You are on page 1of 19

BỘ ĐỀ SỐ 1

(Sử dụng cho CBCNV tham gia thí nghiệm thiết bị nhất thứ)

1. CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM LẤY SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐO:
1.1. Thí nghiệm máy biến áp:
Câu 1: Hãy nêu các hạng mục thử nghiệm Máy biến áp, trình bày ý nghĩa của từng
hạng mục và tiêu chuẩn đánh giá?
Trả lời:
 Các hạng mục thử nghiệm biến điện áp:
 Điện trở cách điện R15 và R60.
 Tỷ số biến áp.
 Điện trở một chiều tất cả các cuộn dây
 Tang và điện dung và sứ xuyên .
 Đo điện áp tăng cao (đối với trường hợp đại tu...)
 Thử nghiệm dầu cách điện.
 Ý nghĩa của từng hạng mục:
 Đo điện trở cách điện R15 và R60: Đánh giá sơ bộ giữa các cuộn dây, giữa từng cuộn
dây với vỏ. Cách điện giữa sơ cấp và thứ cấp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
2/ Tỷ số biến áp:
- Đo tỷ số biến của máy biến điện áp để đối chiếu sự phù hợp giữa các số liệu lý lịch
(thiết kế), với các số liệu thực tế (tính toán) đồng thời cũng để xác định tỷ số biến đổi của các
biến điện áp với số liệu trong bản tên của máy.
3/ Điện trở một chiều:
- Các cuộn dây thứ cấp, kể cả các nhánh.
- Phát hiện các cuộn dây thứ cấp bị đứt hoặc bị chập.
4/ Tang: Phương pháp đo Tang  là phương tiện phán đoán, đánh giá đặc tính của
cách điện. Để đánh giá tình trạng cách điện giữa các cuộn dây với nhau, các cuộn dây với vỏ
và sứ cách điện ở điện áp cao. Đánh giá tổn hao điện môi, trong chất cách điện, đo Tang 
còn kiểm tra được điện dung trong thiết bị.
5/ Điện áp tăng cao: đánh giá độ bền cách điện ở điện áp cao (tuỳ theo cấp điện áp mà
đưa điện áp tăng cao) giữa các cuộn dây với nhau và giữa các cuộn dây với vỏ.
6/ Thử nghiệm dầu cách điện: Kiểm tra độ cách điện của dầu, nồng độ khí hoà tang…
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- So sánh thiết bị cùng loại.
- So sánh nhà chế tạo.
- So sánh với số liệu kiểm tra lần trước.
* Lưu ý: Ghi nhiệt độ môi trường, nhiệt độ máy, các kết quả đo phải qui đổi về nhiệt
0
độ 20 c.

-1-
Câu 2: Ý nghĩa mục đích và đánh giá kết quả đo điện trở 1 chiều MBA?
Trả lời:
a.Mục đích
Việc đo điện trở một chiều trong máy biến áp là một hạng mục thí nghiệm chủ yếu là để
xác định chất lượng các cuộn dây trong máy biến áp. Qua hạng mục này, ta sẽ phát hiện được
các hư hỏng ở các điểm nối như sau:
- Chổ nối các nhánh vào cuộn dây
- Chổ nối các đầu dây ra với ruột sứ
- Chổ nối các đầu dây ra với bộ phận chuyển nấc
- Sơ bộ chuẩn đoán có chậm chập một số dòng dây trong các cuộn dây
- Ở bộ phận chuyển nấc: tại các tiếp điểm của bộ chuyển nấc và các khóp nối của nó
- Chổ đứt trong các cuộn dây ( Ví dụ: trong các dây dẫn có những nhánh song song)
b. Các yêu cầu:
- Máy biến áp đã tách ra khỏi vị trí vận hành, không có người làm việc trên thiết bị.
c.Đánh giá kết quả:
Kết quả thí nghiệm thường được so sánh với giá trị đo của nhà chế tạo hoặc kết quả
của các lần đo trước, so sánh với thiết bị cùng loại. Sự sai lệch giá trị điện trở đo được không
được vượt quá 2% giữa các giá trị đo được ở các pha và số liệu nhà chế tạo quy về cùng nhiệt
độ.
Câu 3: Hãy nêu mục đích, yêu cầu và đánh giá kết quả đo tỉ số biến MBA?
Trả lời:
a. Mục đích
Đo tỉ số biến của các máy biến áp lực để xem chúng có phù hợp với các số liệu của nhà
chế tạo hay không. Tỉ số biến còn là điều kiện để vận hành song song các máy
biến áp. Thí nghiệm xác định tỉ số biến còn được sử dụng để phát hiện các h ư
hỏng có thể xảy ra.
b. Các yêu cầu
Tỉ số biến chỉ tiến hành đo kiểm tra sau khi máy biến áp đã lắp xong và nạp đầy dầu cách
điện (đối với máy biến áp ngâm dầu).
Thí nghiệm xác định tỉ số có thể được thực hiện ở điện áp thấp hơn danh định tại tần số danh
định.
Trong trường hợp các máy biến áp ba pha mà khi đó các pha độc lập và có thể tiếp cận được,
nguồn một pha sẽ được sử dụng; Tuy nhiên, khi thuận tiện, nguồn ba pha có thể được dùng.
Điện áp để đo tỉ số biến có thể là điện áp 220V hoặc 380V.
Để đảm bảo an toàn cho người đo và dụng cụ đo, người ta thường đưa điện áp vào cuộn
cao áp và đo điện áp của cuộn cao và cuộn hạ áp. Các đồng hồ dùng để đo tỉ số biến cần phải
có cấp chính xác 0,3 hoặc tốt hơn.

