin đậu
Chuẩn bị bút/kim chủng đậu
Lọ đựng dung dịch đậu để chấm bút/kim chủng đậu.
Lấy 0,5 ml dung dịch vắc xin pha với lọ vắc xin đậu (100 liều).
Chấm bút/kim chủng đậu vào lọ dung dịch đậu rồi chọc xiên qua màng
cánh của gà (nên chủng tất cả 1 bên để dễ kiểm tra)
Pha thuốc vào nước uống đủ cho 100 gà con
Tính lƣợng nƣớc uống/ngày: Gà con trong tuần đầu ăn khoảng 10 g/
con/ngày, lƣợng nƣớc uống sẽ là 20 ml/con/ngày x 100 con = 2 lít/ngày. Mỗi
ngày thay nƣớc 2 lần, mỗi lần cho uống 1 lít.
Số lƣợng máng uống dung tích 1,5 lít là 2 cái/100 con
Lấy 30 g glocoza + 1 g B.complex + 250 mg ampicoli pha với 1 lít nƣớc
ấm, đổ vào 2 máng uống loại 1,5 lít /cái cho 100 gà con uống trong 12 giờ.
1.3.2.2. Kỹ thuật nuôi gà thịt bán chăn thả từ 5 tuần tuổi đến xuất bán
a. Yêu cầu kỹ thuật
Duy trì sức khoẻ tốt: đàn gà có độ đồng đều cao, sinh trƣởng nhanh, thời
gian nuôi ngắn, tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lƣợng thấp.

14
* Tiêu chí đánh giá đàn gà khoẻ mạnh:
Ăn, uống tốt.
Lông mƣợt, da chân bóng mỡ, mào tích đỏ, mềm mại.
Phân bình thƣờng.
Không có tiếng kêu, tiếng thở khác thƣờng.
Mắt sáng, linh hoạt, phản ứng tốt với tác động xung quanh.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến duy trì sức khoẻ đàn gà:
Thức ăn, nƣớc uống.
Phòng bệnh bằng đảm bảo an toàn sinh học nhƣ: Cách ly, vệ sinh sát
trùng, tiêm chủng vắc xin và dùng thuốc phòng, trị bệnh kí sinh trùng.
Chăm sóc tốt: đảm bảo mật độ chuồng nuôi, vƣờn thả; chăm sóc đệm lót,
bề mặt vƣờn thả luôn khô sạch.
* Khi đàn gà không đồng đều về khối lượng sẽ dẫn đến:
Gà bé lại càng bé vì luôn bị con lớn tranh ăn, cắn mổ.
Gà bé ăn ít, bị đánh, bị yếu, dễ nhiễm bệnh.
Khối lƣợng gà bé thấp hơn nhiều so với khối lƣợng trung bình của đàn thì
khó bán.
Tổng khối lƣợng xuất bán của đàn vì thế cũng đạt thấp.
* Những cách để có thể làm cho đàn gà tăng độ đồng đều về khối lượng:
Đảm bảo mật độ chuồng nuôi, vƣờn thả, không bị chật.
Đảm bảo mật độ máng ăn, máng uống.
Có thể tách những con nhỏ riêng và nuôi trong ô nhỏ ở 1 góc chuồng.
b. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà từ 5 tuần tuổi đến xuất bán
* Thức ăn
Thức ăn giai đoạn 1-2 tháng tuổi: Năng lƣợng trao đổi (ME) là 3.000
Kcal/kg, protein thô là 18%
Thức ăn giai đoạn 2 tháng tuổi đến xuất bán: Năng lƣợng trao đổi là 3.100
Kcal/kg, protein thô là 16%
Đảm bảo đủ yêu cầu các chất dinh dƣỡng cho gà theo tiêu chuẩn.

15
Tận dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có của gia đình để trộn thức ăn nuôi gà
nhằm giảm chi phí.
Thức ăn sau khi trộn không nên để quá 7 ngày.
Sản xuất nguồn thức ăn đạm tại chỗ (làm ổ mối, nuôi giun đất, trồng đỗ
tƣơng…) để tăng hiệu quả kinh tế.
Cải thiện nguồn thức ăn trong vƣờn chăn thả (thảm thực vật).
* Cách cho ăn
Cho ăn tự do trong suốt thời gian chiếu sáng.
Không có thức ăn thừa ngày trƣớc lƣu tồn sang ngày sau.
Chuyển dần loại thức ăn khi chuyển giai đoạn bằng cách trộn lẫn 2 loại
theo tỷ lệ tăng dần thức ăn mới từ 25 , 50 , 75 rồi 100%.
Gà đƣợc cho ăn thức ăn tinh kết hợp tận dụng rau, cỏ xanh để gà khoẻ mạnh.
Thƣờng xuyên vệ sinh và điều chỉnh máng ăn (gờ miệng máng ngang lƣng gà,
thức ăn không quá 1/3 chiều cao gờ miệng máng) để hạn chế rơi vãi thức ăn và
nhiễm bẩn.
Giai đoạn đầu mới thả gà, nếu gặp mƣa phải đuổi gà vào chuồng, giai
đoạn sau khi gà đã quen với chăn thả, nếu mƣa, gà tự tìm nơi trú ẩn, dƣới các tán
cây, các lều ở bãi chăn hoặc chạy vào hiên, chuồng. Việc cần quan tâm là
chuyển ngay máng thức ăn vào trong chuồng, đề phòng mƣa ƣớt, đặc biệt mƣa
to gió lớn.
Lợi dụng bóng mát của tán cây trong vƣờn hoặc hiên chuồng để đặt các
máng nƣớc, treo máng ăn (lấy ra 1/2 - 1/3 số lƣợng máng từ chuồng nuôi) để gà
ăn đƣợc nhiều, mau lớn. Nếu chỉ là bãi cỏ, thì máng ăn, máng uống đƣợc treo
đặt ở hiên, hoặc làm các lều bóng mát (ví dụ cắm tàu lá cọ...) để gà ở ngoài bãi
chăn đƣợc nhiều hơn.
GÀ BÁN NUÔI NHỐT MỘT BÃI THẢ TẠI NÔNG HỘ, ĐỊNH HOÁ – THÁI NGUYÊN

11/04/2020 16

16
Hình 1.15. Bố trí khu vực đặt máng ăn cho gà
Mùa hè, thời tiết ban ngày nóng nực, gà ăn ít, những khi nhƣ vậy, phải
tăng cƣờng cho gà ăn ban đêm để gà tiêu thụ hết khẩu phần, đảm bảo gà sinh
trƣởng bình thƣờng.
* Nước uống và cách cho gà uống nước
Nƣớc uống cho gà yêu cầu phải là nƣớc sạch, thỏa mãn nhu cầu của gà.
Cho gà uống nƣớc càng mát càng tốt. Tuyệt đối không cho gà uống nƣớc bẩn ở
các vũng nƣớc đọng và nƣớc thải từ các nguồn khác.
Máng uống treo gần máng ăn. Thƣờng xuyên điều chỉnh độ cao của máng
cho phù hợp với độ lớn của gà, tránh nƣớc rơi vãi, sóng sánh ra ngoài làm ƣớt
đệm lót, chuồng nuôi, ô nhiễm môi trƣờng.

Hình 1.16. Bố trí khu vực đặt máng uống cho gà


* Phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho đàn gà
Phòng bệnh: Sử dụng thuốc và vắc xin phòng một số bệnh cho gà theo
đúng lịch, tham khảo lịch dùng dƣới đây:
Bảng 1.2. Lịch phòng bệnh cho gà từ 5 tuần tuổi đến xuất bán
Ngày tuổi Phòng bệnh
45 Tiêm vắc xin newcastle phòng bệnh gà rù
30- 80 Cứ mỗi tuần cho gà uống nƣớc có pha thuốc phòng bệnh cầu
trùng 3 ngày
60 Tiêm vắc xin tụ huyết trùng gia cầm phòng bệnh tụ huyết trùng
60 ngày và Tẩy giun tròn bằng mebendazol hoặc levamisol hoặc hanmectin
sau 3 tháng

17
Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi, vƣờn chăn thả phải vệ sinh
sạch hàng ngày và định kì 2 tuần/lần sát trùng bằng hoá chất hoặc vôi.
Hoá chất thƣờng dùng: Formol; benkocid, haniodin, choramin B,
choramin T, profill,…
Phòng trị bệnh cầu trùng, giun tròn theo lịch. Thuốc thƣờng dùng để
phòng và trị bệnh cầu trùng gà: rigercocin; bay cox; coccistop; ESB3;
anticoccid; han coc; avicoc;…
Trị bệnh phân xanh, phân trắng (E. coli; CRD…) nếu có.
* Chăm sóc, quản lý đàn gà
Đầu tuần thứ 5 chỉ thả gà 2 giờ/ ngày cho gà tập làm quen, sau đó đuổi gà
vào chuồng, những buổi sau, tăng dần thời gian thả lên 2,5 - 3 giờ/ ngày, sau
khoảng 10 ngày thì thả gà tự do.
Trƣớc khi thả gà ra vƣờn phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đặc biệt nƣớc uống
có pha colivinavet, multivitamin.
Hàng ngày quan sát đàn gà, phát hiện những biểu hiện không bình thƣờng
để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (nhƣ giá
con giống, lƣợng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y…).
Bảng 1.3. Theo dõi đàn gà hàng ngày
Ngày, Số lƣợng Số lƣợng Tình trạng Số lƣợng loại
tháng, năm gia cầm (con) thức ăn (kg) gia cầm thải, chết (con)
(1) (2) (3) (4) (5)

Bảng 1.4. Theo dõi mua thức ăn


Ngày, Tên Số lƣợng Đơn giá Tên ngƣời, cửa hàng/
tháng, năm thức ăn (kg) (đồng/kg) đại lý bán và địa chỉ
(1) (2) (3) (4) (5)

18
Bảng 1.5. Theo dõi sức khỏe đàn gà
Ngày, Số lƣợng Triệu chứng Số lƣợng Số lƣợng Nguyên nhân
tháng, năm (con) (biểu hiện) ốm (con) chết (con) sơ bộ
(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Bảng 1.6. Theo dõi mổ khám bệnh tích


Ngày, Số Thể Da, Tim Gan, Thận Ruột Các Sơ bộ
tháng, lƣợng trạng dƣới (xuất lách (sƣng, (viêm, bộ kết
năm (con) (béo, da huyết, (sƣng, xuất xuất phận luận
(1) (2) gầy, (4) sần xuất huyết, huyết) khác nguyên
nhợt sùi) huyết, tích (8) (9) nhân
nhạt) (5) có u) urat) (10)
(3) (6) (7)

Bảng 1.7. Theo dõi xuất bán


Ngày, Loại sản Số lƣợng Tổng khối Tên ngƣời Tên
tháng, năm phẩm (con) lƣợng bán ra (kg) mua, địa chỉ ngƣời bán
(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1.4. Lập kế hoạch sản xuất, tính số lƣợng máng ăn, máng uống
Ví dụ 1: Tính số lƣợng gà thịt thƣơng phẩm 70 ngày tuổi, số lƣợng máng
ăn, máng uống giai đoạn úm và giai đoạn 4 tuần tuổi đến xuất bán trong tình
huống sau: Có một khu nhà cấp 4 cải tạo thành chuồng nuôi gà có diện tích 120
m2. Dụng cụ gà con: Khay ăn, máng uống galon 2 lít; Dụng cụ gà lớn: máng ăn

19
tròn (để tay) có d = 40 cm, máng uống tròn để tay có d = 30 cm; mật độ nuôi 8
gà/m2.
Đáp án:
- Số lƣợng gà thịt thƣơng phẩm: 120 x 8 = 960 gà
- Số lƣợng khay ăn, máng uống giai đoạn gà con
Dụng cụ gà con: 1 khay ăn = 50 gà, 1 máng uống 2 lít = 50 gà
=> Cần số máng ăn, máng uống là: 960 : 50 = 19,2 = 19 máng.
- Số lƣợng khay ăn, máng uống giai đoạn gà lớn
+ Máng ăn: có d = 40 => Chu vi vành máng = 3,14 x d = 125,6 cm
=> 2 cm/con = 125,6 : 2 = 63 con/máng => 960 : 63= 15,2 = 15 máng
+ Máng uống: có d = 30 => Chu vi vành máng = 3,14 x d = 94,2 cm
=> 1 cm/con = 94,2 : 1 = 94 con/máng => 960 : 94 = 10,2 = 10 máng
Ví dụ 2: Tính chi trực tiếp khi nuôi 1000 thịt thƣơng phẩm lông màu thả
vƣờn biết:
Giá giống 10.000đ/ con. FCR = 3,2kg trong đó: thức ăn GĐ 1: 20 (giá
là 10.000đ/kg), GĐ 2 = 40 (giá 9000đ/kg), GĐ 3 = 40 (8000đ/kg); Chi thuốc
thú y là 2.100đ/kg, chi điện nƣớc 1.500đ/kg, chi khác là 2.000đ/kg; tỷ lệ nuôi
sống là 95 , khối lƣợng xuất chuồng là 2,2 kg/ con, giá bán gà 52.000đ/kg.
Đáp án:
- Tổng thu khi xuất bán:
1.000 gà x 95 x 2,2 kg/gà x 52.000 đ/kg gà xuất bán =
108.680.000.
- Chi phí con giống: 10.000đ/con x 1.000 gà = 10.000.000 đ
- Chi phí thức ăn: 1000 gà thịt thƣơng phẩm lông màu thả vƣờn ăn hết:
1.000 x 95% x 2,2 kg x 3,2 = 6.688 kg
+ Giai đoạn 1: 20 = 1.337,6 kg x 10.000đ/ = 13.376.000 đ
+ Giai đoạn 2: 40 = 2.675,2 kg x 9.500đ/ = 25.414.400 đ
+ Giai đoạn 3: 40 = 2.675,2 kg x 9.000đ/ = 24.076.800 đ
Tổng: 62.867.200 đ

20
- Tính đƣợc chi phí thuốc thú y:
1.000 gà x 95 x 2,2 kg x 2.100đ/kg = 4.389.000 đ
- Tính đƣợc chi phí điện nƣớc:
1.000 gà x 95 x 2,2 kg x 1.500đ/kg = 3.135.000 đ
- Tính đƣợc chi phí chi khác:
1.000 gà x 95 x 2,2 kg x 2.000đ/kg = 4.180.000 đ.
Thu - chi = 108.680.000 – (10.000.000 + 62.867.200 + 4.389.000 +
3.135.000 + 4.180.000) = 24.108.800đ
1.5. Quản lý dịch bệnh
Giám sát dịch bệnh: Lập kế hoạch tiêm phòng vắc xin, theo dõi tình hình
dịch bệnh, lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm… để có biện pháp xử lý thích hợp.
Thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm theo lịch đã quy định.
Khi điều trị bệnh cần ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc,
liều lƣợng, lý do dung, khối lƣợng gia cầm, ngƣời tiêm, thời điểm ngừng sử
dụng thuốc. Không bán gia cầm trong thời gian bị bệnh và cách ly thuốc.
Các bƣớc xử lý khi xảy ra dịch bệnh:
Đối với những bệnh thông thƣờng có thể xử lý đƣợc: Cách ly ngay khu
vực xảy ra dịch bệnh. Tăng cƣờng phun thuốc sát trùng, vệ sinh chuồng trại và
khu vực xung quanh.
Nếu xác định là bệnh nguy hiểm lây sang ngƣời phải báo cáo với cơ quan
chức năng và làm theo hƣớng dẫn trực tiếp của quan chức năng và làm theo
hƣớng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền. Tuân thủ chế độ cách ly, không tự
ý đƣa gia cầm ra khỏi khu vực có dịch.
Khi phát hiện gia cầm chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp
xử lý.
1.6. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trƣờng
Chất thải rắn phải đƣợc thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung
để xử lý, tránh gây mùi khó chịu cho dân cƣ sống gần đó và sinh ruồi nhặng.

21
Chất thải lỏng phải đƣợc thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không
đƣợc cho chảy ngang các khu chăn nuôi khác hay trực tiếp ra môi trƣờng. Nƣớc
thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Hạn chế sử dụng nƣớc rửa chuồng, sử dụng khẩu phần cân đối các chất
dinh dƣỡng, bổ sung các chế phẩm vi sinh để giảm mùi hôi nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng.
Gia cầm chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không đƣợc bán ra ngoài
thị trƣờng và không đƣợc thả gia cầm chết ra ngoài môi trƣờng xung quanh.
1.7. Quản lý nhân sự
1.7.1. An toàn lao động
Đặt an toàn lao động là nhiệm vụ hàng đầu. Tổ chức và cá nhân sản xuất
phải cung cấp trang thiết bị cho ngƣời lao động.
Ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức
và kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.
Phải có tài liệu hƣớng dẫn các bƣớc sơ cứu và dán tại trại.
1.7.2. Điều kiện làm việc
Nhà làm việc phải thoáng mát, mật độ ngƣời làm việc hợp lý.
Điều kiện làm việc phải đảm bảo phù hợp với sức khỏe của ngƣời lao động.
Ngƣời lao động phải đƣợc cung cấp quần áo bảo hộ lao động.
Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển,
nâng vác các vật nặng.
1.7.3. Kế hoạch nhân sự
Đối với trại chăn nuôi có quy mô lớn, chủ trang trại có thể tuyển dụng cán
bộ kỹ thuật chăn nuôi, thú y làm việc lâu dài cho trại. Đối với các trại chăn nuôi
vừa và nhỏ, chủ trang trại có thể thuê cán bộ kỹ thuật tƣ vấn lúc khởi đầu chăn
nuôi và những khi cần thiết khác. Hiện nay, các công ty thức ăn, thuốc thú y
luôn sẵn sàng tƣ vấn cho các trang trại về kỹ thuật, do đó các trại chăn nuôi có
thể nhận đƣợc sự trợ giúp kỹ thuật từ các công ty này.
Đối với các trang trại nuôi gà thịt lông màu thả vƣờn quy mô vừa và nhỏ
thƣờng quy định 1 lao động làm bán thời gian quản lý từ 1 - 3.000 gà, còn làm
toàn phần thời gian thì quản lý 5.000 - 6.000 gà.

22
1.7.4. Đào tạo và tập huấn
Trƣớc khi làm việc, ngƣời lao động phải đƣợc thông báo về những nguy
cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn.
Ngƣời lao động phải hiểu rõ và tuân thủ nội quy của trại và đƣợc tập huấn
các kỹ năng chăn nuôi, các quy định vệ sinh an toàn, những hƣớng dẫn mới cần
triển khai áp dụng. Phải có tài liệu ghi chép các chƣơng trình tập huấn.
1.8. Phƣơng pháp đánh giá
- Điểm cơ sở chấm: đƣợc tính là điểm chuyên cần
Điểm tối Điểm
Stt Nội dung
đa chấm
Điểm chuyên cần (thực tập đảm bảo thời gian theo
1 3,0
quy định, 1 ngày nghỉ không phép trừ 1 điểm)
2 Ý thức tổ chức kỷ luật khi thực tập tại cơ sở 3,0
3 Khả năng học tập các quy trình kỹ thuật tại cơ sở 2,0
Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc đƣợc giao tại
4 2,0
cơ sở
Tổng 10,0
- Giảng viên hƣớng dẫn chấm báo cáo thực tập nghề nghiệp đƣợc tính là
điểm giữa kỳ.
- Điểm trung bình của hội đồng chấm báo cáo thực tập nghề nghiệp đƣợc
tính là điểm cuối kỳ.
Hội đồng chấm dựa trên các tiêu chí sau:
Bảo vệ đúng thời Trả lời
Nội dung Nhật ký ghi chép
gian, kỹ năng câu hỏi Tổng
của báo đầy đủ, trung
Tiêu chí trình bày khoa của hội điểm
cáo thực, chính xác
đánh giá học, lƣu loát đồng
Điểm tối đa
2,0 3,0 1,0 4,0 10,0
Họ và
TT Kết quả đánh giá của thành viên hội đồng
tên SV
1

23
2

Chƣơng 2
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ BROILER CHUỒNG KÍN

2.1. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG


2.1.1. Mục tiêu
Chƣơng này hƣớng dẫn sinh viên biết cách chăm sóc, nuôi dƣỡng gà theo
đúng quy trình kĩ thuật nuôi gà broiler chuồng kín.
2.1.2. Yêu cầu
2.1.2.1. Yêu cầu đối với sinh viên
- Trƣớc khi đi TTNN: Sinh viên đã học xong các học phần cơ sở ngành và
học phần Chăn nuôi gia cầm, đƣợc nghe nội quy, quy định, đƣợc giảng viên tập
huấn các kỹ năng nghề và kỹ năng mềm (có bản yêu cầu kỹ năng nghề kèm theo
tại phụ lục).
- Trong khi đi TTNN: Đọc tài liệu, thực hiện các thao tác nghề, viết nhật
ký thực tập hàng ngày, thảo luận nhóm, học hỏi trao đổi với kỹ sƣ và chủ trại gia
cầm, thƣờng xuyên báo cáo với giảng viên hƣớng dẫn (ít nhất là 1 lần/tuần).
- Sau khi đi TTNN: Sinh viên viết báo cáo và gửi cho giảng viên hƣớng
dẫn góp ý, hoàn thành báo cáo trong 1 tuần kể từ khi hết thời gian TTNN, bảo vệ
trƣớc Hội đồng về kết quả TTNN.
2.1.2.2. Yêu cầu đối với giảng viên
Tập huấn cho sinh viên trƣớc khi đi TTNN: nội quy, quy định, kỹ năng
nghề và kỹ năng mềm (có bản yêu cầu kỹ năng nghề kèm theo tại phụ lục).
2.1.3. Địa điểm và thời gian thực tập
Tại các trang trại chăn nuôi gà broiler chuồng kín quy mô > 3.000 gà.

