You are on page 1of 1

ÂM TẮC loại phụ âm mà trong quá trình phát âm, luồng hơi đi ra bị cản trở hoàn toàn ở vị trí

cấu âm do sự tiếp xúc chặt của các cơ quan tham gia cấu âm. Vd. các phụ âm / b /, / p /, / d /, /
t /, / k / (chữ viết b, p, đ, t, k) của tiếng Việt đều là những ÂT.
Theo phương thức cấu âm, các ÂT còn có thể được phân thành hai tiểu loại: ÂT nổ và ÂT ngậm.
Trong tiếng Việt, các phụ âm đầu / p- /, / t- /, / k- / (chữ viết p, t; c, k, q) đều là những ÂT nổ, các
phụ âm cuối / -p /, / -t /, / -k / (chữ viết p, t, c, ch) là những ÂT ngậm.

ÂM XÁT phụ âm ồn được cấu tạo bằng phương thức cọ xát của luồng hơi đi ra qua khe hẹp do
các bộ vị cấu âm tiếp xúc không hoàn toàn (tiếp xúc không chặt). Vd. các âm đầu của âm tiết
tiếng Việt trong các từ "vui vẻ", "phấn khởi", "xa xôi", "dịu dàng", "gặp gỡ", "khấp khởi", đều là
những phụ âm xát: / v- /, / f- /, / s- /, / z- /, / ɤ- /, / χ- / (chữ viết v, ph, x, d, g, kh).

ÂM RUNG phụ âm vang được cấu tạo theo phương thức tắc - nổ liên tục và đều đặn khi luồng
hơi đi ra, buộc bộ vị cấu âm phải rung hoặc bật lên. Trong tiếng Việt, ÂR đầu lưỡi / r / tồn tại
trong cách phát âm ở một số địa phương, hoặc trong một số từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ các
dân tộc và một số từ mượn của tiếng nước ngoài. Vd. "đàn t'rưng", "dân tộc Chru", "Hrê", "cà
rốt", "rađiô", vv. Ngoài ra, còn có ÂR môi - môi và ÂR lưỡi con (hay tiểu thiệt). ÂR môi - môi
được cấu âm bằng sự bật liên tục của môi do bị tác động mạnh của luồng hơi đi ra. Vd. "vắt
brrr!" (tiếng hô điều khiển trâu bò trên đồng ruộng khi cày bừa). ÂR tiểu thiệt được cấu âm
bằng sự rung bật của lưỡi con. Âm này không có trong tiếng Việt, nhưng có ở một số ngôn ngữ,
như tiếng Pháp, tiếng Đức, vv.

ÂM TẮC XÁT phụ âm được hình thành bằng cách tạo ra một chỗ tắc cản luồng hơi cùng với
khe hẹp tiếp sau ở cùng một vị trí cấu âm để hơi xát qua đó mà ra. Các phụ âm tắc xát thường
được xem như một sự phối hợp cấu âm của một âm tắc và một âm xát tiếp sau. Trong hệ thống
ngữ âm của tiếng Việt, không có ÂTX như ở một số ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng
Hán, vv.).

You might also like