-2-
c. Đánh giá kết quả
Sai số của tỉ số biến đổi cần được nhỏ hơn 0,5% so với giá trị trên mác máy của MBA
với tất cả các cuộn dây. Quan sát thấy tỉ số đo được ở phía xa hơn (những nấc đầu và những
nấc cuối) của MBA ba pha sẽ có một sự chênh lệch nhẹ, khi độ lệch lớn hơn 0,5% cần xem
xét không phải là lí do để loại bỏ MBA này. Trong một số thường hợp hãn hữu, tỉ số đo được
khác với tỉ số được ghi trên mác máy. Điều này có thể xảy ra với các MBA rất lớn có cuộn
dây hạ áp có số vòng dây tương đối nhỏ nhỏ (nhỏ hơn 200 vòng). Trong trường hợp này, tỉ số
biến đổi cần được quy nhanh về tỉ số đúng gần nhất.
Câu 4: Hãy nêu mục đích, yêu cầu, và ý nghĩa đo điện trở cách điện các cuộn dây MBA?
Trả lời:
a. Mục đích
Đo điện trở cách điện cuộn dây nhằm đánh giá tình trạng cách điện của cuộn dây thông
qua dòng điện rò qua cách điện. Dòng điện này là một hàm số của độ ẩm, độ không tinh khiết
của cách điện và nhiệt độ của cách điện cuộn dây.
b. Các yêu cầu
1. Điên trở cách điện các cuộn dây MBA được đo khi các bộ phận chính đã được lắp
đặt hoàn chỉnh, trong các điều kiện môi trường khô ráo, các bộ phận cách điện bên ngoài phải
được vệ sinh sạch sẽ. Đối với máy biến áp dầu phải được nạp đầy dầu và phải có thời gian để
dầu ổn định, các bọt khí trong dầu đã thoát hết.
2. Khi cần thiết phải đo địên trở cách điện trong điều kiện thời tiết không thuận lợi
như độ ẩm cao, hoặc đo ở những vùng có ảnh hưởng bởi ô nhiễm như vùng ven biển, gần các
khu công nghiệp hoá chất, giá trị điện trở cách điện thường thấp do bị ảnh hưởng bởi dòng rò
bề mặt qua các sứ cách điện. Để loại trừ ảnh hưởng của dòng rò bề mặt cần sử dụng các vòng
màn chắn mặt ngoài các sứ khi đo để có kết quả chính xác hơn
3. Điện trở cách điện của các cuộn dây MBA phải được đo bằng Mêgômmet 1000V
cho các cuộn dây có điện áp đầu cực nhỏ hơn hoăc bằng 1kV, và 2500V cho các đầu cuộn
dây có điện áp đầu ra lớn hơn 1kV. Chỉ đo khi ở nhiệt độ của đối tượng trên 10oC đối với các
máy biến áp từ 150kV trở xuống và trên 30oC đối với các máy biến áp từ 220kV trở lên. Đối
với máy 220kV trở lên tốt nhất đo ở nhiệt độ sai khác với nhiệt độ đo của nhà chế tạo ±5oC.
Đối với máy biến áp 110kV sai khác không quá ±10oC(QCVN QTĐ-5:2009/BCT).
Bảng 1. Trình tự đo điện trở cách điện cuộn dây máy biến áp
Phương pháp 1 Phương pháp 2
Thí nghiệm không sử dụng mạch Guard Thí nghiệm sử dụng mạch Guard
MBA 2 cuộn dây MBA 2 cuộn dây
Cao – (hạ + đất)
Hạ - (cao + đất)
(Cao+Hạ) – Đất
MBA 3 cuộn dây MBA 3 cuộn dây

-3-
Cao-(hạ+cuộn thứ 3+Đất) Cao-(hạ+đất), guard nối vào cuộn thứ 3
Hạ - (Cao+cuộn thứ 3+ đất) Cao-đất, guard nối vào (hạ+cuộn thứ 3)
Cuộn thứ 3- (cao+hạ +đất) Hạ-(cuộn thứ 3+đất); guard nối vào
cuộn cao
(Cao+hạ)-(cuộn thứ 3 +đất) Hạ-đất; guard nối vào (cao+cuộn thứ 3)
(cao+cuộn thứ 3)- (hạ +đất) Cuộn thứ 3-(cao+đất); guard nối vào hạ
(hạ+cuộn thứ 3)-(cao+đất) Cuộn thứ 3-đất; guard nối vào (cao+hạ)
(Cao+hạ)-(cuộn thứ 3 +đất)
(cao+hạ+cuộn thứ 3)-đất
(cao+cuộn thứ 3)- (hạ +đất)
d. Đánh giá kết quả:
Điện trở cách điện của cuộn dây máy biến áp được xem là tốt khi giá trị đo được tại hiện
trường sau lắp đặt phù hợp với giá trị đo được của nhà chế tạo trước khi xuất xưởng, hoặc nhỏ
hơn không quá 30% sau khi quy đổi về cùng nhiệt độ. Hệ số quy đổi cho ở bảng 3. Trong
trường hợp hiệu nhiệt độ không có trong bảng trên, thì có thể tính bằng cách nhân các hệ số
tương ứng.
Bảng 2: Các giá trị điện trở cách điện nhỏ nhất cho phép của MBA lực ngâm trong dầu cách
điện (MΩ)
Cấp điện áp của cuộn dây Nhiệt độ cuộn dây (oC)
điện áp cao
10 20 30 40 50 60 70
Tới 35 kV, dưới 10000kVA 450 300 200 130 90 60 40
Từ 35kVcông suất
≥10000kVA trở lên và 110kV 900 600 400 260 180 120 80
với mọi công suất
220 -330 kV 1200 800 540 360 240 160 100
500 kV 3000 2000 1350 900 600 400 270

Câu 5: Hãy nêu mục đích, ý nghĩa và đánh giá đo góc tổn hao điện môi tgδ MBA?
Trả lời:
a. Mục đích
Đo góc tổn hao điện môi tg là xác định phẩm chất cách điện của điện môi, những cuộn
dây có cách điện tốt có góc tổn hao điện môi nhỏ, những cuộn dây có góc tổn hao điện môi
lớn và tăng dần qua các lần đo biểu hiện phẩm chất cách điện suy giảm và tiềm ẩn các khuyết
tật: bị nhiễm ẩm, cách điện có nhiễm tạp chất hoặc bị già hoá.

-4-
Đo tglà phương pháp phổ biến nhất để xác định tình trạng cách điện của các thiết bị. Ta đã
biết, Tglà tỉ số giửa thành phần tác dụng Itd của dòng điện đi qua chất cách điện khi đặt vào
nó điện áp xoay chiều thành phần phản kháng Ipk của dòng điện đó như hình 1:

Thành phần tác dụng gây tổn thất tác dụng về phát nóng, Còn thành phần phản kháng