24
5 tín chỉ (25 ngày).
2.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO CHĂN NUÔI GÀ BROILER
CHUỒNG KÍN
2.2.1. Chuồng trại
Xây nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Bố trí khu chăn nuôi hợp lý.
Có nguồn nƣớc sạch.
Cách xa khu dân cƣ, chợ, trƣờng học, đƣờng giao thông chính.
Có tƣờng rào bao quanh, bên trong trồng cây tạo bóng mát, cổng trại có
khóa, cắm biển báo.
Quy cách của trại và chuồng: việc nuôi gà thịt theo nguyên tắc vào cùng ra
cùng. Vì thế, không nên nhiều hơn một đàn hay tuổi của gà hơn kém nhau < một
tuần và kích thƣớc của chuồng là rộng: từ 12 – 14 m, dài từ 70 - 120 m, khoảng
cách giữa các chuồng là > 25 m
Có nhà tắm, nơi thay quần áo giày dép và rửa tay.
Có hố/khay sát trùng ở cổng trại và trƣớc cửa mỗi ô chuồng.
Có nơi thu gom và xử lý chất thải, xác gà chết.
Vệ sinh, khử trùng sạch sẽ trƣớc khi nhận gà.

Hình 2.1. Không gian trang trại lý tƣởng Hình 2.2. Nhà sát trùng phƣơng tiện vào trại

25
Hình 2.3. Phòng sát trùng, tắm và thay đồ Hình 2.4. Khay sát trùng trƣớc cửa chuồng

2.2.2. Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị để vào gà


2.2.2.1. Chất độn chuồng
Chất độn chuồng phải khô ráo, sạch sẽ, không có những mẫu vật liệu
nguy hại đến gà nhƣ: dây đinh, mẩu giấy, mẩu sắt hay các loại nhựa, nếu phát
sinh những loại vật liệu này thì thu nhặt cho hết trƣớc khi thả gà.
Chất độn chuồng có thể là trấu, phoi bào, mùn cƣa….Hiện nay, chủ yếu
sử dụng trấu là chất lót nền. Độ dày của trấu lần đầu dày vào khoảng 12 cm và
cào cho bằng.
Việc phun sát trùng trấu: bằng cách chỉnh đầu phun cho đều, phơi gió cho khô.
2.2.2.2. Dụng cụ sưởi ấm
Dụng cụ sƣởi ấm có 3 mô hình:
Đèn ga 1 cái cho 1.000 gà.
Lò than 1 cái/ 1.000 con (rộng 40cm, cao 60cm, nắp lò và ống thông khói)
Hiện đại hơn là dùng thùng gió thổi hơi nóng, đây là dụng cụ sƣởi ấm
theo kiểu thổi hơi nóng bằng cách dựa vào sự làm việc của quạt đƣợc lắp ráp ở
trong thiết bị hay hộp, bằng cách dùng ga làm nhiêu liệu trong việc cho độ ẩm
làm việc theo hệ thống tự động, thƣờng đƣợc làm cho trại thiết kế hiện đại lớn.
2.2.2.3. Máng uống
Bình nƣớc uống cho gà nhỏ từ 1 - 7 ngày tuổi: Dùng bình nƣớc uống
galon 4 lít với tỉ lệ 1 bình/100 con.
Núm uống: Là thiết bị uống nƣớc tự động, có thể dùng cho gà 1 ngày tuổi
đến khi bán. Là loại thiết bị cho nƣớc phải gắn phía trên sàn với tỷ lệ 1 núm
uống dùng cho 10 con.

26
Hình 2.5. Bình nƣớc uống cho gà nhỏ Hình 2.6. Núm uống cho gà
2.2.2.4. Máng ăn
Khay ăn tròn: Là loại dụng cụ cho gà nhỏ từ 1 - 4 ngày tuổi với tỷ lệ cho
ăn 1 khay/30con.
Máng ăn nhỏ: đối với gà từ 5 - 14 ngày tuổi 1 cái/25con. Máng ăn to: đối
với gà từ 15 ngày tuổi - xuất bán: 1 cái/25 con.
Máng ăn tự động: từ 3 ngày tuổi đến xuất bán, tỷ lệ lắp đặt là: 1 đĩa/ 25 -
30 con.

Hình 2.7. Máng ăn to Hình 2.8. Máng ăn tự động

2.2.2.5. Nhiệt kế và ẩm kế
Mua loại nhiệt kế đọc được cả nhiệt độ và độ ẩm để kiểm tra được cả
nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng, gắn ở trong chuồng từ 1 vị trí đến 2 vị trí là đầu
chuồng và cuối chuồng.
Nhiệt kế thủy tinh dùng để treo hoặc gắn để thuận tiện cho việc đo nhiệt
độ khi úm hay kiểm tra nhiệt độ bên trong ô úm.
2.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
2.3.1. Rửa và làm vệ sinh chuồng

27
2.3.1.1. Thiết bị
Máy rửa chuồng áp lực cao, chổi, bàn chải sắt, xút NaOH, thuốc sát trùng,
bồn chứa nƣớc thể tích 200 lít.
2.3.1.2. Các bước làm vệ sinh
Đƣa chất độn chuồng trên nền (trấu + phân) ra khỏi chuồng nuôi khi đã
xuất hết gà một cách nhanh chóng bằng cách cào hết phân và đƣa ra khỏi phạm
vi trại, sau khi bỏ lên xe phải che đậy bằng bạt cho kín để ngăn chặn không cho
rơi rớt.
Quét sạch sẽ phân trấu, rác bụi hay màng nhện bám vào tƣờng, nóc nhà.
Thu dọn dụng cụ nuôi nhƣ: nhiệt kế hay bóng đèn hỏng ra khỏi chuồng, thiết
bị đặc trƣng nhƣ motor, dùng bao nilon bọc lại cẩn thận phòng ngừa nƣớc vào.
Xịt rửa làm vệ sinh thiết bị nuôi và những dụng cụ khác ở trong chuồng.
Vệ sinh trên nền chuồng, đây là nơi quan trọng khi làm vệ sinh chuồng gà
thịt, bởi vì dƣới nền là nơi tích trữ chất thải nhiều nhất cho nên phải chú ý khi
làm vệ sinh.
Vệ sinh tấm mát hay dùng muối axit hòa với nƣớc pha loãng 10 % ngâm
tấm làm mát bị tắc khe thông gió từ bụi hoặc từ nƣớc có chứa đá vôi.
Vệ sinh bể nƣớc tƣới, thay nƣớc cũ ở trong bể, dùng bàn chải sắt đánh
làm vệ sinh rong rêu hay sỏi cặn bám vào tƣờng của bể cho sạch, phơi gió cho
khô, sau đó mới cho nƣớc vào đầy bể.
Xịt rửa bạt phải: Chỉnh áp lực máy phun cho thích hợp để đề phòng bạt rách.
Xịt rửa nền chuồng: Chỉnh áp lực máy cho thích hợp nhằm xịt rửa những
thứ bẩn bám chặt vào nền chuồng, phải xịt rửa từng cm2.
Rửa ống nƣớc: Dùng axit axetic để rửa những chất cặn hay đá vôi sau đó
sẽ rửa bằng nƣớc sạch.
Phát quang cỏ dại xung quanh chuồng: Phát cỏ cho xa lối đi 1 - 2m để
đảm bảo vệ sinh, phá hủy nơi trú ẩn của côn trùng và những con vật là tác nhân
gây bệnh.

28
Hình 2.9. Xịt rửa nền chuồng Hình 2.10. Phát cỏ dại xung quanh chuồng

2.3.2. Khử trùng


Tùy theo trại nhƣng thƣờng dùng các loại chất khử trùng nhƣ sau: omnicide,
benkocid, xút, vôi bột, formol hay glutaraldehyde với tỉ lệ nhƣ trên nhãn mác,
tùy theo mức độ trầm trọng của sự nhiễm khuẩn, tỷ lệ của dung dịch là
0,1ml/m2. Việc phun thuốc khử trùng phải tiến hành phun đƣợc 3 lần trƣớc khi
thả gà.
Khử trùng lần 1: sau khi làm vệ sinh chuồng và dụng cụ xong.
Khử trùng lần 2: sau khi sửa chữa dụng cụ.
Khử trùng lần 3: phun sau khi đã xuống trấu hay vật liệu lót chuồng xong,
trƣớc khi thả gà 5 - 7 ngày.

Hình 2.11. Tƣới xút, rắc vôi Hình 2.12. Phun thuốc sát trùng
Hƣớng dẫn tính lƣợng chất khử trùng, nguyên tắc phun: xem cụ thể tại mục
1.2.6.7 tại chƣơng 1.
2.3.3. Phun nƣớc diệt côn trùng và những con vật là tác nhân gây bệnh
Trong thời gian chuẩn bị chuồng, nếu phát hiện khe rãnh có kiến hay gián
trong chuồng thì cho phun thuốc diệt côn trùng ở khu vực nền chuồng hay phun

29
theo vết nứt, khe, rãnh trong chuồng và khu vực lối đi xung quanh chuồng, quét thu
dọn ra khỏi chuồng và rửa làm vệ sinh theo trình tự các công đoạn rửa chuồng.
Đối với những con vật nhƣ chuột nên có kế hoạch diệt trừ bằng cách đặt
thuốc xung quanh chuồng hay là những điểm mà chuột có thể ở trú ẩn hay chạy
qua ít nhất mỗi chuồng là 5 điểm.
2.3.4. Vệ sinh máng ăn, máng uống
Các dụng cụ sau khi đƣợc rửa sẽ đƣợc nhúng sát trùng trƣớc khi đƣa vào
trại sử dụng.
Rải chất độn chuồng (trấu, xơ dừa, phoi bào) và đƣa máng ăn uống vào ô
úm, chuẩn bị thức ăn nƣớc uống.

Hình 2.13. Vệ sinh máng ăn Hình 2.14. Đƣa máng ăn vào ô úm

2.3.5. Đóng cửa chuồng


Sau khi cho chất độn chuồng vào, chuẩn bị dụng cụ xong xuôi, cho đóng
cửa chuồng với các bƣớc thực hiện nhƣ sau:

30
Thả bạt xung quanh chuồng cho kín mít.
Khu vực có tấm làm mát nên có bạt che lại, nhằm ngăn ngừa gió lùa trong
giai đoạn úm.
Khu vực loe bạt, nếu có cửa chớp hay satter bị hƣ hỏng thì cho dùng bạt
dán lại, nhằm đề phòng chim bay vào chuồng trong thời gian cho nghỉ chuồng.
Chuẩn bị nƣớc sát trùng để nhúng chân, để ngay trƣớc cửa chuồng và
nhúng chân mỗi lần trƣớc khi bƣớc vào chuồng. Cấm không cho vào chuồng
trong thời gian đóng cửa chuồng.
2.3.6. Kỹ thuật nuôi dƣỡng và chăm sóc gà
2.3.6.1. Chuẩn bị úm
Sau khi cho trấu vào chuồng thì làm quây ô úm, bằng cách chia thành ô.
Mỗi ô 1000 - 2000 con tùy thuộc vào diện tích của chuồng: mùa hè 30 con /m2,
mùa đông 60 con /m2.

Hình 2.15. Úm gà

Kích thƣớc của đèn úm sao cho phù hợp với số lƣợng gà, nói chung sẽ
quy định nhƣ sau:
* Gà từ 1-7 ngày tuổi: 0,05 - 0,07 m2 /1 con (5-7 cm2/con) hay 14 - 20
con/ m2.
* Gà từ 8-18 ngày tuổi: 0,07 - 0,20 m2 /1 con (7-20 cm2/con) hay 5 - 14
con/ m2.
Đối với mô hình đặt máng ăn, uống trong ô úm để cho gà đƣợc nhận đầy
đủ thức ăn, nƣớc uống và đủ nhiệt thì ô úm thực hiện theo mô hình nhƣ sau:

31
Khay ăn

Máng uống

Bếp
than

Bạt rắc thức ăn

Đèn
úm
Hình 2.16. Mô hình đặt máng ăn, máng uống trong ô úm

Đèn úm: treo cao từ mặt trấu 1-1,5m theo hình dạng đèn nghiêng 45o treo
bằng dây kẽm.
Vị trí đặt khay thức ăn sao cho phân tán khắp ô úm thành hàng.
Đặt bình nƣớc: Nếu là chuồng có hệ thống nƣớc bằng núm tự động gà từ
1- 3 ngày hãy đặt bình nƣớc trên trấu, thêm bình nhằm cho tất cả gà đều đƣợc
uống nhƣng sao cho đừng để ƣớt trấu.
Sau 3 ngày ô núm có thể nới rộng phía bên cạnh sao cho 7 ngày thì nới
hết chuồng tùy thuộc nhiệt độ theo mùa.
2.3.6.2. Nhập gà con
Nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, quay úm… trƣớc khi gà con tới trại, để cho
tất cả gà đều nhận đƣợc nƣớc, thức ăn và nhiệt độ thích hợp. Sau khi gà con tới
trại nhanh chóng đem gà vào trong chuồng để thả vào ô úm. Trƣớc khi thả vào ô
úm, nên tiến hành nhƣ sau:
Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy giao gà và kiểm tra số hộp,
nguồn gốc và những số liệu theo giấy tờ giao hàng cho đúng.
Đếm gà con ngẫu nhiên ở trong hộp nhằm kiểm tra số lƣợng và cân khối
lƣợng ngẫu nhiên của gà ngày đầu, mỗi chuồng 10 hộp.
Thả gà xuống ô úm 1 cách nhẹ nhàng ở gần vị trí gần nƣớc và thức ăn
nhiều nhất. Nếu thấy gà dị tật, chân đau hay còi cọc, đi không đƣợc thì loại ra,
sau khi đã thả gà xong xuôi, nên kiểm tra kỹ lại một lần nữa.

32
Thu nhặt hộp đựng gà ra ngoài chuồng và đem đốt nếu là hộp giấy, nếu là
hộp nhựa thì đem ra ngoài chuẩn bị trả lại cho nhà máy ấp.

Hình 2.17. Đếm ngẫu nhiên gà trong hộp Hình 2.18. Cân khối lƣợng ngẫu nhiên

Hình 2.19. Ngăn ô úm trong chuồng Hình 2.20. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể gà

Hình 2.21. Chất lƣợng gà con (chú ý đến chân, bụng, mỏ, lông…)
2.3.6.3. Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi
Bật đèn úm để cung cấp đủ nhiệt cho gà con khi vừa trong máy ấp ra.
Việc chuẩn bị nhiệt độ trong chuồng hay gọi là nhiệt độ phía dƣới đèn úm cho
đạt đƣợc theo quy định nhƣng phải đốt trƣớc khi gà đến trại khoảng 1 - 2 tiếng.

33
Bảng 2.1. Nhu cầu nhiệt độ phù hợp của gà broiler
Tuổi (ngày) Nhiệt độ chuẩn (oC)
1-3 33-34
4 32
5 31
6 30
7 29
8 - xuất bán 26-29

Hình 2.22. Kiểm tra nhiệt độ lớp Hình 2.23. Nhiệt độ chuồng úm tuần
độn chuồng đầu tiên

Tuy nhiên, nhiệt độ trong khoảng 8 ngày đến lúc xuất bán phải tùy theo
mùa và độ ẩm là chính như:
Mùa đông: Độ ẩm thấp, duy trì ở nhiệt độ 26 - 27oC.
Mùa hè, mƣa: Độ ẩm cao, duy trì ở nhiệt độ vào khoảng 28 - 29oC hay
30oC.
2.3.6.4. Sự lưu thông không khí trong chuồng
Trong thời gian úm 1 - 7 ngày sự lƣu thông không khí phù hợp đƣợc coi
là quan trọng. Nếu sự lƣu thong quá nhiều sẽ làm cho gà con co cúm lại, còn nếu
sự lƣu thông quá ít, gà con sẽ bị thiếu ôxi để thở làm cho tỷ lệ chết hay loại cao.
Việc quy định sự lƣu thông không khí có tầm quan trọng và đƣợc căn cứ vào
trạng thái của gà con và đƣợc biểu diễn bởi những hình vẽ sau:

34
Nhiệt độ quá cao Nhiệt độ quá thấp
sự lƣu thông không khí không tốt
sự lƣu thông không khí quá nhiều

Sự lƣu thông không khí trong chuồng đó là nguyên tắc thải không khí ô
nhiễm đi và hút không khí trong lành vào tùy thuộc vào tốc độ hút của quạt. Nói
Nhiệt độ thích hợp sự lưu thông không
chung quạt đƣợc ƣa chuộng dùng là loại 48 - 50.
khí tốt
Thể tích khi để đạt đƣợc tốc độ gió thích hợp đối với gia cầm là: 4,63 -
5,24 (Foot)3/ph/khối lƣợng con (kg). Từ công thức này có thể quy định thành
công thức tính dùng quạt nào và tấm làm mát nào sao cho đạt đƣợc sự lƣu thông
không khí thích hợp.
Tốc độ gió thích hợp
1. Số lƣợng gà = 10.000 con
2. Khối lƣợng trung bình = 3,30 con/kg
3. Thể tích khí để đạt tốc độ gió theo nhu cầu của gia cầm
= 4,25 - 5,40 (Foot)3/ph
Thể tích khí trong chuồng = 3,30 x 10,000 x 5,40 = 178,200(Foot)3
Vì vậy tốc độ gió theo nhu cầu trong 1 Foot = 178,200 (Foot)3/ph
Quạt 48 inch CFM = 18,000(Foot)3/ph
Vì vậy phải dùng quạt = 178,200/ 18,000
= 10 cái

35
10 cái quạt sẽ đạt được tốc độ gió
= lƣợng không khí đƣợc hút ra khỏi chuồng trong 1 phút
Tiết diện cắt ngang của chuồng (cao x rộng)(12x3,32) x (2,1x3,32)
= 178,200
277
= 643 Foot/phút
Tấm làm mát
Tấm làm mát 1 cuộn = 6 (Foot)2
1(Foot)2 tấm làm mát để cho không khí lƣu thông = 250 Foot/phút
Số đƣợc Negative Presser = 0,05 - 0,10 inch nƣớc
Vì vậy quạt 10 cái phải dùng số tấm làm mát = 10 x 18,000 (Foot)3

= 180,000
250
= 720 (Foot)2
6
= 120 tấm
Nguyên tắc về việc mở máy bơm:
Đó là ( độ ẩm + nhiệt độ (0F)) ≤ 160. Nếu > 160 gà sẽ bắt đầu thải nhiệt
phần dƣ và nếu > 180 thì tỷ lệ chết sẽ xuất hiện. Khi tính toán đƣợc số lƣợng
quạt và tấm làm mát trong việc lắp ráp thiết bị trong chuồng, rồi việc tắt mở quạt
trong từng độ tuổi sẽ khác biệt nhau. Cụ thể nhƣ sau:
Số
Vị trí mở quạt Số lƣợng mở
Tuần lƣợng
tuổi Thấp Cao
Quạt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
nhất nhất
1 1 Mở 1 2
2 2 Mở Mở 2 4
3 4 Mở Mở Mở Mở 4 6
4 6 Mở Mở Mở Mở Mở Mở 6 8
5 8 Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở 8 10
6 10 Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở 10 10
7 10 Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở 10 10

36
8 10 Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở Mở 10 10

Bảng 2.2. Nhu cầu tốc độ gió phù hợp của gà broiler
Ngày tuổi Nhu cầu
1-3 0,4
4-7 0,4
8 - 14 0,7
15 - 21 1,2
22 - 28 1,8
29 - 35 2,5
35 - xuất bán 3,5

Hình 2.24. Quá trình lƣu thông gió trong chuồng nuôi
2.3.6.5. Ẩm độ
Độ ẩm sinh ra trong chuồng sẽ liên quan tới nhiệt độ, sự lƣu thông không
khí, mùa và môi trƣờng trong chuồng. Độ ẩm quá thấp nghĩa là nhiệt độ cao hay
không khí khô. Ví dụ trong mùa đông, nếu sự kiểm soát nhiệt độ trong thời gian
úm không đúng: cao quá sẽ làm cho gà bị mất nƣớc, còn nếu gà lớn độ ẩm thấp
khoảng ≤ 80 sẽ làm cho gà có sức khỏe tốt, ăn thức ăn hỗn hợp, uống nƣớc gà
sẽ có trọng lƣợng tốt, tỷ lệ hao hụt thấp. Vì vậy, độ ẩm thích hợp nhất đối với gà
thịt là 60 - 80%.
Việc kiểm soát độ ẩm cho phù hợp đối với chuồng nuôi là:

37
Quy định nhiệt độ trong chuồng phải từ 28 - 30oC. Nếu nhiệt độ lên đến
31 - 32oC thì máy bơm sẽ làm việc.
Sự lƣu thông không khí trong tình trạng gà lớn hơn 3 tuần tuổi, tốc độ gió
trong chuồng không nên thấp hơn 380 Foot/ phút.
Trấu phải khô, dày 5 cm để hút ẩm từ phân gà sinh ra.
2.3.6.6. Ánh sáng
Số giờ chiếu sáng và cƣờng độ ánh sáng có tầm quan trọng đối với hoạt
động và sinh trƣởng của gà. Ví dụ ăn uống, sự giật mình của gà mỗi khi cúp
điện, số giờ và cƣờng độ ánh sáng phù hợp là:
Bảng 2.3. Thời gian và cƣờng độ chiếu sáng của gà broiler

Tuổi (tuần) Thời gian chiếu sáng (h) Cƣờng độ ánh sáng (lux)

1 23 20

2 21 20

3 21 20

4 15 20

5 12 20

6 12 20

7 12 20

8 - xuất bán 12 20

2.3.6.7. Nước và vấn đề cho nước


Gà nhỏ từ 1-7 ngày tuổi
Trƣớc khi gà con về trại nửa tiếng, chuẩn bị nƣớc pha vitamin bỏ vào bình
galon, đặt vào những nơi phù hợp trong ô úm (theo sơ đồ trong công đoạn chuẩn
bị úm). Khi gà con về trại, gà con có thể đƣợc uống nƣớc luôn. Việc cho uống
nƣớc nhằm để gà giảm stress.

