You are on page 1of 3

Vấn đề 5 : Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Câu 1 : Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay
đổi khi thực hiện hợp đồng ( về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của 2 trường hợp đó ) ?
Căn cứ Khoản 1, Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Sự kiện bất khả kháng là sự
kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được
mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Trong thực tiễn, thỏa thuận và thực hiện hợp đồng cũng như trong quá trình áp dụng sự kiện
bất khả kháng, cơ quan tố tụng và các bên thường hiểu và coi bất khả kháng là một sự kiện
rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không thể lường trước khi ký kết hợp đồng
như: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, dịch
bệnh, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ hoặc các bên cũng có thể thỏa
thuận những sự kiện khác miễn là đáp ứng các điều kiện của sự kiện bất khả kháng và khi
sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên bị rủi ro của sự kiện bất khả kháng được miễn trách
nhiệm, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Bất khả kháng Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản
Căn cứ pháp lý Khoản 1, Điều 156 Bộ luật dân sự năm Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015
2015

Điều kiện 1.     Sự kiện xảy ra một cách khách 1.     Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên
quan (sự kiện xảy ra nằm ngoài phạm nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết
vi kiểm soát, ý chí của bên vi phạm). hợp đồng.
2.     Không thể lường trước được tại 2.     Tại thời điểm giao kết hợp đồng, cá
thời điểm giao kết hợp đồng. bên không thể lường trước được về sự
3.     Không thể khắc phục được mặc thay đổi hoàn cảnh.
dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. 3.     Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nế
như các bên biết trước thì hợp đồng đã
không được giao kết hoặc được giao kết
nhưng với nội dung hoàn toàn khác.
4.     Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng m
không có sự thay đổi nội dung hợp đồng
sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bê
5.     Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng cho phép, phù hợp với tính chất củ
hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm
thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Hậu quả pháp 1.     Các bên thỏa thuận kéo dài thời 1.     Bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quy
lý có thể xảy ra gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; Nếu yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng
trong thực tiễn các bên không có thỏa thuận hoặc trong một thời hạn hợp lý.
không thỏa thuận được thì thời hạn 2. Yêu cầu Tòa án:
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính a. Chấm dứt hợp đồng tại một thời điể
thêm một thời gian bằng thời gian xảy xác định.
ra trường hợp bất khả kháng cộng với b. Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyề
thời gian hợp lý để khắc phục. và lợi ích của các bên do hoàn cảnh thay
2.     Căn cứ chấm dứt hợp đồng mà đổi cơ bản.
không phải chịu trách nhiệm bồi Lưu ý:
thường thiệt hại. 1.     Tòa án chỉ được quyết định việc sử
3.     Bên có nghĩa vụ không thực hiện đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm
đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả dứt hợp   đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn s
kháng thì không phải chịu trách nhiệm với các chi phí để thực hiện hợp đồng nế
dân sự. được sửa đổi.
4.     Không phải chịu trách nhiệm bồi 2.     Trong quá trình đàm phán sửa đổi
thường thiệt hại   trong trường hợp chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ
thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả việc các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện
kháng. nghĩa vụ theo hợp đồng.
Lưu ý: trừ khi các bên có thỏa thuận Lưu ý: trừ khi các bên có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác
khác.

Câu 2 : Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong
một hệ thống pháp luật nước ngoài ?
- Điều 1195 Bộ luật Dân sự Pháp sửa đổi năm 2016 quy định : “Nếu khi giao kết hợp đồng
có những thay đổi bất khả kháng về hoàn cảnh khiến một bên khó khăn trong việc thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng, khó khăn không đáng có và một bên không đồng ý chịu rủi ro, bên kia
có thể bị yêu cầu đàm phán lại hợp đồng. Bên đưa ra yêu cầu phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng trong suốt quá trình đàm phán lại. Nếu bên kia từ chối đàm phán lại hoặc đàm
phán lại không thành, hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, thỏa thuận về ngày hủy
bỏ và các điều khoản chấm dứt hoặc cùng nhau yêu cầu tòa án xem xét lại hợp đồng. Sửa
đổi hoặc chấm dứt hợp đồng vào ngày do tòa án ấn định.
- Điều 313, BLDS Đức (Bürgerliches Gesetzbuch - BGB bản sửa đổi năm 2002) quy định
rằng“Khi hoàn cảnh thay nghiêm trọng tới mức làm mất đi căn cứ của nó thì bên bị ảnh
hưởng bất lợiđược yêu cầu bên kia điều chỉnh hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng” ;13
- Điều 6.285, BLDS Hà Lan ( Netherland ) năm 1992 quy định: “Tòa án có thể, dựa theo lý
trí và lẽ công bằng, điều chỉnh hiệu lực của hợp đồng, hoặc chấm dứt một phần hoặc toàn
bộ hợp đồng khi hoàn cảnhthay đổi tới mức làm cho một bên không còn có thể tiếp tục thực
hiện hợp đồng”
Câu 3 : Trong vụ việc nêu trên, theo Toà án, việc chấm dứt hợp đồng là do sự
kiện bất khả kháng hay do hoàn cảnh thay đổi cơ bản ? Vì sao ?
- Căn cứ khoản 1 Điều 156 BLDS: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một
cách khách quan, không lường trước được và không thể lường trước được mặc dù tất
yếu và không thể lường trước được. biện pháp cho phép nhưng vẫn bị khắc phục”.
Trong trường hợp trên, tòa án cho rằng việc chấm dứt hợp đồng là do sự kiện bất khả
kháng, dịch bệnh covid diễn ra ngay tại thời điểm mà các bên không thể lường trước,
không thể khắc phục được. Và công ty phải tự bảo vệ mình trước các chế tài do vi
phạm hợp đồng.
Câu 4 : Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án ( đặc biệt
là liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản ) ?
Hướng giải quyết nêu trên của Toà án là hợp lý. Do dịch covid là sự kiện bất khả
kháng, không thể lường trước và khắc phục được do hoàn cảnh thay đổi cơ bản,
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cả nước, toàn xã hội lúc bấy giờ. Về việc tòa án thụ lý một phần vụ kiện, công ty chỉ
cần trả 7 tháng tiền nhà và hủy bỏ việc bồi thường nhà sau 1 năm là hợp lý. Vì trước
khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà, bị đơn phải tuân thủ các điều khoản trong hợp
đồng, tức là phải báo trước 3 tháng, nên dựa vào phân tích trên, có thể coi bị đơn có
đầy đủ lý do để không tiếp tục thuê nhà. Do đó, theo yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn
không cần phải bồi thường tiền thuê nhà năm 2001.

You might also like