là dòng điện nạp và phóng của tụ điện trong mỗi chu kỳ của điện áp xoay chiều. Dòng điện
tác dụng có thể coi là chỉ tiêu để đánh giá tình trạng cách điện vì mỗi thiếu sót bên trong và
mức độ ẩm của cách điện điều ảnh hưởng đến trị số dòng điện đó ( có xu hướng làm tăng trị
số dòng điện đó). Nhưng thành phần này còn phụ thuộc các kích thước của thiết bị. Vì vậy
riêng trị số của dòng điện tác dụng chưa phản ánh được tình trạng cách điện và muốn đánh
giá tình trạng của cách điện người ta dùng tỉ số giửa các thành phần dòng điện. Tức là:
Tgδ = Itd/Ipk
Các thiết bị có kích thước bất kỳ, tỉ số đó sẽ bằng nhau và chỉ thay đổi theo sự biến đổi
tương đối của thành phần tác dụng so với thành phần phản kháng, bản thân sự biến đổi tương
đối ấy chỉ gây nên bởi những thiếu sót trong cách điện. Thành phần phản kháng chỉ phụ thuộc
vào điện dung hình học, nên khi có thiếu sót trong cách điện nó hầu như không biến đổi so
với cách điện còn tốt. Còn thành phần tác dụng biến đổi do sự ion hoá nội bộ của những bọt
không khí và tạp chất khác lẫn vào, khi điện áp đặt vào càng lớn, trị só của thành phần tác
dụng đó càng lớn.
Những thiếu sót trong cách điện ảnh hưởng đến tổn thất trong nó, mà Tgδ lại phụ thuộc
vào tổn thất ấy nên có thể tìm được Tgδ từ những tính toán đơn giản như sau:
P = UItd = UI cos
Q = UIpk = UI sin
Vì : I =  C.U nên P = U2. Ctd.cos , Q = U2. Cck.sin
Do đó Tgδ = sin/ cos = Q/P = Ctd/Cpk
Với những trị số U,  và C không đổi, tổn thất tỉ lệ thuận với Tgδ được tính theo %
Tgδ % = ITgδ
Trị số Tgδ phụ thuộc vào nhiệt độ và điện áp đặt. Sự phụ thuộc của Tgδ đối với điện áp
thấy rõ như hình 3. Còn sự phụ thuộc vào nhiệt độ thì được thể hiện ở hình 2

-5-
Trong hình 2: Đường 1 là đường cong biểu diễn đối với thiết bị có cách điện ẩm. Đường 2 là
đường biểu diển đối với thiết bị có cách điện khô. Từ A đến B là khu vực đo ổn định. Những
nét chấm biểu thị những đoạn đo không ổn định.
Trong hình 3: Điểm A là điểm bắt đầu ion hoá. Uth là điện áp tới hạn, với điện áp này
bắt đầu ion hoá.
Sự phụ thuộc của Tgδ vào nhiệt độ được giải thích như sau: Khi nhiệt độ tăng lên,
điện trở cách điện giảm xuống, làm tổn thất tăng.
Sự phụ thuộc của Tgδ vào điện áp được giải thích bằng sự phụ thuộc của mức độ ion
hoá đối với trị số điện áp, mức đội ion hoá tăng mạnh sau khi điện áp vượt quá trị số tới hạn.
Đối với máy điện quay, Tgδ không cho biết kết quả rõ rệt vì trị số nó chịu ảnh hưởng
mạnh của trị số vầng quang ( sự ion hoá bên ngoài), vầng quang không tác hại đối với cách
điện mà có lien quang với thành phần cấu tạo của cách điện loại B
b. Các yêu cầu
1. Cũng như các phần thí nghiệm điện cao áp khác các yêu cầu sau đây cần phải tuân thủ
qui trình kỹ thuật điện.
2. Phương pháp được mô tả trong quy trình này được áp dụng cho các MBA, kháng điện,
máy biến áp tự ngẫu có cấp điện áp lớn hơn hoặc bằng 35 kV. Việc đo tgδ là bắt buộc đối với
máy biến áp cấp 35 kV dung lượng từ 10 000 kVA trở lên. Những máy biến áp 110 kV trở
lên không phân biệt công suất đều phải đo góc tổn hao điện môi tgδ.
c. Đánh giá kết quả:
Đo góc tổn thất điện môi cách điện cuộn dây.. Kết quả đo được cần so sánh với kết quả
đo của nhà chế tạo và được quy đổi về cùng một nhiệt độ. Giá trị tgδ đo được không được lớn
hơn 30% kết quả đo được khi xuất xưởng. Nếu kết quả tgδ đo được nhỏ hơn 1% có thể được
xem là tốt không cần phải so sánh.Trường hợp kết quả đo được lớn hơn, không thoả mãn các
quy định trên thì cần phải xem xét cẩn thận các yếu tố có thể làm tăng kết quả đo như điều
kiện khí hậu khi đo độ ẩm tăng cao, môi trường ô nhiễm, các sứ đầu ra bẩn, có nhiễu của các
thiết bị mang điện ở gần đối tượng đo để có các biện pháp loại trừ các yếu tố ảnh hưởng này.
Bất kể tgδ các cuộn dây đo được khi xuất xưởng là bao nhiêu nếu tgδ đo tại hiện
trường nhỏ hơn hoặc bằng 1 % đều được coi là đạt tiêu chuẩn
Để đảm bảo kết quả chính xác cần theo các lưu ý của mục đo. Cũng giống như R60 trị số của
tgδ không tiêu chuẩn hóa mà so sánh với số liệu xuất xưởng hoặc so với lần thí nghiệm trước.

-6-
Tuy nhiên khi không có các số liệu này có thể tham khảo giá trị tối đa cho phép của tgδ %,
cuộn dây máy biến áp Nếu không có kết quả này, có thể tham khảo bảng dưới đây
Bảng . Giá trị tgδ % cuộn dây máy biến áp theo QCVN QTĐ-5:2008/BCT
Nhiệt độ cuộn dây, oC
Cấp điện áp cuộn cao áp
10 20 30 40 50 60 70
Từ 35 kV trở xuống có
công suất dưới 10.000 1,2 1,5 2,0 2,6 3,4 4,5 6,0
kVA
Trên 35 kV có công suất
10.000 kVA trở lên và trên
0,8 1,0 1,3 1,7 2,3 3,0 4,0
110 kV không phụ thuộc
công suất

Câu 6: Hãy nêu các hạng mục thử nghiệm Máy Biến Điện Áp (TU), trình bày ý nghĩa của
từng hạng mục và tiêu chuẩn đánh giá?
* Các hạng mục thử nghiệm máy biến điện áp
- Điện trở cách điện.
- Tỷ số biến dòng.
- Điện trở một chiều.
- Thử cực tính.
- Đo Tang
* Ý nghĩa của từng hạng mục:
1/ Điện trở cách điện: đánh giá sơ bộ giữa các cuộn dây, giữa từng cuộn dây với vỏ.
Cách điện giữa sơ cấp và thứ cấp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
2/ Tỷ số biến dòng: đo tỷ số biến của máy biến dòng để đối chiếu sự phù hợp giữa các
số liệu lý lịch (thiết kế), với các số liệu thực tế (tính toán).
Chú ý: Đo tất cả tỷ số các cuộn dây thứ cấp, so với cuộn dây sơ cấp.