38
Phương pháp và mô hình việc cho uống nước bằng bình galon khi gà
nhỏ từ 1-7 ngày tuổi
Tiêu chuẩn bình gallon: 1 bình/100 con gà.
Đặt xen kẽ với thức ăn hỗn hợp, để gà gần nơi uống nƣớc và ăn thức ăn
hỗn hợp nhiều nhất.
Khi gà từ 1-3 ngày tuổi, cho đặt bình galon lên trên khay vàng và khay
vàng trên trấu để đề phòng không cho nƣớc rớt xuống nền làm cho trấu ẩm ƣớt.
Lƣợng nƣớc trong bình khoảng ¾ bình.
Thay nƣớc, rửa sạch bình galon ít nhất ngày 3 lần: sáng, trƣa, chiều.
Nếu thấy nƣớc đổ xuống trấu phải xúc trấu trong khu vực đó ra và thay
trấu khác.
Phƣơng pháp cho nƣớc đối với chuồng có hệ thống núm uống, có thể cho gà
uống từ lúc 1 ngày tuổi trở lên nhƣng tăng thêm bình galon trong khoảng thời gian
từ 1-7 ngày tuổi để đề phòng những con gà nhỏ không uống đƣợc núm uống.
Những điều cần chú ý:
Sau khi thả gà xong, ngƣời nuôi phải đi kiểm tra gà con. Nếu phát hiện gà
còi hay không uống nƣớc đƣợc thì giúp cầm mỏ nhúng xuống nƣớc. Tất cả gà
trong đàn phải đƣợc uống nƣớc. Nếu gà uống nƣớc không đầy đủ sẽ làm cho gà
còi cọc và để lại hậu quả làm cho tỷ lệ hao hụt trong thời gian gà dƣới 1 tuần
tuổi cao, và để lại hậu quả đối với mức độ hao hụt trong khoảng thời gian 3 tuần
tuổi trở lên.
Nếu thấy gà uống nƣớc ở bình hay núm uống liên tục, loại bỏ nhiều và số
lƣợng thức ăn hỗn hợp ăn giảm xuống, chứng tỏ gà nhận nƣớc không đầy đủ.
Gà từ 8 ngày tuổi - xuất bán
Khi đủ 7 ngày thì bỏ bình galon, cho gà uống bằng núm uống, điều chỉnh
cho phù hợp theo độ tuổi của gà, không quá cao hay quá thấp.
Những điều cần chú ý khi sử dụng hệ thống núm uống

39
Áp suất nƣớc không đủ, nƣớc không tới cuối ống. Việc điều chỉnh độ cao
của phao, cột nƣớc hay máng phải phù hợp theo tuổi của gà.
Đầu núm uống hay bị tắc do cặn hay đá vôi.
Việc điều chỉnh độ cao phải xem xét đến gà còi.

Hình 2.25. Điều chỉnh độ cao Hình 2.26. Điều chỉnh độ cao cột nƣớc
của núm uống
2.3.6.8. Thức ăn và việc cho ăn
Gà nhỏ từ 1 - 7 ngày tuổi: Gà con có thể ăn thức ăn hỗn hợp đƣợc ngay
khi vừa ra khỏi hộp úm, việc đặt khay ăn phải đều khắp ô úm để gà con có thể
ăn thức ăn hỗn hợp thuận tiện và ăn đƣợc nhiều nhất. Trong thời gian đầu cho
thức ăn hỗn hợp, mỗi lần từ 1 - 2 nắm để cho gà tập ăn thức ăn hỗn hợp dần.
Trong thời gian này nên cho gà ăn nhiều lần, mỗi ngày từ 4 - 6 lần, để kích thích
gà ăn thức ăn hỗn hợp đƣợc nhiều nhất. Trƣớc khi cho ăn nên kiểm tra chất
lƣợng thức ăn hỗn hợp nhƣ màu, mùi, chất lƣợng hạt thức ăn hỗn hợp, nếu chất
lƣợng thức ăn hỗn hợp thay đổi gà con sẽ bỏ ăn ngay lập tức.

Hình 2.27. Rãi thức ăn trên giấy Hình 2.28. Kiểm tra bầu diều

40
trong ngày đầu

Khi gà đƣợc 3 ngày tuổi thì bắt đầu tập cho ăn ở máng treo nhỏ hoặc
máng ăn tự động bỏ dần khay ăn ra ngoài, khi gà đƣợc 14 ngày bắt đầu cho gà
ăn thức ăn hỗn hợp ở máng treo to và từ từ điều chỉnh độ cao của máng sao cho
phù hợp với tuổi của gà.
Những điều cần chú ý trong việc cho gà ăn thức ăn hỗn hợp khi còn nhỏ:
Chú ý không để thức ăn hỗn hợp thiếu trong khay.
Cho thức ăn hỗn hợp không ít và cũng không nhiều.
Nếu thức ăn hỗn hợp có bột nhiều thì trút ra, thay thức ăn hỗn hợp mới.
Chú ý không để thức ăn hỗn hợp bị ẩm ƣớt vì thức ăn hỗn hợp sẽ bị mốc
và bị nhiễm độc thức ăn.
Nếu có trấu hay phân gà trong khay thức ăn hỗn hợp thì cho sàng trƣớc
khi cho thức ăn hỗn hợp mới.
Số lƣợng mâm vàng và diện tích ô úm phải đủ để cho gà đứng ăn.
Gà từ 8 ngày tuổi - xuất bán:
Sau khi chuyển sang ăn máng treo to hoặc máng ăn tự động. Nguyên tắc
chính của việc cho thức ăn hỗn hợp gà lớn là diện tích cho gà đứng ăn phải đủ,
thức ăn hỗn hợp phải đủ và không thể thiếu trong thời gian dài sẽ làm cho gà bị
stress do phải chen chúc khi ăn.
Việc điều chỉnh độ cao của máng ăn phải phù hợp, sao cho tất cả gà đều
ăn đƣợc. Độ cao của thức ăn hỗn hợp trong máng không đƣợc quá nhiều, gà sẽ
làm cho thức ăn hỗn hợp rơi ra ngoài lãng phí, phải quét bụi, mạng nhện dính ở
các góc cạnh của dụng cụ ít nhất tuần 1 lần. Nếu phát hiện thức ăn hỗn hợp bột
hay nát vụn nhiều và tích tụ lâu có thể có mùi hôi, thiu hãy xúc ra và bỏ đi.

Hình 2.29. Điều chỉnh máng ăn phù hợp với lứa tuổi của gà

Kiểm tra việc nhập thức ăn hỗn hợp

41
1. Ngày/tháng/năm sản xuất thức ăn hỗn hợp
2. Ngày hết hạn
3. Kiểm tra về mặt chất lƣợng nhƣ: màu, mùi, hạt
4. Biển số xe vận chuyển
5. Lấy mẫu thức ăn hỗn hợp, mỗi thứ 300g
6. Tên ngƣời lái xe và biển số xe vận chuyển
2.3.6.9. Nền và việc xử lý nền chuồng
Việc xử lý nền trong giai đoạn từ 1- 7 ngày tuổi: trong giai đoạn này nền
quan trọng, trấu phải khô, dày, sạch. Nếu phát hiện trấu ƣớt, lầy lội do nguyên
nhân: nƣớc trong bình rớt ra ngoài, phải kịp thời xúc ra ngoài và thay trấu mới,
nên đảo trấu hàng ngày. Để đề phòng trấu ẩm ƣớt để lại hậu quả đối với sức
khỏe của gà là nguyên nhân gây bệnh hay nhiễm khuẩn, hay gà bị nhiễm độc từ
nấm mốc khi gà ăn thức ăn hỗn hợp rơi vãi xuống trấu ẩm ƣớt. Những điều cần
chú ý trong gia đoạn này là, tốt nhất nên đổ trấu cho dày 5 cm từ khi đổ trấu lần
đầu và phòng ngừa việc trấu bị ẩm ƣớt từ việc cho nƣớc trong giai đoạn trấu
đƣợc 3 tuần tuổi.
Giai đoạn > 7 ngày tuổi: lên kế hoạch đảo trấu và thêm trấu mới, tuần 2 -
3 lần bằng cách quan sát từ màu của trấu, nếu thấy trấu bắt đầu thay đổi sang
màu nâu hay đen. Hoặc quan sát độ ẩm của trấu bằng cách nắn và bóp, nền trấu
tốt và phù hợp nghĩa là trấu không dính vào nhau thành cục hay có nƣớc, độ dày
của trấu phải > 12 cm, nếu trấu mỏng hay cứng, ẩm sẽ có vấn đề ghẻ bàn chân,
lông ngắn quăn, da lông ngực bị ghẻ ảnh hƣởng tới chất lƣợng gà về nhà máy.
2.3.6.10. Chăm sóc sức khỏe của gà
Kiểm tra sức khỏe: sau khi thả gà xong xuôi, phải tiến hành thƣờng xuyên
kiểm tra chăm sóc sức khỏe của gà. Trong thời gian úm, nếu thấy gà ở tình trạng
không khỏe mạnh thì loại bỏ. ví dụ: chân đau, bị liệt không đi đƣợc, mắt mù,
bụng nƣớc, rốn đen, thân nhỏ hay có đặc điểm khô nƣớc.
Việc kiểm tra sức khỏe của gà là quan sát gà uống nƣớc, ăn thức ăn hỗn
hợp hoặc phát hiện gà ăn uống giảm xuống phải kiểm tra kịp thời xem gà có vấn
đề gì. Ví dụ: Gà ốm vì bị bệnh phân sống, hen hay chân yếu.

42
2.3.6.11. Uống vitamin
Việc cho uống vitamin: Bình thƣờng trong thức ăn hỗn hợp đã có đủ lƣợng
vitamin cần thiết cho cơ thể của gà. Nếu cho nhiều vitamin cơ thể sẽ đào thải ra
ngoài sẽ gây thiệt hại chứ không có lợi. Bởi vậy khoảng thời gian để cho vitamin:
Giai đoạn 1-3 ngày đầu, để giảm stress do vận chuyển.
Giai đoạn làm vắc xin, quy định 3 ngày là: trƣớc, trong và sau khi làm.
Giai đoạn thời tiết thay đổi nhƣ: từ nóng sang mƣa và ngƣợc lại.
Giai đoạn có vấn đề về sức khỏe nhƣ: gà bệnh hay mới khỏi bệnh.
Bồi dƣỡng sức khỏe giai đoạn ăn uống giảm
Những điều cần chú ý khi cho vitamin
Nếu hòa tan cho uống thị phải uống hết trong vòng 4 tiếng để tránh trƣờng
hợp vitamin giảm tác dụng.
Bảo quản trong phòng, nơi khô ráo, nơi có nhiệt độ trong phòng.
2.3.2.12. Sử dụng thuốc
Nhằm phòng và chữa bệnh nên đƣa ra lịch trình cho thuốc đƣợc phù hợp.
Lịch trình sử dụng thuốc nhƣ sau:
1-3 ngày đầu tiên để xử lý vi khuẩn có trong gà con hoặc phòng ngừa
mầm bệnh ở tại chuồng trại, phòng ngừa tiêu chảy do thay đổi loại thức ăn hỗn
hợp từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2.
Những điều cần chú ý:
Thuốc đã hòa tan với nƣớc rồi phải uống cho hết trong vòng 2 tiếng.
Thuốc có tính chất kết tủa phải khuấy liên tục.
Tính toán lƣợng nƣớc sao cho phù hợp với thời gian đã định
Nên chia thuốc thành 2 giai đoạn trên thuốc đã tính cho 1 lần nhằm để cho
gà uống đƣợc đầy đủ tất cả mọi con.
2.3.6.13. Sử dụng vắc xin
Những điều quan trọng cần thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị vắc xin:
Vắc xin phải đƣợc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 80C.
Nƣớc cất phải bảo quản ở nơi khô ráo sạch sẽ, có nhiệt độ trong phòng.

43
Xilanh tự động, kim chích và dụng cụ hay phụ tùng phải khử trùng mỗi
lần trƣớc khi đem ra dùng, khử trung trong nƣớc đun sôi từ 15 - 20 phút.
Trƣớc khi lấy xilanh ra dùng phải test và kiểm tra số lƣợng liều theo số
lƣợng quy định nhằm cho gà nhận đủ số liều vắc xin chính xác.
Khi lấy vắc xin ra khỏi tủ lạnh để dùng ở trại nên chuẩn bị thùng xốp cho
nƣớc đá vào để ngâm lạnh vắc xin, không đƣợc để ánh nắng chiếu vào.
Nƣớc cất nên ngâm vào nƣớc đá trong thùng xốp để giữ nhiệt độ bằng
nhiệt độ của vắc xin.
Việc pha vắc xin phải thực hiện một cách nhẹ nhàng không nên lắc mạnh
lọ vắc xin.
Chƣơng trình làm vắc xin xem tại bảng 2.4.
Những điều cần thực hiện khi làm vắc xin
Ngƣời tiêm phải là ngƣời có kinh nghiệm và đã trải qua tập huấn.
Tiêm vào bắp thịt hay vào dƣới lớp da. Phải tin chắc là tất cả gà đều đƣợc
tiêm vắc xin.
Chỉ sử dụng vắc xin trong thời điểm gà đang khỏe mạnh.
Việc bắt hay quây gà nên làm nhẹ nhàng.
Quây gà nên chia quây sao cho số lƣợng gà có trong vòng quây ít nhất để
phòng gà bị stress hay gà đè lên nhau chết.
Sau khi tiêm xong phải thả gà xuống nhẹ nhàng.
Sau khi tiêm xong cần phải cho gà uống vitamin pha với nƣớc.
Kim tiêm phải đƣợc thay đổi mỗi lần thay vòng quây.
Trong khi tiêm vắc xin, chú ý quan sát bọt khí sinh ra trong ống, nếu gặp
phải thì bơm hết bọt nƣớc ra ngoài.
Vắc xin đã pha rồi phải làm cho hết, nếu không hết phải hủy bằng cách
chôn hay đốt hoặc đổ nƣớc nóng đun xôi vào.
Sau khi làm vắc xin xong nên tháo bộ phận xilanh ra, rửa làm vệ sinh
bằng nƣớc sạch, phơi gió hay nắng cho khô, cất bảo quản trong hộp sạch.

44
Chƣơng trình làm vắc xin và sử dụng thuốc phụ thuộc vào dịch tễ từng
vùng. Tuy nhiên, có thể tham khảo các chƣơng trình sau:
Bảng 2.4. Chƣơng trình sử dụng thuốc và vắc xin (tham khảo)
Tuổi Phƣơng
Loại thuốc/ vắc xin Liều dùng Ghi chú
(ngày) pháp
Amoxcylin/Ampicylin + Pha nƣớc 1g cho 30 kg Buổi sáng
1-3
Getamycine uống P gà uống 3h
Buổi sáng
Coccidiosis Quadrivalent Pha nƣớc 1 lọ /1,000
4 uống 6
vaccine for chicken uống con
ml/con
1 lọ/1,000 Nhỏ buổi
5 Max5 - clon30 Nhỏ mắt
con sáng
Pha sữa vào
Pha nƣớc 1 lọ/1,000
7 Gumboro (IBD - L) nƣớc cho
uống con
uống
Buổi sáng
Pha nƣớc 1g cho 30 kg uống 3h
9-11 Amox + Cefotaxin
uống P gà (trong 3
ngày)
Bổ sung men vi sinh/ giải
Pha nƣớc 1-2gram/lít
12-13 độc gan/Acid - Pak4- -
uống nƣớc
way/Noptress.
Pha sữa vào
1 lọ/1,000
14 Gumboro D78 Nhỏ miệng nƣớc cho
con
uống
Pha nƣớc 1 lọ/1,000
21 Max5 - clon30 -
uống con
Doxytracyline + Timicosin Buổi chiều
+ Glucose (Thêm Pha nƣớc 1g cho 30 kg uống 3h
22-25
Bromhexine nếu khẹt uống P gà (trong 5
nhiều) ngày)
Bổ sung men vi sinh/ giải
Pha nƣớc 1-2gram/lít
26-27 độc gan/Acid - Pak4-
uống nƣớc
way/Noptress.
Pha uống
Pha nƣớc trong vòng 3
28-39 Permasol 2 g/ 1lít nƣớc
cho uống giờ vào buổi
sáng

45
2.3.6.14. Những điều cần chú ý trong việc quản lý chăm sóc chuồng kín
Nhiệt độ trong chuồng không giảm, nguyên nhân: Diện tích tấm làm mát
không đủ do sự sai lệch trong việc tính toán tìm CFM của quạt không tƣơng ứng
với thể tích khí của chuồng. Chuồng hay bạt bị thủng làm gió lùa, làm cho gió
nóng đi vào trong trại. Số lƣợng quạt có không đủ cho số lƣợng và trọng lƣợng
của gà.
Tốc độ gió trong chuồng thấp do nguyên nhân: Có vết nứt ở tƣờng hay bị
thủng ở bạt. Số lƣợng quạt không tƣơng ứng với tiết điện cắt ngang. Công suất
của quạt không đúng tiêu chuẩn.
Độ ẩm tƣơng đối trong chuồng cao, nguyên nhân do: Công suất của quạt
thấp hơn tiêu chuẩn. Sức căng bên trong chuồng quá cao. Số lƣợng quạt không
tƣơng ứng với tiết điện cắt ngang.
Phƣơng pháp giải quyết:
Tính toán việc dùng thiết bị nhƣ: Quạt, tấm làm mát sao cho tƣơng ứng
với tiết diện cắt ngang.
Kiểm tra vết nứt của chuồng, kiểm tra bạt và trần (kiểm tra bạt và trần).
Sử dụng thiết bị đƣợc bảo hành.
2.3.6.15. Bảo trì thiết bị chuồng kín
Bảng 2.5. Thời gian bảo trì các thiết bị chuồng trại
Thiết bị Chi tiết Thời gian bảo trì
Mô tơ quạt Bạc đạm (tiếng kêu từ bạc đạm) Tất cả các tuần
Quạt Cánh quạt (tiếng kêu từ cánh quạt) Tất cả các tuần
Dây curoa Sức căng Tất cả các tuần
Ống nƣớc tƣới
Sự tắc nghẽn Tất cả các tuần
làm mát
Tấm làm mát Vệ sinh sạch sẽ Tất cả các tuần
Giếng nƣớc Vệ sinh, lƣợng nƣớc Một lứa một lần
Máy phát điện Chạy thử hàng ngày

46
Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (nhƣ giá
con giống, lƣợng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y…) tƣơng tự nhƣ bảng 1.3 đến
bảng 1.7 tại chƣơng 1
2.4. Quản lý dịch bệnh
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.5 của chƣơng 1
2.5. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trƣờng
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.6 của chƣơng 1
2.6. Quản lý nhân sự
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.7 của chƣơng 1. Tuy nhiên, định mức
đối với gà broiler chuồng kín cụ thể nhƣ sau:
Đối với các trang trại nuôi gà broiler chuồng kín quy mô vừa và lớn
thƣờng quy định 1 lao động làm bán thời gian quản lý từ 3000 - 5.000 gà, còn
làm toàn phần thời gian thì quản lý 6.000 - 10.000 gà.
2.7. Phƣơng pháp đánh giá
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.8 của chƣơng 1

47
Chƣơng 3
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ BỐ MẸ SINH SẢN

3.1. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG


3.1.1. Mục tiêu
Chăn nuôi gà sinh sản đạt đƣợc hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao chỉ khi đàn
gà khỏe mạnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Năng suất trứng/mái đầu kỳ, tỷ lệ trứng giống,
tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở cao; chất lƣợng gà con tốt, tiêu tốn thức ăn/đơn vị
sản phẩm thấp. Chƣơng này hƣớng dẫn sinh viên biết cách chăm sóc nuôi dƣỡng
gà bố mẹ sinh sản đúng kỹ thuật nhằm đạt đƣợc hiệu quả chăn nuôi cao.
3.1.2. Yêu cầu
3.1.2.1. Yêu cầu đối với sinh viên
- Trƣớc khi đi thực tập nghề nghiệp (TTNN): Sinh viên đã học xong các
học phần cơ sở ngành và học phần Chăn nuôi gia cầm, đƣợc nghe nội quy, quy
định, đƣợc giảng viên tập huấn các kỹ năng nghề và kỹ năng mềm trƣớc khi đi
TTNN (có bản yêu cầu kỹ năng nghề kèm theo tại phụ lục)
- Trong khi đi TTNN: Sinh viên đọc tài liệu, thực hiện các thao tác nghề,
viết nhật ký thực tập hàng ngày, thảo luận nhóm, học hỏi trao đổi với kỹ sƣ và
chủ trại gia cầm, thƣờng xuyên báo cáo với giảng viên hƣớng dẫn (ít nhất là 1
lần/tuần).
- Sau khi đi TTNN: Sinh viên viết báo cáo và gửi cho giảng viên hƣớng
dẫn góp ý, hoàn thành báo cáo trong 1 tuần kể từ khi hết thời gian TTNN, bảo vệ
trƣớc Hội đồng về kết quả TTNN.
3.1.2.2. Yêu cầu đối với giảng viên
Tập huấn cho sinh viên trƣớc khi đi TTNN: Giảng viên tập huấn nội quy,
quy định, các kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho sinh viên trƣớc khi sinh viên đi
TTNN (có bản yêu cầu kỹ năng nghề kèm theo tại phụ lục).
3.1.3. Địa điểm và thời gian thực tập
Trang trại chăn nuôi gà sinh sản > 3.000 gà.

