You are on page 1of 1

BÀI KIỂM TRA ĐẦU NĂM

MÔN: HÓA HỌC 11

Câu 1: Viết công tính số mol theo khối lượng, thể tích; nồng độ phần trăm, nồng độ mol của 1 dung dịch chất tan.
(1đ)

Câu 2: Hãy xác định các chất theo nhóm sau: (3đ)

a/ Axit mạnh và axit yếu: HCl, H 2SO3, H3PO4, HNO3, H2SO4, H2CO3, HClO4, CH3COOH

b/ Bazo mạnh và bazo yếu: Mg(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2, KOH, Ca(OH)2

c/ Muối tan và muối không tan: NaCl, KNO3, BaSO4, FeSO4, KMnO4, CaCO3, PbCl2, AgCl

Câu 3: Xác định số OXH của các nguyên tố trong các chất sau: (3đ) K 2Cr2O7, H2SO4, Fe(NO3)2, KMnO4, NaHSO4,
KAl(SO4)2.

Câu 4:Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây, hình vẽ nào mô tả đúng cách thu khí clo trong phòng thí
nghiệm? Giải thích? (0.5đ)

Câu 5: Nung m gam bột Fe trong O2 thu được 11,36 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho toàn bộ X
phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất,ở đktc). Tìm m.(1đ)

Câu 6: Độ pH dùng để phân biệt các loại dung dịch hay đặc tính của từng loại dung dịch. Theo quy ước thì độ pH
của nước là chuẩn nhất( trung tính) có giá trị = 7. Những dung dịch có độ pH < 7 là các dung dịch mang tính axit,
nếu mang giá trị bằng không thì dung dịch có tính axit cao nhất. Còn nếu có độ pH > 7 thì đó là các dung dịch có
tính bazơ (kiềm). Dựa vào các dữ liệu sau em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây: (1.5đ)

a/ Dịch vị là một hỗn hợp các chất do các tuyến vị ở dạ dày tiết ra. Trung bình dạ dày bài tiết từ 1-2,5 lít dịch vị
mỗi ngày. Dịch vị là một chất lỏng trong suốt không màu, hơi sánh với 2 thành phần chính là acid clohydric (HCl)
và enzym pepsin. Acid clohydric tồn tại trong dịch vị dưới 2 dạng (dạng tự do và dạng kết hợp protein) với nồng
độ khá cao (khoảng 150 mmol/ lít). Nhờ sự hiện diện của acid Clohydric và enzyme pepsin, dịch vị giúp cho quá
trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi và tránh các vi khuẩn từ thức ăn gây hại cho cơ thể. Theo em, môi trường
pH của dịch vị thuộc khoảng nào sau đây:
A.1.0 – 2.0 B. 6.4 – 6.9 C. 7.0 – 7.5 D. 9.0 – 10.5

b/ Trong bầu khí quyển của trái đất, nitơ chiếm khoảng 78%, ôxi chiếm khoảng 21%. Hai khí này chiếm tới 99 %
nhưng vai trò điều hòa khí hậu của Trái Đất lại thuộc về 1% khí còn lại, đó là khí nhà kính trong đó có cacbon
đioxit (CO2). Theo em, nước để lâu trong không khí có độ pH thuộc khoàng nào sau đây:
A.1.5 – 2.5 B. 5.0 – 5.75 C. 7.0 – 7.25 D. 8.25 – 10.0

c/ Biết rằng hoa cẩm tú cầu thay đổi màu theo độ pH của đất. Hãy theo dõi bảng sau:

Độ pH pH < 7 pH = 7 pH > 7
Màu hoa Màu lam Màu trắng sữa Màu hồng
Một người nông dân muốn thay đổi màu hoa cẩm tú cầu theo nhu cầu của thị trường nên đã bón vôi sống( CaO)
trước khi trồng hoa. Màu hoa mà người nông dân muốn hướng đến là:
A.Màu lam B. Màu trắng sữa C. Màu hồng D. Tất cả ý trên đều sai

You might also like