3/ Điện trở một chiều:


- Các cuộn dây thứ cấp, kể cả các nhánh.
- Phát hiện các cuộn dây thứ cấp bị đứt hoặc bị chập.
5/ Tang: Phương pháp đo Tang  là phương tiện phán đoán, đánh giá đặc tính của
cách điện. Để đánh giá tình trạng cách điện giữa các cuộn dây với nhau, các cụôn dây với vỏ
và sứ cách điện ở điện áp cao. Đánh giá tổn hao điện môi, trong chất cách điện.
6/ Thử cực tính: Kiểm tra cực tính các đầu ra phía thứ cấp nhằm để xác định cực tính
giữa sơ cấp và thứ cấp. Nếu không xác định cực tính có thể đi đến những kết luận sai mà hậu
-7-
quả có thể gây ra những sự cố nghiêm trọng cho các máy biến áp điện lực hoặc có thể làm
cho bảo vệ rơle tác động sai, điện kế quay sai.
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- So sánh thiết bị cùng loại.
- So sánh nhà chế tạo.
- So sánh với số liệu kiểm tra lần trước.

Câu 7: Hãy nêu mục đích, điều kiện đo và đánh giá kết quả đo điện trở cách điện cuộn
dây của TU và TI?
Trả lời:
1. Mục đích: để đánh giá sơ bộ giữa các cuộn dây, giữa từng cuộn dây với vỏ.
2. Điều kiện thí nghiệm: thiết bị đã cô lập hoàn toàn không còn điện, không có người nào
làm việc trên thiết bị.
3. Đánh giá kết quả:
So sánh với số liệu thí nghiệm của nhà chế tạo hay máy cùng loại với giá trị thực tế
đo. Nếu không có, có thể tham khảo theo bảng dưới đây
Các điện trở cách điện giữa cuộn dây với đất, và giữa các cuộn dây phải được đo
bằng mêgôm met có điện áp 1.000 V. Các tiêu chuẩn đối với các điện trở theo từng loại được
quy định như sau:
a/ Loại cuộn dây Bảng Các tiêu chuẩn cách điện cho các cuộn dây của T U (MΩ) theo QCVN
QTĐ-5:2008/BCT
Điện áp định Điện trở cách điện ứng với các nhiệt độ (M)
mức (KV) 200C 300C 400C 500C 600C
Thấp hơn 10 400 200 100 50 25
10 - 15 800 400 200 100 50
20 - 35 1000 500 250 125 65
Cao hơn 66 1200 600 300 150 75
Cuộn thứ cấp là 2 M 
b) Loại tụ điện và loại cuộn dây cách điện khô
Điện trở cách điện của các cuộn dây sơ cấp phải lớn hơn 50MΩ.
c) Loại cách điện bằng khí SF6
Điện trở cách điện của các cuộn dây sơ cấp phải không thấp hơn các đặc tính của nhà
sản xuất.
Chú ý: Đo các điện trở cách điện của mạch thứ cấp và mạch điều khiển Các điện trở cách điện
giữa các mạch thứ cấp và mạch điều khiển với đất phải được đo bằng mêgômmet có điện áp
500V để đảm bảo rằng các giá trị lớn hơn 2MΩ.

-8-
Câu 8: Trình bày mục đích, điều kiện và đánh giá kết quả điện trở một chiều của TU và
TI?
Trả lời:
1. Mục đích:
- Phép đo này để xác định tình trạng những bộ phận dẫn điện và những chố tiếp xúc trong
máy biến điện.
- Để xác lập điện trở cuộn dây ở nhiệt độ đã biết để sử dụng trong thí nghiệm độ tăng nhiệt.
- Để tính toán nhiệt độ cuộn dây và độ tăng nhiệt tại thời điểm hoàn thành thí nghiệm độ tăng
nhiệt.
- Để tính toán tỉ số biến khi mang tải (đối với máy biến điện áp).
- Để xác nhận điện trở một chiều tối đa cho phép của cuộn thứ cấp đối với máy biến dòng kiểu X
(theo IEEE C57.13-2008).
2. Điều kiện thí nghiệm:
- Trước khi thử nghiệm cần tiến hành kiểm tra và vệ sinh tổng thể các thành phần của máy đo
điện trở một chiều bao gồm: cáp cao áp, vị trí cáp cao áp trên máy, màn hình và các dây dẫn,
kẹp nối, các điểm tiếp xúc, khi có hiện tượng ôxy hóa các mặt tiếp xúc cần xử lý thật sạch.
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy cần phải ổn định, các thông số về tần số, cường độ
phải nằm trong giới hạn cho phép.
- Kiểm tra vị trí đặt máy phải bằng phẳng để đảm bảo trong quá trình làm việc máy phải
được đặt thẳng đứng, vị trí đặt máy phải sạch sẽ thuận tiện cho việc công tác thử nghiệm.
Trước khi tiến hành thử nghiệm lần đầu cần cắm điện trước 5 phút để máy ổn định trước khi
thử nghiệm.
- Kiểm tra thiết bị thử đủ điều kiện an toàn làm việc, vệ sinh sạch sẽ thiết bị thử, đặc biệt là
các bộ phận cách điện bên ngoài, các vị trí kẹp áp và dòng phải đảm bảo được tiếp xúc tốt,
trong trường hợp thiết bị vừa tách khỏi vị trí vận hành không được tiến hành thử ngay mà
phải để thiết bị nguội đi.
- Nối đất thiết bị đo, đấu nối thiết bị đo với thiết bị cần đo thực hiện theo sơ đồ sau
Chú ý: Nên nối tắt các cuộn dây không phải cuộn dây đang được đo điện trở. Điều này quan
trọng vì đó là biện pháp an toàn để ngăn ngừa cảm ứng điện áp cao, đồng thời giảm thời gian
cần thiết để dòng điện một chiều ổn định.
Áp lực khí của máy biến điện đo lường kiểu nạp khí có thể đặt ở ngưỡng bất kỳ khi tiến
hành thí nghiệm này.
Đấu nối các đầu đo cẩn thận và chắc chắn rằng các đầu đo được tiếp xúc tốt.
Các đầu đo dòng điện được đấu nối bên ngoài các đầu đo điện áp trong mạch đo.