48
5 tín chỉ (25 ngày).
3.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO CHĂN NUÔI GÀ BỐ MẸ SINH SẢN
3.2.1. Dụng cụ chăn nuôi
3.2.1.1. Rèm che
Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi để giữ
nhiệt, tránh gió lùa và mƣa bão (nhất là giai đoạn gà con).

Hình 3.5. Rèm che chuồng trại


3.2.1.2. Chất độn chuồng
Chất độn chuồng phải đảm bảo khô, sạch, không ẩm mốc sử dụng trấu,
phoi bào (trừ phoi bào gỗ lim và xà cừ vì độc), ... tuy nhiên hiện nay để thay thế
cho việc sử dụng thuốc phun thuốc sát trùng vào chất độn chuồng và tránh phải
thay chất độn chuồng thƣờng xuyên thì chúng ta có thể sử dụng chế phẩm sinh
học để bổ sung vào chất độn chuồng nhằm cải thiện môi trƣờng nuôi và sử dụng
đƣợc trong suốt quá trình chăn nuôi.
3.2.1.3. Máng ăn
Gà con: 1-3 ngày đầu có thể dùng giấy xi măng, vỏ bao, giấy báo cũ trải
lên chất độn chuồng để gà dễ ăn và phòng nhiễm trùng rốn. Trong 1-3 tuần đầu
sử dụng khay ăn bằng tôn, nhựa với kích thƣớc 3 x 50 x 80 cm cho 100 gà con
hoặc khay nhựa tròn đƣờng kính 35 cm: 50 gà con/khay. Sau 3 tuần nên thay
máng ăn dài hoặc máng P50 cho hợp vệ sinh. Chiều dài máng ăn bình quân/ gà
cần phải đảm bảo:
Tuần tuổi Khoảng cách
1-2 3-4 cm/con
3-6 4-5 cm/con
Khi dùng máng treo cần phải thƣờng xuyên điều chỉnh độ cao ngang vai
gà để gà ăn dễ dàng và tránh bị rơi vãi thức ăn.

49
Gà dò: ăn bằng máng tròn galon hoặc máng dài. Chiều dài máng dài
thƣờng 1,1- 1,2m, rộng 15cm, cao 5-7 cm, mỗi gà tính cho 5-10 cm, nếu máng
hình tròn thì 15-20 gà/máng. Phổ biến hiện nay là dùng máng P50 làm bằng
nhựa hoặc bằng tôn cho gà dò, gà đẻ ăn. Máng này có chụp hình tròn đƣờng
kính 20-25 cm, cao 35-45 cm, đặt trên mâm đáy tròn đƣờng kính 50cm, có mép
gờ cao 5-6 cm tránh rơi vãi thức ăn, giữa chụp và mâm máng có khe hở có 3 nấc
điều chỉnh rộng hẹp cho thức ăn rơi từ từ. Khi gà còn nhỏ máng đặt ở nền kê cao
dần khi gà lớn thì máng ăn luôn treo cao, điều chỉnh cho ngang tầm lƣng gà.

Hình 3.6. Máng ăn cho gà dò


- Gà sinh sản ăn bằng máng tròn hoặc máng dài. Chiều dài máng dài
thƣờng 1,1- 1,2m, rộng 15cm, cao 5-7 cm, mỗi gà tính cho 10-15 cm, nếu máng
hình tròn thì 12-15 gà/máng.
3.2.1.4. Máng uống
Giai đoạn: 1- 2 tuần tuổi sử dụng chụp nƣớc uống bằng nhựa 3,5 - 4 lít
cho 50 -100 gà con. .
Giai đoạn: 3-6 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít,

Hình 3.7. Máng uống cho gà

50
Giai đoạn sinh trƣởng sử dụng máng uống loại 5 lít hoặc máng uống dài
bằng ống nhựa cắt đôi hoặc máng uống bằng inox có chụp ở trên tránh lẫn thức
ăn và phân gà.
Máng uống núm tự động : 6-8 con/1 núm.

Hình 3.8. Núm uống tự động

3.2.1.5. Chụp sưởi


Có thể dùng hệ thống lò sƣởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp đủ nhiệt
cho gà con. Sử dụng 2 bóng điện 75w hoặc 01 chụp sƣởi/1 quây (100-150 gà).
3.2.1.6. Quây gà
Dùng cót ép quây, chiều cao 0,4-0,5m; dài 4-4,5m; sử dụng cho 100-150
con/quây, từ ngày thứ 7 tăng dần diện tích quây. Từ cuối tuần thứ 3 bỏ quây để
cho gà vận động, ăn uống đƣợc thoải mái.
3.2.1.6. Ổ đẻ
Yêu cầu ổ đẻ phải đảm bảo các điều kiện: thoải mái, sạch sẽ, thuận tiện
cho việc đẻ trứng của gà ở chuồng nuôi nền.
- Ổ đẻ có thể bằng gỗ hoặc tôn, mỗi ổ đẻ 1 hoặc 2 tầng. Mỗi tầng 3-4 ngăn.
Mỗi ngăn rộng 30-35 cm, sâu 30-40. cm, cao 35-40 cm dùng cho 4-5 gà mái/ổ.
3.2.2. Chuồng trại
3.2.2.1. Chuồng nuôi nền khép kín
Chuồng gà nuôi nền xây theo hƣớng đông tây là tốt nhất. Kiểu chuồng
lạnh nuôi hai tầng, diện tích mỗi tầng rộng 10x60m, có thể nuôi 12.000 con.
Lƣu ý khi thiết kế khoảng trống từ quạt hút đến nơi gà ở phải rộng 1 x 10m;
khoảng trống từ giàn lạnh đến khu gà ở rộng 2 x 10m, khoảng không gian để

51
lấy gió của hệ thống giàn lạnh là 3 x 10m, diện tích nhà kho rộng 6 x 10m.
Xung quanh chuồng gà chừa hành lang rộng 2m để vận chuyển thức ăn, đi lại
chăm sóc đàn gà.
3.2.2.2. Kiểu chuồng nuôi lồng khép kín
Đây là kiểu chuông khép kín và gà nuôi trên các lồng tầng, thích hợp cho
chăn nuôi gà hƣớng trứng. Với 2 kiểu chuồng nuôi trên nuôi gà rất an toàn và
đạt năng suất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên với kiểu chuồng này
đòi hỏi đầu tƣ cao thích hợp cho các trang trại chăn nuôi lớn.

Hình 3.1. Chuồng nền khép kín Bảng 3.2. Chuồng lồng khép kín

3.2.2.3. Chuồng nuôi nền thông thoáng tự nhiên


Nƣớc ta khí hậu nhiệt đới, kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên là thích hợp
cho các vùng, sử dụng vật liệu có đƣợc ở các vùng nông thôn để giá xây dựng
rẻ. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi, diện tích mặt bằng và điều kiện vốn liếng,
mà ngƣời chăn nuôi có thể xây dựng chuồng nuôi gà theo các kiểu sau đây.
Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố:
Đây là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, đƣợc sử dụng rộng rãi để chăn
nuôi gà giống ở nƣớc ta. Chuồng đƣợc xây dựng bằng khung thép hoặc bằng tre,
luồng, mái lợp bằng tôn hoặc phibro xi măng. Hai đầu hồi đƣợc xây dựng bằng
gạch. Mặt trƣớc và mặt sau chuồng đƣợc che chắn bằng lƣới sắt hoặc có thể đan
tre nứa (có rèm che mƣa nắng), phía dƣới xây dựng tƣờng lửng băng gạch với
độ cao 30-40 cm. Điểm đáng chú ý của kiểu chuồng này là có hai tầng mái (tức

52
là có mái phụ ở nóc, ở tƣờng, hai đầu hồi có 2 lỗ to phù hợp) để tạo sự thông
thoáng khí trong chuồng nuôi. Khí nóng đƣợc sinh ra tróng quá hình chăn nuôi
sẽ bốc lên phía trên và thoát ra ngoài theo kẽ hở giữa hai tầng mái ở phía nóc
chuồng. Kích thƣớc chuồng nuôi có thể tuỳ ý song độ cao mái trƣớc mái sau cần
đạt 2,0-2,2m, độ cao từ đỉnh nóc xuống nền chuồng 3,0m, chiều rộng chuồng 4-
5m và chiều dài mỗi ở chuồng 5-6m.

Hình 3.3. Chuồng 4 mái kiên cố Hình 3.4. Chuồng 2 mái kiên cố

Kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái


Với kiểu chuồng này có thể độ cao 2 mái bằng nhau hoặc lệch nhau 0,5m.
Thông thƣờng kiểu chuồng này đƣợc xây dựng bằng các loại vật liệu rẻ tiền nhƣ
tre, gỗ, cành cây, luồng, nứa. Kích thƣớc chuồng có thể tuỳ ý, song tối thiểu
chiều cao mái trƣớc 2m, mái sau l,5m. Chiều rộng chuồng từ 2,5-3m, chiều dài
mỗi ở chuồng từ 3-3,5m. Mái chuồng đƣợc lợp bằng ngói hoặc phibro xi măng
hoặc bằng lá cọ, lá mía. Xung quanh chuồng đƣợc che chắn bằng các dóng nứa,
tre, bằng lƣới sắt. Hai đầu hồi có thể xây gạch. Mặt trƣớc và mặt sau cần che
chắn bằng rèm phòng tránh mƣa gió.
Kiểu chuồng nuôi nhốt có bãi chăn thả
Cấu trúc chuồng nuôi cũng nhƣ chuồng thông thoáng tự nhiên, nhƣng có
phần sân chơi để thả gia cầm, thông thƣờng diện tích sân chơi bằng 2 diện tích
chuồng nuôi.
3.2.3. Kỹ thuật chọn gà con mới nở

53
Chọn gà con đƣợc tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên. Gà con khoẻ
mạnh của các giống gà có khối lƣợng bằng 63-68 khối lƣợng trứng lúc bắt đầu
cho vào máy ấp.
Cách chọn: Bắt lần lƣợt từng con và cầm gà trên tay, quan sát toàn diện từ
lông, đầu, cổ, chân bụng và lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật.
Chọn những con gà có cơ thể vững chắc và phần thân sau nở nang, lông
bông xốp, bụng thon nhẹ, mềm, không có mấu rốn, rốn kín, mắt to tròn sáng và
nhanh nhẹn, chân bóng cứng cáp không dị tật đi lại bình thƣờng, mỏ cân xứng,
khép kín. Gà có phản xạ nhanh với tiếng động, có màu lông đặc trƣng của giống
và khối lƣợng đảm bảo theo tiêu chuẩn giống. Chọn tỷ lệ gà trống mái theo
khuyến cáo của từng dòng, giống. Chọn gà trống mái thông qua màu lông, tốc
độ mọc lông cánh hoặc qua lỗ huyệt lúc gà một ngày tuổi.
3.2.4. Kỹ thuật chọn gà khi hết giai đoạn gà con
Nhìn chung trong chăn nuôi ngƣời ta thƣờng tiến hành chọn gà ở 6; 8
hoặc 9 tuần tuổi tuỳ theo hƣớng sản xuất.
Chọn những gà có ngoại hình thích hợp với phẩm giống. Gà phải khoẻ
mạnh nhanh nhẹn. Mào, tích phát triển. Chân khoẻ mạnh, Da mềm có tính đàn
hồi và không nhăn nheo.
Loại bỏ những con ốm yếu, khuyết tật,... Loại trống thừa theo cơ cấu của
gà mái.
3.2.5. Kỹ thuật chọn gà khi hết giai đoạn hậu bị
Khi hết giai đoạn gà dò, hậu bị, ngƣời ta chọn gà lên đẻ thƣờng tiến hành
chọn gà ở 19; 20; 24 tuần tuổi tuỳ theo từng giống.
Gà mái: chọn những con có đầu tròn nhỏ; mào và tích đỏ tƣơi; thân hình
cân đối; bụng phát triển và mềm; khoảng cách giữa cuối xƣơng lƣỡi hái và
xƣơng háng rộng; lông sáng bóng và mƣợt.
Loại những con ốm yếu, khuyết tật. Gà trống chọn những con có màu
lông đặc trƣng, khoẻ mạnh, vững chắc, mào và tích phát triển, có tính hăng,
chân chắc khoẻ. Ghép trống mái theo tỷ lệ khuyến cáo của giống. Loại bỏ trống
thừa theo cơ cấu gà mái.
Bảng 3.1. Cách chọn gà mái giai đoạn hậu bị
Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái kém

54
Đầu Rộng, sâu Hẹp dài
Mắt Tròn, sáng Nhỏ, kém
Mỏ Chắc Dài, mảnh
Phát triển tốt có nhiều mao
Mào và tích tai Nhỏ, nhợt nhạt
mạch
Phát triển tốt, mềm, khoảng Phát triển kém, khoảng cách
Bụng cách từ xƣơng lƣỡi hái và từ xƣơng lƣỡi hái và xƣơng
xƣơng háng rộng háng hẹp
Khoảng cách giữa
Rộng, đặt lọt 2-3 ngón tay Hẹp, chỉ đặt lọt 1 ngón tay
hai xƣơng háng
Chân Bóng, khoẻ, chắc Nhợt nhạt, khô
Lông Mềm, sáng đặc trƣng của giống Xù
Tính tình Linh hoạt nhanh nhẹn Uể oải không nhanh nhẹn

3.2.6. Kỹ thuật chọn loại thải gà giai đoạn sinh sản


Trong quá trình nuôi ta thấy mỗi đàn đều có những gà do mắc bệnh, hay
do những nguyên nhân khác nhau làm cho gà đẻ kém hoặc ngừng đẻ sớm. Do
vậy cần loại sớm những con gà đó
- Nguyên tắc chọn: Dựa vào đặc điểm ngoại hình: mào, khoảng cách giữa
xƣơng lƣỡi hái và xƣơng hông, lỗ huyệt, bộ lông...
Bảng 3.2. Cách chọn gà mái giai đoạn sinh sản
Các bộ phận Gà mái đẻ tốt Gà mái đẻ kém
Mào và tích tai To, mềm, màu đỏ Nhỏ, nhợt nhạt và khô
Khoảng cách giữa hai
Rộng, đặt lọt 2-3 ngón tay Hẹp, chỉ đặt lọt 1 ngón tay
xƣơng háng
Bộ lông Đầy đủ, lông đuôi cong Rụng lông hay lông bóng mƣợt
Ƣớt, cử động
Lỗ huyệt Khô, bé và ít cử động
và có màu nhạt

3.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

55
3.3.1. Giai đoạn gà con (0-8 tuần tuổi)
3.3.1.1. Chọn gà giống lúc 01 ngày tuổi
Xem tại mục 3.2.3
3.3.1.2. Quây úm
Trong thời gian úm, để tập trung nguồn nhiệt, tránh gió lùa sử dụng các
tấm cót quây với chiều cao 40-50cm, mỗi quây có đƣờng kính 1,5 - 2 m nuôi úm
120 - 200 con. Từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây để gà có thể di chuyển dễ
dàng đến máng ăn, máng uống.

Hình 3.9. Quây úm gà con

Mùa nóng có thể bỏ quây từ ngày 14 để gà con tự do chạy khắp chuồng


úm, đƣợc ăn tự do và sẽ phát triển nhanh.
Gà con cần đƣợc đƣa vào khu vực nuôi úm ngay sau khi xuống. Không
nên chồng đống các hộp đựng gà trong phòng úm. Cần quan tâm đến việc phân
bổ số lƣợng gà con một cách đồng đều vào các quây úm.
Khi xuống nuôi gà con cần đƣợc uống nƣớc và ăn thức ăn sạch. Những
con đƣợc cho ăn và uống sớm thƣờng cho thấy có tốc độ sinh trƣởng và độ đồng
đều cao hơn so với những con đƣợc ăn uống muộn.
3.3.1.3. Ẩm độ

56
Độ ẩm trong chuồng cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sự điều chỉnh nhiệt của
gà con. Độ ẩm tƣơng đối 60 - 70 là phù hợp với gà. Tuy nhiên ở Việt Nam độ
ẩm chuồng trại bao giờ cũng cao hơn nhiều. Để khắc phục độ ẩm cao ở Việt
Nam chuồng trại phải luôn giữ cho khô ráo, tránh ẩm ƣớt.
3.3.1.4. Yêu cầu nhiệt độ chuồng nuôi úm
Việc giữ ấm cho gà con theo nhu cầu sinh lý trong các tuần tuổi đầu (đặc
biệt là 2 tuần đầu) mới xuống chuồng rất quan trọng. Nếu không đảm bảo đủ
nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trƣởng sẽ bị ảnh hƣởng các bệnh hô hấp,
tiêu hoá dễ phát sinh.
Từ ngày 22-28 cần chú ý đến tốc độ mọc lông ở gà để điều chỉnh nhiệt độ
cho thích hợp.
Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ:
+ Nếu gà tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là
chuồng nuôi không đủ nhiệt độ gà bị lạnh.
+ Nếu gà tản xa nguồn nhiệt nháo nhác, khát nƣớc, há mỏ để thở là bị quá
nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.
+ Nếu gà tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm cần phải che kín
hƣớng gió thổi.
+ Khi đủ nhiệt gà vận động ăn uống bình thƣờng ngủ, nghỉ tản đều.
Cần quan sát kỹ các biểu hiện của gà trong giai đoạn nuôi úm bởi vì đây là
chỉ dẫn tốt nhất về nhiệt độ hợp lý.

