You are on page 1of 4

BÀI 9: BASE.

THANG pH

I. Base

1) Khái niệm
- Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với
nhóm hydroxide (OH) , khi tan trong nước tạo thành ion OH-
{ M : Kimloại
- CT tổng quát base : M(OH)n , trong đó n : ℎóa trị của kim loại
Ví dụ: KOH, Ba(OH)2, Fe(OH)3,…
- Gọi tên base: Tên base = Tên kim loại (kèm hóa trị đối với kim loại
nhiều hóa trị) + hydroxide
Ví dụ: NaOH: sodium hydroxide , Fe(OH)2: iron(II) hydroxide
- Tính tan : Hầu hết các base không tan trong nước, trừ một vài base đặc
biệt : NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH
- Các base tan còn được gọi là kiềm

( t: tan, k: ko tan, -: ko tồn tại)

Màu của một số base không tan( kết tủa)


Tên Mg(OH)2 Zn(OH)2 Pb(OH)2 Cu(OH)2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Al(OH
base

Màu Trắng Trắng Trắng Xanh lam Trắng Nâu đỏ Trắn


kết xanh keo
tủa
2) Tính chất hóa học
a) Đổi màu chất chỉ thị
- Dung dịch base làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
- Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
b) Phản ứng với dung dịch acid → muối + H2O ( phản ứng trung
hòa):
BASE + DUNG DỊCH ACID MUỐI + NƯỚC
Vd: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
- Ứng dụng của sodium hydroxide: có nhiều ứng dụng trong sản xuất
và đời sống như : sản xuất nhôm, xà phòng, tơ nhân tạo, giấy
Dược phẩm
Xử lí nước

II. Thang pH

1) Khái niệm:
- Là tập hợp các con số có giá trị từ 1-14 để so sánh độ acid - base của
dung dịch

2) Ý nghĩa của thang pH


- Xác định môi trường dung dịch
+ Dung dịch có pH < 7: môi trường acid
+ Dung dịch có pH > 7: môi trường base
+ Dung dịch có pH = 7: môi trường trung tính
- So sánh độ mạnh/ yếu của các acid cùng nồng độ ( các base
cùng nồng độ):
+ Acid cùng nồng độ: pH càng nhỏ => Tính acid càng mạnh
Vd: dd hydrochlorid acid HCl 0,1M có pH =1
Dd acetic acid CH3COOH 0,1M có pH = 3
=> HCl mạnh hơn CH3COOH
- Chỉ số pH là một trong những yếu tố có liên quan đến sức khỏe
con người và môi trường

- Chỉ số pH nằm ngoài khoảng cho phép là dấu hiệu ban đầu của
bệnh lý
- Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH ≤ 5 ,6

III. Các dạng BT hay gặp

Dạng 1: Nhận biêt dung dịch/ Phân biệt dung dịch mất nhãn

vd1: Nêu cách nhận biết ba dung dịch: HCl, CaCl2, Ca(OH)2 chỉ
dùng 1 thuốc thử
B1: Nhận dạng chất: HCl: acid => môi trường acid
CaCl2 : muối => môi trường trung tính
Ca(OH)2: base => môi trường base
B2: Sử dụng thuốc thử mà có thể phân biệt được cả 3 chất => Quỳ tím :
Cho quỳ tím vào cả 3 ống nghiệm chứa 3 dung dịch
+ Quỳ hóa đỏ => acid => ống đựng dung dịch HCl
+ Quỳ hóa xanh => base => ống đựng dung dịch Ca(OH)2
+ Quỳ không đổi màu => môi trường trung tính => ống đựng dung dịch
CaCl2

vd2: Nêu cách nhận biết 3 lọ dung dịch mấ nhãn lần lượt chứa dung
dịch NaOH , H2SO4 và NaCl

vd3: Bạn Trung và bạn Linh làm đang trong phòng thí nghiệm bỗng
phát hiện ra 3 lọ dung dịch mất nhãn. Trung lấy mỗi lọ ra 3 giọt
dung dịch cho vào 3 ống nghiệm khác nhau, cho quỳ tím vào lần lượt
từng ống nghiệm, thấy có sự thay đổi màu như sau:
Ống nghiệm thứ nhất quỳ tím chuyển màu đỏ, đánh dấu ống 1
Ống nghiệm thứ hai quỳ tím không đổi màu, đánh dấu ống 2
Ống nghiệm thứ 3 quỳ tím chuyển màu xanh đậm, đánh dấu ống 3
Bạn Linh thấy thế liền kết luận rằng:
Ống 1 là base, ống 2 là acid, ống 3 là nước cất. Bạn Trung mới
cãi lại rằng: Ống 1 phải là acid, ống 2 là nước cất còn ống 3 mới là
base. Theo em, ai đúng ai sai?

vd4: Bảng dưới đây cho biết pH của một số chất

Dạng 2: Viết PTHH và bài tập tính toán không cho biết sản
phẩm

vd1: Hoàn thành các PTHH sau:

NaOH + HCl → NaOH + HNO3 →


Cu(OH)2 + H2SO4 → Ba(OH)2 + H2SO4 →
Ba(OH)2 + H3PO4 → Fe(OH)2 + HCl →
Al(OH)3 + HNO3 → Fe(OH)3 + HCl →

vd2: Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa vừa đủ
với 100ml dung dịch NaOH 2M

vd3: Hòa tan hoàn toàn m gam sodium hydroxide (NaOH) vào 200g dung
dịch HCl 7,3%
a) Viết PTHH xảy ra
b) Tính m
c) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

vd4: Hòa tan 7,4g calcium hydroxide ( Ca(OH)2) vào 200ml dung dịch
H2SO4 1M
a. Viết PTHH xảy ra
b. Tính khối lượng muối sinh ra
c. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hỏi màu của giấy
quỳ có thay đổi không ? Vì sao ?

You might also like