-9-
4. Đánh giá kết quả đo
Giá trị điện trở đo được phải so sánh với số liệu của nhà chế tạo hay thiết bị cùng loại,
số liệu của lần thử nghiệm trước để đánh giá thí nghiệm thiết bị đảm bảo sự đúng đắn của cấu
trúc. Chênh lệch giữa máy cùng loại hoặc giữa các pha không được lớn hơn 2 – 5%.
Câu 9: Hãy trình bày mục đích, điều kiện và đánh giá kết quả tỉ số của TU,TI?
Trả lời:
1 Mục đích: đo tỷ số biến của máy biến điện áp để đối chiếu sự phù hợp giữa các số liệu lý
lịch (thiết kế), với các số liệu thực tế (tính toán).
Chú ý: Đo tất cả tỷ số các cuộn dây thứ cấp, so với cuộn dây sơ cấp.
- Cách điện giữa sơ cấp và thứ cấp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Các dây nối sơ cấp và thứ cấp của máy biến điện được gọi là cùng cực tính nếu như tại
một thời điểm đã cho, dòng điện đi vào dây nối sơ cấp và ra khỏi dây nối thứ cấp theo
cùng một hướng như thể hai dây nối tạo nên mạch điện liên tục.
2 Điều kiện thí nghiệm: thiết bị đã cô lập hoàn toàn không còn điện, không có người nào
làm việc trên thiết bị.
3.Đánh giá kết quả: so sánh giá trị tỉ số của nhà cấp hàng và giá trị của máy xem có đúng
không .- Xem xét tính chính xác các ký hiệu đầu đấu dây trên máy biến dòng điện. Phải ghi
lại rõ ràng kết quả trong biên bản thí nghiệm.
Câu 10. Trình bày mục đích, điều kiện, và đánh giá kết quả đo Tan  của TU và TI?
Trả lời:
1 Mục đích: Đo tglà phương pháp phổ biến nhất để xác định tình trạng cách điện của các
thiết bị.
2 Điều kiện thí nghiệm: thiết bị đã cô lập hoàn toàn không còn điện, không có người
nào làm việc trên thiết bị.
4. Đánh giá kết quả :
Kết quả đo được cần so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo và được quy đổi về cùng
một nhiệt độ. Giá trị tgδ đo được không được lớn hơn 30% kết quả đo được khi xuất xưởng.
Nếu kết quả tgδ đo được nhỏ hơn 1% có thể được xem là tốt không cần phải so sánh.Trường
hợp kết quả đo được lớn hơn, không thoả mãn các quy định trên thì cần phải xem xét cẩn thận
các yếu tố có thể làm tăng kết quả đo như điều kiện khí hậu khi đo độ ẩm tăng cao, môi
trường ô nhiễm, các sứ đầu ra bẩn, có nhiễu của các thiết bị mang điện ở gần đối tượng đo để
có các biện pháp loại trừ các yếu tố ảnh hưởng này.
Tổn hao điện môi (tgδ) phải được đo cho máy biến dòng làm việc với điện áp 110 kV
hoặc lớn hơn. Giá trị tgδ đo được tại nhiệt độ 200C không được vượt quá các giá trị quy định
tham khảo Bảng .

- 10 -
Bảng Tiêu chuẩn đối với tgδ của TU theo QCVN QTĐ-5:2008/BCT
Hạng mục kiểm tra Giá trị tổn thất điện môi tgδ% tại điện áp
danh định (kV)
35 110 150-220
Máy biến dòng có dầu 2,5 2 1,5
(cách điện giấy dầu)

Câu 11: Hãy trình bày các hạng mục thử nghiệm máy biến dòng diện, trình bày ý nghĩa
của từng hạng mục và tiêu chuẩn đánh giá?
Trả lời:
* Các hạng mục thử nghiệm biến dòng điện:
- Điện trở cách điện.
- Tỷ số biến dòng.
- Điện trở một chiều.
- Đặt tính từ hoá.
- Tang.
- Thử cực tính.
(Đối với biến dòng có nhiều dầu cần phải thử dầu).
* Ý nghĩa của từng hạng mục:
1/ Điện trở cách điện: đánh giá sơ bộ giữa các cuộn dây, giữa từng cuộn dây với vỏ.
Cách điện giữa sơ cấp và thứ cấp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
2/ Tỷ số biến dòng: đo tỷ số biến của máy biến dòng để đối chiếu sự phù hợp giữa các
số liệu lý lịch (thiết kế), với các số liệu thực tế (tính toán).
Chú ý: Đo tất cả tỷ số các cuộn dây thứ cấp, so với cuộn dây sơ cấp.
3/ Điện trở một chiều:
- Các cuộn dây thứ cấp, kể cả các nhánh.
- Phát hiện các cuộn dây thứ cấp bị đứt hoặc bị chập.
4/ Đặt tính từ hoá: Xác định những hư hỏng của lõi thép hoặc phát hiện chập vòng dây,
đặc tuyến từ hoá còn nhằm xác định xem các máy biến dòng về mặt cấp chính xác có phù hợp
với bản tên của máy hay không.
5/ Tang: Phương pháp đo Tang  là phương tiện phán đoán, đánh giá đặc tính của
cách điện. Để đánh giá tình trạng cách điện giữa các cuộn dây với nhau, các cụôn dây với vỏ
và sứ cách điện ở điện áp cao. Đánh giá tổn hao điện môi, trong chất cách điện.
6/ Thử cực tính: Kiểm tra cực tính các đầu ra phía thứ cấp nhằm để xác định cực tính
giữa sơ cấp và thứ cấp. Nếu không xác định cực tính có thể đi đến những kết luận sai mà hậu
quả có thể gây ra những sự cố nghiêm trọng cho các máy biến áp điện lực hoặc có thể làm
cho bảo vệ rơle tác động sai, điện kế quay sai.
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- So sánh thiết bị cùng loại.
- So sánh nhà chế tạo.
 So sánh với số liệu kiểm tra lần trước.

