You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM

ĐỀ THI THỬ GIỮA HỌC PHẦN


LỚP CÔNG NGHỆ HÓA
Tên học phần: HÓA ĐẠI CƯƠNG 1 Mã HP: HOH 001
Họ và tên MSSV

Câu 1: (1,5 điểm)


Cho B (Z = 5); Al (Z =13); Ga (Z = 31); P (Z = 15), S (Z = 16), K (Z = 19), Ca (Z = 20).
Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 30, số hạt không mang điện ít
số hạt mang điện là 14 hạt.
a) Xác định A, Z.
b) Viết cấu hình electron của X.
c) Cho biết nguyên tố này thuộc ô nào, chu kỳ mấy, nhóm nào trong bảng phân loại tuần
hoàn, X là kim loại hay phi kim? Tại sao?
d) Một electron có bộ bốn số lượng tử là (3, 1, -1, +1/2), electron này có thể là electron
hóa trị của X không? Tại sao?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM
ĐỀ THI THỬ GIỮA HỌC PHẦN
LỚP CÔNG NGHỆ HÓA
Câu 2: (1 điểm)
a) Hãy tính bước sóng De Broglie cho neutron có khối lượng 1.675×10 -27 kg chuyển động
với tốc độ 4×103 cm.s-1.
b) Một electron có tọa độ được xác định với sai số 5.2×10 -10 m. Hỏi khi đó động lượng của
nó được xác định với sai số bao nhiêu.
Câu 3: (1 điểm)
Khi chiếu tia bức xạ có độ dài sóng 434 nm vào bề mặt kali kim loại thì các electron
ở bề mặt kim loại bị bứt ra. Biết tần số giới hạn ngưỡng của Kali là 5.5×10 14 Hz. Cho me =
9.1×10-31 kg; h = 6.625×10-34 J.s; c = 3×108 m.s-1
Tính:
a) Năng lượng theo (J) và (eV) của chùm tia bức xạ chiếu vào.
b) Tốc độ các electron ở bề mặt kim loại bị bứt ra.

Câu 4: (2 điểm)
Theo mô hình Bohr, năng lượng của electron (tính theo J) ở quỹ đạo thứ n trong
nguyên tử H được tính theo công thức: En = -2.179 x 10-18 /n2
Một electron của nguyên tử hydro chuyển động từ quỹ đạo n = 5 về quỹ đạo n = 2.
a) Xác định năng lượng, tần số và bước sóng vạch phổ electron tương ứng.
b) Đây là quang phổ hấp thụ hay phát xạ ?
Câu 5: (2 điểm)
a) Trong tự nhiên, crom tồn tại 4 đồng vị như sau:
Đồng vị Khối lượng nguyên tử (đvklnt) Hàm lượng %
Cr
50
49.9461 4.35
Cr
52
51.9405 83.79
Cr
53
52.9406 9.50
Cr
54
53.9389 2.36
Tính khối lượng nguyên tử trung bình của crom.
b) Bộ số lượng tử n = 4, l = 4, ml = +2, ms = +1/2 có tồn tại hay không?
c) Sắp các ion trong dãy B3+, Al3+, Ga3+ theo trật tự bán kính tăng dần. Giải thích.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM
ĐỀ THI THỬ GIỮA HỌC PHẦN
LỚP CÔNG NGHỆ HÓA
d) Hãy giải thích tại sao P (Z = 15) có năng lượng ion hóa thứ nhất lớn hơn lưu huỳnh S (Z
= 16).

Câu 6: (2,5 điểm)


a) Hãy cho biết liên kết trong NaCl,MgO, SO2, Cl2 thuộc loại liên kết gì?
b) Viết công thức Lewis, xác định hình dạng phân tử của các phân tử sau: CF 4, OF2, NF3,
BF3.

You might also like