You are on page 1of 7

1.

Để xác định công suất tác dụng của phụ tải một pha , ta sử dụng thiết bị đo sau:
A. Watt kế
B. Vôn kế và Ohm kế
C. Ampe kế và Ohm kế
D. Vôn kế và Cosϕ kế
2: Đồng hồ đo công suất tác dụng P ( Watt kế ) thường có cơ cấu đo:
A. Cơ cấu từ điện
B. Cơ cấu điện từ
C. Cơ cấu điện động
D. Cơ cấu cảm ứng
3: Khi đo công suất của phụ tải trong mạch điện một chiều theo phương pháp trực
tiếp , người ta sử dụng các thiết bị đo sau:
A. Ampekế kết hợp với cosϕ kế
B. Vôn kế kết hợp với ampe kế
C. Vôn kế kết hợp với cosϕ kế
D. Sử dụng watt kế
4: Để đo công suất tác dụng ( P ) trong mạch điện một chiều theo phương pháp gián
tiếp, ta dùng các thiết bị đo sau:
A. Vôn kế , ampe kế và tần số kế
B. Watt kế và ohm kế
C. Vôn kế , ampe kế và cosϕ kế
D. Vôn kế và ampe kế
5: Để đo công suất của phụ tải có điện áp lớn hơn điện áp định mức của watt kế , ta
phải sử dụng:
A. Máy biến điện áp TU , máy biến dòng TI , vôn kế , ampe kế và watt kế
B. Máy biến điện áp TU kết hợp với watt kế và vôn kế
C. Vôn kế , ampe kế kết hợp với watt kế
D. Máy biến điện áp TU , biến dòng TI và watt kế
6: Sơ đồ đo công suất của phụ tải một pha như hình vẽ . Công suất tác dụng P được xác
định theo biểu thức:

A. Pthực = PW.KI/ KU
B. Pthực= KI. KU. PW
C. Pthực= KU. PW
D. Pthực= KI. PW
7: Khi đo công suất phụ tải 3 pha , người ta dùng 3 watt kế một pha và 3 watt kế lần
lượt có 3 giá trị là P1, P2, P3. Công suất tổng của phụ tải 3 pha sẽ là:
A. Ptổng = P1 + P2 + P3
B. Ptổng = P1 + P2 - P3
C. Ptổng = P1 . P2 . P3
D. Ptổng = P1 - P2 - P3
8: Khi lắp watt kế một pha , ta cần lưu ý đến các điểm sau:
A. Cực tính của cuộn dây dòng điện
B. Cực tính của cuộn dây điện áp
C. Cực tính của cuộn dây dòng điện và cuộn dây điện áp
D. Cực tính nguồn điện cung cấp cho mạch
9. Khi đo công suất tác dụng của một phụ tải ba pha đối xứng ở mạng điện 3 pha 4 dây
, ta chỉ cần sử dụng:
A. Một đồng hồ watt kế một pha
B. Một đồng hồ watt kế một pha và một đồng hồ watt kế ba pha
C. Một đồng hồ watt kế một pha kết hợp với ampe kế
D. Một đồng hồ watt kế ba pha kết hợp với ampe kế
Câu 10: Để đo công suất tác dụng của phụ tải xoay chiều một pha trong trường hợp tải
có điện áp và dòng điện lớn điện áp và dòng điện của watt kế , ta sử dụng:
A. Watt kế kết hợp với máy biến dòng TI và máy biến điện áp TU
B. Sử dụng máy biến điện áp TU kết hợp với volt kế và ampe kế
C. Ampe kế , volt kế và watt kế kết hợp với máy biến dòng TI và máy biến điện áp TU
D. Sử dụng máy biến dòng TI kết hợp với volt kế và ampe kế
Câu 11: Đồng hồ đo công tơ điện có cơ cấu đo là:
A. Cơ cấu từ điện
B. Cơ cấu điện từ
C. Cơ cấu điện động
D. Cơ cấu cảm ứng
Câu 12: Đồng hồ đo điện năng (công tơ điện ) có thể đo được thông số sau:
A. Công suất tác dụng của phụ tải
B. Điện áp của phụ tải
C. Dòng điện của phụ tải
D. Tổng trở của phụ tải
Câu 13: Trong đồng hồ công tơ điện một pha , cuộn dây dòng điện có:
A. Số vòng dây ít, tiết diện dây lớn
B. Số vòng dây ít , tiết diện dây nhỏ
C. Số vòng dây nhiều , tiết diện dây nhỏ
D. Số vòng dây nhiều , tiết diện dây lớn
Câu 14: Ta sử dụng công tơ điện để đo công suất tác dụng của phụ tải một pha , công
suất tiêu thụ được xác định theo biểu thức:
A. P = U . I
B. P = U . I . Cosϕ
C. P = A / t
D. P = I2. R = U2/ R
Câu 15: Đồng hồ đo điện năng (công tơ 1 pha) có cấu tạo gồm 2 cuộn dây tạo thành 2
nam châm điện . Trong đó:
A. Cuộn áp được mắc nối tiếp với phụ tải và cuộn dòng được mắc song song với
nguồn điện
B. Cuộn dòng được mắc song song với phụ tải và cuộn dây điện áp được mắc nối tiếp
với nguồn điện
C. Cuộn áp được mắc song song với phụ tải và cuộn dòng được mắc nối tiếp với phụ
tải
D. Cuộn áp được mắc nối tiếp với phụ tải và cuộn dòng được mắc song song với phụ
tải
Câu 16: Khi đo điện năng tiêu thụ của phụ tải ba pha , nếu dòng điện phụ tải lớn hơn
dòng điện định mức của công tơ điện 3 pha thì ta sẽ:
A. Giảm bớt phụ tải cho phù hợp với dòng điện của công tơ điện ba pha
B. Dùng máy biến áp để giảm điện áp cấp cho phụ tải
C. Thay công tơ điện có dòng điện định mức lớn hơn hoặc bằng hoặc lớn hơn dòng
điện của phụ tải
D. Sử dụng 3 máy biến dòng TI mắc thêm vào mạch đo điện năng ba pha
Câu 17: Trên công tơ điện một pha có ghi đại lượng 600 r/kWh . Có nghĩa là:
A. Khi mạch hoạt động trong 1 giờ thì dĩa nhôm của công tơ điện sẽ quay được 600
vòng
B. Khi mạch hoạt động trong 1 giờ với điện áp định mức thì dĩa nhôm của công tơ
điện sẽ quay được 600 vòng
C. Nếu phụ tải hoạt động trong 1 giờ thì dĩa nhôm của công tơ điện sẽ quay được 600
vòng
D. Nếu phụ tải có công suất là 1000W hoạt động trong 1 giờ thì đĩa nhôm của công tơ
điện sẽ quay được 600 vòng.
Câu 18: Một công tơ điện có đại lượng định mức 250 vòng/kWh. Nếu trong 100 giây
đĩa nhôm quay được 25 vòng thì công suất tiêu thụ sẽ là:
A. P = 3,6 kW
B. P = 36 W
C. P = 3 6 kW
D. P = 3,6 W
Câu 19: Mạch đo công suất như sơ đồ , nếu biến dòng TI có K I = 150 và công suất đọc
được trên watt kế là 450W thì công suất thực của phụ tải là