Hình 3.10. Úm đủ nhiệt Hình 3.11. Quá nóng Hình 3.12. Quá lạnh
Thiết bị sƣởi ấm: có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại ở những nơi có
điện hoặc đèn thắp sáng, bếp than, lò ủ trấu ở vùng sâu vùng xa. Vị trí đặt thiết bị

57
sƣởi ấm trong quây hay trong ô chuồng cao hay thấp tuỳ thuộc vào yêu cầu về nhiệt
độ ở từng giai đoạn:
Trong điều kiện nhiệt độ môi trƣờng cao, phải lƣu ý đến mật độ đàn, độ
thông thoáng và ẩm độ không khí. chúng ta có thể sử dụng tấm làm mát cho bay
hơi nƣớc, dùng quạt hút hoặc đẩy không khí nóng làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
Bảng 3.3. Yêu cầu về nhiệt độ (0C)
Ngày tuổi Nhiệt độ tại quây úm Nhiệt độ chuồng nuôi
0-3 37 31 - 32
4-7 35 31 - 32
8-14 32 29 - 30
15-21 29 28 - 29
22-24 25 - 28
25-28 22 - 25
29-35 21 - 22
Sau 35 ngày 18 - 21

3.3.1.5. Thông gió


Gà con cần phải đƣợc nuôi dƣỡng trong điều kiện nhiệt độ phù hợp có đủ
không khí sạch. Tuy nhiên chuồng úm gà 1 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi
không khí gần nhƣ bằng không. Khoảng 3 ngày sau cần phải thay đổi không khí
với tốc độ 0,2 m/s để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm gà chậm phát triển. Điều
kiện ngột ngạt có thể làm cho bệnh tật phát sinh, các bệnh ký sinh trùng, bệnh
cầu trùng phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ƣớt. Không khí chuồng nuôi chứa
nhiều NH3, H2S dễ phát sinh các bệnh đƣờng hô hấp...
3.3.1.6. Mật độ
Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng nuôi, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật
độ đàn nuôi. Trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ càng
thấp sẽ cho khả năng tăng trƣởng càng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh càng thấp.
Mật độ nuôi: vận dụng cho nuôi nền sử dụng chất độn.
Gà lông màu 20 - 40 con/ m2
- Nuôi trên sàn
Gà lông màu 25-50 con/ m2
3.3.1.7. Chiếu sáng

58
Bảng 3.4. Yêu cầu ánh sáng
Tuần tuổi Thời gian (h) Cƣờng độ (lux)
0-2 24h 30-40
3-8 16h 20-30
Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ từ 1-3 tuần tuổi. Từ 4 tuần tuổi tuỳ thuộc
vào mùa vụ, giảm dần xuống còn ánh sáng tự nhiên là đủ.
3.3.1.8. Nước uống
- Cung cấp nƣớc uống cho gà
Nƣớc uống cho gà cần có chất lƣợng tốt và phải đƣợc cấp thƣờng xuyên.
Bồn chứa và ống dẫn phải vệ sinh hoặc thực hiện rửa sát trùng đúng thời hạn.
Mức độ tiêu thụ nƣớc uống sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn,
nhiệt độ môi trƣờng, khối lƣợng cơ thể và tình trạng sức khoẻ. Trong điều kiện
khí hậu nóng nực lƣợng nƣớc tiêu thụ tăng gấp đôi.
Xác định lƣợng nƣớc uống trên cơ sở đó đánh giá sự phát triển của đàn gà.
Mọi thay đổi bất thƣờng về lƣợng nƣớc tiêu thụ phải đƣợc xem xét ngay. Nếu
lƣợng nƣớc uống tiêu tốn bất hợp lý sẽ dẫn đến bất hợp lý trong tiêu tốn thức ăn
và hậu quả là gà phát triển chậm.
- Kỹ thuật cho uống
Nƣớc là nhu cầu đầu tiên của gà khi mới xuống chuồng. Nƣớc cung cấp
cho gà uống không đƣợc lạnh, tốt nhất là hơi ấm (khoảng 18-210C) trong 2 ngày
đầu. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu có thể pha vào nƣớc 5g đƣờng
Glucoza + 1g vitamin C/1lít nƣớc uống. Sử dụng chụp nƣớc uống bằng nhựa
3,5-4lít cho 50-100 gà con. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà con dễ tiếp
cận không bị máng ăn che khuất. Tốt nhất nên sử dụng máng uống bằng vật liệu
có độ sáng bóng để hấp dẫn gà tới máng. Tuân thủ cho gà uống nƣớc trƣớc, sau
2 giờ mới cho thức ăn.
3.3.1.9. Thức ăn
Thức ăn đảm bảo giá trị dinh dƣỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh
trƣởng, phát triển của từng giống gà.
Bảng 3.5. Chế độ dinh dƣỡng
Tuần tuổi 0-5 6-8

59
Thành phần
Protein thô (%) 21-22 15,5
ME (kcal/kg) 2900 2700
Canxi (%) 1,1 1,1
Phot pho (%) 0,7 0,7
Lyzin (%) 1,1 0,78
Methionin (%) 0,34 0,3
Đến cuối mỗi giai đoạn cân kiểm tra gà. Nếu không đạt khối lƣợng chuẩn
thì tiếp tục sử dụng loại khẩu phần đang ăn cho tới khi đạt chuẩn.
Trong giai đoạn hậu bị, gà trống và mái nuôi tách riêng ăn thức ăn riêng.
Kiểm soát thức ăn
Thức ăn nuôi gà con phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ về chất lƣợng. Sử dụng
các nguyên liệu mới chất lƣợng tốt, không nấm mốc. Trong điều kiện chăn nuôi với
quy mô lớn nên định kỳ phân tích mẫu thức ăn về các chỉ tiêu giá trị dinh dƣỡng,
độc tố nấm mốc aflatoxin, hàm lƣợng kim loại nặng theo tiêu chuẩn ngành.
- Kỹ thuật cho ăn
Sau khi gà đã đƣợc uống nƣớc 2 giờ thì mới cho chúng ăn.
3.3.1.10. Lượng thức ăn tiêu thụ
Bảng 3.6. Khối lƣợng và thức ăn tiêu thụ đối với gà lông màu
Chỉ tiêu
Khối lƣợng cơ thể Thức ăn tiêu thụ
Tuần tuổi
1 124
2 231
3 351 Tự do
4 499
5 627
6 652 47
7 700 49
8 800 55

Đối với gà con: Cần cho gà ăn nhiều lần trong ngày, lƣợng thức ăn mỗi lần
cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn đƣợc mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm

60
ăn của gà. Mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng để
tận dụng thức ăn cũ.
* Đối với gà hậu bị hƣớng trứng: Ăn hạn chế hàng ngày
* Đối với gà hậu bị hƣớng thịt:
Cách 1: Thƣờng áp dụng với gà nuôi chuồng kín
Giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi: Ăn hạn chế hàng ngày
Giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi: Ngày ăn, ngày nhịn
Cách 2: Thƣờng áp dụng với gà nuôi chuồng hở
Giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi: Ăn hạn chế hàng ngày
Chỉ nên cung cấp một lƣợng thức ăn nhỏ và sẽ cấp bổ sung khi gà ăn hết
thức ăn. Tránh cấp lƣợng thức ăn lớn gà không ăn hết dẫn đến ẩm, hôi làm mất
tính thèm ăn của gà. Hơn nữa thức ăn cho nhiều dẫn đến rơi vãi lẫn với chất độn
chuồng, gây nấm mốc, khi gà ăn vào sẽ độc hại, ảnh hƣởng đến khả năng tăng
khối lƣợng.
3.3.1.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nhu cầu thức ăn
Nhiệt độ môi trƣờng có ảnh hƣởng đến nhu cầu về năng lƣợng duy trì.
Khi nuôi gà trong điều kiện nhiệt độ trên hoặc dƣới 21oC thì có thể điều
chỉnh lƣợng thức ăn hàng ngày: nếu nhiệt độ môi trƣờng thay đổi 1oC thì lƣợng
thức ăn tiêu tốn sẽ thay đổi khoảng 1 tỷ lệ nghịch với thay đổi nhiệt độ.
3.3.1.12. Cắt mỏ gà, móng chân gà
Để hạn chế hiện tƣởng mổ cắn nhau, phải cắt mỏ gà mái và móng chân gà
trống.
Mái: hƣớng thịt cắt lúc 7-8 ngày tuổi, hƣớng trứng lúc 7-10 ngày tuổi (nếu
chuồng hở thì cắt muộn hơn lúc 6-8 tuần).
Trống: chỉ cắt phần sừng chóp nhọn của mỏ và 2 móng chân bên trong lúc
7-8 ngày tuổi.
a. Kỹ thuật cắt mỏ
Dùng máy cắt mỏ chuyên dụng (Debeaker), kích cỡ lỗ cắt theo tuổi của gà.
Ngƣời cắt mỏ đeo găng tay vải để hạn chế nóng từ dao cắt;
Ngƣời hộ lý (nếu cắt mỏ gà lớn) 1 tay cầm chân, tay kia cầm cánh, cố
định gà không giãy.

61
Đặt dao cắt vào vị trí cách mũi khoảng 2 mm (gà con); 5 mm (gà lớn) rồi
nhẹ nhàng ấn dao cắt cả 2 mỏ cho bằng phẳng.
Giữ lƣỡi dao khoảng 2 giây để đốt vết cắt tránh chảy máu và nhiễm trùng.
b. Công tác hộ lý sau cắt mỏ/móng gà
Trƣớc khi cắt mỏ gà 4 - 6 giờ không cho gà ăn.
Trƣớc khi và sau khi cắt mỏ 2 ngày cho uống nƣớc pha thêm vitamin K -
5mg/lit nƣớc. Tăng chiều cao nƣớc trong máng uống và thức ăn trong máng ăn
đến khi vết cắt mỏ liền và bình thƣờng (3 - 4 ngày).
Không đƣợc cắt mỏ/móng gà khi gà không bình thƣờng.
Gà sau khi cắt mỏ, móng đƣợc đƣa trả về chuồng nuôi và tiến hành các
biện pháp hộ lý, chăm sóc đặc biệt nhƣ quy định.
3.3.2. Giai đoạn gà hậu bị (9-20 tuần tuổi)
3.3.2.1. Chọn gà giống lúc 8 tuần tuổi
Chọn những con gà nhanh nhẹn, chân không dị tật đi lại bình thƣờng và
khối lƣợng đảm bảo theo tiêu chuẩn giống.
Mục tiêu trong giai đoạn này là đảm bảo tốc độ tăng trƣởng và phát triển
hợp lý cho phép đạt đƣợc độ đồng đều và thành thục sinh dục tốt. Giảm thiểu sự
biến dị trong đàn để quản lý tốt hơn. Độ đồng đều tốt là yếu tố quan trọng để đạt
đƣợc khối lƣợng cơ thể chuẩn.
3.3.2.2. Mật độ đàn
Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng nuôi, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật
độ đàn nuôi.
Mật độ nuôi vận dụng cho nuôi nền sử dụng chất độn: 6 - 9 con/ m2
Mật độ nuôi trên sàn: 7-11 con/ m2
3.3.2.3. Chế độ chiếu sáng
Giai đoạn này lƣu ý: Không bao giờ tăng thời gian chiếu sáng và cƣờng
độ chiếu sang và thông thƣờng chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên là đủ.
Hai tuần trƣớc khi vào đẻ cần điều chỉnh cƣờng độ ánh sáng trong chuồng
nuôi hậu bị tƣơng thích với cƣờng độ ánh sáng trong chuồng nuôi gà đẻ bằng
cách dùng bóng đèn 75 - 100W.

62
3.3.2.4. Nước uống
Trong giai đoạn này không cho gà uống nƣớc tự do mà cho uống theo tỷ
lệ với thức ăn, thƣờng là 2 nƣớc/1thức ăn vì ăn hạn chế gà đói sẽ uống nƣớc
nhiều gây hiện tƣợng no sinh lý. Tuy nhiên về mùa hè nhiệt độ môi trƣờng cao
cần chú ý cho gà uống nƣớc đủ và cần bổ sung thêm VTM C và chất điện giải để
chống nóng ngay từ đầu giờ sáng.
Kỹ thuật cho uống
Sử dụng chụp nƣớc uống tự động bằng nhựa 8 lít cho 50 con hoặc sử
dụng máng nhựa dài. Tuân thủ cho gà uống nƣớc trƣớc, khi cho thức ăn.
3.3.2.5. Thức ăn nuôi gà
Thức ăn đảm bảo giá trị dinh dƣỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh
trƣởng, phát triển của từng giống gà.
Đến cuối mỗi giai đoạn cân kiểm tra gà. Nếu không đạt khối lƣợng chuẩn
thì tiếp tục sử dụng loại khẩu phần đang ăn cho tới khi đạt chuẩn.
Bảng 3.7. Chế độ dinh dƣỡng cho gà sinh sản lông màu
Tuần tuổi
9-13 14-20
Thành phần
Protein thô (%) 15,5 14,5
ME (kcal/kg) 2700 2600
Canxi (%) 1,1 1,1
Phot pho (%) 0,7 0,7
Lyzin (%) 0,78 0,75
Methionin (%) 0,3 0,3

a. Kiểm soát thức ăn


Thức ăn nuôi gà sinh sản phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ về chất lƣợng. Sử
dụng các nguyên liệu mới, chất lƣợng tốt, không nấm mốc. Nếu nuôi với quy
mô lớn nên định kỳ phân tích mẫu thức ăn về các chỉ tiêu giá trị dinh dƣỡng, độc
tố nấm mốc aflatoxin, hàm lƣợng kim loại nặng theo tiêu chuẩn ngành.
b. Kỹ thuật cho ăn

63
 Đối với gà hậu bị hƣớng trứng: Thực hiện cho ăn hạn chế hàng ngày
 Đối với gà hậu bị hƣớng thịt:
Cách 1: Thƣờng áp dụng với gà nuôi chuồng kín
Giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi: 5 ngày ăn, 2 ngày nhịn/tuần (nhịn
ăn vào thứ Tƣ và Chủ Nhật)
Giai đoạn 13 - 23tuần tuổi: Ăn hạn chế hàng ngày
Cách 2: Thƣờng áp dụng với gà nuôi chuồng hở
Giai đoạn 9 - 23 tuần tuổi: Ăn hạn chế hàng ngày
Điều chỉnh khối lƣợng cơ thể thông qua điều chỉnh lƣợng thức ăn. Trong
giai đoạn này lƣợng thức ăn không đƣợc phép giảm xuống mà phải giữ hoặc
tăng dần theo yêu cầu về khối lƣợng. Phân phối lƣợng thức ăn hiệu quả cho
phép tất cả các cá thể đều tiếp cận máng ăn cùng lúc. Muốn vậy phải cho ăn theo
bữa, thức ăn đƣợc đổ vào nhiều khay để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các
con trong đàn. Trong giai đoạn chăm sóc gà hậu bị cần quan tâm đến mật độ đàn
để đảm bảo diện tích cho gà đi lại ăn uống thoả mái. Khi sử dụng máng tròn thì
điều cần thiết là phải đảm bảo tất cả các cá thể đều có thể tiếp cận với những
điểm cho ăn. Các máng phải đƣợc để cách xa nhau cho các con gà không đan
xen trong khi ăn. Nên cho gà ăn hai bữa trong ngày, cho ăn vào đầu buổi sáng và
cuối ngày, giữ máng ăn rỗng thức ăn ở giữa ngày.Việc cung cấp thức ăn vào
cuối ngày là cần thiết, để cho gà không bị đói vào ban đêm, kích thích sự thèm
ăn và tính ngon miệng vào ban ngày.
Trong giai đoạn này cần lưu ý:
Nên ghi chép số lƣợng thức ăn tiêu thụ, số lƣợng này nên bằng với lƣợng
thức ăn khuyến cáo trong bảng “Lƣợng thức ăn tiêu thụ và thể trọng”, lƣợng
thức ăn ăn vào luôn luôn đƣợc cân đối theo khối lƣợng đạt đƣợc so với chuẩn.
Nếu gà hậu bị cân nặng hơn so với khối lƣợng chuẩn là 100g (là điều bất
thƣờng) thì cần kiểm soát hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong khẩu phần.
Để gà hậu bị đạt khối lƣợng chuẩn và tăng đồng đều: Hàng tuần cân ngẫu
nhiên 3 nhƣng không dƣới 50 con, cân từng con, tất cả những con trong quây.
Căn cứ vào khối lƣợng thực, so với khối lƣợng chuẩn để quyết định lƣợng thức
ăn cho gà ở tuần tiếp theo. Chia đàn gà thành 3 lô theo khối lƣợng: Vƣợt, đạt, hụt

64
khối lƣợng chuẩn. Cứ vƣợt hoặc hụt 10 g khối lƣợng gà thì giảm hoặc tăng 1 g
thức ăn (nhƣng không cho gà ăn thấp hơn mức đang đƣợc ăn).
Kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ
Khi lên kế hoạch lƣợng thức ăn, ta dựa vào khối lƣợng cơ thể trung bình
của toàn bộ đàn gà so với khối lƣợng chuẩn, để hoặc là duy trì hoặc tăng lƣợng
thức ăn. Điều cần thiết là cần trang bị cân thức ăn chính xác để cho phép tính
toán đƣợc lƣợng thức ăn sát thực nhất.
Bảng 3.8. Khối lƣợng và thức ăn tiêu thụ của gà sinh sản lông màu
Chỉ tiêu
Khối lƣợng cơ thể (g) Thức ăn tiêu thụ (g)
Tuần tuổi
9 900 60
10 1000 67
11 1100 75
12 1200 83
13 1300 88
14 1400 92
15 1500 95
16 1600 98
17 1700 103
18 1800 110
19 1850 115
20 1900 115
21 2000 120
22 2100 125
23 2200 125

3.3.3. Giai đoạn gà đẻ (từ 21 tuần tuổi)


3.3.3.1. Chọn gà lên đẻ
Thời điểm chọn 20 -22 tuần tuổi
Đối với con mái: chọn những con nhanh nhẹn, có đầu: tròn, nhỏ; mắt: to,
sáng; mỏ: bình thƣờng; mào và tích tai: đỏ tƣơi; thân hình: cân đối; bụng: phát

65
triển, khoảng cách giữa phần cuối xƣơng lƣỡi hái và xƣơng háng rộng; chân:
sáng bóng; lông: sáng, bóng, mƣợt.
Đối với con trống: chọn những con dáng hùng dũng, thân hình cân đối,
tiếng gáy vang. Mắt to, sáng, mào và tích đỏ tƣơi, mào phải thẳng đứng, răng
cƣa thƣa, đều. Lông cổ, cánh ánh mƣợt, lông đuôi dài. Cánh áp sát vào thân.
Gà trống đƣợc chọn lọc, bắt từng con một, phải đƣợc vận chuyển cùng
thời gian với gà mái, loại thải những con yếu và bị sây sát.
Trong vòng 2 tuần trƣớc khi bắt đầu vào đẻ, gà phải đƣợc chuyển hết sang
chuồng gà đẻ để đủ thời gian phục hồi do ảnh hƣởng stress bởi vận chuyển. Cố gắng
vận chuyển càng nhanh càng tốt, vận chuyển vào thời điểm mát trời, ban đêm...
Thức ăn và nƣớc uống cần có sẵn trong máng trƣớc khi gà vận chuyển tới.
3.3.3.2. Mật độ
Tính chung cho cả gà trống và gà mái cần 3,5 - 4con/m2.
Mật độ thấp áp dụng đối với khí hậu nóng ẩm và nuôi nền.
Mật độ cao áp dụng mùa lạnh khô, nuôi trên sàn.
Nếu nuôi với số lƣợng gà lớn, để duy trì mật độ nuôi nên chia thành các ô
nuôi từ 300-500con/ô. Điều này sẽ tránh dồn gà vào các đầu chuồng có thể gây
nên mật độ cục bộ không đồng đều trong chuồng.
3.3.3.3. Bố trí máng ăn, máng uống
Nếu máng ăn, máng uống đủ và bố trí đều thì sẽ giảm thiểu hiện tƣợng mổ
cắn nhau.
Đối với mùa nóng, nhiệt độ môi trƣờng cao phải cung cấp nhiều máng ăn,
máng uống hơn so với mùa lạnh, khô.
Nhu cầu máng ăn Mùa nóng Mùa lạnh
+ Máng dài (cm/con) 12 10
+ Máng tròn (máng/100con) 6 5
Nhu cầu máng uống: Mùa nóng Mùa lạnh
+ Máng dài (cm/con) 6 5
+ Máng treo (con/máng) 50 70
+ Máng núm (con/núm) 6 8
3.3.3.4. Nước uống

66
Cơ thể gà chỉ dự trữ một lƣợng nƣớc rất nhỏ, tuy nhiên nhu cầu nƣớc uống
của gà rất lớn giúp gà tiêu hoá thức ăn và kích thích gà ăn tốt hơn. Vì vậy cần
cấp đầy đủ nƣớc sạch cho gà uống nƣớc tự do. Khối lƣợng nƣớc dự kiến bằng
1,5 đến 2 lần lƣợng thức ăn.
3.3.3.5. Thức ăn
Nên áp dụng khẩu phần ăn gà đẻ ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ. Khi
vận chuyển gà tới do bị stress lƣợng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm. Vì vậy trong giai
đoạn đầu cần thức ăn mới, tƣơi ngon, hàm lƣợng dinh dƣỡng có thể cao hơn để
gà tiếp tục phát triển khi tiêu thụ ít thức ăn.
Lƣợng thức ăn hàng ngày căn cứ vào tỷ lệ đẻ của gà, nên có thức ăn và
máng ăn cho gà trống và gà mái riêng.
Bảng 3.9. Chế độ dinh dƣỡng của gà lông màu
Tuần tuổi
21-25 > 25
Thành phần
Protein (%) 16,5 17 - 17,5
Năng lƣợng (kcal/kg) 2750 2750
Canxi (%) 2,7 - 2,75 3,2 - 3,5
Phot pho (%) 0,45 - 0,48 0,6 - 0,65
Lizin (%) 0,75 - 0,8 0,84 - 0,95
Methionin (%) 0,35 - 0,38 0,35 - 0,38

3.3.3.6. Chăm sóc gà trống


Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái. Gà trống bắt đầu đạp mái từ
21 tuần tuổi. Cần giảm số lƣợng gà trống vào giai đoạn 32 tuần tuổi bởi lẽ lúc
này gà trống đã thành thục và đạp mái quá nhiều. Tỷ lệ ghép trống/mái thƣờng
từ 1/8 - 1/10.
Cần quan sát kỹ những con gà trống, loại bỏ ngay những con ngả mào, yếu.
Đặc biệt những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ vì đây
là những con nhút nhát không đạp mái chỉ gây cản trở và có thể làm bẩn, vỡ trứng
trong ổ.
3.3.3.7. Ổ đẻ
Ổ đẻ phải đƣợc phân bố đều trong chuồng nuôi.