- 11 -
Câu 12: Trình bày ý nghĩa, điều kiện và cách đánh giá đo tỉ số máy và thử cực tính TU?
Trả lời:
1 Mục đích: Đo tỷ số biến của máy biến dòng để đối chiếu sự phù hợp giữa các số liệu lý
lịch (thiết kế), với các số liệu thực tế (tính toán).
Chú ý: Đo tất cả tỷ số các cuộn dây thứ cấp, so với cuộn dây sơ cấp.
- Cách điện giữa sơ cấp và thứ cấp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Các dây nối sơ cấp và thứ cấp của máy biến điện được gọi là cùng cực tính nếu như
tại một thời điểm đã cho, dòng điện đi vào dây nối sơ cấp và ra khỏi dây nối thứ cấp theo
cùng một hướng như thể hai dây nối tạo nên mạch điện liên tục.
2 Điều kiện thí nghiệm: thiết bị đã cô lập hoàn toàn không còn điện, không có người nào
làm việc trên thiết bị.
4 Đánh giá kết quả: So sánh giá trị tỉ số của nhà cấp hàng và giá trị của máy xem có
đúng không .- Xem xét tính chính xác các ký hiệu đầu đấu dây trên máy biến dòng điện. Phải
ghi lại rõ ràng kết quả trong biên bản thí nghiệm.
Câu 13: : Trình bày ý nghĩa, điều kiện và cách đánh giá đo tỉ số và thử cực tính TI?
Trả lời:
1 Mục đích: Xác định những hư hỏng của lõi thép hoặc phát hiện chập vòng dây, đặc
tuyến từ hoá còn nhằm xác định xem các máy biến dòng về mặt cấp chính xác có phù hợp với
bản tên của máy hay không.
2 Điều kiện thí nghiệm: thiết bị đã cô lập hoàn toàn không còn điện, không có người nào
làm việc trên thiết bị.
3 Đánh giá kết quả: Bất kỳ độ lệch đáng kể giữa đường đặc tính từ hóa của máy biến
dòng được thí nghiệm với các đường cong của các máy biến dòng tương tự hoặc đường cong
của nhà sản xuất cần được xem xét. Việc xem xét có thể như khử từ máy biến dòng và tiến
hành thí nghiệm lại, kiểm tra sự méo sóng của nguồn điện áp thí nghiệm bằng máy hiện sóng,
thiết bị phân tích sóng hoặc đồng hồ đo điện áp giá trị trung bình.
Câu 14 : Các hạng mục thử nghiệm MC, trình bày ý nghĩa của từng hạng mục và tiêu
chuẩn đánh giá?
Trả lời:
* Các hạng mục thử nghiệm:
- Đo điện trở cách điện.
- Đo điện trở tiếp xúc.
- Thời gian đóng, mở.
* Ý nghĩa của từng hạng mục:
1/ Đo điện trở cách điện: Kiểm tra giữa tiếp điểm động và tĩnh của cùng một pha. Khi
MC ở trạng thái mở. Kiểm tra giữa pha với vỏ khi MC ở trạng thái đóng.
2/ Điện trở tiếp xúc: Kiểm tra tình trạng tiếp xúc giữa hai tiếp điểm của 01 pha, khi
MC ở trạng thái đóng.

- 12 -
3/ Thời gian đóng, mở:
- Độ bật của tiếp điểm.
- Đồng bộ đóng hoặc cắt.
- Tổng thời gian đóng hoặc cắt.
- Quá trình cắt, quá trình đóng theo chu trình của MC.
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- So sánh thiết bị cùng loại.
- So sánh nhà chế tạo.
 So sánh với số liệu kiểm tra lần trước
Câu 15: Trình bày mục đích điều kiện và đánh giá kết quả đo cánh điện điện của máy cắt?
Trả lời:
1 Mục đích :Điện trở cách điện của máy cắt được đo tại hiện trường để kiểm tra chất
lượng cách điện cực với vỏ máy, cực với cực.
2 Điều kiện thí nghiệm: - Khi Máy Cắt đã được tách ra khỏi vận hành, các đầu dây phía sơ
và thứ cấp cũng phải được tháo ra sau khi cũng đã tiếp địa 02 đầu từ 2 - 3 phút trở lên. Tiếp
theo ta cầu các đầu dây phía sơ cấp lại với nhau, thứ cấp cũng vậy thiết bị phải được cô lập
đảm bảo không còn điện, không có người làm việc trên thiết bị
3. Đánh giá kết quả: Kết quả đo được cần so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo, với
thiết bị cùng loại, hay biên bản thí nghiệm thiết bị đó với thời gian gần nhất .Trường hợp kết
quả đo không đạt yêu cầu xem lại điều kiện khí hậu khi đo độ ẩm tăng cao, môi trường ô
nhiễm, các sứ đầu ra bẩn, có nhiễu của các thiết bị mang điện ở gần đối tượng đo để có các
biện pháp loại trừ các yếu tố ảnh hưởng này.
Câu16 :Trình bài phương pháp đo điện trở tiếp xúc Mục đích, điều kiện đo điện trở
tiếp xúc máy cắt?
Trả lời:
1 Mục đích: nhằm phát hiện những cực máy cắt có tiếp xúc cao dể kip thời xử lý hạn chế
tổn thất và hư hỏng thiết bị
2 Điều kiện thí nghiệm: thiết bị phải được cô lập đảm bảo không còn điện, không có
người làm việc trên thiết bị.
3. Đánh giá kết quả: Kết quả đo được cần so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo,
với thiết bị cùng loại, hay biên bản thí nghiệm thiết bị đó với thời gian gần nhất
.Trường hợp kết quả đo không đạt yêu cầu xem lại điều kiện khí hậu khi đo độ ẩm
tăng cao, môi trường ô nhiễm, các sứ đầu ra bẩn, có nhiễu của các thiết bị mang
điện ở gần đối tượng đo để có các biện pháp loại trừ các yếu tố ảnh hưởng này.

- 13 -
Câu 17 : Trình bày mục đích, điều kiện và đánh giá kết quả hành trình đóng cắt máy
cắt?
Trả lời:
1 Mục đích: Phân tích hành trình của máy cắt xem thời gian đóng cắt của thiết bị có phù hợp
với các số liệu của nhà chế tạo hay không. Thời gian đóng cắt còn là điều kiện để vận
hành máy cắt. Thí nghiệm xác định thời gian đóng cắt để phát hiện thời gian
sai lệch có thể xảy ra.
2 Điều kiện thí nghiệm : Phân tích hành trình của máy chỉ tiến hành đo kiểm tra sau khi
máy cắt đã lắp xong và máy cắt đã được cô lập hoàng toàn về điện..
3 Đánh giá kết quả: Kết quả đo được cần so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo, với thiết bị
cùng loại, hay biên bản thí nghiệm thiết bị đó với thời gian gần nhất. Trường hợp kết quả đo
không đạt yêu cầu xem xét bảo trì lại thiết bị.(thời gian cắt lệch không quá 2ms giữa 3 pha,
Thời gian đóng không quá 5ms).

Câu 17 : Trình bài các hạng mục thử nghiệm dao cách ly và ý nghĩa từng hạng mục?
Trả lời:
* Các hạng mục thử nghiệm:
- Đo điện trở cách điện.
- Đo điện trở tiếp xúc.
- Thử dòng điện rò.
- Điện áp tăng cao.
* Ý nghĩa của từng hạng mục:
a/ Điện trở cách điện: Kiểm tra cách điện giữa phần mang điện với đế cầu dao.
b/ Điện trở tiếp xúc: Kiểm tra điểm tiếp xúc giữa 02 ngàm cầu dao để tránh sự nóng
chảy của ngàm dao khi điện trở tiếp xúc xấu.
c/ Dòng điện rò: dòng điện có rò ra ngoài vỏ không, sứ có bị ẩm, bị bẩn không.
d/ Điện áp tăng cao: đánh giá cách điện ở điện áp cao (tuỳ theo cấp điện áp mà đưa
điện áp lên để tăng cao.
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- So sánh thiết bị cùng loại.
- So sánh nhà chế tạo.
 So sánh với số liệu kiểm tra lần trước.

