You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB

- BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2018 – 2019


Môn: Hóa học – Lớp 11
Thời gian làm bài 180 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (2,0 điểm) Tốc độ phản ứng – Cân bằng hoá học
Nghiên cứu phản ứng X + Y + Z  P + Q bằng phương pháp tốc độ đầu thu được các
kết quả như ở bảng dưới:
[X]o (M) [Y]o (M) [Z]o (M) Tốc độ đầu

(M h-1)

0.01 0.01 0.01 0.002


0.02 0.02 0.01 0.008
0.02 0.02 0.04 0.016
0.02 0.01 0.04 0.016

a) Xác định bậc phản ứng của X, Y và Z?


b) Xác định hằng số tốc độ và thời điểm một nửa lượng chất X đã phản ứng hết nếu
biết nồng độ đầu của các chất như sau: [X] = 0.01 M, [Y] = 1.00 M, [Z] = 2.00
M.
Câu 2. (2,0 điểm) Cân bằng và phản ứng trong dung dịch
Trái ngược với nước nguyên chất chỉ có pH bằng 7, nước mưa lại có tính axit yếu
do hoà tan các oxit axit. Một số nguyên nhân của hiện tượng này là do thiên nhiên, một
số khác lại là do con người. Trong không khí, sunfuđioxitvà nitơ monoxit bị oxi hoá
thành sunfutrioxit và nitơ đioxit, các chất này phản ứng với nước tạo thành axit sunfuric
và axit nitric. Những nguyên nhân này tạo thành dạng mưa acit có pH trung bình
khoảng 4.5 - tuy nhiên cũng có lúc đo được những giá trị rất thấp cỡ 1,7. Sunfuđioxit có
thể được xem là axit 2 chức. Có các hằng số phân li ở 25 oC như sau:

1
Các câu hỏi được nói đến ở điều kiện 25 oC.
Độ tan của sunfuđioxit là 33.9 lít trên mỗi lít nước (tại áp suất riêng phần sunfuđioxit là
1 bar, bỏ qua biến thiên thể tích bởi sự hoà tan)
a) Tính pH của dung dịch này.
b) Tính nồng độ ion hiđrua trong dung dịch natri sunfit (c = 0.010 mol L-1).
Cân bằng chiếm ưu thế trong dung dịch natri hiđrosunfit là:

c) Tính hằng số cân bằng.

Câu 3. (2,0 điểm) Pin điện – Điện phân


Cho dung dịch A chứa bạc nitrat và chì nitrat trong nước, C(AgNO3) = 0,050 mol
L-1 và C(Pb(NO3)2) = 0,100 mol L-1.
Thêm 10 mL dung dịch kali iotua (c = 0,250 mol L-1) và axit nitric (c = 0,200 mol
L-1) vào 10 mL dung dịch A tạo thành 20 mL dung dịch B với một kết tủa. Cùng với
một điện cực bạc tạo thành nửa pin 1.
Dung dịch C được tạo thành bằng cách hòa tan 0,010 mol L -1 bạc nitrat và 0,040
mol L-1 kali thioxianat. Cùng với một điện cực bạc tạo thành nửa pin 2. Cả hai nửa pin
được nối với nhau bởi một cầu muối tạo thành một pin điện hóa.
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Tính suất điện động của pin (Epin) ở 25 oC (298 K).
c) Viết phản ứng tổng của pin và tính hằng số cân bằng của phản ứng này.
d) Thêm một lượng nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch B. Thế thay đổi như thế nào?
Thảo luận về hai trường hợp phụ thuộc vào số mol natri hiđroxit thêm vào.
Câu 4. (2,0 điểm) Nhóm VA, IVA và kim loại nhóm IA, IIA, Al, Cr, Mn, Fe ( Thay bài
tập tính toán vô cơtổng hợp bằng kim loại nhóm IB, IIB )
Một chất rắn màu vàng X1 được hòa tan trong dung dịch axit nitric cô đặc xúc tác
nhiệt độ cao, khí thoát ra có khối lượng phân tử gấp 1,586 lần không khí. Khi thêm một
lượng Bari clorua dư vào dung dịch, ta thu được kết tủa trắng X 2 tách ra. Lọc tách kết
tủa. Dung dịch sau phản ứng trên cho tác dụng với một lượng dư dung dịch bạc sunfat
tạo thành hai kết tủa rắn X 2 và X3 tách ra khỏi dung dịch. Để lọc mới dung dịch, nhỏ
từng giọt dung dịch natri hydroxit đến khi dung dịch thu được có môt trường gần trung
2
tính pH ~ 7. Khi đó bột màu vàng X 4 (77,31% khối lượng Ag) được kết tinh từ dung
dịch. Khối lượng của X4 gấp 2,9 lần khối lượng của X2.
a. Xác định các chất X1, X2, X3, X4.
b. Tìm công thức phân tử của khí trên và viết các phương trình hóa học xảy ra.
c. Vẽ công thức cấu tạo cua X1.
d. Viết các phản ứng của X1 với: O2., H2SO4 (đặc, nóng), KClO3.
Câu 5. (2,0 điểm) Phức chất-Trắc quang
[Ru(SCN)2(CN)4]4– là ion phức của ruteni, được kí hiệu là P.
a. Viết công thức Lewis của phối tử thioxianat SCN–.
b. Cho biết dạng lai hóa của Ru trong P. Mô tả sự hình thành ion phức theo thuyết
VB (Valence Bond). Giải thích tại sao trong P, liên kết được hình thành giữa Ru và N
của phối tử SCN– mà không phải là giữa Ru và S. Cho biết phức có tính thuận từ hay
nghịch từ, vì sao?
Câu 6. (2,0 điểm) Đại cương hữu cơ
a. Axit fumaric và axit maleic có các hằng số phân li nấc 1 (k1), nấc 2 (k2). Hãy so
sánh các cặp hằng số phân li tương ứng của hai axit này và giải thích.
b. Cho các ancol: p-CH3-C6H4-CH2OH , p-CH3O-C6H4-CH2OH, p-CN-C6H4-
CH2OH và p-Cl-C6H4-CH2OH. Hãy so sánh khả năng phản ứng của các ancol với HBr
và giải thích.
Câu 7. (2,0 điểm) Cơ chế phản ứng
a.