67
Số lƣợng ổ đẻ cho 5 mái/ổ để tránh gà chen lấn làm vỡ trứng.
Đặt ổ đẻ ở chỗ ít ánh sáng, ít tiếng động và đảm bảo thông thoáng.
Nên dùng phoi bào hoặc trấu khô sạch để lót ổ đẻ.
3.3.3.8. Kiểm tra huyết thanh với kháng nguyên bạch lỵ đàn bố mẹ (áp dụng
cho chăn nuôi với quy mô trang trại)
Trƣớc khi lấy thay đàn đàn bố mẹ phải đƣợc kiểm tra huyết thanh với
kháng nguyên bạch lỵ để đánh giá mức độ sạch bệnh của đàn bố mẹ, đảm bảo tỷ
lệ âm tính từ 95 - 100 . Khi đó mới đƣợc lấy trứng ấp.
3.3.3.9. Thu nhặt và bảo quản trứng giống
* Thu nhặt trứng
Việc thu nhặt trứng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên 2 - 4 lần/ngày.
Đựng trứng vào khay hoặc thúng, rổ để nơi thoáng mát
Không nên để trứng quá 7 ngày
* Bảo quản trứng trong điều kiện tự nhiên
Để nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, tiện đảo trứng. Dùng khay thúng hoặc
mẹt, rổ để đựng. Xếp trứng nằm ngang hoặc nghiêng, đảo trứng mỗi ngày 1 lần.
3.3.3.10. Ấp bóng của gà
Những trƣờng hợp sau là nguyên nhân tạo cho gà ấp bóng:
Nhiệt độ cao
Thông gió kém
Quá ít ổ đẻ
Đẻ trứng dƣới nền
Không thƣờng xuyên nhặt trứng trong ổ đẻ
Chất lƣợng thức ăn kém
Tiêu thụ thức ăn thấp
Nƣớc uống không hợp lý (quá xa...)
Có thể cai ấp bằng cách tách riêng gà ấp bóng, tăng cƣờng dinh
dƣỡng và nƣớc uống, chƣơng trình chiếu sáng không thay đổi...
Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (nhƣ giá
số lƣợng gia cầm, lƣợng thức ăn tiêu thụ, số lƣợng trứng, trứng giống,…)

Bảng 3.10. Theo dõi ghi chép hàng ngày

68
Ngày, Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Tình Số lƣợng
tháng, gia cầm thức ăn trứng trứng giống trạng gia loại thải,
năm (con) (kg) (quả) (quả) cầm chết (con)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Bảng 3.11. Theo dõi mua thức ăn


Ngày, tháng, Tên thức Số lƣợng Đơn giá Tên ngƣời, cửa hàng/đại
năm ăn (kg) (đồng/kg) lý bán và địa chỉ
(1) (2) (3) (4) (5)

Bảng 3.12. Theo dõi mua gia cầm giống


Ngày tháng năm Số lƣợng mua Cơ sở bán Giống gia cầm Ghi chú
(con)

Bảng 3.13. Theo dõi xuất bán trứng/trứng giống gia cầm
Ngày, tháng, năm Số lƣợng (quả) Tên ngƣời mua, địa Tên ngƣời bán
(1) (2) chỉ (4)
(3)

3.4. Quản lý dịch bệnh


Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.5 của chƣơng 1
3.5. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trƣờng
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.6 của chƣơng 1
3.6. Quản lý nhân sự
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.7 của chƣơng 1. Tuy nhiên, định mức
đối với gà sinh sản cụ thể nhƣ sau:

69
Đối với các trang trại nuôi gà sinh sản chuồng hở thƣờng quy định 1 lao
động làm bán thời gian quản lý từ 1.000 - 3.000 gà, còn làm toàn phần thời gian
thì quản lý 3.000 - 5.000 gà.
Đối với các trang trại nuôi gà sinh sản chuồng kín quy mô vừa và lớn
thƣờng quy định 1 lao động làm bán thời gian quản lý từ 3000 - 5.000 gà, còn
làm toàn phần thời gian thì quản lý 6.000 - 10.000 gà.
3.7. Phƣơng pháp đánh giá
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.8 của chƣơng 1

70
Chƣơng 4
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VỊT BỐ MẸ
VÀ VỊT THƢƠNG PHẨM

4.1. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG


4.1.1. Mục tiêu
Biết cách chăm sóc, nuôi dƣỡng và phòng bệnh cho vịt bố mẹ và vịt thịt
thƣơng phẩm ở các giai đoạn tuổi khác nhau.
4.1.2. Yêu cầu
4.1.2.1. Yêu cầu đối với sinh viên
- Trƣớc khi đi TTNN: Sinh viên đã học xong các học phần cơ sở ngành và
học phần Chăn nuôi gia cầm, đƣợc nghe nội quy, quy định, đƣợc giảng viên tập
huấn các kỹ năng nghề và kỹ năng mềm (có bản yêu cầu kỹ năng nghề kèm theo
tại phụ lục).
- Trong khi đi TTNN: Đọc tài liệu, thực hiện các thao tác nghề, viết nhật
ký thực tập hàng ngày, thảo luận nhóm, học hỏi trao đổi với kỹ sƣ và chủ trại gia
cầm, thƣờng xuyên báo cáo với giảng viên hƣớng dẫn (ít nhất là 1 lần/tuần).
- Sau khi đi TTNN: Sinh viên viết báo cáo và gửi cho giảng viên hƣớng
dẫn góp ý, hoàn thành báo cáo trong 1 tuần kể từ khi hết thời gian TTNN, bảo vệ
trƣớc Hội đồng về kết quả TTNN.
4.1.2.2. Yêu cầu đối với giảng viên
Tập huấn cho sinh viên trƣớc khi đi TTNN: nội quy, quy định, kỹ năng
nghề và kỹ năng mềm (có bản yêu cầu kỹ năng nghề kèm theo tại phụ lục).
4.1.3. Địa điểm và thời gian thực tập
Trang trại chăn nuôi gà sinh sản > 1.000 vịt.
5 tín chỉ (300 tiết, 38 ngày).
4.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO CHĂN NUÔI VỊT BỐ MẸ VÀ VỊT
THƢƠNG PHẨM
4.2.1. Chuồng trại
Thiết kế chuồng cho 1300 vịt mái đẻ +260 vịt trống (tỷ lệ trống/mái = 1/5).

71
Mật độ: 1m2 / 2 vịt mái.
Diện tích chuồng: Chiều dài: 55 m, chiều rộng: 12 m, chiều cao tối thiểu: 2,5 m
Với diện tích 55×12 m2, thì ta thiết kế làm 2 khu riêng biệt:
o Khu vực nuôi vịt: 52×12 m2.
o Khu vực thay bảo hộ lao động (đầu chuồng): 3×12 m2.
Với khu vực nuôi vịt 52×12 m2 (chiều rộng 12 m), thì ta thiết kế:
o Khu vực đẻ: 52×2 m2.
o Khu vực nền trấu: 52×8 m2.
o Khu vực uống nƣớc: 52×2 m2.
Bốn bức tƣờng bao xung quanh chuồng nên làm bằng lƣới mắt cáo để
ngăn chim và có bạt chống mƣa (có thể nâng lên hạ xuống đƣợc).
Mái nhà nên làm bằng tôn cách nhiệt để đảm bảo sự chắc chắn và sử dụng
lâu dài.
Hệ thống ổ đẻ đƣợc lắp ráp khi vịt đƣợc 19 hoặc 20 tuần tuổi.

Hình 4.1. Thiết kế khu vực đầu chuồng nuôi (nhìn từ trên xuống)

72
1
6 0 9
7 8

Hình 4.2. Thiết kế khu vực nuôi (nhìn ngang từ phía cuối chuồng)
Giải thích ký hiệu:
o Mũi tên chỉ hƣớng đi vào chuồng nuôi.
o 1: Vị trí đặt khay sát trùng ủng.
o 2: Vị trí treo quần áo bảo hộ ngoài chuồng.
o 3: Vị trí treo quần áo bảo hộ trong chuồng.
o 4: Bồn nƣớc rửa tay.
o 5: Khu vực ngăn trấu, có thể chất cám hằng ngày hoặc để dụng cụ.
o 6: Khu uống nƣớc.
o 7: Lối từ nền trấu lên khu vực: uống nƣớc.
o 8: Khu ăn (nền trấu).
o 9: Ổ đẻ (nền trấu)
4.2.2. Chuẩn bị chuồng trại, trang thiết bị trƣớc khi nhập vịt
Chìa khóa thành công trong việc nuôi vịt giống bố mẹ là có chƣơng trình
quản lý đàn giống hiệu quả bắt đầu từ trƣớc khi đàn vịt giống về đến trại.
Công tác vệ sinh thú y và phun sát trùng chuồng trại, thiết bị chăn nuôi là
vô cùng cần thiết. Công việc sát trùng lần 2 phải đƣợc hoàn thành trong khoảng
thời gian dự kiến 3 ngày trƣớc khi vịt con đến.
Vận chuyển đàn vịt giống về trại bằng xe đảm bảo về nhiệt độ, thông
thoáng, đã khử trùng và vệ sinh sạch sẽ. Vận chuyển vịt về trại và cho vào
chuồng nuôi càng sớm càng tốt.

73
Con trống cần nuôi tách biệt hoàn toàn với con mái trong 17 tuần tuổi đầu
để đạt kết quả tốt nhất và đƣợc đánh dấu từ một ngày tuổi để tránh nhầm lẫn với
con mái.
Lớp trấu độn chuồng phải đều, phẳng, dày khoảng 2 - 3 cm để tránh mất
nhiệt và cản trở vịt con trong quá trình tìm thức ăn, nƣớc uống.
Chuồng úm phải kín tránh vịt con bị lạnh. Tuy nhiên phải lƣu ý độ thông
thoáng theo từng ngày tuổi.
Bắt đầu sƣởi ấm chuồng úm khoảng 24h trƣớc khi vịt đến (tùy thuộc vào
thời tiết nóng hay lạnh).
4.2.3. Yêu cầu về máng ăn và cách sử dụng cho vịt
Dụng cụ cho ăn phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
Cứng cáp, bền, vững vàng, không bị lật đổ.
Thiết kế đúng về hình dáng, kính cỡ, phù hợp với lứa tuổi vịt.
Chống vịt làm rơi vãi, bẩn thức ăn .
Vịt dễ phát hiện, dễ tập ăn.
Các kiểu máng ăn:
Khay
Máng ăn Máng đổ tay  Máng dài, tròn
 Máng tự động Máng dài, tròn
Bảng 4.1. Định mức sử dụng máng ăn cho vịt
Dụng cụ Định mức sử dụng
Khay ăn tròn, đƣờng 40-50 con/ khay cho 2 ngày tuổi đầu
kính 35 cm
Máng ăn tròn đổ tay - 9,5 mm/con giai đoạn úm
- 16 mm/con giai đoạn sinh trƣởng và kết thúc
Máng ăn dài đổ tay - 9,5 mm/con giai đoạn úm
- 16 mm/con giai đoạn sinh trƣởng và kết thúc
Máng ăn tròn tự động - 12 mm/con giai đoạn úm
- 25 mm/con giai đoạn sinh trƣởng và kết thúc
Lưu ý:
Máng ăn luôn treo, kê, đặt sao cho gờ miệng máng ngang lƣng vịt;

74
Lƣợng thức ăn không quá 1/3 chiều cao vành máng;
Thức ăn cho vào máng theo bữa và không tồn dƣ qua đêm.

50 cm

R= Đ kính

Ví dụ: Đƣờng kính vành máng của máng ăn tròn bên trên là 50 cm
Chu vi vành máng sẽ = 50 x 3,14 = 157 (cm)
Nếu dùng nuôi vịt, ngan thịt thì định mức là 1,6 cm/con
Số vịt, ngan/máng ăn này sẽ là: 157 (cm) : 1,6 = 98 (con)

Hình 4.3. Một loại máng ăn đổ tay dùng cho vịt

75
Hình 4.4. Máng ăn đặt ngoài chuồng Hình 4.5. Khay ăn và máng
cho vịt nuôi bán chăn thả ăn cho vịt nuôi giai đoạn úm

Hình 4.6. Máng ăn tròn tự động cho vịt

76
4.2.4. Yêu cầu của máng uống và cách sử dụng cho vịt
Vịt có nhu cầu nƣớc uống và làm mát rất lớn, khoảng 1,5 đến 5,0
lít/con/ngày. Vì thế phải có sự chuẩn bị và cung cấp chu đáo, đầy đủ nguồn nƣớc
sạch, mát cho chúng.
Trong chăn nuôi vịt thịt, phải cho uống nƣớc trƣớc khi ăn;
Lƣợng nƣớc tiêu thụ của vịt thịt phụ thuộc vào lƣợng thức ăn ăn vào và
nhiệt độ môi trƣờng: Ăn nhiều, nhiệt độ môi trƣờng cao thì uống nhiều nƣớc.
Máng uống cho vịt phải đáp ứng đƣợc yêu cầu sau:
Bền, vững chắc, dễ cọ rửa, vệ sinh, khử trùng;
Dễ đổ nƣớc vào máng;
Hạn chế vịt làm bẩn nƣớc, làm rơi vãi nƣớc ra nền chuồng;

Hình 19. Máng uống tròn đổ Hình 20. Máng uống tròn tự động,
Máng uống tròn đổ tay và
Hình 4.7. tay tự chuông
hình động cho vịt

Đảm bảo mật độ (số con/máng) tùy theo tuổi vịt và loại dụng cụ cho uống
nhƣ khuyến cáo ở bảng dƣới đây:
Bảng 4.2. Định mức sử dụng máng uống cho vịt
Dụng cụ Định mức sử dụng
Máng uống tròn loại 1,5 - 2 lít 50 - 100 con/1 máng cho 2 ngày đầu tiên
Máng uống tròn tự động 13 mm chu vi vành máng/con
Máng uống dài đổ tay 13 mm/con
Núm uống + chén hứng 10 con/núm uống

77
4.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
4.3.1. Kỹ thuật nuôi vịt hậu bị
4.3.1.1. Giai đoạn bắt đầu - úm vịt (1 - 14 ngày tuổi)
a. Những điều cần lưu ý
14 ngày đầu tiên là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong vòng
đời của vịt. Vì vậy, cần chú ý đến 4 yếu tố cơ bản quan trọng: Thức ăn, nƣớc
uống, nhiệt độ và chất lƣợng không khí.
Thức ăn và nƣớc uống phải luôn mới, sạch sẽ và đầy đủ. Trong chuồng
nuôi không có mùi hôi, mùi thuốc sát trùng.
Thƣờng xuyên kiểm tra để đảm bảo đèn úm, thiết bị sƣởi làm việc tốt.
Trƣớc khi lấy vịt ra khỏi hộp carton hoặc sọt nhựa cần chú ý ký hiệu trên
hộp để tránh lẫn lộn vịt trống và mái. Chia đều vịt trong các ô úm. Tránh để chất
đống các hộp lên nhau sẽ gây ngộp cho vịt.
Vịt con phải đƣợc cho uống ngay khi thả vào ô úm.
Nên cho ăn sau khi nhập vịt 2h.
Kiểm tra vịt vào thời điểm 2h sau khi thả vào ô úm để đảm bảo vịt con
thích nghi đƣợc với nhiệt độ.
Dấu hiệu nhận biết vịt thích nghi không tốt trong điều kiện úm: Vịt tập
trung thành từng nhóm dƣới đèn úm (nhiệt độ đèn úm không đủ ấm) hoặc vịt
tránh xa đèn úm (nhiệt độ úm quá nóng).

Hình 4.8. Ảnh hƣởng của nhiệt độ quây úm đến sự phân bố vịt con
Hình 23. Ảnh hưởng của nhiệt độ quây úm đến sự phân bố vịt, ngan con trong quây

78
Khi kiểm tra diều vịt, ta thấy, nếu diều vịt quá cứng tức vịt con chỉ lấy
đƣợc thức ăn chứ không uống đƣợc nƣớc; còn nếu, diều vịt căng mềm chỉ chứa
toàn nƣớc, tức vịt con không tìm đƣợc thức ăn.
Vịt thích nghi tốt với điều kiện úm khi có những biểu hiện nhƣ là: Vịt vận
động tản đều trong ô úm; khi kiểm tra diều vịt, ta cảm nhận sự mềm dẻo của các
chất chứa trong diều, điều này giải thích rằng vịt con tìm đƣợc thức ăn và nƣớc
uống rất tốt.
b. Chương trình ánh sáng
Bảng 4.3. Chƣơng trình ánh sáng trong giai đoạn úm vịt
Tuổi (ngày) 1 2 3 4 5 6 7 8-14
Cƣờng độ (lux) 50-60 50-60 50-60 50-60 50-60 50-60 50-60 20-40
Thời gian (giờ) 23 22 21 20 19 18 17 17

Bảng 4.4. Chƣơng trình ánh sáng trong giai đoạn 15 ngày đến 16 tuần tuổi
Tuần tuổi 3 - 4 tuần 5 - 6 tuần 7 - 8 tuần
Cƣờng độ 20 - 40 lux 10 - 20 lux 5 - 10 lux
Thời gian 17 giờ 17 giờ 17 giờ

Từ 9 - 17 tuần tuổi sử dụng ánh sáng tự nhiên (tắt điện ban đêm).
Từ 18 tuần tuổi thời gian chiếu sáng 17h/ ngày cƣờng độ 20 lux.
c. Chương trình nhiệt độ
Tính số lƣợng đèn tùy thuộc vào nhiệt độ trong trại.
Nhiệt độ yêu cầu:
Bảng 4.5. Nhiệt độ yêu cầu trong giai đoạn úm vịt con
Ngày tuổi 1-4 5-8 >9
Nhiệt độ khu vực úm 28-30ºC 28ºC 23-28oC

d. Nước uống
Trong chăn nuôi vịt thịt, phải cho uống nƣớc trƣớc khi ăn;
Sử dụng bình gallon màu trắng cho vịt con uống nƣớc. Tỷ lệ 1 bình/50 -
100 vịt con. Khoảng 5 ngày tuổi thay thế dần bằng máng tự động hình chuông
màu đỏ, máng vầy, máng dài tự chế bằng nhựa PVC.