- 14 -
Câu 19 : Trình bày mục đích điều kiện và đánh giá kết quả đo điện trở tiếp xúc Dao cách
ly?
1 Mục đích: nhằm phát hiện những cực máy cắt có tiếp xúc cao dể kip thời xử lý hạn
chế tổn thất và hư hỏng thiết bị
2. Điều kiện: Dao cách ly đã cô lặp hoàn toàn, không có người làm việc trên thiết bị
3. Đánh giá kết quả: Kết quả đo được cần so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo, với
thiết bị cùng loại, hay biên bản thí nghiệm thiết bị đó với thời gian gần nhất. Trường hợp kết
quả đo không đạt yêu cầu xem xét bảo trì lại thiết bị.(Điện trở tiếp xúc của lưởi dao khoảng
vài chục đến 100 ).
Câu 20: Trình bày mục đích điều kiện và đánh giá kết quả đo cánh điện điện Dao cách ly?
1 Mục đích :Điện trở cách điện của Dao cáh ly được đo tại hiện trường để kiểm tra chất
lượng cách điện lưỡi dao đối với đất.
2 Điều kiện thí nghiệm: thiết bị phải được cô lập đảm bảo không cồn điện, không có
người làm việc trên thiết bị
3. Đánh giá kết quả: Kết quả đo được cần so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo, với
thiết bị cùng loại, hay biên bản thí nghiệm thiết bị đó với thời gian gần nhất .Trường hợp kết
quả đo không đạt yêu cầu xem lại điều kiện khí hậu khi đo độ ẩm tăng cao, môi trường ô
nhiễm, các sứ đầu ra bẩn, có nhiễu của các thiết bị mang điện ở gần đối tượng đo để có các
biện pháp loại trừ các yếu tố ảnh hưởng này.
Câu 21: Các hạng mục thử nghiệm chống sét, trình bày ý nghĩa của từng hạng mục và
tiêu chuẩn đánh giá?
* Các hạng mục thử nghiệm:
1/ Đo điện trở cách điện.
2/ Thử dòng điện rò.
3/ Điện áp tăng cao.
* ý nghĩa của từng hạng mục:
1/ Điện trở cách điện: thành phần cấu tạo bên trong như: điện trở phi tuyến, kim loại
MO..... có bị hỏng không, sứ có bị ẩm không.
2/ Dòng điện rò: dòng điện có bị rò ra ngoài không, sứ cách điện có bị ẩm, bị bẩn
không. Đo dòng điện rò còn giúp xác định hệ số phi tuyến.
3/ Điện áp tăng cao: để xác định những điện áp phóng điện ở tần số công nghiệp.
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- So sánh với nhà chế tạo.
- So sánh với chống sét cùng loại.
- So sánh với lần đo trước (vì mỗi chống sét có một kết quả riêng, một số có giá trị cao
và một số có giá trị thấp).
- Kết quả thí nghiệm giữa 03 pha chênh lệch nhau 50% trở lên cần phải xem xét lại,
theo dõi và có hướng xử lý.

- 15 -
Câu 22 : Trình bày mục đích, điều kiện và đánh giá kết quả đo điện trở cách điện
Chống sét?
1 Mục đích :Điện trở cách điện của Chống sét được đo tại hiện trường để kiểm tra chất
lượng cách điện Chống sét đối với đất.
2 Điều kiện thí nghiệm: thiết bị phải được cô lập đảm bảo không cồn điện, không có
người làm việc trên thiết bị
3. Đánh giá kết quả: Kết quả đo được cần so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo, với
thiết bị cùng loại, hay biên bản thí nghiệm thiết bị đó với thời gian gần nhất .Trường hợp kết
quả đo không đạt yêu cầu xem lại điều kiện khí hậu khi đo độ ẩm tăng cao, môi trường ô
nhiễm, các sứ đầu ra bẩn, có nhiễu của các thiết bị mang điện ở gần đối tượng đo để có các
biện pháp loại trừ các yếu tố ảnh hưởng này.
Câu 23: Trình bày mục đích, điều kiện và đánh giá kết quả đo dòng rò chống sét?
+ Mục đích: Dòng điện rò: dòng điện có bị rò ra ngoài không, sứ cách điện có bị ẩm, bị bẩn
không. Đo dòng điện rò còn giúp xác định hệ số phi tuyến.
+ Điều kiện thí nghiệm: thiết bị phải được cô lập đảm bảo không cồn điện, không có
người làm việc trên thiết bị
+ Đánh giá kết quả: So sánh kết quả đo lần trước hay cùng loại, biên bản lần kiểm tra trước
chênh lệch không vượt quá 20% ( Tuỳ theo từng loại chống sét mà ta có trị số dòng rò riêng).
Câu 24: : Tại sao phải thử nghiệm cách điện?
Trả lời:
- Thử nghiệm cách điện là một việc làm hết sức cần thiết và cơ bản nhất của thiết bị điện
cao thế, thiết bị đang vận hành (thử nghiệm theo định kỳ).Thiết bị mới (phải thử nghiệm
trước khi đưa vào vận hành)
- Vì cách điện thấp không đạt tiêu chuẩn trong vận hành sẽ dẫn đến rò rỉ, phóng điện gây
nguy hiểm cho người và thiết bị
Câu 25: Mục đích và yêu cầu công tác kiểm tra định kỳ các trạm biến áp?
Trả lời:
1/ Mục đích của công tác kiểm tra định kỳ:
- Theo dõi các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng cũng như khả năng làm việc
của thiết bị.
- Xác định kịp thời các thiết bị hư hỏng hoặc xuống cấp, từ đó đề ra các phương án sửa
chữa cũng như định ra kế hoạch đại tu thiết bị hoặc thay đổi thiết bị khác.
2/ Yêu cầu của công tác kiểm tra định kỳ các trạm biến áp:
- Tất cả các thiết bị trong trạm phải được kiểm tra ít nhất 01 lần / năm.
- Các thiết bị phải được kiểm tra đầy đủ các hạng mục theo các tiêu chuẩn thí nghiệm.
- Các số liệu thí nghiệm phải được kiểm tra chính xác, để từ đó quyết định được chất
lượng thực tế của thiết bị cũng như đề ra phương án sửa chữa thiết bị.
 Các số liệu thí nghiệm thiết bị của nhà chế tạo phải được lưu trữ cẩn thận trong suốt thời
gian vận hành thiết bị, còn các số liệu thí nghiệm thiết bị trong thời gian vận hành phải
được lưu trữ ít nhất 03 năm (sau khi đã lưu vào đĩa mềm của máy vi tính), để thuận tiện
cho việc theo dõi tình trạng chất lượng của thiết bị trong suốt thời gian vận hành.