3
Câu 8. (2,0 điểm) Sơ đồ biến hóa.
a. Hoàn thành dãy phản ứng sau:

b. Viết sơ đồ điều chế phenantren từ o-nitrobenzandehit và axitphenylaxetic (với


tác nhân vô cơ có sẵn)
Câu 9. (2,0 điểm) Tổng hợp và xác định cấu trúc chất hữu cơ
Cho 2-cabetoxixiclopentanon phản ứng với 1,3-đibrompropan khi có mặt NaH
trong DMF. Sản phẩm A nhận được được đun nóng với một đương lượng NaH trong
hỗn hợp benzen - DMF cho phép thu được dẫn xuất bixiclic B, C 11H16O3.B chịu tác
dụng của etanđithiol khi có mặt BF3 và Ni Raney trong metanol để hình thành sản phẩm
C. Xà phòng hoá C bằng NaOH, sau đó thuỷ phân rồi xử lí với thionyl clorua và cuối
cùng bằng NaN3 trong axeton. Đun hồi lưu hỗn hợp trên khi có mặt vết axit H + sẽ thu
được D, C8H15N. Bằng tác dụng của fomanđehit trong axit fomic ở 100 0C, D chuyển
thànhE. Sau khi xử lí E bằng metyl iođua, sau đó bằng Ag 2O trong nước, đun sản phẩm
thu được ở 2000C khi có mặt 1,3-điphenylisobenzofuran người ta sẽ nhận được hai đồng
phân C28H26O là (I) và (II) với hiệu suất thấp.
a. Hãy xác định công thức cấu trúc của các hợp chất trên.
b. Trình bày cơ chế của quá trình A  B và D  E.
Câu 10. (2,0 điểm) Hợp chất thiên nhiên
a. Rutinozơ là gốc đường của một số hợp chất có tác dụng làm bền thành mạch
máu. Rutinozơ cho phản ứng với thuốc thử Feling, khi bị thủy phân bởi - glicozidaza
cho andozơ A (C6H12O5) và D-andozơ B (C6H12O6) theo tỉ lệ mol 1:1. Từ andozơ B tiến
hành liên tiếp hai lần cắt mạch Ruff và sau đó oxi hóa với axit nitric thu được axit
meso-tactric. B dễ dàng cho dẫn xuất monoxetal với axeton trong axit. Hãy viết các
phản ứng để xác định B.
b. Andozơ B cho cùng sản phẩm osazon như một andohexozơ khác (kí hiệu là
A1); A2 là đồng phân đối quang của A 1. Thực hiện chuyển hóa A2 theo sơ đồ sau thu
được A.

4
(Lưu ý: phản ứng từ A4 đến A5 đặc trưng cho sự chuyển hóa ancol bậc 1 cuối
mạch thành axit ).
Dùng CT chiếu Fisơ để biểu diễn cấu trúc của các chất A 1, A2, A3, A5, A 6 và A.
Biết rằng 1 mol A phản ứng với 4 mol HIO4 cho 4 mol HCOOH và 1 mol CH3CHO.

--------------------- // -------------------

Giáo viên ra đề: Ngô Thị Ngọc Mai Ký tên

SĐT: 0942250977

You might also like