79
Lựa chọn máng nƣớc có chiều cao phù hợp với vịt con.
Xếp đặt máng nƣớc về một bên, máng thức ăn về một bên và cách xa đèn
úm, thiết bị sƣởi (đặc biệt là máng nƣớc).
e. Phương pháp cho ăn
Tuần tuổi đầu tiên ta cho vịt ăn bằng máng ăn dẹp (khay tròn màu vàng),
mỗi máng cho từ 50 - 60 vịt. Từ tuần thứ 2 trở về sau, ta chuyển dần qua máng
ăn dành cho vịt lớn, đối với máng tròn phải đảm bảo 6 cm/mái và 7 cm/trống,
đối với máng dài phải đảm bảo 10 cm/vịt.
Hệ thống máng ăn nên thiết kế sao cho có thể nâng lên hạ xuống đƣợc, để
thuận tiện cho quá trình kiểm soát thức ăn của chúng.
Phƣơng pháp cho ăn.
Giai đoạn từ 1 đến 56 ngày tuổi, thức ăn sử dụng là thức ăn vịt con - giai
đoạn 1. Nuôi tách riêng vịt trống và vịt mái lúc 4 ngày tuổi.
3 ngày tuổi đầu tiên cho vịt con ăn tự do - ăn thoải mái. Từ ngày thứ 4 trở
về sau, khẩu phần ăn hàng ngày của vịt phải đƣợc “kiểm soát và thay đổi từng
ngày”. Việc tăng thức ăn hàng ngày phải đƣợc căn cứ vào trọng lƣợng trung
bình của vịt đƣợc cân vào thời điểm 7 ngày tuổi.
Bảng 4.6. Định mức ăn cho vịt từ 1 - 56 ngày tuổi (8 tuần tuổi)
Số bữa
Ngày tuổi Vịt trống Vịt mái Ghi chú
ăn/ ngày
1 Ăn tự do Ăn tự do
2
3
4 21 19 4
5 27 24
6 32 29
7 37 34 Cân định kỳ
8 44 38 3
9 51 43 3
10 58 50 3
11 65 54 3
12 72 59 3
13 79 64 3
14 85 69 3 Cân định kỳ
15 90 74 2
16 95 78 2

80
Số bữa
Ngày tuổi Vịt trống Vịt mái Ghi chú
ăn/ ngày
17 100 83 2
18 105 87 2
19 110 92 2
20 115 96 2
21 120 101 2 Cân định kỳ
22 127 106 1
23 134 111 1
24 136 111 1
25 136 111 1
26 136 113 1
27 136 113 1
28 136 113 1 Cân định kỳ
29 136 113 1
30 136 113 1
31 136 113 1
32 136 113 1
33 136 113 1
34 136 113 1
35 136 113 1 Cân định kỳ
36 136 113 1
37 136 113 1
38 136 113 1
39 136 113 1
40 136 113 1
41 136 113 1
42 136 113 1 Cân định kỳ
43 138 115 1
44 138 115 1
45 138 115 1
46 138 115 1
47 138 115 1
48 138 115 1
49 138 115 1 Cân định kỳ
50 139 115 1
51 139 115 1
52 139 115 1
52 139 115 1
54 139 115 1
55 139 115 1
56 139 115 1 Cân định kỳ

81
4.3.1.2. Giai đoạn tăng trưởng từ 56 ngày (8 tuần) đến 16 tuần tuổi
a. Những điều cần lưu ý
Đây là giai đoạn kiểm soát trọng lƣợng vịt. Mục đích nhằm đạt đƣợc khối
lƣợng chuẩn với mức độ đồng đều cao (uniformity > 70 ).
Quản lý khẩu phần ăn hàng tuần để đạt đƣợc trọng lƣợng chuẩn.
Lƣợng thức ăn trong giai đoạn này căn cứ vào khối lƣợng cơ thể để quyết
định. Vì vậy, cần cân vịt hàng tuần một cách chính xác để tính lƣợng thức ăn cho
tuần tiếp theo.
Chƣơng trình ánh sáng và thông gió:
o Nên thiết kế hệ thống quạt gió để đảm bảo không khí lƣu thông tốt
trong chuồng.
o Ánh sáng: sử dụng ánh sáng tự nhiên.
b. Nước uống
Nƣớc cho vịt uống phải sạch sẽ và đầy đủ.
Mỗi ngày 2 lần, phải vệ sinh chùi rữa máng uống sạch sẽ.
Bốn loại máng uống thông dụng:
o Máng uống hình chuông: 1 máng cho 100 vịt.
o Núm uống: 1 núm cho 6 vịt.
o Máng uống hình tô: 1 máng cho 100 vịt.
o Máng dài (tự chế từ ống nƣớc PVC).
c. Phương pháp cho ăn
Giai đoạn vịt từ 8 tuần đến 19 tuần tuổi.
o Khẩu phần thức ăn của vịt đƣợc thay đổi từ theo ngày sang theo tuần.
o Giai đoạn vịt từ 8 đến 19 tuần tuổi, thức ăn sử dụng là thức ăn giai
đoạn 2. Cho ăn 1 bữa/ ngày.
Bảng 4.7. Định mức thức ăn g/vịt/ngày từ 8 tuần tuổi đến 19 tuần tuổi
Tuần tuổi 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
Vịt trống 139 139 141 144 146 149 151 156 158
130 130 134
Vịt mái 115 116 116 117 117 119 119 121 121

82
o Có thể thay đổi định mức này dựa trên trọng lƣợng trung bình thực tế
của vịt mỗi tuần.
4.3.1.3. Giai đoạn chuẩn bị đẻ (17 - 19 tuần)
a. Những điều cần lưu ý
Đây là giai đoạn phát triển hệ sinh dục của cả vịt trống và mái. Vì vậy, ta
cần pha trống mái vào thời điểm 18 tuần tuổi để kích thích hệ sinh dục của vịt
phát triển. Vì vậy cần chú ý:
Duy trì hoặc tăng lƣợng thức ăn để đảm bảo trọng lƣợng vịt tăng theo
trọng lƣợng chuẩn.
Tránh tình trạng giữ nguyên hoặc giảm khối lƣợng vịt.
Mức độ đồng đều của đàn phải đạt tối thiểu 80 .
b. Chương trình ánh sáng và nhiệt độ
Nếu vịt đƣợc nuôi trong vùng có điều kiện khí hậu quá nóng, nhiệt độ
trung bình trong chuồng nuôi cao hơn 30oC, thì trong giai đoạn này, ngoài hệ
thống quạt gió, ta cần thiết kế thêm hệ thống phun sƣơng để làm mát vịt.
c. Nước uống
Nƣớc cho vịt uống phải sạch và đầy đủ.
Giai đoạn này chúng ta nên thay đổi máng uống hình chuông sang máng
uống dài, để tạo sự thoải mái nhất cho vịt khi lên đẻ.
d. Phương pháp cho ăn
Thức ăn sử dụng là cám giai đoạn 3.
4.3.2. Kỹ thuật nuôi vịt giai đoạn đẻ
(Giai đoạn này từ 20 tuần tuổi đến kết thúc đàn giống).
4.3.2.1. Yêu cầu chuồng trại
Tổ đẻ phải có sẵn để đƣa vào trại trƣớc tuần 20.
Khu vực tổ đẻ đƣợc lấp đặt ở phía đối diện với khu uống.
Thiết kế hệ thống tổ đẻ phải có rào ngăn và cửa ra vào, để ngăn ngừa đặc
tính ấp tự nhiên của vịt mái, đồng thời giữ sạch trứng ấp.
Đối với chuồng rộng 12 m, thì khu đẻ rộng khoảng 2m.
Kích thƣớc cho một tổ đẻ: 45×33×32 cm cho 4 đến 5 vịt mái.
Thƣờng xuyên thêm trấu vào tổ đẻ đảm bảo trấu sạch, khô.

83
Đối với khu vực có nhiệt độ quá nóng cần thiết kế thêm hệ thống quạt gió
và phun sƣơng để đảm bảo sự thông thoáng không khí trong chuồng và tạo sự
thoải mái cho vịt.
4.3.2.2. Quản lý về thức ăn
Khi vịt đƣợc 20 tuần tuổi, ăn thức ăn đối với vịt đẻ
Định mức thức ăn g/vịt/ngày cho vịt từ 20 đến 27 tuần tuổi:
Bảng 4.8. Định mức thức ăn cho vịt từ 20 đến 27 tuần tuổi
Tuần tuổi 20 21 22 23 24 25 26 27
gam/vịt/ngày 152 152 162 172 182 192 202 212

Thời điểm này vịt ăn rất chậm, vì vậy cần chú ý tạo cảm giác thoải mái
nhất, cám ăn luôn luôn mới để kích thích vịt tiêu thụ lƣợng thức ăn nhiều nhất.
Khi thấy vịt tiêu thụ quá chậm một lƣợng thức ăn trong ngày (trên 5 giờ
kể từ lúc đổ cám, mới hết lƣợng cám ăn trong ngày). Ta phải thay đổi chế độ ăn,
bằng cách chia khẩu phần ăn trong ngày thành 2 phần (tức một ngày cho ăn 2
lần) để đảm bảo thức ăn luôn mới, có thể kích thích vịt ăn nhiều hơn.
Sau 27 tuần, khi tỷ lệ đẻ trên 80 thì cho ăn theo nhu cầu ban ngày nhƣng
không vƣợt quá 240g/con/ngày.
4.3.2.3. Xử lý trứng
Thu trứng: Tỷ lệ ấp nở tối đa, chất lƣợng vịt con tốt chỉ có thể đạt đƣợc
khi trứng đƣợc bảo quản ở điều kiện tốt nhất từ khi đẻ đến khi đặt vào máy ấp.
Nếu xử lý không đúng, tỷ lệ nở sẽ thấp.
Rửa tay sạch sẽ trƣớc và sau khi thu trứng.
Khi thu trứng, tránh tạo ra những vết nứt dù nhỏ nhất cho vỏ trứng. Tránh
trứng bị dơ, ƣớt. Nếu trứng bị ƣớt hoặc quá dơ thì không ấp đƣợc. Nếu trứng dơ
ít có thể dùng bùi nhùi khô sạch chà nhẹ, không đƣợc rửa.
Trứng thu đƣợc cần đặt vào khay trứng, phải hạn chế sử dụng rổ hay xô
nhựa để đựng vì khi xếp lên nhau sẽ gây vỡ, nhiễm bẩn. Nếu sử dụng rổ để đựng
trứng, phải sử dụng rổ có lỗ nhỏ, thƣa để đảm bảo sự thông thoáng cho từng quả
trứng.
* Phân loại trứng:
Xếp trứng cần thật cẩn thận để tránh vỏ trứng bị nứt.

84
Loại những quả trứng không ấp đƣợc: Trứng bị bẩn, trứng nứt, trứng nhỏ,
trứng hai lòng, vỏ trứng kém chất lƣợng, trứng méo mó, thô ráp.
Cần đặt quả trứng cẩn thận vào khay với đầu nhỏ hƣớng xuống dƣới.
Phòng xử lý trứng phải sạch sẽ, khô ráo.
Phòng bảo quản trứng nên lắp máy lạnh đảm bảo nhiệt độ từ 18 đến 20oC.
4.3.3. Chƣơng trình vắc xin
Chỉ chủng ngừa vắc xin trên đàn vịt khỏe mạnh.
Vắc xin phải thực hiện đúng lịch, đúng liều lƣợng và đúng vị trí tiêm.
Một ngày trƣớc và sau chủng vắc xin, cho vịt uống thuốc bổ.
Bảng 4.9. Chƣơng trình vắc xin cho vịt bố mẹ
Ngày tuổi Vắc xin, thuốc kháng sinh và cách dùng
0-3 Viêm gan vịt: nhỏ miệng, cho uống hoặc tiêm 0,2ml/con
1-3 Phòng nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đƣờng ruột và chống các Stress bằng
các kháng sinh nhƣ Ampicillin, Amoxcoli, gentatylo…. Và thuốc bổ VTM
B1, ADE, MKV- Grawth new, CL- Oresol Austfeed, CL men tiêu hóa …
7 Dịch tả vịt lần 1 tiêm dƣới da cổ hoặc cánh
12 H5N1 chủng Re5 lần 1 tiêm dƣới da hoặc trong cơ
Bổ sung vitamin, kháng sing phòng bệnh và chống stress sau tiêm phòng
17 Viêm gan vịt lần 2
25 Tụ huyết trùng (trƣớc và sau tiêm không dùng kháng sinh)
33 H5N1 lần 2
40 Dịch tả vịt lần 2
50-140 Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định ký 1-2 tháng/lần,
liệu trình 3-5 ngày
150 H5N1 lần 3
Viêm gan vịt lần 3
160 Dịch tả vịt lần 3
Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1-2 tháng/lần liệu trình
3-5 ngày trong thời kỳ đẻ trứng.
Sau khi Vịt đẻ đƣợc 4-5 tháng tiêm phòng vắc xin H5N1 lần 4
đẻ 4-6 Vịt đẻ 5-6 tháng tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt và viêm gan vịt lần 4
tháng Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1-2 tháng/lần

4.3.4. Một số lƣu ý trong quá trình nuôi


4.3.4.1.Kỹ thuật cân vịt

85
Trong quá trình nuôi vịt giống bố mẹ, cứ 7 ngày (kể từ ngày nhập vịt),
chúng ta phải cân vịt một lần để biết khối lƣợng trung bình của đàn vịt đang
nuôi, thông qua số liệu này chúng ta sẽ khống chế khối lƣợng vịt theo khối
lƣợng chuẩn.
Trong giai đoạn úm (1 - 14 ngày), có thể cân vịt theo mã, mỗi mã 10 con,
cân khoảng 10 tổng đàn.
Giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi, vây vịt vào ô nhỏ, ƣớc lƣợng
khoảng 10 đàn (tối thiểu 50 con), cân toàn bộ vịt có trong ô, cân từng con kể
cả con nhỏ.
Tính khối lƣợng trung bình và độ đồng đều của tất cả các con đƣợc cân.
Vẽ sơ đồ trọng lƣợng cơ thể bình quân lên biểu đồ tăng khối lƣợng của
công ty Grimaud Việt Nam.
Căn cứ vào biểu đồ tăng trọng để quyết định thức ăn cho những ngày sau.
4.3.4.2. Độ đồng đều vịt
Đàn vịt giống đồng đều sẽ dễ quản lý và sinh sản nhiều trứng ấp đƣợc tính
trên một mái hơn so với đàn không đồng đều. Vì vậy, cần chú ý đảm bảo độ
đồng đều trong đàn cao.
* Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ đồng đều:
Mùi thuốc sát trùng trong chuồng nuôi, mùi amoniac.
Nhiệt độ trong chuồng nuôi quá khắc nghiệt: quá lạnh hoặc quá nóng.
Nguồn nƣớc không đủ cho vịt uống.
Mật độ vịt không đúng, thiếu máng ăn, máng uống.
Thời gian cho ăn không đều đặng.
Bệnh truyền nhiễm, ký sinh, nấm,…
* Xử lý đàn vịt giống có độ đồng đều thấp
Kiểm tra xem đàn giống có gặp phải một trong các yếu tố làm ảnh hƣởng
đến độ đồng đều hay không. Nếu có thì khắc phục ngay.
Lựa chọn, phân loại những con có khối lƣợng cơ thể nhỏ cho vào ô cách
ly để cho ăn riêng. Khi nào khối lƣợng đạt tiêu chuẩn thì nhập lại.
4.3.4.3. Các thông số kỹ thuật cài đặt dành cho chuồng kín (lạnh)

86
Việc cài đặt các thông số vận hành cho quạt, bơm nƣớc cho dàn lạnh, đèn
úm hay lò sƣởi ga là nhằm mục đích kiểm soát nhiệt độ, tốc độ gió và độ ẩm bên
trong chuồng nuôi, tạo ra môi trƣờng tốt nhất có thể cho sự phát triển của vịt
nhƣng giảm tối thiểu sự phát triển của mầm bệnh.
Dƣới đây là một ví dụ cụ thể cho chuồng nuôi có kích thƣớc nuôi: chiều
rộng 15m, chiều dài 100m, chiều cao 2.4 m; lắp đặt 11 quạt (công xuất 1,5
HP/quạt), dàn lạnh dài 40m, nuôi 10.000 (mật độ 6,7 vịt/m2). Lƣu lƣợng không
khí tối thiểu 1 m3/h/kg trọng lƣợng và lƣu lƣợng không khí tối đa 8 m3/h/kg khối
lƣợng.
Quạt chạy theo nhiệt độ Quạt chạy theo thời gian Tổng Cài bơm
Nhiệt Cài quạt chạy theo nhóm số
Ngày Số
độ cài Số Thời gian quạt Nhiệt Thời gian Thời gian
tuổi quạt Nhóm Nhóm Nhóm Thời gian chạy
đèn úm quạt nghỉ sử độ chạy nghỉ
1 2 3
dụng
1 31 0 1 1 phút 6 phút 1 33.5 30 giây 30 phút
2 30.5 0 1 1phút 30s 4p 1 33 30 giây 30 phút
3 30 0 1 1phút 30s 4p 1 32,5 40 giây 30 phút
4 29.5 1 31,8 1 2 phút 4 phút 2 32 40 giây 25 phút
5 29 1 31,3 1 3 phút 4 phút 2 32 40 giây 25 phút
6 28.7 1 31 1 4 phút 3 phút 2 31,5 40 giây 25 phút
7 28.5 2 30 31 1 Chạy liên tục 0 3 31,5 40 giây 20 phút
8 28.5 2 30 31 1 Chạy liên tục 0 3 31,5 1 phút 20 phút
9 28.5 2 30 31 2 Chạy liên tục 0 4 31,5 1 phút 20 phút
10 28 2 30 31 2 Chạy liên tục 0 4 31,5 1 phút 20 phút
11 28 2 30 31 2 Chạy liên tục 0 4 31,5 1 phút 20 phút
12 28 2 30 31 2 Chạy liên tục 0 4 31 1 phút 20 phút
13 28 2 30 31 3 Chạy liên tục 0 5 31 1 phút 20 phút
14 27 2 28.8 30,6 3 Chạy liên tục 0 5 31 1 phút 20 phút
15 27 2 28.8 30,6 3 Chạy liên tục 0 5 31 1 phút 15 phút
16 27 2 28.8 30,6 3 Chạy liên tục 0 5 31 1 phút 15 phút
17-21 27 2 28.8 30,6 4 Chạy liên tục 0 6 31 1 phút 15 phút
22-28 26 2 27.8 29,6 5 Chạy liên tục 0 7 30 1 phút 15 phút
29-35 26 3 27 28 29 5 Chạy liên tục 0 8 30 1 phút 15 phút
36-42 26 3 27 28 29 6 Chạy liên tục 0 9 30 1 phút 15 phút
43-49 26 3 27 28 29 7 Chạy liên tục 0 10 29,5 1 phút 15 phút
50-56 26 3 27 28 29 8 Chạy liên tục 0 11 29,5 1 phút 15 h
ú
t

4.3.5. Kỹ thuật nuôi vịt thƣơng phẩm


Bảng 4.10. Quản lý quy trình chăn nuôi vịt thƣơng phẩm
Nội dung Tiêu chuẩn
Mật độ nuôi tuần đầu 30 - 35 con/m2

87
Quây úm 200 - 250 con/quây
Mật độ nuôi từ 2 - 4 tuần 10 - 15 con/m2
Mật độ nuôi từ 5 - 7 tuần 5 - 6 con/m2
Nhiệt độ phải đạt từ 1 - 3 30 - 330C
ngày đầu
Từ ngày thứ 4 giảm mỗi 25 - 280C
ngày 10C để đạt
Ẩm độ thích hợp 60 - 70%
Chế độ chiếu sáng (ngày + Giai đoạn úm: thời gian chiếu sáng 24h/ngày
sử dụng ánh sáng tự nhiên, + Giai đoạn 2 (từ 22 - xuất bán): 15h/ngày
ban đêm thắp bóng sáng
sợi đốt)
Nƣớc uống sạch tối thiếu 350 - 550 ml/con/ngày
Lƣợng máng ăn Sử dụng máng ăn loại to cho vịt ăn tự do
Lƣợng máng uống Sử dụng núm uống, máng uống tự động hoặc đƣợc làm
thủ công bằng các ống nhựa loại lớn.
Thức ăn cho vịt
Sử dụng thức ăn giai đoạn + NLTĐ: 2.850 kcal, protein thô: 20%
1 từ 1 ngày tuổi đến 21 + Lƣợng thức ăn: ăn tự do
ngày tuổi + Cách cho ăn: cho ăn nhiều bữa 1 ngày (buổi sáng, buổi
chiều và buổi tối).
Sử dụng thức ăn giai đoạn + NLTĐ: 2.950 Kcal, protein thô: 15-17%
2 từ 22 ngày tuổi đến xuất + Lƣợng thức ăn: ăn tự do
bán) + Cách cho ăn: cho ăn 3 bữa 1 ngày (buổi sáng, buổi chiều
và buổi tối. Buổi tối cho ăn đến 9h hết thức ăn. Sau khi kiểm
tra thức ăn xong tắt điện chuồng nuôi (đảm bảo 15h/ngày)
Bảng 4.11. Tiêu chuẩn chọn 1 ngày tuổi và khi xuất bán
1 Ngày tuổi
Ngoại hình Khỏe mạnh, mắt tinh nhanh, lông bông, không dị tật
bẩm sinh (khoèo chân, hở rốn, nặng bụng,…). Không
khô chân, cứng hàm, cứng lƣỡi. Màu lông vàng cam

88
hoặc vàng chanh, mỏ và chân màu vàng nhạt, không bị
đốm đầu, đốm lƣng.
Khối lƣợng trung bình 55 - 65 g
Khi xuất bán (48 - 52 ngày)
Loại 1 Ngoại hình Vịt khỏe mạnh, không bị ốm, lông trắng tuyền, mỏ và
chân màu vàng hoặc vàng nhạt, đầu cổ to, dài mình,
trƣờng mình dài đòn, vòng ngực sâu, rộng, lƣờn dài,
chân cao.
Trọng lƣợng bq 3,0 kg
Vòng ngực ≥32 cm
Dài thân ≥26 cm
Dài lông cánh ≥12 cm
Dài lƣờn ≥13 cm
Loại 2 Ngoại hình Vịt khỏe mạnh, không bị ốm, lông trắng tuyền, mỏ và
chân màu vàng hoặc vàng nhạt, đầu cổ to dài.
Khối lƣợng bq 2,2 - 2,8 kg
Vòng ngực 25 - 32 cm
Dài thân 22 - 26 cm
Dài lông cánh 9 - 12 cm
Dài lƣờn 9 - 13 cm
Loại 3 Ngoại hình Vịt khỏe mạnh, không bị ốm, lông trắng tuyền, mỏ và
chân màu vàng hoặc vàng nhạt, đầu cổ to.
Trọng lƣợng bq <2,2 kg
Vòng ngực <25 cm
Dài thân < 22 cm
Dài lông cánh < 9 cm
Dài lƣờn < 9 cm
Bảng 4.12. Tiêu chuẩn cần đạt khi chăn nuôi vịt thƣơng phẩm
Nội dung Tiêu chuẩn
Chuồng trại Theo yêu cầu
Thời gian nuôi thịt 48 - 52 ngày
Trọng lƣợng đạt ≥3,0 kg/con

89
Tiêu tốn thức ăn (FCR) 2,5 kg
Tỷ lệ hao hụt đến khi xuất bán ≤5%

Bảng 4.13. Quản lý quy trình sử dụng thuốc cho vịt thƣơng phẩm
Ngày tuổi Thuốc kháng sinh
1 -5 Phòng chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đƣờng ruột và chống các
stress bằng các loại kháng sinh nhƣ:
- Thuốc kháng sinh: ugavina/ampicoli B.
- Thuốc bổ: Men tiêu hoá/ ADB.Complex…
15-18 Dùng kháng sinh kết hợp vitamin nâng cao sức đề kháng.
Kháng sinh phòng bệnh và chống stress sau tiêm phòng.
28-46 Phòng các bệnh PTH, THT, E. coli, hen bằng các loại kháng sinh,
Sulphamide và bổ sung vitamin.

