You are on page 1of 5

BÀI TẬP NHÓM LUẬT HÀNH CHÍNH LKT

KỲ 1/NĂM HỌC 2022-2023

Tình huống số 3 – dành cho nhóm 3, nhóm 6

Gia đình ông A có 1 mảnh ruộng được Nhà nước giao trồng lúa gần nhà nhưng lâu
nay gia đình đã không còn canh tác. Do con trai chuẩn bị kết hôn, muốn tách ra ở
riêng nên ông A quyết định dùng mảnh ruộng trên để xây nhà cho con trai, diện tích
nhà xây dựng là 100m2. Việc xây dựng đến ngày 3/2/2020 thì hoàn thành. Hỏi:

1. Xác định hành vi vi phạm hành chính của gia đình ông A và
chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trên?

a. Xác định hành vi vi phạm hành chính của gia đình ông A.

Hành vi vi phạm hành chính của gia đình ông A là vi phạm quy định
của pháp luật về lĩnh vực đất đai, Ông A đã tự ý sử dụng đất trồng lúa để xây
nhà cho con trai, đây là sử dụng đất sai mục đích, không được sự cho phép
của cơ quan có thẩm quyền. Các căn cứ pháp lý:

+ Khoản 1 điều 6, Luật đất đai 2013, quy định về Nguyên tắc sử dụng đất:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”
+ Khoản 3 điều 12, Luật Đất Đai 2013, quy định về những hành vi bị nghiêm
cấm: “3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.” 
+ Điểm d, khoản 1, điều 57, Luật đất đai 2013 quy định:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp;”.

Hành vi phạm hành chính của gia đình ông A thuộc điểm b, khoản 3,
điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, quy định về Sử dụng đất trồng lúa vào
mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo
quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai.

“3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì
hình thức và mức xử phạt như sau:

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển
mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;”

Áp dụng vào tình huống trên, thì Gia đình ông A xây nhà với diện tích là
100m2, (0,01 héc ta) là hành vi vi phạm quy định hành chính về lĩnh vực đất đai .
Do đó, ông A bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

b. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm:

Chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm của gia đình ông A
là Chủ tịch UBND huyện, căn cứ vào:

- Khoản 3, điều 52, luật XLVPHC 2020, quy định về thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính:
“3. Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương…”
- Căn cứ theo mức xử phạt được quy định ở điểm b, khoản 3, điều 9 Nghị
định số 91/2019/NĐ-CP và điểm b, khoản 2, điều 38, Luật XLVPHC về
thẩm quyền của UBND huyện có quy định:
“2. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại điều 24 Luật này nhưng không
quá 100.000.000 đồng.”
- Căn cứ vào điểm i, khoản 1, điều 24 Luật XLVPHC quy định về mức phạt tối
đa trong các lĩnh vực:
“1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với các
nhân được quy định như sau:

i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng, lâm nghiệp, đất đai, kinh
doanh bất động sản;”

Gia đình ông A vi phạm trong lĩnh vực đất đai và có mức xử phạt từ
5.000.000 đến 10.000.000 đồng, số tiền phạt này nằm trong phạm vi quyền xử phạt
của UBND cấp huyện. Vậy nên, chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với
hành vi vi phạm của gia đình ông A là Chủ tịch UBND cấp Huyện.

2. Ngày 3/7/2020, gia đình ông A bị ban địa chính xã đến lập biên bản vi
phạm hành chính. Trong quá trình lập biên bản, gia đình ông A không
chịu ký vào biên bản vi phạm. Để biên bản có giá trị pháp lý, chủ thể có
thẩm quyền phải giải quyết như thế nào?

Để biên bản có giá trị pháp lý, đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra
vi phạm đại diện ký vào biên bản căn cứ vào đoạn 2 khoản 4 Điều 58 Luật
xử lí vi phạm hành chính 2020.
“Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản
….phải ghi rõ lý do vào biên bản”

Trong trường hợp này, bên ban địa chính xã đã đến lập biên bản vi
phạm hành chính nhưng trong quá trình lập biên bản gia đình ông A lại
không chịu ký vào biên bản vi phạm cho nên để biên bản có giá trị pháp lý
thì bên chính quyền cấp xã sẽ đại diện một người ký vào biên bản.

3. Sau khi lập biên bản, do địa phương phát sinh nhiều công việc quan
trọng nên sự việc không được xử lý luôn. Đến ngày 1/4/2022 chủ thể có
thẩm quyền mới đưa vụ việc ra xử lý. Trong trường hợp này, còn thời
hiệu để xử phạt đối với gia đình ông A không?
Trong tình huống trên, thời hiệu xử phạt VPHC đối với gia đình ông A
không còn, Căn cứ pháp lý:

- Theo điểm a, khoản 1, điều 6, Luật XLVPHC 2020 thì


=> thời hiệu để xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là 2 năm.
- Theo điểm b, khoản 1 điều 6, Luật XLVPHC
=> thời điểm để tính thời hiệu XPVPHC là từ lúc hành vi vi phạm đó
kết thúc, tức khi xây xong ngôi nhà vào ngày 03/02/2020.

Vậy thời hiệu để xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm của gia đình ông A
là từ ngày 03/02/2020 đến ngày 03/02/2022. Đến ngày 1/4/2022 chủ thể có thẩm
quyền mới đưa vụ việc ra xử lý. Trong trường hợp này, thời hiệu để xử phạt đối với
gia đình ông A đã hết.

4. Chủ thể có thẩm quyền có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm của
ông A không? Căn nhà đã xây được giải quyết như thế nào?

Chủ thể có thẩm quyền không có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm của
ông A, mà có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi
phạm, căn cứ vào:

+ Điểm c, khoản 1, điều 65 Luật XLVPHC, quy định về những trường hợp
không ra quyết định xử phạt hành chính:
“1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường
hợp sau đây:
c. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6…”
+ khoản 2, Điều 65 Luật XLVPHC: “2.Đối với trường hợp quy định tại điểm
a,b,c và d tại khoản 1 điều này ….áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
được quy định…”

Do thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của gia
đình ông A đã hết nên, chủ thể có thẩm quyền là Chủ tịch UBND huyện không ra
QĐ xử phạt hành chính, nhưng vẫn phải ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu đối với hành vi vi phạm của ông A

Căn nhà đã được xây được xử lý theo khoản 2 điều 65 Luật XLVPHC như đã
nêu trên, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả ở điểm b, khoản 1, điều 28 và
điều 30 Luật XLVPHC đó là “Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng
không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép”.

Vì căn nhà của ông A xây dựng trái với mục đích sử dụng đất và xây dựng
trái phép ( cụ thể là ngôi nhà xây trên 100m2), Gia đình ông A buộc phải phá dỡ
ngôi nhà, nếu không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

=> theo nd 91/2019 => áp dụng bp kphq là buộc khôi phục lại tt ban đầu

You might also like