- 16 -
Câu 26: : Ý nghĩa của công tác thí nghiệm?
Trả lời:
Do các thiết bị trên lưới điện thường xuyên làm việc mang điện liên tục và chúng đặt
ngoài trời, cho nên việc chất lượng vật liệu điện của các thiết bị này ngày càng xuống cấp là
điều không thể tránh khỏi. Để nắm được thực trạng chất lượng các thiết bị này, công tác thí
nghiệm là việc phải được thực hiện liên tục, từ đó ta có đủ thời gian để lên kế hoạch chuẩn bị
các bước đại tu hoặc trung tu thiết bị hoặc chuẩn bị trước các thiết bị mới dự phòng sẵn sàng
thay thế cho các thiết bị trên, nhằm đảm bảo lưới điện vận hành liên tục.
Đối với công tác đại tu hoặc trung tu thiết bị, công tác thí nghiệm luôn luôn là công việc
sau cùng, bởi lẽ qua đó ta có được các số liệu kỹ thuật về chất lượng thiết bị sau khi được
trung tu hoặc đại tu. Từ đó ta mới có thể đưa thiết bị này vào vận hành tiếp hoặc có phương
hướng xử lý kịp thời trong quá trình sửa chữa.
Đối với các thiết bị dự phòng khi được đưa về công tác thí nghiệm là phải đi trước,
nhằm xác định chất lượng thiết bị có đạt hay không khi đó mới sẵn sàng thay thế cho các thiết
bị trên.
Ngoài ra, khi chuẩn bị đưa một thiết bị mới hoặc một trạm mới vào vận hành trên lưới truyền
tải, công tác thí nghiệm cũng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ, nó xác định chất lượng của
công trình và thiết bị được đưa vào là tốt, đảm bảo được đưa vào vận hành trên lưới điện.
Câu 27: Mục đích và yêu cầu công tác kiểm tra định kỳ các trạm biến áp?
Trả lời:
1/ Mục đích của công tác kiểm tra định kỳ:
- Theo dõi các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng cũng như khả năng làm việc
của thiết bị.
- Xác định kịp thời các thiết bị hư hỏng hoặc xuống cấp, từ đó đề ra các phương án sửa
chữa cũng như định ra kế hoạch đại tu thiết bị hoặc thay đổi thiết bị khác.
2/ Yêu cầu của công tác kiểm tra định kỳ các trạm biến áp:
- Tất cả các thiết bị trong trạm phải được kiểm tra ít nhất 01 lần / năm.
- Các thiết bị phải được kiểm tra đầy đủ các hạng mục theo các tiêu chuẩn thí nghiệm.
- Các số liệu thí nghiệm phải được kiểm tra chính xác, để từ đó quyết định được chất
lượng thực tế của thiết bị cũng như đề ra phương án sửa chữa thiết bị.
- Các số liệu thí nghiệm thiết bị của nhà chế tạo phải được lưu trữ cẩn thận trong suốt
thời gian vận hành thiết bị, còn các số liệu thí nghiệm thiết bị trong thời gian vận hành phải
được lưu trữ ít nhất 03 năm (sau khi đã lưu vào đĩa mềm của máy vi tính), để thuận tiện cho
việc theo dõi tình trạng chất lượng của thiết bị trong suốt thời gian vận hành.
Câu 28: Trình bài các biện pháp an toàn trong quá trình thí nghiệm?
Trả lời:
- Công tác thí nghiệm là một công việc mang tính chất rát quan trọng, xong do công
việc này thường thực hiện trong điều kiện xung quanh còn mang điện hoặc các thiết bị thí
nghiệm có thể phát điện lên các thiết bị cần thí nghiệm. Do đó trong quá trình thí nghiệm, đòi
hỏi toàn bộ toán công tác phải tuân thủ các biện pháp an toàn sau:
- Việc thí nghiệm thiết bị cao thế do toán công tác thực hiện, trong đó người phụ trách
toán công tác tối thiểu phải có trình độ an toàn bật 4. Công nhân làm việc trong nhóm công
tác phải được huấn luyện về chuyên môn và phải được kiểm tra.

- 17 -
+ Những người hiểu biết về công tác thí nghiệm và những qui tắc để thực hiện công
tác thí nghiệm.
+ Những kinh nghiệm về việc tiến hành thí nghiệm trong điều kiệm thiết bị đang vận
hành.
- Việc chuẩn bị các phương án thí nghiệm thiết bị phức tạp do nhân viên tiến hành thí
nghiệm đảm nhiệm, nhưng phải thông qua phụ trách phân xưởng(Đội)
- Khu vực thí nghiệm phải có rào chắn và biển báo an toàn, người không có nhiệm vụ
không được vào và luôn có người trong coi. Việc đặt rào chắn do người tiến hành thí nghiệm
thực hiện
Câu 29: Mục đích và ý nghĩa đo đặc tuyến từ hoá của máy biến dòng?
Trả lời:
Mục đích và ý nhĩa đo đặc tính từ hoá:
Việc đo để có được đặc tính từ hoá của các thiết bị CT là nhằm xác định đoạn làm việc tuyến
tính của thiết bị đó, đồng thời biết được đoạn bảo hoà không cho phép làm việc không đảm
bảo độ chính xấccủ thiết bị đó. Thông thường đường đặc tính từ hoá có dạnh như hình vẽ.
Trong hình vẽ ta thấy:
Khi cho một điện áp vào phần tử thứ cấp của thiết bị và tăng dần điện áp lên. Đồng
thời đo dòng điện ra, ta sẽ thấy đến một lúc nào đó dù điện áp có tăng nhưng dòng điện ra vẫn
không thay đổi, đây gọi là đoạn bão hoà.

Đường số 1 là đặc tuyến khi điện áp vào thiết bị tăng dần điện áp.
Đường số 2 là đường đặc tuyến khi điện áp vào thiết bị giảm dần điện áp.
Vùng A là vùng đặc tính từ hoá tuyến tính cho phép mà các thiết bị làm việc tốt.
Vùng B là vùng đặc tính từ hoá phi tuyến tính, tại các điểm này các thiết bị làm việc
không chính xác.

- 18 -
Câu 28: Trình bài kiểm tra nối đất của các thiết bị có tốt hay không. Để đánh giá hệ thống
nối đất thiết bị của trạm có biện pháp tăng cường nối đất cho thiết bị?.
Mục đích: Xác định điện trở nối đất của thiết bị có tốt hay không. Nhằm tăng cường
nối đất cho thiết bị

Đánh giá kết quả: Đo điện trở đất của các thiết bị xác định được thiết bị đó có nối đất tốt hay
không từ đó ta biết được điện trở đất hệ thống của trạm ( điện trở đất của trạm không lớn
hơn 0,5Ω)

- 19 -

You might also like