You are on page 1of 3

VẤN ĐỀ 4: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN

4.1/ Điểm giống và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi khi
thực hiện hợp đồng (về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của hai trường hợp này).
- Điểm giống nhau: Sự kiện bất khả kháng và thay đổi hoàn cảnh cơ bản khi thực hiện hợp
đồng có phần khá tương đồng trong BLDS 2015. Bản chất của cả hai thuật ngữ đều dùng để
chỉ những sự kiện diễn ra một cách khách quan, không thể lường trước được những sự kiện,
những thay đổi đó dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Điểm khác nhau:
Sự kiện bất khả kháng Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Cơ sở pháp lý Khoản 1 Điều 156, khoản 2 - Điều 420 BLDS 2015.
Điều 351, khoản 2 Điều 584
BLDS 2015.
Điều kiện phát sinh Sự kiện bất khả kháng là sự - Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
kiện xảy ra một cách khách khi có đủ các điều kiện sau
quan. đây:
Không thể lường trước được + Sự thay đổi hoàn cảnh do
tại thời điểm giao kết hợp nguyên nhân khách quan
đồng. xảy ra sau khi giao kết hợp
Không thể khắc phục được đồng;
mặc dù đã áp dụng mọi biện + Tại thời điểm giao kết hợp
pháp cần thiết và khả năng đồng, các bên không thể
cho phép. lường trước được về sự thay
đổi hoàn cảnh;
+ Hoàn cảnh thay đổi lớn
đến mức nếu như các bên
biết trước thì hợp đồng đã
không được giao kết hoặc
được giao kết nhưng với nội
dung hoàn toàn khác;
+ Việc tiếp tục thực hiện
hợp đồng mà không có sự
thay đổi nội dung hợp đồng
sẽ gây thiệt | hại nghiêm
trọng cho một bên;
+ Bên có lợi ích bị ảnh
hưởng đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết trong khả
năng cho phép, phù hợp với
tính chất của hợp đồng mà
không thể ngăn chặn, giảm
thiểu mức độ ảnh hưởng đến
lợi ích.
Hệ quả pháp lý Trường hợp bên có nghĩa vụ 1. Bên có lợi ích bị ảnh
không thực hiện đúng nghĩa hưởng có quyền yêu cầu bên
vụ do sự kiện bất khả kháng kia đàm phán lại hợp đồng
thì không phải chịu trách trong một thời hạn hợp lý.
nhiệm dân sự, trừ trường 2. Yêu cầu tòa án:
hợp có thỏa thuận khác hoặc - Chấm dứt hợp đồng tại
pháp luật có quy định khác. một thời điểm xác định;
- Người gây ra thiệt hại - Sửa đổi hợp đồng để cân
không phải chịu trách nhiệm bằng quyền và lợi ích hợp
bồi thường thiệt hại trong pháp của các bên do hoàn
trường hợp thiệt hại phát cảnh thay đổi cơ bản.
sinh là do sự kiện bất khả - Tòa án chỉ được quyết định
kháng hoặc hoàn toàn do lỗi việc sửa đổi hợp đồng trong
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp việc chấm dứt
trường hợp có thỏa thuận hợp đồng sẽ gây thiệt hại
khác hoặc luật có quy định lớn hơn so với các chi phí để
khác. thực hiện hợp đồng nếu
- Theo Điều 296 Luật được sửa đổi.
Thương mại 2005 có quy - Trong quá trình đàm phán
định về hệ quả pháp lý của sửa đổi, chấm dứt hợp dồng,
sự kiện bất khả kháng. Tòa án giải quyết vụ việc,
+Các bên có thể thỏa thuận các bên vẫn phải tiếp tục
kéo dài thời hạn thực hiện thực hiện nghĩa vụ của mình
nghĩa vụ hợp đồng; nếu các theo hợp đồng, trừ trường
bên không có thỏa thuận hợp có thỏa thuận khác.
hoặc không thỏa thuận được
thì thời hạn thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng được tính thêm
một thời gian bằng thời gian
xảy ra trường hợp bất khả
kháng cộng với thời gian
hợp lí để khắc phục hậu quả.
Trường hợp kéo dài quá các
thời hạn các bên có quyền từ
chối thực hiện hợp đồng và
không bên nào có quyền yêu
cầu bên kia bồi thường thiệt
hại.

4.2/ Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong một hệ thống
pháp luật nước ngoài.
- Theo Điều 1195 BLDS Pháp quy định nếu sau khi giao kết hợp đồng mà hoàn cảnh cơ bản
thay đổi đến mức làm cho chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, người bị bất lợi không thể tự
mình gánh hết hậu quả này thì có thể yêu cầu đàm phán lại hợp đồng. Trong quá trình thỏa
thuận thì người bị bất lợi vẫn phải thực hiện nghĩa vụ. Nếu hai bên không thỏa thuận được
thì có thể hủy bỏ hợp đồng hoặc có thể đưa lên Tòa để sửa đổi hợp đồng. Nếu sau một thời
gian hợp lý mà hai bên vẫn không thỏa thuận được thì Tòa có quyền sửa hoặc chấm dứt hợp
đồng theo yêu cầu của một bên, điều kiện sẽ do Tòa định.
4.3/ Đoạn nào trong bản án cho phép hiểu rằng Tòa án đã áp dụng quy định về Thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản?
. Đoạn trong bản án thể hiện việc cho phép hiểu rằng Tòa án đã áp dụng quy định về Thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: “Xét thấy, việc chấm dứt Hợp đồng thuê nhà ngày
24/3/2020 giữa nguyên đơn và bị đơn không phải do lỗi chủ quan của nguyên đơn mà do yếu
tố khách quan, đó là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, không thể lường
trước...Bởi vì, nội dung Điều 6 của Hợp đồng thuê nhà ngày 24/3/2020 được hiểu là
“nguyên đơn chỉ có trách nhiệm bồi thường do chấm dứt hợp đồng theo khoản 2 Điều 6 của
Hợp đồng thuê nhà khi không thuộc trường hợp thỏa thuận tại khoản 3 Điều 6 của Hợp
đồng (tức là nguyên đơn chỉ bồi thường khi chấm dứt hợp đồng do lỗi chủ quan của nguyên
đơn)”. Do vậy, không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bị đơn về việc buộc nguyên đơn
bồi thường số tiền 840.000.000 đồng”.
4.4/ Việc áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho
hoàn cảnh như trong bản án có phù hợp không? Vì sao?
- Việc áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho hoàn cảnh
như trong bản án là phù hợp. Vì theo Điều 420 BLDS 2015 quy định:
“Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn
cảnh;”
- Theo bản án thì do đại dịch Covid-19 nó xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 nhưng tại thời
điểm kí hợp đồng ngày 24/3/2020 thì bà D và bà H không thể lường trước được rằng dịch
Covid-19 nó sẽ diễn biến phức tạp do trước đó Chính phủ chưa ban hành Chỉ thị số 15/CT-
TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg để ngăn ngừa dịch bệnh nên việc áp dụng thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản phù hợp.

You might also like