You are on page 1of 4

2.2.2.

Phát về triển đất nước về khoa học công nghệ

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra không ngừng nghỉ. Đặc
biệt khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở qua
trọng hàng đầu cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trước những thách
thức đặt ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hộp
nhập quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đặc biệt chú trọng vai trò của khoa
học- công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá
chiến lược phát riển đất nước trong giai đoạn tới.

Để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển thì ta cần
tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và cuối cùng là tìm được
hướng khắc phục những hạn chế đó.

2.2.2.1. Những mặt hạn chế trong phát triển khoa học công nghệ

Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời
gian qua, hoạt động khoa học - công nghệ ở nước ta còn có một số hạn chế
như:

Một là, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành
động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế và tăng năng suất lao động xã hội.

Hai là, trình độ khoa học - công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng
cách so với nhóm đầu khu vực Đông Nam Á.

Ba là, hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa thực
sự tạo động lực cho phát triển khoa học - công nghệ và ứng dụng kết quả
khoa học - công nghệ vào sản xuất, nhất là các chính sách đầu tư, thuế, đấu
thầu...

Bốn là, đầu tư cho khoa học - công nghệ còn hạn chế; tỷ lệ chi cho khoa
học - công nghệ chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất
nước.
Năm là, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động khoa học -
công nghệ còn thiếu và chưa đồng bộ.

Sáu là, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở Việt Nam đang trong quá
trình hình thành, các thành tố và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ
thống đổi mới sáng tạo quốc gia đang từng bước được hoàn thiện và còn
mờ nhạt. Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực doanh nghiệp
còn hạn chế.

Bảy là, Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ tuy có tăng về số lượng
nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Thiếu các tập thể khoa học mạnh, các chuyên gia đầu
ngành có khả năng dẫn dắt các hướng nghiên cứu mới, hoặc chỉ đạo triển
khai các nhiệm vụ quốc gia ở trình độ quốc tế.

2.2.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phát triển
khoa học công nghệ

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là:

Về phía các bộ, ngành, địa phương: Nhận thức của một số cấp, ngành và
địa phương về vai trò của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa
đầy đủ, toàn diện.

Về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh
nghiệp khởi nghiệp khó tiếp cận được các nguồn vốn, tín dụng để tiến hành
đổi mới công nghệ do vướng mắc về điều kiện tài sản bảo đảm, số năm
kinh nghiệm hoạt động...

Về cơ chế, chính sách: Cơ chế, chính sách còn một số vướng mắc, dẫn tới
quỹ phát triển khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp chưa được sử
dụng để đầu tư, đổi mới, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ đổi mới sáng tạo.

2.2.2.3. Những chiến lược trong phát triển khoa học công nghệ

Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác quốc tế
hiện nay, phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là
yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Đây cũng là nội dung được chú trọng trong
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt được
thể hiện đậm nét, đồng bộ, xuyên suốt trong tất cả các phần, từ chủ đề,
quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lược, các đột phá chiến lược đến
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển trong Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 (gọi tắt là Chiến lược).

Chiến lược xác định quan điểm, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu
vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chủ động
nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo,
chuyển đổi số, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới.

Chiến lược xác định khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong
những đột phá chiến lược, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế năng
động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ. Phát triển mạnh mẽ khoa học-
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất,
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Chiến lược cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa
học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trước yêu cầu của thời kỳ mới, cụ thể
là: Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế
thị trường và thông lệ quốc tế; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính
sách mới, thúc đẩy triển khai và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng
tạo, mô hình kinh doanh mới. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động nghiên
cứu, quản lý khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Quan tâm đầu tư
đúng mức nghiên cứu khoa học cơ bản; tập trung nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ lõi, công nghệ số; tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu ứng
dụng phát triển công nghệ cho một số ngành và lĩnh vực then chốt. Cơ cấu
lại, nâng cao năng lực, hiệu quả các cơ sở nghiên cứu; đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học - công nghệ trong các doanh nghiệp, trường đại học, cơ sở
đào tạo gắn với nhu cầu thị trường. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo. Phát triển mạnh thị trường khoa học - công nghệ gắn với xây
dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ; tăng cường công tác
bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; mở rộng và nâng cao hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh hội nhập và
hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ...

2.2.2.4. Những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học công nghệ

Những nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực khoa học - công nghệ cần được tập
trung thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý và tập trung nguồn lực để thực hiện
nội dung đột phá chiến lược về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo
theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, trong đó doanh
nghiệp đóng vai trò trung tâm, các cơ sở giáo dục đại học là các chủ thể
nghiên cứu mạnh.

Thứ ba, tập trung xây dựng năng lực công nghệ cốt lõi, thúc đẩy năng suất,
chất lượng, tận dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ tư, sửa đổi, hoàn thiện chính sách tài chính, quy định quản lý nhiệm vụ
khoa học - công nghệ để thúc đẩy khoa học - công nghệ và đổi mới sáng
tạo.

Thứ năm, chuyển đổi số và hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước về
khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/
V8hhp4dK31Gf/content/tao-dot-pha-de-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-
sang-tao-tro-thanh-dong-luc-chu-yeu-cho-tang-truong-kinh-te-va-phat-
trien-dat-nuoc-nhanh-ben-vung

You might also like