You are on page 1of 3

TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG ĐIỀU 52 KHOẢN 1 ĐIỂM L:

“ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc
biệt khác của xã hội để phạm tội”.

A. Cơ sở lí luận:

1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, đồng thời là căn cứ để tăng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi khung
hình phạt) so với trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.

2. Sự cần thiết quy định lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự

Pháp luật quy định “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
là bởi các lý do sau:

Một là, xuất phát từ đặc thù của thiên tai, dịch bệnh có tính nguy hiểm cao đối với con người và toàn xã
hội mà trong đó chỉ một cá nhân vi phạm các biện pháp phòng chống đã gây hậu quả rất nghiêm trọng
hoặc làm mất đi sự bình ổn xã hội.

Hai là, việc người bị buộc tội lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội làm cho các biện pháp phòng,
chống dịch bệnh hoặc cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn…., các biện pháp khắc phục thiên tai, dịch bệnh của
chính quyền, của Nhà nước trở lên kém hiệu quả hoặc vô hiệu

Ba là, thiên tai, dịch bệnh là những bối cảnh xã hội đặc biệt đòi hỏi sự chung tay, tự giác chấp hành pháp
luật của tất cả người dân trong xã hội. Mặt khác, thiên tai, dịch bệnh khiến ngưng trệ hoạt động sản xuất
kinh doanh, hạn chế cơ hội việc làm, tỷ lệ người thất nghiệp gia tăng dẫn đến các loại tội phạm xảy ra
nhiều hơn.

3. “Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội”

Yếu tố quyết định để áp dụng tình tiết này là người phạm tội bắt buộc phải có sự lợi dụng hoàn cảnh
thiên tai, lợi dụng hoàn cảnh dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội. Để xác định người phạm tội có sự
lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội cần xác định:

+) Người phạm tội nhận thức được việc đã xảy ra hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh trên thực tế.

+) Người phạm tội khai thác hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, dịch bệnh gây ra để tạo điều kiện có lợi
cho mình thực hiện hành vi phạm tội.

B. Tình huống

Ngày 10/6/2022, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an TP. Hồ Chí
Minh đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả có tác dụng hỗ trợ điều trị COVID-
19 với quy mô lớn do Phạm Ngọc Bích cầm đầu.

Bích lên kế hoạch tổ chức chặt chẽ, tuyển chọn tay chân thân tín là các đối tượng có quan hệ anh em, họ
hàng, thân quen lập thành hệ thống khép kín từ trên xuống dưới và đã . Mặt khác, nhằm làm cho các đại
lý phân phối, cửa hàng bán lẻ không phát hiện được thật, giả, Bích làm đầy đủ thủ tục, xin cấp phép
thành lập công ty, đầu tư nhà máy, xưởng sản xuất nhưng không tập trung tại một chỗ mà đặt ở nhiều
nơi khác nhau để mỗi xưởng thực hiện một công đoạn

Bích móc nối với một số tư thương ở khu vực biên giới để mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc về pha
trộn với nguyên liệu chính ngạch rồi cho vào máy ép ra những loại thuốc giống như trong hợp đồng gia
công trước khi dán nhãn mác, đóng gói thành phẩm. Công đoạn đem bỏ mối cho các đại lý, cửa hàng
cũng được thực hiện hết sức tinh vi theo hình thức đa cấp. Bích chỉ đạo toàn bộ, nhưng thông qua điện
thoại, việc liên hệ, thống nhất giá cả với các đại lý, cửa hàng bán lẻ được giao cho em trai Bích là Phạm
Bích Ngọc thực hiện.

Nguyễn Vương Vy Quý (Quý “râu”), lần gần nhất, Quý Râu đặt hàng Ngọc lô hàng thuốc tân dược giả
nhãn hiệu Neo-Codion, số lượng 30.000 hộp, đơn giá 27 ngàn đồng/hộp. Quý “râu” đã ứng trước cho
Ngọc số tiền 350 triệu đồng. Trước đó, Quý “râu” đã đặt hàng Ngọc 3-4 lần, mỗi lần khoảng 30.000 hộp
thuốc giả Neo-Codion. Mỗi khi sản xuất xong, Ngọc cho vận chuyển đến nhà Quý “râu” tại địa chỉ số
13/01 Dương Công Khi, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Ngọc giao vỏ hộp nhãn hiệu Neo-Codion
trước, giao vỉ thuốc thành phẩm sau, để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Sau khi mua được
thuốc giả của Ngọc, Quý “râu” chào bán trên mạng internet. Mỗi lô hàng mua của Ngọc, nếu bán hết,
Quý thu lợi từ 300 đến 400 triệu đồng…

Giải quyết

Trước tiên, điều này đã vi phạm quy định những hành vi bị nghiêm cấm theo điểm a, khoản 5, Điều 6,
Luật Dược năm 2016.

Đồng thời, cơ quan chức năng khi tiến hành điều tra, làm rõ, đã phát hiện và có đủ bằng chứng chỉ ra các
yếu tố cấu thành tội phạm, đối tượng vi phạm sẽ phải đối diện với mức xử lý hình sự về “Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo Điều 194, Mục 1, Chương XVIII, Bộ luật
hình sự 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Điều đáng nói ở đây, là các đối tượng đã tranh thủ thời điểm mà mọi người dân đang phải gồng mình
chống dịch cũng như đang có tâm lí lo sợ trước những diễn biến vô cùng phức tạp của Covid 19. Đó là
thời điểm vô cùng thuận lợi cho chúng, vì nhu cầu được phòng bệnh và khỏi bệnh, được sống là nhu cầu
cơ bản nhất của mọi người vào lúc này. Nắm được tâm lí này, các đối tượng bằng những lời ngon ngọt,
những hình ảnh, nhãn mác khó phân biệt thật giả thậm chí còn ép giá tăng cao để tăng thêm lợi nhuận.
Nói cách khác, hoàn cảnh dịch bệnh là một điều kiện xúc tác giúp chúng thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật một cách dễ dàng hơn. Điều này có thể được tính vào tình tiết tăng nặng quy định tại điểm l khoản
1 điều 52 của Bộ Luật hình sự 2015 “Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch
bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội”.

Với những số liệu về khối lượng hàng giả, cũng như giá trị hàng giả và các khoản lợi nhuận bất chính từ
việc tiêu thụ sản phẩm, cộng với tình tiết tăng nặng mà không có bất cứ tình tiết giảm nhẹ nào, các đối
tượng sẽ nguy cơ phải đối mặt mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt được xác định tại khoản
3, điều 192 của Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đó là mức án 15 năm tù giam, bên cạnh đó là
những hình phạt bổ sung ví dụ như phạt tiền để bồi thường thiệt hại.

 
“3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;

b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;

c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công
dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá
bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Làm chết 02 người trở lên;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này
122% trở lên;

h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”

You might also like