You are on page 1of 4

THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ,

HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN, TÍCH CỰC
CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
Thực hiện đường lối đối ngoại của đất nước ta trong thời kỳ mới được coi
là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam.Góp phần
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.Một dân tộc đã
trải qua nhiều cuộc đấu tranh để gìn giữ nền độc lập, giữ vững độc lập, tự
chủ trong tình hình quốc tế rất phức tạp.

Thứ nhất, mục tiêu của đường lối đối ngoại là bảo đảm lợi ích quốc gia,
dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.

Việc xác định lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và bảo vệ lợi ích quốc gia,
dân tộc của đường lối đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ mới được coi là yêu
cầu hàng đầu và là kim chỉ nam trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà
nước ta, đồng thời là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việt Nam thực
hiện chính sách đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, khẳng định
sự thống nhất và hòa quyện giữa lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc.
Điều này có nghĩa Việt Nam đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc cao
nhất của các hoạt động đối ngoại.

Thứ hai, nhiệm vụ của đường lối đối ngoại trong thời kỳ mới là giữ vững
môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới..

Nhiệm vụ quan trọng nhất trong đường lối, chính sách đối ngoại của Việt
Nam thời kỳ đổi mới là phục vụ các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh
và nâng cao vị thế đất nước. Việc xác định cụ thể hơn yêu cầu về an ninh
khi nêu rõ nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ”. Điều này thể hiện tư duy mới về mối quan hệ giữa quốc
phòng, an ninh và đối ngoại trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳ
mới, đồng thời khẳng định vai trò của đường lối đối ngoại quốc phòng, an
ninh trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước.Nhiệm vụ hàng đầu của đường lối đối ngoại Việt
Nam những năm tới là: Tranh thủ tối đa mọi cơ hội, hóa giải những thách
thức nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tận dụng các nguồn lực
bên ngoài để phục vụ hiệu quả cho đất nước phát triển nhanh và bền
vững, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc
tế, phục vụ các mục tiêu quốc phòng, an ninh và phát triển.
Thứ ba, phương châm của đường lối đối ngoại là thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế.
Chúng ta cũng nêu rất rõ đối ngoại gồm 3 trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại
giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân. Đây là 3 lực lượng phát huy tác
dụng trong quá trình kháng chiến để nâng cao vị thế của đất nước, tranh
thủ sự ủng hộ của quốc tế, kể cả tinh thần và vật chất cũng như trong quá
trình đổi mới thời gian qua.
Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cho chúng ta nhiều cơ
hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài. Tuy
nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác
chuyển sang hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực đặt ra cho chúng ta
không ít thách thức, đặc biệt là những bất ổn về kinh tế, về chính trị, an
ninh, xã hội từ bên ngoài; các loại tội phạm xuyên biên giới như: buôn bán
ma túy, rửa tiền, thâm nhập tiền giả, tài liệu phản động, văn hóa phẩm
không lành mạnh và các thách thức an ninh phi truyền thống khác có thể
gây tác hại đến mọi mặt của an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Chính vì vậy, để giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa các
cơ hội từ hội nhập quốc tế, cần phải xác định rõ nội hàm và lộ trình của hội
nhập trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và văn hóa - xã hội,
từ đó có cơ chế phù hợp với thế, lực của đất nước và bối cảnh tình hình
đất nước để đạt được mục tiêu của đường lối đối ngoại, phục vụ hiệu quả
nhất mục tiêu phát triển, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và vị thế quốc
gia. Tích cực chủ động hội nhập, kết hợp nội lực với ngoại lực. Đặt lợi ích
quốc gia, dân tộc lên trên hết.

XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, THỰC HIỆN
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, TĂNG CƯỜNG VÀ MỞ RỘNG MẶT
TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT
Nhận thức về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những
thành tựu to lớn về lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần quan
trọng vào việc hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đáp ứng được
khát vọng của nhân dân, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn Việt
Nam.
Dân chủ là mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới đã được Đảng
từng bước nhận thức sâu sắc trên cơ sở tổng kết thực tiễn những năm đổi
mới. Để đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…,
quan điểm nhất quán của Đảng là phải xây dựng thành công nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Bởi, mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
Việt Nam xây dựng là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Dân chủ được nhận thức là một trong những thành tố quan trọng
trong hệ mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Trên cơ sở quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ “dân là chủ” đến “dân
làm chủ” là một bước phát triển về chất. Đảng không chỉ xác định vị thế, tư
cách chủ thể xã hội là của nhân dân, “dân là gốc”, quan trọng hơn, bản
chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phải làm cho nhân dân được
hưởng quyền làm chủ và có năng lực, phương pháp, bản lĩnh làm chủ trên
thực tế..., khi đó, dân chủ trở thành động lực để xây dựng, phát triển đất
nước. Dân chủ là động lực của xây dựng chủ nghĩa xã hội còn là vì có dân
chủ mới có đồng thuận xã hội, có đồng thuận xã hội mới tạo ra sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong môi trường dân chủ, mọi cá nhân được nói, phát huy sáng kiến,
đóng góp trí tuệ và sức mạnh… Nghĩa là, môi trường dân chủ sẽ tạo ra
ngày càng đầy đủ những điều kiện cho sự giải phóng mọi năng lực sáng
tạo của con người trong quá trình phát triển. Đảng xác định rất rõ, năng lực
làm chủ không phải trên trời rơi xuống, tự nhiên mà có, mà là kết quả của
sự kết hợp giữa việc Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đảng, Nhà nước phải
tạo ra cơ chế, chính sách, pháp luật thích hợp, người dân phải được học
tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết về dân chủ, phương pháp thực
hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ. Có như vậy mới tránh được
tình trạng dân chủ hình thức. Thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt qua
hơn 35 năm đổi mới, thể hiện rất rõ và hết sức sinh động những kết quả
đạt được trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách là bản
chất, mục tiêu, động lực của phát triển đất nước.

You might also like