You are on page 1of 3

2.

Những biến đổi kết hợp (sự biến đổi ngữ âm trong lời nói)
Mỗi âm tố, dù là phụ âm hay nguyên âm khi phát ra (cấu âm) đều phải trải qua ba giai đoạn:
– Khởi lập: Các cơ quan phát âm chuyển từ vị trí cũ tới vị trí cần thiết cho việc phát ra âm tố đó.
– Thủ vị: Các cơ quan giữ nguyên vị trí đã tiến tới, không thay đổi.
– Thoái hồi: Các cơ quan rời khỏi vị trí trên.
Biến đổi kết hợp là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa các âm tố trong ngữ lưu. Bản chất của
nó là sự thay đổi ranh giới giữa các giai đoạn của quá trình cấu âm một âm tố.

2.1. Hiện tượng thích nghi (accommodation)


Hiện tượng thích nghi khi có sự kết hợp giữa một phụ âm và một nguyên âm. Đó là hiện tượng
một trong hai âm tố biến đổi đi để phù hợp, thích nghi với âm bên cạnh.
-Hiện tượng thích nghi ngược: Âm đi trước phải biến đổi cho gần với âm đi sau.
Vd: /t-/ trong tiếng Việt không tròn môi, khi đi với /-u-, -o-/ (trong các âm chẳng hạn như
“tu”, “tô”) nó cũng bị tròn môi [to].
- Hiện tượng thích nghi xuôi: Đây là trường hợp của các vần: /-iŋ,-ik,εˇŋ,εˇk, -eŋ, -ek/, ở đây, các
âm cuối /-ŋ, -k/ khi đi sau các nguyên âm hàng trước bị kéo lên thành /, c/(nh, ch)
2.2. Hiện tượng đồng hoá (assimilation)
Đồng hoá cũng là hiện tượng thích nghi những xảy ra đối với các âm cùng loại: nguyên âm –
nguyên âm, phụ âm – phụ âm. Trong tiếng Việt, đồng hoá thường gặp ở các thanh điệu.
Vd: “năm mười” → “năm mươi”.
2.3. Hiện tượng dị hoá (katabolism)
Dị hoá là hiện tượng giữa hai nguyên âm hoặc hai phụ âm có cấu âm gần nhau có một âm biến
đổi đi để cho chúng trở nên khác nhau.
Trong tiếng Việt, hiện tượng dị hoá hay xảy ra ở các từ láy và theo một quy luật khá chặt chẽ:-
như ở âm cuối: /p/ → /m/, /t/ → /n/, /k/ → /ŋ/.
- hay ở thanh điệu, ví dụ:chậm chậm → chầm chậm; đỏ đỏ → đo đỏ...
Ngoài ra, hiện tượng biến đổi ngữ âm còn bao gồm hiện tượng thêm âm, bớt âm... Nhưng xét
cho cùng, chúng đều tồn tại với mục đích làm cho cách phát âm trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện
hơn
3. Hiện tượng nhược hóa:
- Trong số các biến đổi vị trí, hiện tượng nhược hoá (reduction) được coi là phổ biến hơn cả.
Nhược hoá là làm yếu âm tố đi về cường độ và trường độ. Hiện tượng nhược hoá nguyên âm
thường do trọng âm quy định
- Làm yếu âm tố về cường độ và trường độ
- Trọng âm ko có vai trò “thống trị” nên trong tiếng Việt hầu như rất ít, không bằng các ngôn
ngữ âu châu.
-Những biến đổi của các âm tố ở đâu hay cuối từ cũng là những biến đổi vị tríhay gặp. Những
biến đổi này thường xảy ra đối với các phụ âm. Trong một sốngôn ngữ, ví dụ tiếng Nga, ở cuối
từ, các phụ âm hữu thanh thườg được phátâm thành âm vô thanh tương ứng: [b] → [p], [d] → [t],
[ɣ] → [k]
- Hiện tượng suy giảm về chất lượng (cấu trúc phổ ít rõ ràng) và số lượng (ngắn về trường độ,
yếu về cường độ) của một âm, do chỗ bị giảm thiểu sức căng cơ của cơ quan lời nói và thời gian
sản sinh âm bị cắt ngắn. Những âm xuất hiện ở vị trí không trọng tâm, vị trí yếu, thường bị NH.
Vd. trong tiếng Việt, từ “cái” khi đi với danh từ trong một danh ngữ (nhất là ở trong câu) thường
bị tác động của quá trình NH nên âm chính /a/ bị NH thành /ə/ (chữ viết â) của “cái”, “cấy”, hoặc
vần /-ai/ bị NH thành /i/ như “cái”

4. Hiện tượng xóa âm, nuốt âm


- Là hiện tượng một hoặc nhiều âm tiết (nguyên âm hoặc phụ âm) trong một từ bị lược bỏ khi
nói. Giúp người bản xứ phát âm dễ dàng hơn, trôi chảy hơn.
Vd: I’m going nex(t) week
5. Hiện tượng đọc nối âm
-Hiện tượng âm được nối với nhau trong quá trình nói, nối âm sẽ giúp cho câu văn liền mạch và
dễ nói hơn. Cụ thể là nối âm cuối của từ đằng trước với âm đầu của từ đằng sau
Vd: Did you like-it?
Khi có phụ âm gió/ âm vô thanh, đứng trước một nguyên âm chuyển nó sang phụ âm( không gió)
Vd: laugh at her
/f/ -> /v/
+ có phụ âm /h/ : his, he thì ko đọc. vd: you shouldn’t (h)ave, tell (h)im
+nguyên âm với nguyên âm: kết thúc bằng nguyên âm đơn /ɪ/ và /i:/, nguyên âm đôi /eɪ/ /aɪ/ và
/ɔɪ/ và tiếp sau đó bằng nguyên âm bất kì thì âm /j/ sẽ được dùng để nối giữa 2 âm đó. Vd: say it
là /sei jit/
+ Kết thúc bằng âm tròn môi như u, ou, au sẽ nối phụ âm /w/ .Vd: do it là /du:wit/
+ Nguyên âm dài môi như e, i, ei sẽ nối âm /y/ .Vd: I ask là /ai ya:sk/

You might also like