Bảng 4.14. Quản lý quy trình sử dụng vắc xin cho vịt thƣơng phẩm
Ngày tuổi Loại vắc xin Đƣờng cấp Phòng bệnh
03 Viêm gan Uống (hoặc tiêm dƣới da cổ) Viêm gan vịt
10 Dịch tả vịt Tiêm dƣới da cổ Phòng dịch tả
18 H5N1 Tiêm dƣới da cổ Phòng cúm gia cầm
25 Tụ huyết trùng Tiêm dƣới da cổ Phòng Tụ huyết trùng

4.3.6. Một số biểu mẫu trong quá trình chăn nuôi quản lý vịt
Biểu 4.1. Theo dõi ghi chép hàng ngày
Ngày, Số lƣợng gia Số lƣợng Số lƣợng Tình trạng Số lƣợng loại
tháng, năm cầm (con) thức ăn (kg) trứng (quả) gia cầm thải, chết (con)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Biểu 4.2. Theo dõi mua thức ăn chăn nuôi


Ngày, tháng, Tên thức Số lƣợng Đơn giá Tên ngƣời, cửa hàng/
năm ăn (kg) (đồng/kg) đại lý bán và địa chỉ
(1) (2) (3) (4) (5)

90
Biểu 4.3. Theo dõi vắc xin và thuốc thú y
Tên ngƣời, cửa Cách bảo
Ngày, Tên vắc Số lƣợng Giá hàng/đại lý quản (để
tháng, xin và (liều, kg, (đồng/liều, bán/nhà sản xuất trong tủ lạnh,
năm thuốc g, gói...) kg, g, gói...) và địa chỉ để bên ngoài)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Biểu 4.4. Theo dõi mua vịt giống


Ngày, tháng, năm Số lƣợng mua (con) Cơ sở bán Giống gia cầm Ghi chú

Biểu 4.5. Theo dõi sử dụng vắc xin và thuốc thú y


Ngày, Loại vắc Mã số, Cách sử Liều Tình trạng Số lƣợng
tháng, xin hoặc hạn sử dụng (tiêm, lƣợng sử gia cầm sau loại thải,
năm thuốc thú y dụng nhỏ, uống) dụng khi sử dụng chết (con)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Biểu 4.6. Theo dõi sử dụng thuốc sát trùng


Ngày, Tên thuốc Số lƣợng Diện tích Loại máy/dụng Tên ngƣời
tháng, năm sát trùng thuốc phun cụ phun phun
(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Biểu 4.7. Theo dõi sức khỏe đàn vịt


Ngày, Số lƣợng Triệu chứng Số lƣợng Số lƣợng Nguyên nhân
tháng, năm (con) (biểu hiện) ốm (con) chết (con) sơ bộ
(1) (2) (3) (4) (5) (6)

91
Biểu 4.8. Theo dõi mổ khám bệnh tích
Thể Gan, Thận
trạng Tim lách (sƣng, Ruột Các Sơ bộ
Ngày, Số Da,
(béo, (xuất (sƣng, xuất (viêm, bộ kết luận
tháng, lƣợng dƣới
gầy, huyết, xuất huyết, xuất phận nguyên
năm (con) da
nhợt sần sùi) huyết, tích huyết) khác nhân
(1) (2) (4)
nhạt) (5) có u) urat) (8) (9) (10)
(3) (6) (7)

Biểu 4.9. Theo dõi xử lý xác vịt (đánh dấu x vào các ô)
Sử dụng làm thức
Ngày, Số lƣợng Chôn Đốt ăn cho gia súc Vứt xuống Tên ngƣời
tháng, năm (con) (con) (con) khác ao hồ xử lý
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Biểu 4.10. Theo dõi lấy mẫu xét nghiệm


Mẫu xét
Ngày, nghiệm (máu, Lý do Kết luận của
tháng, cả con, nội gửi xét Nơi gửi xét cơ quan xét Kế hoạch Tên ngƣời
năm tạng) nghiệm nghiệm nghiệm kiểm soát lấy mẫu
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Biểu 4.11. Theo dõi xuất bán vịt thịt


Ngày, Loại sản Số lƣợng Tổng khối lƣợng Tên ngƣời Tên ngƣời
tháng, năm phẩm (con) bán ra (kg) mua, địa chỉ bán
(1) (2) (3) (4) (5) (6)

4.4. Quản lý dịch bệnh


Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.5 của chƣơng 1
4.5. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trƣờng
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.6 của chƣơng 1
4.6. Quản lý nhân sự

92
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.7 của chƣơng 1. Tuy nhiên, định mức
đối với gà sinh sản cụ thể nhƣ sau:
Đối với các trang trại nuôi gà sinh sản chuồng hở thƣờng quy định 1 lao
động làm bán thời gian quản lý từ 1.000 - 3.000 gà, còn làm toàn phần thời gian
thì quản lý 3.000 - 5.000 gà.
Đối với các trang trại nuôi gà sinh sản chuồng kín quy mô vừa và lớn
thƣờng quy định 1 lao động làm bán thời gian quản lý từ 3000 - 5.000 gà, còn
làm toàn phần thời gian thì quản lý 6.000 - 10.000 gà.
4.7. Phƣơng pháp đánh giá
Nội dung này tƣơng tự nhƣ phần 1.8 của chƣơng 1

93
Phụ lục 1
1. Công việc hàng ngày giai đoạn úm gà (tham khảo)
7 - 9 am: 1. Vệ sinh và thay thế dung dịch sát trùng hố sát trùng chân.
2. Kiểm tra máng ăn, máng uống, quây úm, ánh sáng, thông thoáng và tình
trạng gà.
3. Đổ thức ăn vào máng ăn với số lƣợng theo ngày và cho gà ăn
4. Cho nƣớc (có vitamin hoặc thuốc kháng sinh) vào máng uống và nhanh
chóng cho gà uống.
5. Kiểm tra nhiệt độ lúc 7 và 9 giờ sáng của tất cả các quây úm và ghi sổ.
6. Duy trì vệ sinh và sát trùng trang thiết bị và môi trƣờng nhà gà.
9 - 11.30 am: 1. Vệ sinh máng ăn và máng uống.
2. Đảo trấu.
3. Kiểm tra tình trạng gà, thông thoáng, máng ăn, máng uống.
4. Kiểm tra nhiệt độ lúc 11 giờ sáng tất cả các quây và ghi sổ.
5. Kiểm tra LPG (gas).
11.30 am-1 pm: Ăn trƣa và nghỉ ngơi.
1 - 2 pm: 1. Thay thức ăn mới và nƣớc mới (có vitamin hoặc thuốc kháng sinh).
2. Kiểm tra nhiệt độ lúc 13 giờ tất cả các quây và ghi sổ.
2 - 4 pm: 1. Vệ sinh máng ăn, máng uống và thay mới.
2. Chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau của tất cả các quây.
3. Kiểm tra nhiệt độ tất cả các quây và ghi sổ.
4. Kiểm tra tình trạng gà.
5. Kiểm soát, đếm gà chết và gà yếu.
6. Lập báo cáo hàng ngày lúc 4 giờ chiều.
7. Kiểm tra LPG (gas).
4 - 6 pm: 1. Kiểm tra máng ăn, máng uống, tình trạng gà.
2. Bật máy sƣởi (gas).
3. Nâng bạt gần tấm ẩm (theo chƣơng trình).
4. Thay thức ăn mới và nƣớc mới (có vitamin)
5. Kiểm tra nhiệt độ lúc 5 giờ chiều tất cả các quay và ghi sổ.

94
6 - 7 pm: Ăn tối và nghỉ ngơi.
7 - 11 pm: 1. Kiểm tra máng ăn máng uống.
2. Kiểm tra nhiệt độ lúc 7 giờ, 9 giờ và 11 giờ tối tất cả các quay và ghi sổ.
3. Kiểm tra LPG (gas).
11 pm - 4 am:1. Kiểm tra máng ăn và máng uống.
2. Kiểm tra nhiệt độ lúc 1 giờ và 3 giờ sán tất cả các quay và ghi sổ.
3. Kiểm tra LPG (gas).
4 - 7 am: 1. Thu máng ăn, máng uống rửa với dung dịch sát trùng và rửa lại bằng nƣớc
sạch và làm khô.
2. Đổ thức vào máng ăn với số lƣợng cần thiết và nhanh chóng cho gà ăn.
3. Cho nƣớc (có vitamin hoặc thuốc kháng sinh) vào máng uống và nhanh
chóng cho gà uống (theo chƣơng trình).
4. Kiểm tra nhiệt độ lúc 5 giờ và 7 giờ sáng tất cả các quây và ghi sổ.
5. Kiểm tra tình trạng bên trong và bên ngoài nhà gà đảm bảo trong điều kiện
an toàn.
6. Kiểm tra thuốc diệt chuột trong đƣờng ống bên ngoài nhà gà và cho nƣớc
nếu nhƣ không có.
7. Kiểm tra LPG (gas).
8. Kiểm soát và đếm gà chết và gà yếu.
2. Công việc hàng ngày giai đoạn gà hậu bị (tham khảo)
7 - 8 am: 1. Vệ sinh và thay thế dung dịch sát trùng hố sát trùng chân.
2. Chạy thức ăn gà mái, đảm bảo thức ăn đƣợc phân phối đều.
3. Đổ thức ăn gà trống và đảm bảo thức ăn đƣợc phân phối đều.
4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe gà, loại gà yếu, thu gà chết và ghi sổ.
5. Điều khiển máng uống núm, chlorine, cho vitamin hoặc thuốc kháng sinh.
8-11.30 am: 1. Đảo trấu.
2. Vệ sinh nhà gà.
11.30-1 pm: Ăn trƣa và nghỉ ngơi.
1 - 2 pm: Chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau (mái & trống).
2 - 4 pm: Vệ sinh bẫy ánh sáng, quạt, tấm ẩm, bạt, ngăn ô, phòng chứa thức ăn và kiểm
soát thuốc diệt chuột.

95
4 - 4.30 pm:
1. Lập báo cáo hàng ngày.
2. Kiểm tra tình trạng bên ngoài nhà gà đảm bảo trong điều kiện an toàn.
3. Điều khiển hẹn giờ ánh sáng, báo động, quạt, máng uống núm và bẫy chuột.
Lƣu ý:
1. Nếu có chƣơng trình chủng ngừa có thể bắt đầu từ 8 giờ sáng.
2. Nếu có phân loại 100 có thể bắt đầu từ 8 giờ sáng.
3. Nếu ghép trống mái có thể bắt đầu từ 8 giờ sáng.
4. 2 - 4 giờ chiều chủ nhật: Thông, rửa nƣớc tấm ẩm và cho dung dịch sát trùng.
5. 2 - 4 giờ chiều thứ 2: Rửa quạt và các phụ kiện quạt (phải cẩn thận và phải tắt quạt
trƣớc khi thực hiện).
6. 2- 4 giờ chiều thứ 3: Vệ sinh cống rãnh, chất thải và cỏ xung quanh nhà gà.
7. 2 - 4 giờ chiều thứ 4: Thông vệ sinh tẹc nƣớc, rửa bộ lọc và núm vú (xả).
8. 2 - 4 giờ chiều thứ 5: Vệ sinh nền bên ngoài nhà gà và bạt nhà gà. Điều khiển hạ bạt
(danh sách kiểm tra).
9. 2 - 4 giờ chiều thứ 6: Cân khối lƣợng cơ thể gà 5 đối với mái và 7 đối với
trống.
10. 2 - 4 pm thứ 7: Thay thuốc diệt chuột (loại khác).
Phun formalin 5% xung quanh nhà gà.
3. Công việc hàng ngày giai đoạn gà đẻ (tham khảo)
3.1. Mùa hè
5.30-7 am: 1. Vệ sinh và thay thế dung dịch sát trùng hố sát trùng chân.
2. Chạy thức ăn gà mái và đảm bảo thức ăn đƣợc phân phối đều.
3. Đổ thức ăn gà trống và đảm bảo thức ăn đƣợc phân phối đều.
4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe gà, loại yếu, nhặt gà chết và ghi sổ.
5. Điều khiển máng uống núm, chlorine, cho vitamin hoặc thuốc kháng sinh.
6. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
7. Nhặt trứng lần 1, phân loại và xông sát trùng.
7 - 8.30 am: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 2, phân loại và xông sát trùng.
3. Đảo trấu.

96
8.30-10.30 am:1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 3, phân loại và xông sát trùng.
3. Đảo trấu.
4. Vệ sinh nhà gà.
1030-11.30 am: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 4, phân loại và xông sát trùng.
11.30 - 1 pm: Ăn trƣa và nghỉ ngơi.
1 - 2.30 pm: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 5, phân loại và xông sát trùng.
2.30 - 4 pm: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 6, phân loại và xông sát trùng.
3. Chuẩn bị thức ăn ngày hôm sau (mái & trống).
4. Bổ sung lót ổ đẻ.
4 - 4.30 pm: 1. Lập báo cáo hàng ngày.
2. Kiểm tra tình trạng bên ngoài nhà gà đảm bảo trong điều kiện an toàn.
3. Điều khiển hẹn giờ ánh sáng, báo động, quạt và bẫy chuột.
3.2. Mùa đông
6.30 - 8 am: 1. Vệ sinh và thay thế dung dịch sát trùng hố sát trùng chân.
2. Chạy thức ăn gà mái và đảm bảo thức ăn đƣợc phân phối đều.
3. Đổ thức ăn gà trống và đảm bảo thức ăn đƣợc phân phối đều.
4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe gà, loại yếu, nhặt gà chết và ghi sổ.
5. Điều khiển máng uống núm, cho uống vitamin hoặc thuốc kháng sinh.
6. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
7. Nhặt trứng lần, phân loại và xông sát trùng.
8 - 9.30 am: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 2, phân loại và xông sát trùng.
3. Đảo trấu.
9.30-10.30am: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 3, phân loại và xông sát trùng.
3. Đảo trấu.

97
4. Vệ sinh nhà gà.
10.30-11.30am: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 4 phân loại và xông sát trùng.
11.30 - 1 pm: Ăn trƣa và nghỉ ngơi.
1 - 2.30 pm: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 5, phân loại và xông sát trùng.
2.30 - 4 pm: 1. Nhặt trứng trên nền, phân loại, đánh dấu và xông sát trùng.
2. Nhặt trứng lần 6, phân loại và xông sát trùng.
3. Chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau (mái & trống).
4. Bổ sung lót ổ đẻ.
4 - 4.30 pm: 1. Lập báo cáo hàng ngày.
2. Kiểm tra tình trạng bên ngoài nhà gà đảm bảo trong điều kiện an toàn.
3. Điều khiển hẹn giờ ánh sáng, báo động, quạt và bẫy chuột.

98
Phụ lục 2
NỘI DUNG, YÊU CẦU KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN
CẦN ĐẠT ĐƢỢC CỦA HỌC PHẦN TTNN CHĂN NUÔI GIA CẦM
Nội dung cần học Kỹ năng cần
Nội dung Câu hỏi đánh giá
tại trang trại đạt đƣợc
Sử dụng các dụng - Các loại dụng cụ sử Sử dụng đƣợc Hãy chuẩn bị
cụ trong chăn nuôi dụng cho gia cầm các dụng cụ chuồng nuôi và các
gia cầm - Cách lắp đặt máng ăn, máng trang thiết bị để
- Tiêu chuẩn kỹ thuật và uống nuôi:
tiêu chuẩn sử dụng - 1000 gà thịt.
Chuẩn bị các điều - Chuẩn bị chuồng nuôi Chuẩn bị đƣợc Phƣơng thức nuôi
kiện nuôi gia cầm - Chuẩn bị dụng cụ cho quây úm theo chuồng kín/
ăn, cho uống, nguồn số lƣợng gia chuồng hở
sƣởi, ánh sáng, quây úm, cầm; Chuẩn bị - 1000 gà sinh sản
đệm lót tốt mọi điều hƣớng thịt/ hƣớng
kiện nuôi gia trứng
cầm Dụng cụ sử dụng:
cót ép; máng uống
tròn đổ tay; máng
uống tự động; khay
tròn; máng ăn tròn
đổ tay.
Tính lƣợng thức Tính lƣợng thức ăn theo
Tính toán đƣợc Tính lƣợng thức ăn
ăn, nƣớc uống và tiêu chuẩn ăn cho gia
lƣợng thức ăn, và thực hiện thao
cách cho gia cầm cầm nuôi thịt; gia cầm
nƣớc uống cho tác đƣa thức ăn vào
ăn; vệ sinh dụng cụ hậu bị; gia cầm sinh sản
từng loại gia máng ăn đổ tay/ tự
chăn nuôi Cách vệ sinh dụng cụ
cầm trong ngày động, cho 1 đàn gà
chăn nuôi đúng qui trình,
và cách cho ăn, tại cơ sở:
đúng kỹ thuật cho uống;
vệ sinh dụng cụ
chăn nuôi đúng
quy trình, đúng
kỹ thuật
Thu nhặt, phân Thời gian thu trứng; Biết phân loại, Thực hiện thao tác:
loại, sát trùng và dụng cụ để trứng, sát trùng và bảo (nếu là trại gia cầm
bảo quản trứng Phân loại trứng quản trứng giống)
Sát trùng và bảo quản - Phân biệt trứng
trứng cũ, trứng mới.
- Chọn trứng đủ
tiêu chuẩn làm
giống.
- Sát trùng trứng
theo phƣơng pháp
xông/phƣơng pháp

99
Nội dung cần học Kỹ năng cần
Nội dung Câu hỏi đánh giá
tại trang trại đạt đƣợc
phun sƣơng
Lập kế hoạch Tìm hiểu lịch phòng vắc Lập đƣợc kế - Xác định các loại
phòng bệnh cho gia xin của trại hoạch phòng vắc xin và đƣờng
cầm Các loại vắc xin, kỹ bệnh và trực đƣa vắc xin vào cơ
thuật pha; kỹ thuật đƣa tiếp thực hiện thể, loại bệnh
vắc xin vào cơ thể phòng bệnh phòng… cho gà
Vệ sinh tiêu độc Quét dọn, vệ sinh cho gia cầm. thịt/ gà sinh sản.
chuồng nuôi và xử chuồng nuôi Biết vệ sinh cơ - Lập kế hoạch
lý chất thải Khử trùng chuông nuôi học, pha thuốc phòng bệnh bằng
bằng thuốc, bằng vôi… khử trùng và sử vắc xin cho gà
Xử lý chất thải dụng bình phun thịt/gà sinh sản/ gà
tiêu độc thịt/gà sinh sản?
chuồng trại - Các bƣớc cơ bản
trong qui trình vệ
sinh, tiêu độc
chuồng nuôi
- Tính lƣợng thuốc
sát trùng, pha thuốc
và phun thuốc sát
trùng chuồng nuôi
50 m2.
Chọn lọc gia cầm Chọn gia cầm hậu bị Biết chọn gia - Kỹ thuật chọn gà
sinh sản và cắt mỏ Chọn loại gia cầm sinh cầm hậu bị, hậu bị lên đẻ/ chọn
gia cầm sinh sản sản loại thải gia loại gà sinh sản/ cắt
Cắt mỏ cho gà mái/cắt cầm sinh sản, mỏ gà mái/ cắt
móng chân cho gà trống sử dụng máy móng chân gà
cắt mỏ gia cầm trống
và hộ lý sau cắt - Kỹ thuật chọn gà
mỏ Hậu bị
- Kỹ thuật chọn
loại gà sinh sản
- Kỹ thuật cắt mỏ
gà mái sinh sản
Lập kế hoạch sản Tìm hiểu kế hoạch sản Biết lập kế Lập kế hoạch xây
xuất và hạch toán xuất của trại qua sổ sách/ hoạch dựng chuồng trại,
kinh tế trong chăn phỏng vấn. Biết hạch toán trang thiết bị chăn
nuôi gia cầm Hiệu quả kinh tế của trại kinh tế trong nuôi và hạch toán
qua các năm chăn nuôi gia kinh tế với nhu cầu
Dựa vào diện tích của cầm sản xuất
trại để lập kế hoạch sản
xuất/ hạch toán kinh tế
của trại

100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội Chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi vịt, Nxb Nông nghiệp.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Nông nghiệp (2005), Đổi mới
hệ thông chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp.
3. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo
trình Chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Trần Thanh Vân, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Thị Tuyết Minh (2020), Hỏi đáp về
thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và
nhỏ, Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc.
5. Trần Thanh Vân, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Thị Tuyết Minh (2020), Sổ tay Hỏi
đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt
quy mô vừa và nhỏ, Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc.
6. Trần Thanh Vân, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Thị Tuyết Minh (2020), Sổ tay Hỏi
đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thịt quy mô vừa và
nhỏ, Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc.
7. Trần Thanh Vân, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Thị Tuyết Minh (2020), Sổ tay Hỏi
đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gà bố mẹ quy mô vừa
và nhỏ, Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc

101

You might also like