A. PTHỰC = 67,5 KW
B. PTHỰC = 6,75 KW
C. PTHỰC = 67,5 W
D. PTHỰC = 6,75 W
Câu 20: Mạch đo công suất như sơ đồ, nếu biến điện áp TU có K U = 250 và công suất
đọc được trên watt kế là 1450W thì công suất thực của phụ tải là

A. PTHỰC = 362,5 KW
B. PTHỰC = 36,25 KW
C. PTHỰC = 362,5 W
D. PTHỰC = 36,25 W
Câu 21: Mạch đo công suất như sơ đồ , nếu biến điện áp TU có K U = 250 , biến dòng
TI có KI = 100 và công suất đọc được trên watt kế là 150W thì công suất thực của phụ tải

A. PTHỰC = 3750 KW
B. PTHỰC = 375 KW
C. PTHỰC = 375 W
D. PTHỰC = 3750 W
Câu 22: Công suất sử dụng điện có thể đo từ tốc độ quay của đĩa công tơ. Khi thời gian
cần thiết để đo được n (vòng) là t (s) thì P = ( 3600.n / C.t )K I (KW). Trong đó giá trị C
là:
A. Thông số của công tơ điện ( số vòng quay của đĩa / KW.h ) tra trên nhãn hiệu đồng
hồ.
B. Tỉ lệ biến đổi của bộ hổ cảm dòng điện.
C. Công suất bình quân trong thời gian đo.
D. Thời gian mà đĩa nhôm quay được 1KW.h.
Câu 23: Cho 1 máy lạnh có P = 750W làm việc trong 30 ngày, mỗi ngày 8 h. Năng
lượng tiêu thụ sẽ là:
A. 150.000 W.h
B. 105 KW.h
C. 180 KW.h
D. 180 KW/h
Câu 24: Tính giá thành năng lượng trong 30 ngày cho 1 máy lạnh có P = 750W, mỗi
ngày 8 h. ( biết 1 KW.h có giá 800 đồng ).
A. 94.500 đồng
B. 144.000 đồng
C. 180.000 đồng
D. 48.000 đồng
Câu 25 Khi tính công suất phụ tải 3 pha cân bằng P = √3 Ud.Id.cosφ . Góc φ là lệch pha giữa:
A. Điện áp pha với dòng điện pha
B. Điện áp dây với dòng điện dây
C. Điện áp pha với dòng điện dây
D. Điện áp dây với dòng điện pha
Câu 26: Để đo công suất tác dụng của phụ tải xoay chiều một pha trong trường hợp tải
có điện áp và dòng điện lớn điện áp và dòng điện của watt kế , ta sử dụng
A. Watt kế kết hợp với máy biến dòng TI và máy biến điện áp TU
B. Sử dụng máy biến điện áp TU kết hợp với volt kế và ampe kế
C. Ampe kế , volt kế và watt kế kết hợp với máy biến dòng TI và máy biến điện áp TU
D. Sử dụng máy biến dòng TI kết hợp với volt kế và ampe kế
Câu 27.Để mở rộng tầm đo cho watt kế điện động thường dùng phương pháp:
A/ Tăng khả năng chịu dòng của cuộn dây dòng
B/ Tăng khả năng chịu áp của cuộn dây áp
C/ Kết hợp với biến dòng và biến điện áp
D/ Tăng khả năng chịu dòng của cuộn dây dòng, tăng khả năng chịu áp của cuộn dây áp và kết
hợp với biến dòng và biến điện áp.
28.Một watt kế điện động có ghi: 5A-150V-150 vạch, nếu dùng watt kế trên để đo công suất của
tải 500W thì kim của watt kế chỉ ở vạch thứ:
A/ 50
B/ 100
C/ 120
D/ 75
29.Để đo công suất tiêu thụ trong mạng 3 pha 4 dây không đối xứng thường dùng:
A/ Một watt kế 1 pha
B/ Một watt kế 3 pha 2 phần tử
C/ Ba watt kế 1 pha
D/ Một watt kế 2 pha
30.Khi đo công suất tiêu thụ tải 3 pha dùng 2 watt kế thì công suất trên tải được xác định:
A/ P3f = P1 – P2
B/ P3f = P1 + P2
C/ P3f = 3 (P1 – P2)
D/ P3f = 3 (P2 – P1)
31. VAr kế là dụng cụ đo công suất phản kháng
A/ Chỉ dùng trong mạch DC
B/ Chỉ dùng trong mạch AC
C/ Đo cả trong mạch DC và AC
D/ Không đo được trong cả mạch DC và AC
32.Moment tác động làm quay đĩa công tơ cảm ứng đo điện năng thì:
A/ Tỷ lệ bậc 1 với công suất trên tải
B/ Tỷ lệ bậc 1 với điện năng tiêu thụ
C/ Tỷ lệ bậc 2 với công suất trên tải
D/ Tỷ lệ bậc 2 với điện năng tiêu thụ
33. Năng lượng trong mạch xoay chiều một pha được tính:
A. P=U.I
B. P=U.I.cos
C. A=U.I.t
D. A= U.I.cos.t
34.Một công tơ có ghi: 2000vòng/kWh được dùng để đo điện năng của tải. Trong 15 phút, đĩa
công tơ quay được 150 vòng thì công suất của tải là:
A/ 300W
B/ 100W
C/ 400W
D/ 200W
35.Dùng 2 watt kế để đo công suất trong mạch 3 pha tải đối xứng, kết quả chỉ thị trên 2 watt kế
là: P1 = 500W; P2 = 2500W thì công suất tác dụng là:
A/ 2000W
B/ 3000W
C/ 2003W
D/ 1000W
36.Khi đo phụ tải có công suất 300W người ta thấy trong 15 phút, đĩa công tơ quay được 150
vòng. Vậy hằng số công tơ sẽ là:
A/ 3000 vòng/kWh
B/ 2000 vòng/kWh
C/ 4000 vòng/kWh
D/ 1000 vòng/kWh
37.Một công tơ có ghi: 1000vòng/kWh được dùng để đo điện năng của tải có công suất 500W.
Hỏi trong thời gian bao lâu đĩa công tơ quay được 50 vòng:
A/ 1h
B/ 10h
C/ 0.01h
D/ 0.1h
38.Một công tơ có ghi: 1000vòng/kWh được dùng để đo điện năng của tải có công suất 100W.
Hỏi trong 30 phút đĩa công tơ quay được bao nhiêu vòng?
A/ 100vòng
B/ 1000vòng
C/ 50vòng
D/ 500vòng
39.Một công tơ có ghi: 150vòng/kWh được dùng để đo điện năng của tải. Trong 20 giây, đĩa
công tơ quay được 100 vòng thì công suất của tải là:
A/ 120kW
B/ 2kW
C/ 12kW
D/ 1.5kW
40.Khi đo phụ tải có công suất 800W người ta thấy trong 100 giây, đĩa công tơ quay được 60
vòng. Vậy hằng số công tơ sẽ là:
A/ 270 vòng/kWh
B/ 2700 vòng/kWh
C/ 6000 vòng/kWh
D/ 48000 vòng/kWh
41.Một công tơ có ghi: 200vòng/kWh được dùng để đo điện năng của tải có công suất 200W.
Hỏi trong thời gian bao lâu đĩa công tơ quay được 100 vòng:
A/ 100ph
B/ 150ph
C/ 200ph
D/ 250ph
42.Một công tơ có ghi: 500vòng/kWh được dùng để đo điện năng của tải có công suất 250W.
Hỏi trong 60 phút đĩa công tơ quay được bao nhiêu vòng:
A/ 100vòng
B/ 200vòng
C/ 125vòng
D/ 150vòng

You might also like